Cao Bằng | Hà Giang | Lạng Sơn | Tuyên Quang | |
Dân tộc – Văn hóa | Tày, Nùng, Dao, H'Mông, Việt, Hoa, Sán Chay. | Việt, Tày, H'Mông, Dao, Sán Dìu. | Việt, Tày, Dao, Nùng. | Việt, Tày, Dao, Sán Chay. |
Cửa khẩu | Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng. | Cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ. | Cửa khẩu quốc tế: Đồng Đăng, Hữu Nghị; cửa khẩu quốc gia: Chi Ma, Bình Nghi, Tân Thanh, Cốc Nam. | Không có cửa khẩu. |
Thắng cảnh- di tích lịch sử thế mạnh | Thác Bản Giốc, Khu Di tích Pác Bó, hồ núi Thang Hen. | Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc, Suối Tiên, Động Én, hang Chui, hang Phương Thiện; dinh họ Vương. | Núi Mẫu Sơn, đền Mẫu, động Tam Thanh, hòn Vọng Phu, chợ Kỳ Lừa. | Di tích lịch sử Tân Trào; Thác Mơ - Nà Hang; Suối nước khoáng Mỹ Lâm. |
Giao thông vậ n tả i | Cách Hà Nội 285km, đường quốc lộ 3 và quốc lộ 4. | Cách Hà Nội 320km, Hà Giang có Quốc lộ 2, quốc lộ 34, quốc lộ 279. | Cách Hà Nội 154 km; Quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 31, 279; tuyến đường sắt liên vận quốc tế. | Cách Hà Nội 165km; Các tuyến Quốc lộ: 2, 37, 2C, 379; ngoài ra còn có đường thủy. |
Có thể bạn quan tâm!
- Hội Chùa (Dân Tộc Tày - Nùng): Hàng Năm Sau Tết Nguyên Đán, Các Hội Chùa Thường Diễn Ra Ở Hầu Hết Các Chùa Ở Tỉnh Cao Bằng, Đặc Biệt Là Ở Huyện Hoà
- Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Tại Cao Bằng
- Tổng Quan Về Hoạt Động Marketing Du Lịch Tại Cao Bằng
- Đường Cầu Nhóm Khách 2, Cầu Co Giãn Khi Giá Tăng
- Hiện Trạng Công Suất Sử Dụng Phòng Trung Bình Năm Ở Cao Bằng
- Biện Pháp Phát Triển Marketing Du Lịch Tại Cao Bằng
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Bảng 3.2. So sánh điểm tương đồng giữa Cao Bằng và các tỉnh lân cận
(Nguồ n: Tác giả tổng hợp từ Internet)
46
* Đối thủ cạnh tranh của đơn vị kinh doanh du lịch tại Cao Bằng
Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, công ty cổ phần du lịch Cao Bằng trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng và công ty Khách sạn Bằng Giang là hai đơn vị được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa với các chức năng phục vụ dịch vụ du lịch khác như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh và quốc tế. Do môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế, nên dịch vụ của các đơn vị trên chưa mang tính cạnh tranh cao, chưa có chiến lược khai thác và chiếm lĩnh thị trường nội địa. Đối thủ cạnh tranh của các đơn vị trên chính là những công ty kinh doanh lữ hành và dịch vụ du lịch nội địa và quốc tế, khai thác cùng đối tượng khách đi du lịch tại Cao Bằng và đưa khách Cao Bằng đi du lịch tại các địa phương khác.
3.2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh và thị trường du lịch của Cao Bằng
* Điểm mạnh
- Du lịch là ngành kinh tế hoạt động chủ yếu trên tài nguyên du lịch, mà du lịch tỉnh Cao Bằng có tiềm năng to lớn để phát triển với nhiều di tích và thắng cảnh nổi tiếng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Tài nguyên du lịch tỉnh Cao Bằng đa dạng và phong phú, cả về tài nguyên du lịch địa phương và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên trong tỉnh cũng phân bố tương đối tập trung, hình thành các cụm, khu du lịch có sức thu hút cao.
