sử và những nét sinh hoạt truyền thống độc đáo của các dân tộc (văn hoá, ẩm thực, lễ hội). Đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng nhiệt tình , chan hoà , gây đượ c ấ n tượ ng tố t cho du khá ch , không có tì nh trạ ng co ké o khá ch , ép giá, ăn xin, tệ nạ n xã hộ i tại các khu du lịch.
Tài nguyên du lịch Cao Bằng phân bố tương đối tập trung ở một số vùng, trong đó nổi bật là các khu vực Pác Bó, Bản Giốc .. Những khu vực này có sự kết hợp tài tình giữa tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, là một thuận lợi lớn cho việc hình thành các khu du lịch hấp dẫn có sức thu hút và cạnh tranh cao.
b) Nhược điểm
Nhiều tài nguyên du lịch có giá trị của tỉnh Cao Bằng hầu như còn đang ở dạng nguyên khai, ít được khai thác do phần lớn nằm xa khu dân cư, điều kiện tiếp cận còn khó khăn. Để khai thác có hiệu quả những tiềm năng tài nguyên này cần phải đầu tư lớn, nhấ t là đầ u tư về cơ sở hạ tầng. Bên cạ nh đó , điều kiện tự nhiên và tai biến thiên nhiên của miền núi gây ra những cản trở không nhỏ đối với hoạt động du lịch (khí hậu thời tiết, địa hình, ..). Những tài nguyên quí hiếm như rừng đã bị phá hủy nghiêm trọng; Cũng do tập quán du canh du cư của đồng bào dân tộc thiểu số, những sinh vật và thực vật quý hiếm trong rừng đã và đang bị tuyệt chủng hoặc tìm nơi di trú mới. Để đảm bảo cho việc phát triển du lịch sinh thái bền vững sau này, đây là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại Cao Bằng
2.2.1. Lượng khách du lịch
Trong những năm qua ngành du lịch tỉnh Cao Bằng đã có những cố gắng và chuyển biến tích cực cùng những chính sách đổi mới, mở rộng giao lưu quốc tế của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, giao thông đi lại còn khó khăn nên số lượng khách đến tham quan Cao Bằng còn rất hạn chế, kể cả khách nội địa cũng như khách quốc tế. Hiện lượng khách du lịch đến Cao Bằng qua các năm đều tăng, tuy nhiên mức tăng này chưa thực sự cao và ổn định.
Qua bả ng số liệ u và biể u đồ trên ta thấy: lượ ng khá ch du lị ch Cao Bằ ng tăng ổn định qua các năm (20-30%), nhưng do điể m xuấ t phá t cò n thấ p nên số lượ ng khách tăng hàng năm tuy tỷ lệ tăng khá lớn nhưng lượng khách du lịch hàng năm
vẫ n chưa cao. Khách du lịch Cao Bằng chủ yếu là khách du lịch nội địa (chiế m hơn 90% trên tổ ng số lượ ng khá ch du lị ch hà ng năm và có xu hướ ng ngày càng tăng với biên độ tăng chậ m dầ n ). Từ 2005, sau khi Luật du lịch có hiệu lực, lượng khách đến Cao Bằng tăng mạnh so với năm 2004 (gấp 18,7 lần).
