Hội Chùa (Dân Tộc Tày - Nùng): Hàng Năm Sau Tết Nguyên Đán, Các Hội Chùa Thường Diễn Ra Ở Hầu Hết Các Chùa Ở Tỉnh Cao Bằng, Đặc Biệt Là Ở Huyện Hoà

Có nhiều dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 95,6%, dân tộc Kinh chỉ chiếm 4,4%. Các dân tộc thiểu số khác: Tày (42%), Nùng (35%), Dao (9,8%), H'Mông (6,3%), Hoa, Sán Chay (2,5%); mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hóa lâu đời và đậm đà bản sắc, đặc biệt phong tục tập quán của các dân tộc còn nguyên sơ, gần gũi và phụ thuộc vào thiên nhiên.

2.1.2. Tài nguyên du lịch

Du lịch là ngành có định hướng rõ rệt về mặt tài nguyên. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [34].

1) Tài nguyên du lịch tự nhiên

a) Các thắng cảnh du lịch tự nhiên có ý nghĩa quốc gia

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy , huyện Trùng Khánh, cách thị xã Cao Bằng 89 km theo tỉnh lộ 206 về phía Bắc, cách thị trấn Trùng Khánh 26 km. Thác Bản Giốc được xem là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Thác là một thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Việt Nam, nằm trên dòng sông Quây Sơn, chảy từ Trung Quốc sang và hạ lưu lại đổ về Trung Quốc. Bờ sông có cảnh đẹp nên thơ, trong lành với thảm cỏ, rừng núi xanh ngắt, mây trắng bồng bềnh xen lẫn vẻ thanh bình nơi đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Bờ bên kia là khu du lịch thác Đức Thiên của Trung Quốc.

Bản Giốc đi vào nghệ thuật tạo hình và văn thơ với những tác phẩm hội họa, thi ca đặc sắc. Cùng với dãy núi, con sông, hang động kì thú ở vùng phụ cận như động Ngườm Ngao, các vườn dẻ và bản làng của người dân tộc thiểu số, thác Bản Giốc là một điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao là một trong những hang động đẹp nhất nước hình thành từ sự phong hóa lâu đời của đá vôi, cách thác Bản Giốc 3km, động lớn với chiều dài 2.144km, gồm 3 cửa chính. Trải khắp chiều sâu của động, cảnh đẹp như chốn non

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

tiên. Những vòm động khép lại rồi lại mở ra những vòm mới rộng hơn, những thạch nhũ nghìn năm từ trên vòm đá cao rủ xuống những hình thù đẹp mắt, khiến người xem thích thú, bất ngờ. Động Ngườm Ngao với vẻ đẹp hoang sơ cùng thác Bản Giốc tạo nên một quần thể cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ quyến rũ mang đậm sắc thái thiên nhiên, động Ngườm Ngao đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Danh thắng quốc gia, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Hồ Thang Hen

Biện pháp phát triển marketing du lịch tại Cao Bằng - 4

Hồ Thang Hen là một quần thể hồ gồm 36 hồ nước đẹp trên những đỉnh núi cao, cách mặt biển hàng nghìn mét. Theo huyền thoại xưa, có một chàng trai thông minh tuấn tú, làm thổn thức trái tim bao cô gái trong vùng. Chàng thi đỗ làm quan và được ban thưởng bảy ngày vinh quy rồi quay lại kinh đô. Trước khi đi, chàng kết duyên cùng nàng Bjoóc nết na, xinh đẹp. Mải quyến luyến với người vợ mới cưới, chàng quên mất việc mình phải về kinh, đến đêm thứ bảy chàng sực nhớ và hốt hoảng vội chia tay bố mẹ, vợ rồi dốc hết sức trai trẻ của mình chạy đi cho kịp. Vượt qua 36 thung lũng núi đá giữa đêm tối, chàng kiệt sức ngã quỵ, đầu đập vào núi Mã Phục mà chết. 36 thung lũng ấy nay trở thành 36 hồ nước lớn nhỏ với những tên gọi khác nhau nằm ở vùng núi rừng huyện Trà Lĩnh, mùa mưa, nước các hồ dâng lên xanh ngắt. Mùa khô, các hồ hết nước, duy chỉ có một hồ lớn nước không bao giờ cạn, du khách có thể đến tham quan quanh năm. Hồ chính là hồ Thang Hen, hồ hình thoi, chiều rộng khoảng 300m, chiều dài hơn 1000m. Nước trong xanh quanh năm và hàng ngày có hai đợt thủy triềuu lên xuống. Cùng các cảnh quan thú vị và ngoạn mục khác, hồ Thang Hen trở thành điểm du lịch sinh thái, nghỉ mát, nghiên cứu lí tưởng với du khách dến nghỉ ngơi cuối tuần, nghỉ hè.