- Ngành du lịch Cao Bằng đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các ban ngành, cấp lãnh đạo trong tỉnh, bằng các hình thức ưu đãi, ưu tiên phát triển. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng được tăng cường, hoàn chỉnh. Các nghị định, quyết định về quy hoạch du lịch trên địa bàn tỉnh tương đối sát hợp với điều kiện du lịch và kinh tế của tỉnh.
- Điều kiện giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện nước và các mạng lưới cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật trong ngành du lịch phát triển trong một chừng mực, là biển hiện đáng mừng của ngành du lịch tỉnh Cao Bằng.
* Điểm yếu
- Doanh thu từ các dịch vụ du lịch không cao do thời gian lưu lại ngắn và các dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế, không đồng bộ. Việc nghiên cứu sản phẩm phù
hợp với từng thị trường chưa được quan tâm đầy đủ, chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao và không thể hiện được rõ nét bản sắc của địa phương;
- Phối hợp giữa các cơ quan chức năng với cơ quan quản lý chuyên ngành còn thiếu chặt chẽ nên trong tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với các đơn vị tham gia hoạt động phục vụ du lịch trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn.
- Các cơ sở, tụ điểm vui chơi giải trí chưa được hình thành. Các cụm du lịch đều chưa hoàn chỉnh, hầu hết đều đang khai thác ở dạng tự nhiên, chương trình du lịch còn nghèo nàn và trùng lặp; các mặt hàng lưu niệm chưa đáp ứng được thị hiếu, việc mở các tour và tuyến du lịch mới còn hạn chế;
- Công tác xúc tiến và quảng bá cho hoạt động du lịch chưa thực sự sâu rộng, do vốn đầu tư cho hoạt động Marketing còn thấp, việc tiếp cận thị trường trong tình trạng bị động, nhận thức về vai trò quan trọng của Marketing du lịch còn kém;
- Vốn đầu tư cho du lịch địa phương còn rất hạn chế. Để ngành du lịch Cao Bằng thực sự phát triển cần phải có một số vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Cao Bằng hiện nay không đủ sức thực hiện. Các nhà kinh doanh nước ngoài tuy có sang khảo sát nhưng cũng chưa dám mạnh dạn đầu tư do giao thông đi lại còn quá khó khăn (Để đến được Cao Bằng, du khách chỉ có thể di chuyển bằng đường bộ mất rất nhiều thời gian và công sức). Vốn đầu tư hạn chế cũng kéo theo tình trạng các dịch vụ phục vụ du khách: chỗ ăn nghỉ, lưu niệm, các loại hình vui chơi giải trí... vẫn chưa được xây dựng đồng bộ.
- Đội ngũ nhân viên hoạt động trong ngành du lịch của Cao Bằng còn thiếu cả về số lượng lẫn tính chuyên nghiệp trong phục vụ. Sự gia tăng về số lượng, chất lượng, năng lực nghiệp vụ, trình độ quản lý của đội ngũ lao động và cán bộ quản lý trong ngành vẫn còn yếu và thiếu trước nhu cầu phát triển du lịch, trong khi vấn đề con người là một nhân tố hết sức quan trọng với sự phát triển ngành. Việc đầu tư cho đào tạo và tái đào tạo nhân viên chưa được các doanh nghiệp quan tâm.
* Cơ hội
- Thị trường khách du lịch tiềm năng từ những địa phương trong nước, có điều kiện đẩy mạnh khai thác nếu làm tốt công tác Marketing, quảng bá du lịch; bên
cạnh đó là thị trường Quảng Tây, Trung Quốc với dân số hơn 50 triệu dân với những thủ tục quá cảnh thuận lợi cũng là thị trường khách du lịch tiềm năng;
- Cơ hội đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài và liên doanh vào các khu du lịch trong tỉnh; Cùng với các ngành công nghiệp nặng, nhẹ và thủ công nghiệp đang trên đà phát triển trong tỉnh, sẽ là một động lực lớn cho ngành du lịch tỉnh Cao Bằng;
- Điều kiện phát triển và hội nhập kinh tế theo xu hướng quốc tế hóa, đem lại nhiều cơ hội và nhiều cạnh tranh đến các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đưa ra những khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi các đơn vị phải chuyên nghiệp hơn, dịch vụ phong phú và độc đáo hơn, mang tính cá biệt hóa cao; Xu hướng toàn cầu hóa cũng sẽ kéo theo kinh tế và du lịch các tỉnh vùng biên phát triển mạnh.
