Tình Hình Tăng Trưởng Kinh Tế Cao Bằng Từ 2004-2008

có mức độ trong một thời gian ngắn tại những thị trường có độ co giãn của nhu cầu thấp.

Như vậy chính sách giá cả phải hết sức linh hoạt, phải bám chắc thị trường để xử lý phù hợp và phải nắm chắc tâm lý, phản ứng của khách trước việc định giá. Đó là một khoa học và nghệ thuật trong kinh doanh.

1.2.3. Chính sách phân phối

Như ta đã biế t, đối với sản phẩm thông thường, chính sách phân phối có mục đích đưa sản phẩm đến với người tiêu thụ. Trong du lịch sản phẩm du lịch thường ở xa khách hàng nên phân phối mang mục đích thông tin đến khách hàng và đưa khách hàng đến với sản phẩm. Phân phối trong du lịch là quá trình hoạt động, nhờ đó khách hàng đến được với sản phẩm thông qua môi giới trung gian [8,56] theo ba kênh chí nh: công ty du lịch trọn gói, văn phòng hay đại lý du lịch, công ty chuyên biệt (Văn phòng giao dịch, cơ quan chuyên về du lịch).

Công ty du lịch trọn gói không cung cấ p sả n phẩ m riêng lẻ mà chỉ bán sản phẩm đơn nhất, giá nguyên kiện. Những chuyến du lịch trọn gói thường được bán thông qua bản thân những công ty du lịch trọn gói, hoặc thông qua những điểm bán lẻ của công ty đó, cũng có trường hợp dành cho các văn phòng du lịch được công ty chấp nhận.

Các đại lý du lịch là bộ phận kết nối quan trọng nhất trong mạng lưới du lịch. Đại lý du lịch hay văn phòng du lịch là tiếp điểm cuối cùng giữa người muốn bán sản phẩm và những người muốn mua sản phẩm. Các đại lý du lịch cung cấp các dịch vụ như bán vé tàu, xe, đặt phòng khách sạn, thuê xe, cố vấn cho khách du lịch trong việc lựa chọn nơi du lịch, bán bảo hiểm du lịch, hướng dẫn về hộ chiếu và thị thực.

Giữa nhà cung ứng và khách du lịch khi giao dịch với nhau có thể trực tiếp hoặc gián tiếp như hình 1.2. Mố i quan hệ giữ a khá ch du lị ch và cá c nhà cung ứ ng theo hai con đườ ng trự c tiế p và giá n t iế p: Khách hàng trực tiếp liên hệ với các công ty du lịch trọn gói hoặc do các công ty du lịch trọn gói khai thác thị trường và giao dịch hợp đồng với khách hàng. Hoặc quá trình mua bán tour du lịch diễn ra gián tiếp thông qua các đại lý du lịch, các văn phòng du lịch.


Gián tiếp

Khách hàng

Các đại lý du lịch

Các công ty du lịch trọn gói

Hình 1.2. Hệ thống phân phối trong du lịch của S.Wahab, Crampon & Rothfield



Trực tiếp

Các nhà cung ứng

Vận chuyển

Cơ sở lưu trú

Ăn uống

Tham quan

Dịch vụ khác

Nguồn: Giáo trình Marketing du lịch (2000)

Các kênh phân phối mở rộng điểm tiếp xúc với khách du lịch thông qua hệ thống các điểm bán, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đặt mua tour qua hệ thống thông tin viễn thông (điện thoại, telex, internet.. ); Bên cạ nh đó , các kênh phân phối thúc đẩy quá trình mua sản phẩm của du khách thông qua các phương tiện quảng cáo và các hoạt động của đội ngũ nhân viên tác động, biến nhu cầu của du khách thành hành động mua và tiêu dùng dịch vụ.

1.2.4. Chính sách xúc tiến – quảng bá

Chính sách này rất quan trọng trong hoạt động Marketing hiện đại, sử dụng cho mọi phương tiện truyền tin giữa người bán và người mua dịch vụ du lịch để thuyết phục khách hàng mua và sử dụng dịch vụ của mình vớ i bốn chức năng cơ bản: thu hút khách hàng, thuyết phục khách, củng cố lòng tin du khách, góp phần trong việc xây dựng hình ảnh đất nước và con người đị a phương, quố c gia trong mắt du khách.

Các công cụ chủ yếu của chính sách xúc tiến – quảng bá là quảng cáo , xúc tiế n bá n, tuyên truyề n, bán hàng trực tiếp.