Bảng 2.2. Lượng khách du lịch đến Cao Bằng qua các năm 2004-2008
2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Tổng số khách DL (người) | 46.610 | 133.778 | 167.778 | 200.000 | 251.464 |
Tỷ lệ tăng so năm trước (%) | -4,2 | 18,7 | 25,4 | 19,2 | 25,7 |
Khách DL Quốc tế (người) | 4.094 | 6.765 | 8.765 | 9.800 | 9.740 |
Tỉ lệ so với TS khách (%) | 8,7 | 5,1 | 5,3 | 4,9 | 4 |
Khách DL nội địa (người) | 42.516 | 127.013 | 159.013 | 190.200 | 241.724 |
Tỉ lệ so với TS khách (%) | 91,3 | 94,9 | 94,7 | 95,1 | 96 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện pháp phát triển marketing du lịch tại Cao Bằng - 2
- Tình Hình Tăng Trưởng Kinh Tế Cao Bằng Từ 2004-2008
- Hội Chùa (Dân Tộc Tày - Nùng): Hàng Năm Sau Tết Nguyên Đán, Các Hội Chùa Thường Diễn Ra Ở Hầu Hết Các Chùa Ở Tỉnh Cao Bằng, Đặc Biệt Là Ở Huyện Hoà
- Tổng Quan Về Hoạt Động Marketing Du Lịch Tại Cao Bằng
- So Sánh Điểm Tương Đồng Giữa Cao Bằng Và Các Tỉnh Lân Cận
- Đường Cầu Nhóm Khách 2, Cầu Co Giãn Khi Giá Tăng
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục Thống kê Cao Bằng, Sở Văn hóa – Thể thao – du lịch Cao Bằng
Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch đến Cao Bằng qua các năm 2004-2008
300000
250000
200000
Kh¸ch Néi ®Þa
Kh¸ch Quèc tÕ
Ng•êi
150000
100000
50000
0
2004 2005 2006 2007 2008 Năm
Nguồn: Cục Thống kê Cao Bằng, Sở Văn hóa – Thể thao – du lịch Cao Bằng
Lượ ng khá ch du lị ch quố c tế đế n Cao Bằ ng tăng theo cá c năm, tỷ trọng trên tổ ng số lượ ng khá ch du lị ch tuy không cao (chỉ chiếm dưới 5% trên tổng lượng khách du lịch ) và có xu hướ ng giảm dần . Khách du lịch quốc tế chủ yếu là khách Trung Quố c, vớ i mụ c đí ch tham quan, mua sắ m và tì m hiể u thị trườ ng, ngoài ra còn có các đối tượng khách đến từ các nước châu Âu , châu Á , kế t hợ p công tá c từ thiện, nghiên cứ u đờ i số ng, văn hoá , xã hội cũng như phong tục tập quán của nhân dân địa phương vớ i du lị ch cá c tour tha m quan , tìm hiểu các bản làng dân tộc thiểu số và thắ ng cả nh. Theo số liệ u củ a Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch, lượng khá ch du lị ch Trung Quố c vào Cao Bằng năm 2006 tăng đá ng kể (tăng 85% so vớ i năm 2005) do phía Trung Quố c cho phé p khách du lịch đi bằng thẻ theo quy chế 849 của Bộ Công an và o cử a khẩ u Tà Lù ng, tỉnh Cao Bằng.
Năm 2007 do tuyến đường Quốc lộ 3 (Cao Bằ ng – Thái Nguyên – Hà Nội) đã hoàn thành nâng cấp, giao thông đi lại thuận lợi hơn; đồng thời hưởng ứng năm du lịch quốc gia Thái Nguyên "Về Thủ đô gió ngàn chiến khu Việt Bắc " các tỉnh trong vùng Đông Bắ c đều được tuyên truyền quảng bá rộng rãi tiềm năng , sản phẩm du lịch, cùng với việc tổ chức tốt các lễ hội du lịch trên địa bàn tỉnh nên lượng du khách đến Cao Bằng tăng lên đáng kể. Tổng lượt khách du lịch trên địa bàn tỉnh đạt
200.000 lượt người, tăng 19,2% so với năm 2006, trong đó khách quốc tế đạt 9.800 lượt, tăng 12%; khách du lịch nội địa đạt 190.200 lượt, tăng 20% so với năm 2006.
Năm 2008, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu , lượ ng khá ch nướ c ngoài đến Cao Bằng giảm so với năm 2007, tỷ trọng khách du lịch quốc tế trên lượng khách du lịch thấp nhất trong các năm (4%), tuy nhiên do lượ ng khá ch nộ i đị a tăng , nên tổ ng số khách du lịch đến Cao Bằng trong năm 2008 vẫ n tăng cao 25,7% so vớ i năm 2007. Đây là mức tăng tương đối cao so với mặt bằng tăng của
các năm; Như vậy qua 5 năm, lượ ng khá ch du lị ch năm 2008 tăng gấ p 5,3 lầ n so vớ i tổ ng số khá ch du lị ch tro ng năm 2004. Lượ ng khá ch du lị ch đế n Cao Bằ ng trong năm 2008 cũng nhiều nhất và có tỷ lệ gia tăng cao nhất so với các năm trước.