* Nguy cơ
- Việc xây dựng tràn lan thiếu quy hoạch các khu giải trí, cơ sở lưu trú sẽ phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và cân bằng sinh thái; yếu tố môi trường cần được đặt lên hàng đầu, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững;
- Sự phát triển du lịch chưa đảm bảo sự phát triển bền vững, khi môi trường sinh thái tại các điểm du lịch đang bị suy giảm ở những mức độ khác nhau. Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng thiếu quy hoạch cũng làm phá vỡ cảnh quan của khu du lịch;
- Phát triển du lịch cần chú ý đến các nguy cơ tiềm ẩn về chính trị, văn hóa, kinh tế và an ninh quốc phòng.
3.3. Công tá c định vị sản phẩm, phân đoạn thị trường, lự a chọ n thị trườ ng mụ c tiêu
Định vị sản phẩm là chỉ rõ đặc trưng của chính du lịch Cao Bằng, phân biệt với những thị trường và đối thủ cạnh tranh khác, để khách hàng có thể nhận ra được sự khác biệt và nét độc đáo. Việc định vị sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ kế hoạch Marketing. Cao Bằng có nhiều tiềm năng du lịch, du khách khi đến với Cao Bằng sẽ được nghe và cảm nhận “mảnh đất nhiều huyền thoại”, “cái nôi của cách mạng”, “phên dậu của Tổ quốc”, với hình ảnh đặc trưng là thác Bản Giốc, núi Các
Mác – suối Lê nin, cô gái Tày bên cây đàn tính. Việc định vị sản phẩm của du lịch Cao Bằng mới thể hiện qua những hì nh ả nh tà i nguyên du lị ch , không thể hiệ n đượ c tiệ n í ch và đặ c trưng củ a dị ch vụ ; chưa vậ n dụ ng đượ c giá trị sâu sắc của các slogan trên qua sản phẩm, dịch vụ du lịch trong hoạt động xú c tiế n , quảng bá du lịch. Các đơn vị kinh doanh du lị ch và lữ hà nh trên đị a bà n tỉ nh chưa á p dụng công tác định vị cho sản phẩm, phân đoạ n thị trườ ng và lự a chọ n thị trườ ng mụ c tiêu.
Hiện nay ngành du lịch Cao Bằng chưa làm tốt chiến lược Marketing mảng phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. Đối tượng khách đến Cao Bằng đều sử dụng chung một loại dịch vụ, không có sự phân cấp phân tầng, các chính sách cho riêng đối tượng nào. Chính sách Marketing của Cao Bằng còn mang tính chung chung. Có thể nói, du lị ch Cao Bằng coi toàn bộ khách du lịch trên thị trường là đối tượng để đáp ứng nhu cầu, coi toàn bộ thị trường là thị trường mục tiêu, không chú ý đến việc phân đoạn thị trường. Tỉnh và ngành thường xuyên cử các cán bộ lãnh đạo khảo sát và nghiên cứu thị trường Quảng Tây và các tỉnh khác trong nước, tuy nhiên hiệu quả từ các hoạt động này vẫn chưa rõ ràng và nổi bật. Với nguồn vốn đầu tư và năng lực còn hạn chế, việc không không phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của ngành du lịch Cao Bằng sẽ không mang lại hiệu quả cao và gây lãng phí nguồn lực.