Quảng cáo bao gồm các hình thức giới thiệu gián tiếp qua các phương tiện thông tin. Quảng cáo đảm bảo tính chọn lọc là phải tùy thuộc vào thị trường, phụ

thuộc vào tâm lý xã hội, tùy thuộc vào kinh tế xã hội để lựa chọn các hình thức, nội dung. Quảng cáo trung thực, không được nói quá sự thật, không được đụng chạm tới các sản phẩm khác, để khi khách hàng sử dụng sản phẩm không cảm thấy có khoảng cách giữa sản phẩm quảng cáo và sản phẩm thật; đồ ng thờ i phải có nét tiêu biểu, đặc trưng (logo, nhãn hiệu, ..), kích thích gợi mở lòng ham muốn du lịch của du khách; lặp lại thường xuyên, tôn trọng người tiêu dùng.

Xúc tiến bán là những biện pháp tác động tức thời, ngắn hạn để khuyến khích việc mua sản phẩm du lịch. Sử dụng các biện pháp như khuyến mại, tặng quà, giảm giá tour, tăng dị ch vụ .. Tuyên truyền là việc kích thích một cách gián tiếp làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ du lịch hay tăng uy tín về mặt đơn vị du lịch, một điểm du lịch.. Đây là một biện pháp có vai trò quan trọng do đặc điểm của các đơn vị cấu thành sản phẩm du lịch ở cách xa nhau, không di chuyển được, sản xuất và tiêu dùng tại chỗ.

Trong du lị ch có nhiề u hì nh thứ c bá n hà ng : bán hàng trực tiếp tại văn phòng du lị ch , tại khách sạn , nhà hàng hoặc bán gián tiếp qua điện thoại , internet. Bán hàng trực tiếp dễ dàng và thuận lợi hơn cho cả ngườ i bá n và khá ch hà ng , ngườ i bá n đượ c tiế p xú c trự c tiế p vớ i khá ch hà ng và biế t đượ c nhu cầ u củ a họ , đọ c đượ c ý nghĩ của họ qua quan sát và có thể trình bày và thuyết minh các dịch vụ cho khách hàng, điều này thực sự có ý nghĩa bởi người cung cấp dịch vụ cần bán những gì mình có và khách cần.

Chính sách xúc tiến – quảng bá đượ c xá c lậ p qua cá c bướ c: Xác định mục tiêu, xác định ngân sách , xác định các công cụ , lậ p kế hoạ ch truyề n thông , thự c hiệ n và kiể m soá t . Xác định ngân sách cho quảng cáo là một bước quan trọng trong chiến lược xúc tiến – quảng bá.

1.2.5. Các chính sách khác trong Marketing du lịch

Ngoài mô hình Marketing – Mix 4Ps truyền thống trên, trong kinh doanh du lịch còn có sự kết hợp với các yếu tố khác tồn tại trong chiến lược Marketing như là những thành phần riêng lẻ, nhưng chúng cùng đóng góp vào sự thành công của quá trình cung cấp dịch vụ nói chung. Theo quan điể m củ a Bernard H. Booms & Mary J. Bitner, đó là chí nh sá ch Con ngườ i, Cơ sở vậ t chấ t, Quy trì nh phụ c vụ .

Chính sách Con người (People): Chính sách chung về phát triển nhân lực, nhân sự nói chung, nhân lực Marketing nói riêng và yếu tố khách hàng . Trong du lịch, nhân viên phục vụ và khách hàng đều tham gia trực tiếp vào quy trình cung cấp dịch vụ. Bởi vì điều cốt lõi của một dịch vụ du lịch chính là khách hàng, vì vậy, từ thái độ, hành vi của nhân viên phục vụ đến cách thực hiện dịch vụ đều hướng đến khách hàng. Ngược lại, khách hàng cũng tác động đến quá trình cung cấp dịch vụ, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và sự thoả mãn của chính họ.

Chính sách Cơ sở vật chất (Physical evidence): Cơ sở vật chất (cơ sở lưu trú, trang phục nhân viên, dụng cụ ăn uống, … ) là yếu tố hỗ trợ cho mọi hoạt động dịch vụ phát triển. Nền tảng cơ sở vật chất tốt sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh thuận lợi, làm hài lòng khách du lịch. Rõ ràng, khi khách hàng chưa có nhiều thông tin về chất lượng dịch vụ, họ sẽ dựa trên những yếu tố về bằng chứng vật chất để đánh giá khả năng của nhà cung cấp dịch vụ.

Chính sách Quy trình phục vụ (Process): Cung cấp dịch vụ cũng là một cơ sở đánh giá của khách hàng về khả năng của nhà cung ứng dịch vụ. Đó là tiến trình thực hiện, cải tiến quy trình sản phẩm quy trình thực hiện nhiệm vụ...