2.2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch
Doanh thu du lịch là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh hiệu quả và chất lượng của các hoạt động kinh doanh du lịch. Nhìn chung, doanh thu du lịch của
tỉnh Cao Bằng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Doanh thu chủ yếu từ hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống – chiếm tới 90%, còn lại là các dịch vụ khác.
a. Tổng doanh thu
Giai đoạn 5 năm từ 2004-2008, doanh thu du lịch Cao Bằng tăng đáng kể. Năm 2008, doanh thu du lịch tỉnh Cao Bằng đạt cao nhất trong giai đoạn 2004-2008 là 31,51 tỷ đồng, trong đó, doanh thu du lịch từ khách nội địa và khách nước ngoài đều gia tăng so với năm trước. Nhìn chung, doanh thu du lịch của tỉnh Cao Bằng tăng đều qua các năm. Do đặc thù của ngành du lịch là phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế chính trị - xã hội, nên tổng doanh thu du lịch có sự tăng trưởng không ổn định. Doanh thu từ khách nội địa cao chiếm hơn 80% so với tổng doanh thu, doanh thu từ khách du lịch nước ngoài đến với Cao Bằng thấp hơn 20%.
Bảng 2.3. Doanh thu du lịch Cao Bằng giai đoạn 2004-2008
2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Tổng doanh thu (tỷ đồng) | 13,12 | 14,58 | 20,67 | 25 | 31,51 |
Tốc độ tăng hàng năm (%) | 10,8 | 17 | 32 | 21 | 26,3 |
Doanh thu từ khách quốc tế (tỷ đồng) | 1,16 | 2,65 | 3,97 | 4,58 | 4,96 |
Tỉ lệ so với tổng doanh thu (%) | 8,9 | 18,18 | 19,2 | 18,32 | 15,73 |
Doanh thu từ khách nội địa (tỷ đồng) | 11.95 | 11,93 | 16,70 | 20,42 | 26,55 |
Tỉ lệ so với tổng doanh thu | 91,1 | 81,82 | 80,8 | 81,68 | 84,27 |
Nguồn: Cục Thống kê Cao Bằng, Sở Văn hóa – Thể thao – du lịch Cao Bằng
Biểu đồ 2.2. Doanh thu du lịch Cao Bằng giai đoạn 2004-2008
Tỷ đồng 30
25
20
15
10
5
0
2004 2005 2006 2007 2008
Doanh thu từ khách quốc tế
Doanh thu từ khách nội địa
Năm
Nguồn: Cục Thống kê Cao Bằng; Sở Văn hóa – Thể thao – du lịch Cao Bằng
Tuy lượng khách du lịch nước ngoài hàng năm đến với Cao Bằng không nhiều, chỉ chiếm dưới 5% trên tổng số khách du lịch đến Cao Bằng, nhưng tỷ lệ doanh thu thu được từ đối tượng khách du lịch nước ngoài khá cao so với tổng doanh thu hàng năm (khoảng từ 16 đến 20%) cho thấy khách du lịch nước ngoài có tiêu dùng khá lớn, khả năng chi trả cao cho các dịch vụ du lịch (lưu trú, ăn uống, phương tiện du lịch, mua sắm, ..), như vậy đây là đối tượng khách có mức độ tiêu dùng cao về các mặt dịch vụ và có tiềm năng khai thác, do vậy cần chú ý có chiến lược riêng đối với đối tượng khách này.
b. Cơ cấu doanh thu
Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, trong cơ cấu các khoản chi tiêu của du khách, khoản chi cho phương tiện đi lại chiếm lớn nhất, chiếm khoảng 33% trong tổng số các khoản chi tiêu; tiếp đến là chi cho cơ sở lưu trú để nghỉ ngơi chiếm khoảng 24%; thứ ba là chi cho ăn uống và chi mua sắm hàng hoá, quà tặng, quà lưu niệm, mỗi khoản chiếm khoảng 15%. Các khoản chi tham quan, chi cho nhu cầu văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí; chi cho y tế, săm sóc sức khoẻ đều chiếm rất nhỏ trong tổng các khoản chi [55].