3.4. Chính sách Marketing Mix
3.4.1. Chính sách sản phẩm
* Về dịch vụ du lịch, các tuyến du lịch mà hiện tại Cao Bằng đang tổ chức và khai thác gồm có:
- Tuyến du lịch liên tỉnh: Chủ yếu là liên doanh, liên kết theo hình thức nối tour và hợp tác lữ hành:
+ Tuyến: Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng:
Các điểm du lịch liên tuyến là: Thủ đô Hà Nội, hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể, thác Bản Giốc; tổng chiều dài khoảng 350km theo đường quốc lộ 3; tuyến du lịch này thu hút khách bởi các sản phẩm du lịch như: du lịch tham quan các di tích, thắng cảnh, du lịch đô thị, shopping, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa… với thời gian lưu trú trên tuyến từ 5-7 ngày hoặc tùy theo nhu cầu của khách du lịch.
+ Tuyến Cao Bằng – Lạng Sơn – Quảng Ninh:
Các điểm du lịch liên tuyến là: thác Bản Giốc, Pác Bó, di tích chiến thắng Đông Khê (Cao Bằng), các di tích ở Lạng Sơn (chợ Đông Kinh, Kỳ Lừa, chùa Tam Thanh…), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), tổng chiều dài tuyến khoảng 400km theo đường quốc lộ 4, thời gian lưu trú từ 3-5 ngày, thu hút khách bởi các sản phẩm du lịch như tham quan danh thắng, du lịch văn hóa, du lịch đô thị, mua sắm, sinh thái, nghỉ dưỡng và tắm biển.
- Tuyến du lịch quốc tế: Do đặc thù tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc và điều kiện giao thông đi lại, điều kiện xuất nhập cảnh ngày càng được thuận lợi nên việc đưa khách sang Trung Quốc du lịch và đưa khách Trung Quốc vào Việt Nam mang nhiều tiềm năng và là hướng khai thác chủ yếu với du lịch quốc tế của Cao Bằng.
+ Tuyến du lịch thị xã Cao Bằng – Trịnh Tây
+ Tuyến du lịch thị xã Cao Bằng – Long Châu
+ Tuyến du lịch thị xã Cao Bằng – Nam Ninh
+ Tuyến du lịch thị xã Cao Bằng – Bắc Kinh – Thượng Hải
- Các tuyến du lịch nội tỉnh theo sự phân bố các điểm di tích và thắng cảnh trên địa bàn:
+ Thị xã Cao Bằng – Trùng Khánh: Sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan các thắng cảnh (thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, du lịch leo núi kết hợp tham quan các bản làng dân tộc);
+ Thị xã Cao Bằng – Quảng Uyên – Phục Hòa: Tham quan di tích đền, chùa, cửa khẩu, du lịch quá cảnh và mua sắm;
+ Thị xã Cao Bằng – Thạch An: Sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan các di tích tại cụm di tích chiến thắng Đông Khê và thăm các bản làng dân tộc Tày;
+ Thị xã Cao Bằng – Hòa An: Tham quan các điểm di tích lịch sử cách mạng và văn hóa, tham quan làng nghề dệt thổ cẩm tại thị trấn Nước Hai;
+ Thị xã Cao Bằng – Hà Quảng: Sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan các di tích cách mạng tại cụm di tích Pác Bó, mộ Kim Đồng, tham quan các bản làng dân tộc Tày và tham quan, mua sắm tại cửa khẩu Sóc Hà;
+ Thị xã Cao Bằng – Nguyên Bình: Sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan các di tích tại khu di tích rừng Trần Hưng Đạo, Phai Khắt và Nà Ngần, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và hội thảo.
Đây là những tuyến du lịch chủ đạo trong tổng thể lãnh thổ du lịch Cao Bằng, nơi tập trung các nguồn tài nguyên du lịch và hệ thống cơ sở vật chất tương đối tốt cho hoạt động du lịch và là tâm điểm đầu tư xây dựng, tôn tạo cho các chương trình du lịch của tỉnh Cao Bằng hiện tại và tương lai.
Thái độ phục vụ của các nhân viên phục vụ trong ngành du lịch Cao Bằng được đánh giá là nhã nhặn, lịch sự, hầu hết nhân viên đều là người dân tộc thiểu số có tấm lòng hiếu khách và nhiệt tình. Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế nên tác phong phục vụ chưa chuyên nghiệp.