b) Các thắng cảnh du lịch tự nhiên có ý nghĩa địa phương

Hồ Khuổi Lái

Nằm giữa các sườn đồi thuộc địa phận huyện Hòa An, cách thị xã Cao Bằng 13km về phía Nam theo quốc lộ 3 là khu du lịch hồ Khuổi Lái. Hồ rộng 72ha, nước trong xanh, phẳng lặng quanh năm, được bao bọc bởi rừng cây xanh mướt , khí hậu

mát mẻ trong lành , là không gian lý tưởng cho các chương trình du lịch sinh thái , câu cá, du thuyền.

Phja Đén

Phạm vi vùng Phja Đén gồm: Thị trấn Tĩnh Túc, xã Thành Công, xã Phan Thanh và xã Quang Thành thuộc huyện Nguyên Bình, cách Hà Nội 240km. Nằm trong quần thể các điểm du lịch của Cao Bằng, vùng Phja Đén có độ cao 1500- 2500m so với mặt nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ giống Sa Pa, Tam đảo. Động thực vật phong phú với nhiều loài quý hiếm; Phja Đén là đầu nguồn của nhiều con sông, địa hình núi cao nhiều hang động với rừng nguyên sinh và khu nhà Đỏ (Tatslom), khu nhà nghỉ Tài Soỏng (nhà nghỉ cũ của thực dân Pháp), với người dân tộc Dao có nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc thể hiện trong cấu trúc nhà ở, làng nghề. Phja Đén đặc biệt hấp dẫn du khách nước ngoài (Úc, Pháp, Thụy Điển) đến du lịch sinh thái, tham quan, thưởng ngoạn.

Khe Hổ nhảy

Tuyến du lịch mạo hiểm xuyên quốc gia khe Hổ nhảy bắt đầu từ xã Bách Nam (huyện Nà Po, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), qua cột mốc biên giới 589 vào địa phận xã Cô Ba (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam) hấp dẫn bởi chính tên gọi kỳ bí. Tour du lịch mới này được đưa vào khai thác cuối tháng 9-2007. Phía Trung Quốc đã đầu tư 16 triệu nhân dân tệ xây dựng cơ sở hạ tầng cho tuyến du lịch dài 8,4 km. Bước đầu thuyền du lịch vào địa phận xã Cô Ba 0,6 km, tổng cộng cả tuyến dài 9 km. Những năm tới có thể kéo dài tuyến du lịch lên trên 10km.

2) Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng hiện vật do con người tạo ra trong quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Nhóm tài nguyên này có những đặc trưng riêng, mang giá trị nhận thức nhiều hơn giải trí, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thường tập trung ở các khu vực quần cư, mức độ thu hút khách nhìn chung có sự lựa chọn. Tài nguyên nhân văn ở tỉnh Cao Bằng rất phong phú, trong đó nổi bật hơn cả là các di tích lịch sử - văn hóa, phong tục tập quán và lễ hội.

a. Di tích văn hóa – lịch sử

Những di tích văn hóa – lịch sử là tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa hàng đầu. Đó là những không gian vật chất cụ thể, khách quan chứa đựng những giá trị điển hình do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sự đem lại. Với lịch sử hình thành từ lâu đời và trải qua nhiều thời đại, Cao Bằng có rất nhiều di tích lịch sử có giá trị. Theo số liệu của Sở Thông tin – Truyề n thông, đến năm 2008, Cao Bằ ng có 66 di tích được xếp hạng, trong đó có 26 di tích xếp hạng cấp quốc gia (19 di tích lịch sử cách mạng, 4 di tích lịch sử văn hóa và 3 di tích danh thắng), 40 di tí ch cấ p tỉ nh . Đây là nguồn tài nguyên quan trọng có khả năng thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Các điểm này có phong cảnh đẹp hùng vĩ, khí hậu trong lành mát mẻ, có những di tích lịch sử đánh dấu những chặng đường chiến đấu chống giặc ngoại xâm và trưởng thành của cách mạng nước ta, hay những địa danh để lại dấu ấn cuộc đời hoạt động của lãnh tụ..