Bảng 2.4. Cơ cấu doanh thu du lịch Cao Bằng chia theo loại hình dịch vụ
Đơn vị: Triệu đồng
2004 | 2008 | |||
Tổng doanh thu | 13.122 | 100 (%) | 31.510 | 100 (%) |
- Lữ hành | 1.259,0 | 9,5 | 4.316,8 | 13,7 |
- Kinh doanh lưu trú | 5.121,0 | 39,0 | 13.391,7 | 42,5 |
- Ăn uống | 6.154,0 | 46,9 | 12.541 | 39,8 |
- Dịch vụ khác | 588,0 | 4,4 | 1.260,4 | 4,0 |
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Cao Bằng
Qua bảng và biểu đồ cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Cao Bằng qua năm 2004 và 2008 ta có thể thấy, khoảng 85% trong tổng chi tiêu của khách du lịch đến Cao Bằng dành cho việc lưu trú và ăn uống, trong đó khoản chi tiêu cho việc ngủ, nghỉ tại các cơ sở lưu trú khách sạn, điểm du lịch là 39% năm 2004 và 42,5% năm 2008, khoản chi cho ăn uống là 46,9% năm 2004 và 39,8% năm 2008, cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình chi tiêu du lịch của du khách (tương ứng là 15% và 24%).
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Cao Bằng
42.5
Lữ hành KD Lưu trú Ăn uống
DV khác
Năm 2004
Năm 2008
4.4
46.9
9.5
39
39.8
4 13.7
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Cao Bằng
Như vậy, qua 5 năm, cơ cấu doanh thu du lịch của Cao Bằng có sự tăng giảm trong chi tiêu lưu trú và ăn uống có chênh lệch nhưng không đáng kể: tỷ trọng chi tiêu cho hoạt động lưu trú tăng và chi tiêu cho ăn uống giảm xuống. Có thể lý giải điều này do lượ ng khá ch du lị ch tăng lên , nhu cầ u lưu trú tăng , các cơ sở lưu trú mới tại Cao Bằng đã được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu của du khách, nên tỷ trọng của kinh doanh lưu trú trong tổng doanh thu tăng lên. Tuy nhiên doanh thu từ hoạt động kinh doanh lưu trú thu lại (13.391,7 tỷ đồng năm 2008), cho thấy doanh thu kinh doanh thu lưu trú còn thấp, một phần nguyên nhân do dịch vụ và chi phí lưu trú tại Cao Bằng thấp hơn so với các địa phương khác, do chính sách giá không phân biệt với các đối tượng khách khác nhau. Có thể nói ngành du lịch tỉnh chưa khai thác tốt doanh thu từ hoạt động kinh doanh lưu trú. Mặt khác, các địa điểm lưu trú tập trung chủ yếu tại thị xã Cao Bằng, khách du lịch chỉ có thể đi tham quan tại các điểm du lịch sau đó trở lại thị xã lưu trú trong đêm, tình trạng thiếu phòng và phân phối phòng không hợp lý trong mùa du lịch là hiện tượng thường xuyên diễn ra.
Trong khi đó, chỉ khoảng 15% trong tổng chi tiêu của du khách dành cho hoạt động lữ hành và các dịch vụ du lịch khác, thấp hơn số liệu trung bình của ngành, và tỷ lệ các khoản thu này trong ngành du lịch tỉnh không có dấu hiệu tăng trưởng. Như vậy có thể thấy, hiện trạng các dịch vụ bổ sung, bổ trợ cho ngành du lịch còn yếu và thiếu. Thực tế cho thấy, các hoạt động dịch vụ diễn ra vào ban đêm tại khu vực sầm uất nhất tỉnh Cao Bằng như khu vực thị xã, vùng biên cũng rất ít;
các hoạt động mua bán, vui chơi giải trí diễn ra vào ban ngày lại trùng với thời gian khách đi tham quan địa điểm du lịch. Điều này dẫn đến tình trạng ngành du lịch không tận thu được các khoản chi tiêu của khách, đồng thời khách du lịch không được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch thuần túy đến Cao Bằng thấp, phần lớn chi tiêu chỉ dành cho việc ăn, nghỉ. Khả năng khách du lịch quay trở lại Cao Bằng rất thấp, theo điều tra của tác giả, khoảng 43% khách đã đến du lịch mong muốn quay trở lại Cao Bằng, 37% khách không mong muốn quay trở lại và 20% số khách được hỏi sẽ trở lại Cao Bằng nếu điều kiện giao thông và dịch vụ tốt hơn (Xem thêm Phụ lụ c 2). Từ kết quả này dẫn đến hệ quả lâu dài là khả năng quảng bá du lịch Cao Bằng thông qua những lượt khách đã đến tham quan là không cao.