Hình 1.3. Marketing – Mix trong dịch vụ du lịch


Nguồ n Bernard H Booms Mary J Bitner 1981 Tóm lại bên cạnh 4 yếu tố sản 1

Nguồ n: Bernard H. Booms &Mary J. Bitner (1981)

Tóm lại, bên cạnh 4 yếu tố sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến – quảng bá, ba thành phần bổ sung của Marketing - Mix (con người, bằng chứng vật chất và quy trình) góp phần tạo nên ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng,

cũng như sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ được cung cấp. Những yếu tố này đều có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định và lập kế hoạch marketing, nhưng chúng cần được ứng dụng khác nhau phụ thuộc vào môi trường và điều kiện riêng. Việ c lựa chọn chính sách 4Ps hay 7Ps, chú trọng chính sách P nào tùy thuộc vào tình hình thực tế và chiến lược marketing của doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh du lị ch để lựa chọn mô hình cho phù hợp.‌‌

1.3. Các yếu tố phát triển Marketing du lịch

1.3.1. Các yếu tố thuộc m ôi trường bên trong

Môi trường bên trong là những yếu tố thuộc nội bộ mà doanh nghiệp, tổ chức có thể kiểm soát được, nói cách khác, đó là những yếu tố chủ quan của tổ chứ c , doanh nghiệp kiểm soát để quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý của mình, như tình hình tài chính, trình độ công nghệ, đội ngũ cán bộ công nhân viên, các quyết định của cấp trên trong quá trình kinh doanh... Trong đó, yếu tố các quyết định của lãnh đạo tổ chức là yếu tố quyết định hơn cả, những quyết sách này đúng hay sai sẽ có ảnh hưởng đến Marketing du lịch nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành nói chung. Điều này xuất phát một phần từ nhận thức của tổ chức về vai trò của Marketing du lịch. Các cấp phía dưới sẽ quyết định những vấn đề cụ thể, ví dụ bộ phận Marketing nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, phối hợp các thành phần Marketing …

1.3.2. Môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài là những yếu tố khách quan mà đơn vị kinh doanh không thể kiểm soát được. Các yếu tố của môi trường bên ngoài có tác động lớn đến chính sách Marketing của các đơn vị kinh doanh du lịch. Các nhà nghiên cứu Marketing thường phân các yếu tố không kiểm soát được thành các nhóm khác nhau tùy theo tính chất của chúng như:

Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, đất đai phong cảnh, vấn đề ô nhiễm cảnh quan, ô nhiễm môi trường ..

Môi trường xã hội và nhân khẩu, bao gồm các vấn đề về dân số - dân tộ c, sự phát triển dân số, mật độ dân cư, cơ cấu dân số theo giới tính, lứa tuổi...

Môi trường văn hóa là những thói quen, tập quán mang tính chất truyền thống, tín ngưỡng, thái độ của con người đối với bản thân, với người khác, cộng đồng, thể chế xã hội, đặ c biệ t quan trọ ng trong việ c thu hú t khá ch du lị ch đế n đị a phương.

Môi trường kinh tế như tình hình kinh tế xã hội, mức thu nhập, giá cả, tình hình cạnh tranh v.v.. có ảnh hưởng rất lớn đến việc chi tiêu sản phẩm và dịch vụ du lịch. Môi trường chính trị - pháp luật điều tiết hoạt động kinh doanh; Các nghị định, điều luật liên quan đến ngành nghề sẽ có những tác động tích cực đến việc tạo hành lang thông thoáng, thuận lợi cho ngành du lịch phát triển hoặc ngược lại kìm hãm sự phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch. Bên cạ nh đó là cá c yế u tố về an ninh chính trị, an toà n sinh mạ ng cho khá ch du lị ch.

Môi trường khoa học kỹ thuật, tiến bộ công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật giúp cho quá trình Marketing trong hoạt động du lịch trở nên thuật lợi hơn, như mạng lưới giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hệ thống và khả năng cung cấp điện nước .v.v..

Các yếu tố của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài có tác động hữu cơ đến mức độ thành công hay thất bại của hoạt động Marketing, và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch.

Như vậ y, có thể thấy được vai trò quan trọng của công tác Marketing du lịch trong việc thúc đẩy ngành du lịch và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung phát triển. Cần nắm rõ các kiến thức và lý luận liên quan đến hoạt động Marketing du lịch, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, từ đó thiết lập các kế hoạch trong Du lịch, vạch ra những mục tiêu và đường hướng hoạt động để đạt được các mục tiêu đó.