Di tích lịch sử cách mạng

Thậ t không sai khi kết luận rằng, Cao Bằng là cái nôi của nước Việt Nam mới. Chính tại Cao Bằng, nhen nhóm ngọn lửa cách mạng đầu tiên của cuộc đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ thực dân hơn 80 năm, lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Cao Bằng cũng là nơi khai sinh của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong các nhóm di tích lịch sử cách mạng, đáng chú ý nhất là cụm di tích Pác Bó, bao gồm một quần thể di tích như: hang Pác Bó, suối Lê nin, núi Các mác, Cột mốc 108, bàn đá Bác Hồ, lán Khuổi Nậm, nhà Bảo tàng Pác Bó, nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh, vùng phụ cận còn có khu di tích mộ người anh hùng liệt sĩ nhỏ tuổi Kim Đồng, trở thành cụm di tích trọng điểm, chủ đạ o của du lịch Cao Bằng. (Xem Phụ lục 3 - Danh mục di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Phụ lục 4 – Danh mục di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh; Nguồn: Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Cao Bằng).

Quan sá t vị trí đị a lý củ a cá c di tí ch trong bả ng Phụ lục di tích cách mạng, ta thấy, hầ u hế t cá c huyệ n ở Cao Bằ ng đề u có cá c di tí ch lị ch sử nổ i bậ t , trong đó các di tích tập trung chủ yếu ở huyện Hòa An, huyện Hà Quảng, huyện Nguyên Bình, huyện Thạch An và khu vực thị xã Cao Bằng. Sự phân bố của các di tích này tạo

nên điều kiện rất thuận lợi cho việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các cụm và tuyến điểm du lịch hấp dẫn.

Di tích lịch sử văn hóa

Các di tích lịch sử văn hóa ở Cao Bằng chủ yếu liên quan đến thời kì lịch sử nhà Lê, nhà Mạc và các di tích ca ngợi các chiến công anh dũng của các vị anh hùng dân tộc trên đất Cao Bằng trong suốt quá trình lao động, sáng tạo, đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dự ng cuộ c số ng củ a đồ ng bà o dân tộ c thiể u số . Các di tích lịch sử văn hóa này có những nét đặc sắc riêng, chứa đựng những giá trị vật chất và tinh thần, những tinh túy của con người miền đất Cao Bằng. Các di tích chủ đạ o, mang ý nghĩ a q uố c gia như Đền vua Lê, Đền Kỳ Sầm, Chùa Đà Quận (huyệ n Hoà An ), Chùa Sùng Phúc (huyệ n Hạ Lang ), và các khu di tích cấp tỉnh các đang đượ c đầ u tư tôn tạ o , cắ m bia (Xem Phụ lục 5 - Danh mục di tích văn hóa; Nguồn: Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Cao Bằng). Xét trên phương diện lịch sử đây một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Cũng như sự phân bố của nhóm di tích lịch sử cách mạng, các di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn tỉnh đều tập trung ở huyện Hòa An và Hà Quảng (trục đường 203). Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc quy hoạch và xây dựng các tuyến du lịch đặc sắc về cả di tí ch lị ch sử văn hoá , cách mạng và danh lam thắng cảnh . Do vậy có thể coi tuyến du lịch từ thị xã Cao Bằng đi Pác Bó là tuyến du lịch văn hóa quan trong không chỉ đối với Cao Bằng mà còn đối với cả vùng và quốc gia.

b. Các lễ hội truyền thống

Nằm trong nhóm các tài nguyên du lịch nhân văn, khả năng lôi cuối khách du lịch của các lễ hội rất cao. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, phản ánh đời sống tâm linh của các dân tộc và là hình thức sinh hoạt tập thể của người dân sau những ngày lao động vất vả, cầu chúc cho những sự tốt lành, hướng về cội nguồn dân tộc. Thông qua lễ hội trong chừng mực nhất định du khách có thể biết được phần nào phong tục, tập quán của nhân dân địa phương. Lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội.

Các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với những nghi thức trang nghiêm, trọng thể mở đầu ngày hội. Đây là phần mở đầu mang tính tưởng niệm

hướng về một sự kiện trong đại, một vị anh hùng lỗi lạc, có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, hoặc bày tỏ lòng tôn kính các bậc thánh hiền, thần linh, cầu mong thiên thời địa lợi, nhân hòa, phồn vinh và hạnh phúc.