* Về sản phẩm du lịch hữu hình, có thể có những nhận xét như sau:
- Cơ sở lưu trú và phòng nghỉ không ngừng được nâng cấp, cải tạo, tuy nhiên hiện nay chất lượng và số lượng của các cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của sự phát triển ngành du lịch;
- Thực đơn trong các nhà hàng chưa phong phú. Số lượng món ăn còn hạn chế và không thể hiện được nét tinh tế trong ẩm thực của Cao Bằng;
- Các dịch vụ hoạt động vui chơi giải trí vẫn còn nghèo nàn. Không có sức hấp dẫn đối với du khách;
- Các sản phẩm lưu niệm mang bản sắc của Cao Bằng đang ngày càng bị mai một do hàng Trung Quốc tràn sang thị trường Cao Bằng, mặt khác do quá trình thương mại hóa không có quản lý, người dân bản địa chưa ý thức được tầm quan trọng của các sản phẩm này trong việc phát triển du lịch địa phương.
* Về chấ t lượ ng dị ch vụ nó i chung , theo điề u tra củ a tá c giả , chỉ có 20% số ngườ i đượ c hỏ i cho rằ ng chấ t lượ ng phụ c vụ du lị ch ở Cao Bằ ng tố t , 70% số ngườ i đượ c hỏ i cho rằ ng dị ch vụ ở Cao Bằ ng khá và chấ p nhậ n đượ c. Như vậ y tăng cườ ng chấ t lượ ng dị ch vụ là điề u rấ t quan trọ ng trong phá t triể n du lị ch Cao Bằ ng.
3.4.2. Chính sách giá
Như đã đề cập đến trong chương I, chính sách giá do nhiều nhân tố bên ngoài và bên trong tạo thành. Các yếu tố bên ngoài có thể kể đến như tính thời vụ,
thường trong mùa du lịch, lượng khách nhiều mà số lượng cung ứng hạn chế, giá phòng và các dịch vụ khác sẽ tăng giá. Các yếu tố bên trong cấu thành nên giá có thể kể đến như: giá tour định sẵn, biến phí tour (giá phòng khách sạn, thuế và dịch vụ phí, ăn uống, tiền tip/ boa cho người phục vụ, dịch vụ tham gia, chi phí vận chuyển), định phí tour (chi phí quảng cáo, lương và chi phí cho người điều hành tour, chi phí cho nhà tổ chức, … ). Tương tự, giá tour du lịch Cao Bằng ảnh hưởng lớn bởi chi phí đi lại do điều kiện giao thông còn hạn chế, giao thông liên tỉnh chỉ có đường bộ, tuyến đường tương đối xa do vậy du lịch liên tỉnh, quốc gia thường mất nhiều chi phí và thời gian cho việc đi lại. Giá lưu trú ở Cao Bằng không chênh lệch nhau nhiều, với phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn giá phòng từ 150.000 – 250.000 đồng đối với phòng quốc tế và 100.000 – 150.000 đồng với phòng nội địa trong một đêm, đượ c đá nh giá là thấ p so vớ i mặ t bằ ng giá lưu trú .
Xét theo mức cảm nhận về giá của khách thì khách du lịch Cao Bằng có thể chia làm hai nhóm sau:
Hình 3.1. Đường cầu nhóm khách 1, cầ u ít co giãn khi giá tăng
P
P2
P1
Q
Nguồ n: Tác giả tự tổng hợp
Nhóm 1 là những du khách quốc tế từ châu Mỹ, châu Âu đến Cao Bằng du lịch, do tâm lý và thu nhập họ không băn khoăn đến các chi phí du lịch, chỉ cần thỏa mãn được yêu cầu của họ về chất lượng và tâm lý. Tương tự với đối tượng khách thương gia, hoặc khách đi du lịch kết hợp nghiên cứu, hội thảo, khi giá tăng trong phạm vi hợp lý sẽ không ảnh hưởng lớn đến lượng cầu (Hình 3.1). Do đó với riêng các đối tượng khách có thu nhập cao và sẵn sàng có mức chi trả tốt hơn cho việc sử dụng dịch vụ, thì cần phân cấp các phòng nghỉ chất lượng cao, các chương trình du