CHƯƠNG II – TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CAO BẰNG‌‌

2.1. Tiềm năng du lịch Cao Bằng

2.1.1. Tổng quan về tỉnh Cao Bằng

1) Vị trí địa lý, kinh tế - xã hội

Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía Bắc và phía Đông giáp các địa phương cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của Quảng Tây (Trung Quốc). Cao Bằng có đường biên giới với Trung Quốc dài 311 km. Tọa độ của tỉnh theo chiều Bắc-Nam là 80 km, từ 23°07'12" (xã Trọng Con, huyện Thạch An) đến 22°21'21" vĩ bắc (xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm); Theo chiều Đông-Tây là 170 km, từ 105°16'15" (xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm) đến 106°50'25" kinh đông (xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang).

Cao Bằng có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.690km², đơn vị hành chính tỉnh Cao Bằng gồm thị xã Cao Bằng và 12 huyện lị. [49]

Bảng 2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế Cao Bằng từ 2004-2008


Năm

2004

2008

Tổng GDP (tỷ đồng)

2.143,8

4.341,1

Tố c độ tăng trưở ng GDP (%)

13,1

13,5

Nông – Lâm – Thuỷ sản (%)

39,1

33,9

Công nghiệ p- Xây dựng (%)

18,5

22,6

Dịch vụ (%)

42,4

43,5

GDP bình quân (triệu đồng/người)

4,5

7,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Nguồn: Cục Thống kê Cao Bằng

Qua bảng trên ta thấy, tình hình kinh tế Cao Bằng có mức tăng trưởng khá (trên 13%/năm), tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người tăng từ 4,5 triệu đồng/ người/ năm (2004) tăng đến 7,9 triệu đồng/ người/ năm (2008), tăng 1,75 lần. Cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp - dịch vụ có sự chuyển dịch từ nông, lâm, thuỷ sản sang công nghiệp và dịch vụ theo định hướng phát triển của tỉnh, trong năm 2004 tỷ lệ cơ cấu tương ứng là 39,1 - 18,5 - 42,4% thì năm 2008 cơ cấu kinh tế

là 33,9 – 22,6 – 43,5%. Ngành dịch vụ và hoạt động du lịch tăng trưởng khá mạnh đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu của tỉnh Cao Bằng.

Nằm trong tiểu vùng du lịch Đông Bắc, Cao Bằng có vị trí thuận lợi và tiềm năng lớn cho sự phát triển các loại hình du lịch, như du lịch than quan, nghiên cứu; du lịch nghỉ dưỡng, du lịch quá cảnh.. Chính những lợi thế về vịa trí địa lý đã cho phép Cao Bằng có thể xây dựng các tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế. Tuy nhiên do đặc điểm vị trí địa lý của tỉnh là một tỉnh địa đầu biên giới, xa các trung tâm kinh tế và dân cư lớn, trong điều kiện giao thông đi lại còn khó khăn đã gây không ít trở ngại cho hoạt động du lịch.

Xác định tầm quan trọng của vấn đề phát triển du lịch và nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế về vị trí địa lí và nguồn tài nguyên, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại và thị trường, thông qua việc tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư trong tỉnh.., tỉnh ủy Cao Bằng đã ra những nghị quyết nhằm phát triển du lịch của tỉnh thành ngành kinh tế quan trọng, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển ngành du lịch của Cao Bằng.

2) Đặc điểm dân cư, dân tộc

* Dân cư

Số dân và nguồn lao động là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Theo thống kê, dân số tỉnh năm 2008 là 501.511 người, với tỷ suất tăng dân số tự nhiên ở mức cao (hơn 2,28%). Đặc điểm dân cư của tỉnh Cao Bằng là dân số trẻ, tốc độ tăng tự nhiên nhanh. Tỷ lệ nam – nữ là 48,15% và 51,85%; số dân thành thị rất ít, chỉ chiếm 9,48%, dân nông thôn chiếm 90,52% dân số toàn tỉnh.

Dân cư phân bố không đồng đều. Dân cư tập trung đông ở thị xã Cao Bằng và các huyện phía Đông của tỉnh, nơi dân cư tương đối đông đúc, hoạt động trồng trọt, cư trú và giao thông thuận lợi.

Dân số tỉnh Cao Bằng tương đối trẻ, nguồn lao động khá phong phú. Tuy nhiên chất lượng lao động còn ở mức thấp. Số người được đào tạo chỉ chiếm khoảng 18% dân số trong độ tuổi lao động.

* Dân tộc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022