Phần hội diễn ra những hoạt động điển hình tượng trưng cho tâm lí cộng đồng, văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan niệm của cả dân tộc với thực tế lịch sử, với xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò vui, thi nghề, thi hát tượng trưng cho sự tưởng nhớ và biết ơn người xưa. Tất cả những gì tiêu biểu cho một vùng đất đều được phô diễn, mang lại niềm vui cho mọi người. Phần hội thường gắn với tình yêu, giao duyên nam nữ nên mang đậm nét thi vị.

Cao Bằng có được sự phong phú, đa dạng về các tập tục truyền thống. Đây là dịp để mọi người cùng sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí và cầu cho sản vật dồi dào, quốc thái dân an. Một năm ở Cao Bằng có đến 120 lễ hội – đây là một nguồn tài nguyên nhân văn hết sức phong phú, chỉ riêng người anh hùng áo chàm Nùng Trí Cao đã có tới ba lễ hội tưởng niệm ở ba nơi: Sóc Giang (Hà Quảng), Kỳ Sầm (Hòa An) và hội Pháo hoa (Quảng Uyên) đều vào tháng Giêng âm lịch [52]. Các lễ hội này được tổ chức rất trọng thể và thu hút nhiều bà con dân tộc thiểu số tham gia. Các lễ hội tiêu biểu ở Cao Bằng có thể kể đến là:

1. Lễ hội mời mẹ Trăng: Đây là lễ hội của người Tày vùng Đông Khê, được tổ chức vào đầu mùa xuân sau Tết Nguyên đán, kéo dài từ 10 đến 15 ngày. Hội mở riêng trong từng bản, mời thêm một số người thân từ các bản lân cận cùng tham gia. Lễ hội mang mục đích cầu Mẹ trăng ban điều lành, điều tốt cho dân bản, mùa mang bội thu, gia súc sinh sôi, không bị dịch bệnh...

2. Hội Lồng Tồng (hội xuống đồng): Lễ hội của dân tộc Tày – Nùng ở Cao Bằng. Lễ hội diễn ra trong tháng giêng âm lịch để mở mùa gieo trồng mới. Mở đầu lễ hội là nghi thức trưởng bản đọc bài tế thần, sau đó một lão nông cày tượng trưng ở ruộng. Trong hộ i cò n có cá c hì nh thứ c giao duyên, ném còn, múa hát...

3. Hội chùa (dân tộc Tày - Nùng): Hàng năm sau Tết Nguyên đán, các hội chùa thường diễn ra ở hầu hết các chùa ở tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là ở huyện Hoà An và thị xã Cao Bằng; lễ hội cúng thần, cúng Phật, cầu phúc, cầu may.

4. Hội Thanh minh (dân tộc Tày - Nùng): Hội diễn ra vào khoảng tháng 3 âm lịch hàng năm. Hội gắn liền với truyền thuyết có đôi trai gái yêu nhau nhưng họ không lấy được nhau và cùng tự vẫn ở giếng. Cảm thương trước tình yêu của đôi trai gái, dân bản đã lập miếu thờ và cứ mỗi dịp tết thanh minh các đôi trai gái tới miếu dâng hoa cúng lễ và ngồi bên bờ giếng trò chuyện ôn nhớ chuyện xưa.

5. Hội pháo hoa: Hội được tổ chức ở huyện Quảng Uyên, Phục Hòa ngày 2/2 Âm lịch. lôi cuốn các chàng trai khỏe mạnh từ nhiều địa phương về tranh pháo hoa dành chiếc vòng cầu phúc. Đây là cuộc thi mang tính lành mạnh với tinh thần thượng võ trong không khí tưng bừng, vui vẻ, mang đậm nét văn hóa truyền thống.

6. Lễ “Quá Tang” và lễ “Tẩu Sai”: Hai lễ quan trọng nhất trong đời người Dao. Lễ “Quá Tang” là lễ đặt tên theo pháp danh cho chủ nhà; lễ “Tẩu Sai” là lễ báo với trời đất, thánh thần, tổ tiên về một đời người đã hoàn thành các phong tục, nghĩa vụ về văn hóa truyền thống tín ngưỡng và văn hóa dân tộc.