Doanh thu du lịch tỉnh Cao Bằng trong thời gian 5 năm 2004-2008 có mức tăng trưởng khá, tổng doanh thu du lịch tăng 2,4 lần từ 13.222 triệu đồng năm 2004 đến 31.510 triệu đồng năm 2008, trong đó doanh thu các loại hình dịch vụ đều có mức tăng đáng kể. Nhìn chung, doanh thu du lịch tỉnh Cao Bằng đã và đang góp phần tích cực vào thu nhập của kinh tế tỉnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương. Tuy nhiên những tăng trưởng này chưa xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, đóp góp tỷ lệ thấp trong ngành dịch vụ cả nước, do đó, việc đầu tư xây dựng các điểm, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác để phục vụ nhu cầu khách du lịch, không ngừng nâng cao cơ sở và dịch vụ du lịch hiện có, tạo sự hấp dẫn nhằm kéo dài thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách là hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức.
c. Đóng góp của doanh thu du lịch tỉnh Cao Bằng vào GDP của tỉnh
Chỉ tiêu | 2001-2005 | 2006-2010 (ước) |
Tốc độ tăng GDP của tỉnh (1) | 14,5 | 14,5 |
Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ trong GDP (1) | 18,3 | 18,3 |
Tốc độ tăng trưởng du lịch trong GDP (2) | 46,4 | 39,4 |
Bảng 2.5. Chỉ tiêu tăng trưởng du lịch hàng năm
Nguồn: - (1) Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2010;
- (2): Số liệ u Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (ITDR).
Nhìn chung, tổng doanh thu du lịch Cao Bằng trong thời gian qua có mức tăng trưởng khá, có mức đóp góp đáng kể vào ngân sách thu của tỉnh Cao Bằng. Qua bảng 2.5, có thể thấy tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch trong GDP cao, đạt 46,4% trong giai đoạn 2002-2005 và ước tính đạt 39,4% trong giai đoạn 2006-2010. Tỷ trọng ngành du lịch trong GDP tỉnh lớn.
Bảng 2.6. Đóp góp của doanh thu du lịch tỉnh Cao Bằng vào GDP tỉnh
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Nộ p NSNN (tỷ đồng) | 1,4 | 1,4 | 1,75 | 2,255 |
Tỷ lệ tăng so với năm trước (%) | 35 | 35 | 25 | 28,8 |
Mứ c độ đó ng gó p (%) | 13,2 | 13 | 14 | 14,5 |
Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng
Từ bảng trên có thể thấy, ngành Du lịch mang lại nguồn thu ngân sách đáng kể cho tỉnh Cao Bằng, góp phần xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh. Có thể thấy, ngành du lịch góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tỉnh Cao Bằng.
2.3. Kế t cấ u hạ tầ ng phụ c vụ du lịch
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch. Việc thiết kế, phát triển và hình thành những tiện nghi du lịch phù hợp sẽ tạo nên sự độc đáo cũng như dấu ấn riêng đặc sắc của từng khu du lịch, qua đó tạo sự hấp dẫn và thu hút du khách đồng thời góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch và môi trường sinh thái.
* Hệ thống điện, nước và bưu chính viễn thông
- Điện: Trong các nhân tố phục vụ cho sự phát triển ngành du lịch không thể không kể đến vai trò của ngành điện. Khả năng cung cấp điện đảm bảo cho sự phát triển của các ngành dịch vụ du lịch hiện đại, nhất là vấn đề nghỉ ngơi và giải trí của du khách. Nguồn điện của Cao Bằng hiện nay hoàn toàn sử dụng nguồn và hệ thống cung cấp lưới điện Quốc gia. Ngoài ra Cao Bằng còn khai thác và phát huy thủy điện nhỏ . Điện lực Cao Bằng quản lý gần 85 km đường dây tải điện 110 kV, hơn 600 km đường dây 35 kV, phục vụ 13/13 huyện thị. Hiện nay khu du lịch Pác Bó , thác Bản Giốc, độ ng Ngườ m Ngao, hồ Thang Hen đều đã có điện.[32]