Có thể thấy rằng, lễ hội ở Cao Bằng rất đa dạng, phong phú mang những nét đẹp văn hóa truyền thống sâu sắc, tạo nên sức hấp dẫn với du khách. Tuy nhiên, hầu hết các lễ hội đều tập trung vào mùa xuân, dịp đầu năm mới, cũng là một điểm hạn chế với việc khai thác nguồn tiềm năng này.

c) Nghề thủ công truyền thống

Hiệ n nay ở Cao Bằ ng cò n gì n giữ đượ c cá c ngà nh nghề thủ công truyề n

thố ng như nhuộ m vả i chà m , dệ t thổ cẩ m, rèn nông cụ, ... có truyền thống từ lâu đời và mang đậm bản sắc của dân tộc.

1. Nghề dệt, nhuộm vải chàm: Dệt nhuộm vải chàm đã có từ rất lâu đời và trở thành nghề truyền thống của dân tộc Tày, Nùng. “Sắc áo chàm” – đặc trưng của dân tộc Tày, Nùng chính là sản phẩm của người thợ dệt nơi đây. Vải có đặc điểm mềm, chắc, màu sắc tươi tắn, tự nhiên, tạo nên những tấm áo chàm đẹp và duyên dáng.

2. Làng rèn Phúc Sen: Làng nghề truyền thống thuộc huyện Quảng Uyên, ra đời từ 100 năm nay. Phúc Sen là vùng sơn cước toàn đá, bước chân vào làng đâu cũng có lò rèn. Sản phẩm của làng rèn chủ yếu là các nông cụ cầm tay bàng sắt thép và đồ nghề mộc theo bí quyết riêng của làng. Trong kháng chiến, làng rèn đã tham gia đúc súng thần công và vỏ lựu đạn phục vụ kháng chiến.

3. Nghề dệt thổ cẩm: Những sản phẩm thổ cẩm của người Tày Cao Bằng từ lâu đã nổi tiếng với những hoa văn đẹp, sặc sỡ, tinh tế, mang đậm sắc thái dân tộc và là sản phẩm tiêu dùng không thể thiếu của người dân Cao Bằng. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống phát triển nhất tại xã Đào Ngạn, Phù Ngọc (huyện Hà Quảng) và thị trấn Nước Hai (huyệ n Hoà An ). Với đôi tay khéo léo của người thợ từng tấm chăn, mặt địu, khăn trải bàn, ba lô, túi xách .. được hình thành chính là món quà đầy ý nghĩa và mang giá trị nhân văn cao.

d) Ẩm thực

Cao Bằng nổi tiếng với nhiều thức quả đặc sản: hạt dẻ Trùng Khánh; lê Đông Khê; mận Bảo Lạc... và các món ẩm thực nổi tiếng đặc trưng của địa phương từ việc chế biến phong phú các món ăn từ gạo như phở chua, bánh cuốn trứng; các món ăn tinh tế trong cách dùng và lựa chọn gia vị, nguyên liệu độ c đá o và cách trang trí lạ mắt, như thịt lợn quay, thịt vịt quay, cá chua, khâu nhục; các món rau rừng có lợi cho sức khỏe như rau dạ hiến, rau âu, rau ngót rừng, măng mai ..; và rượu thuốc ngâm chữa bệnh như rượu rắn, các loại cao... Cao Bằng cũng là vùng đất của những loài thảo dược quý hiếm có tác dụng tốt như chè đắng, mật ong. Các món bánh cổ truyền như bánh khảo, chè lam, .. cũng là những món quà thú vị của Cao Bằng. Quả thực, nghệ thuật ẩm thực của Cao Bằng rất phong phú và tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.1.3. Đánh giá chung về tiềm năng du lịch Cao Bằng

a) Ưu điểm

Ưu điể m nổ i bậ t củ a tà i nguyên du lị ch Cao Bằ ng là sự phong phú, đa dạng được hình thành do lịch sử phát triển lâu dài của tự nhiên và mối tương tác giữa các hợp phần của nó – quá trình lao động sáng tạo của đồng bào dân tộc trong địa bàn tỉnh trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nguồn tiềm năng du lịch đó bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Tài nguyên tự nhiên gồm núi rừng, hang động, sông hồ, thác nước và nhiều di tích lịch sử văn hóa – lịch sử nổi tiếng. Đây là lợi thế quan trọng tạo nên tiền đề cho việc hình thành một loại hình du lịch hấp dẫn góp phần đẩy mạnh sự phát triển du lịch trong những năm tới. Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn với các di tích lịch

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí