Đánh Giá Chung Về Công Tác Quản Lý Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Của Trường

2.4.5 Đánh giá chung về công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của Trường

Nhìn lại thực trạng đội ngũ giảng viên và quá trình quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cán bộ Thanh tra trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy có những điểm chính như sau:

­ Để công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường đạt kết quả tốt thì Đảng bộ, Ban giám hiệu nhà trường cần quán triệt sâu sắc kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ tới toàn thể đội ngũ giảng viên, thể chế hoá thành mục tiêu, giải pháp cụ thể. Trước hết cần phải thay đổi nếp suy nghĩ, phong cách làm việc của mỗi giảng viên, làm cho giảng viên nhận thức được đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trước tình hình và nhiệm vụ mới.

­ Trong điều kiện thiếu giảng viên như hiện nay, nhà trường luôn phải tìm ra các giải pháp để sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên hiện có. Để làm được điều này thì Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường cần có sự điều tra tổng thể, đánh giá, phân loại giáo viên, từ đó có sự phân công chuyên môn sao cho có thể phát huy được hết tiềm năng, năng lực của từng giảng viên. Với việc thiếu giáo viên như hiện nay thì biện pháp trước mắt cần làm của các cấp quản lý trong nhà trường là bố trí phân công lao động một cách hợp lý. Việc sắp xếp thời khoá biểu phải hết sức thuận tiện nhằm đảm bảo cho giảng viên có thể tiết kiệm được thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập nâng cao trình độ.

­ Nhà trường thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua nhằm động viên khuyến khích đối với những giảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Mặc dù phần lớn giảng viên nhà trường đều có cường độ lao động cao, song do có sự động viên kịp thời về cả tinh thần và vật chất nên các giảng viên đều yên tâm công tác, vượt mọi khó khăn, đạt được thành tích cao trong giảng dạy.

­ Công tác bổ sung và tuyển chọn giảng viên vừa là giải pháp trước

mắt, vừa là giải pháp lâu dài, cần có sự nghiên cứu và quan tâm đầy đủ của các cấp quản lý.. Trong công tác tuyển chọn giảng viên nhà trường đã thông báo tuyển giảng viên hợp đồng giảng dạy trong một thời gian nhất định, sau đó nếu giảng viên đạt yêu cầu mới tuyển chính thức.

­ Nhà trường luôn khuyến khích, yêu cầu giảng viên tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề mà một

số giảng viên lớn tuổi còn nhiều hạn chế, còn ngại sử dụng phương tiện

hiện đại hỗ trợ trong quá trình giảng dạy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Trong những năm qua, giải pháp ưu tiên trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường là: sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên

hiện có, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và

Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên nhằm nâng cấp trường lên Học viện thanh tra - 12

khuyến khích giảng viên học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.

Qua qua đánh giá, phân tích thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của trường, qua những giải pháp mà nhà trường đã tiến hành, nhận thấy công tác này như sau:

Dưới sự chỉ đạo và quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của. Đến nay đội ngũ giảng viên trường Cán bộ Thanh tra đã phát triển trình độ chuyên môn không ngừng được nâng cao, đội ngũ giảng viên từng bước được trẻ hoá, có đầy đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu phát triển của nhà trường.

­ Đội ngũ giảng viên của nhà trường đa số có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có lối sống trong sáng, lành mạnh, yêu nghề, thương yêu học viên, đoàn kết, đồng tâm hiệp lực xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.

­ Đội ngũ giảng viên luôn năng động, sáng tạo, phần lớn thích ứng

nhanh với sự đổi mới của Ngành và của xã hội. Trong thời gian qua thực hiện chủ trương cải cách và đổi mới của Ngành, nhà trường đã và đang chỉ đạo đội

ngũ giảng viên tích cực thực hiện việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy.

­ Đội ngũ giảng viên luôn có ý thức vươn lên, cầu thị trong chuyên môn, tích cực học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường.

­ Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, còn tình trạng thiếu giảng viên, song thành tích của nhà trường đạt được trong những năm vừa qua luôn ổn định và có chiều hướng đi lên. Điều đó chứng tỏ những giải pháp mà nhà trường đã thực hiện trong công tác giáo dục nói chung, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng đã có sự định hướng đúng đắn.

Mặc dù được củng cố và kiện toàn dần về số lượng nhưng ở các khoa, vẫn còn thiếu giảng viên. Sự kiện toàn về số lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên chưa theo kịp sự thay đổi liên tục về quy mô, loại hình và phương thức đào tạo. Việc thiếu giảng viên ở một số khoa, bộ môn đã dẫn đến việc không cân đối trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học làm ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện kế hoạch cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường.

­ Trình độ đội ngũ giảng viên đã được nâng cao, tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sỹ tăng lên đáng kể, song lại chưa đồng đều giữa các đơn vị khoa,

bộ môn trong trường. Có khoa như

Khoa nghiệp vụ

Thanh tra, giải quyết

khiếu nại, tố cáo chưa có giảng viên có bằng Tiến sỹ

­ Cơ cấu tuổi đời, tuổi nghề của đội ngũ giảng viên có sự khác biệt lớn gây lên tình trạng thiếu sự liên tục trong chuyển giao giữa các thế hệ và sự chuẩn bị đội ngũ kế cận. Nhiều giảng viên của nhà trường có trình độ cao, năng lực giảng dạy tốt, có thâm niên và kinh nghiệm trong công tác đã thật sự trở thành trụ cột của nhà trường, nay tuổi đã cao, sức khoẻ yếu nhiều, trong khi đó giảng viên trẻ năng động, sáng tạo, nhanh nhạy trong tiếp cận những cái mới thì trình độ chuyên môn và khả năng sư phạm còn hạn chế.

­ Việc bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên còn chưa hợp lý (Một số giảng viên dạy quá nhiều giờ do còn thiếu giảng viên) giảng viên kiêm chức tại Thanh tra Chính phủ bận nhiều công việc nên việc mời giảng viên là rất

khó khăn, đòi hỏi sớm có sự điều chỉnh và bổ sung kịp thời giảng viên cơ của trường để chủ động bố trí giảng dạy.

hữu

­ Một số giảng viên ý thức tinh thần vươn lên học tập ở trình độ cao nhìn chung còn hạn chế; còn có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn ở một số giảng viên chưa cao.

­ Một số giáo viên chủ nhiệm còn chưa nhiệt tình, yếu về năng lực sư phạm, thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp.

­ Một số ít giảng viên tuổi cao, có tư tưởng an phận, ít sáng tạo, ngại học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, ngại sử dụng thiết bị trong giảng dạy, chưa thực sự có ý thức phấn đấu, còn có tư tưởng bảo thủ.

­ Đa số giảng viên nhận thức đúng về chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, một số có ý thức vận dụng đổi mới phương pháp trong soạn giảng, sử dụng đồ dùng và các trang thiết bị, phương tiện hiện đại

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những giảng viên ngại sự thay đổi, chậm đổi mới, giảng dạy theo cách thuyết trình, chưa thường xuyên cập nhật kiến thức mới và thông tin hiện đại nên chưa gây được sự hứng thú cho người học.

­ Nhà trường đã quan tâm đến việc tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng giảng viên, song chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút giảng viên giỏi, có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tế về công tác tại trường.

Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến

những hạn chế của công tác đội ngũ giảng viên trường Cán bộ Thanh tra, song tựu chung lại do những nguyên nhân cơ bản sau:

­ Trong những năm qua, nhà trường đã nhận được sự quan tâm của các

cấp, các ngành và sự

nỗ lực của tập thể cán bộ

viên chức của nhà trường.

Song, việc quản lý, tổ chức chỉ đạo, đào tạo nâng cao chất lượng giảng viên đôi khi còn lúng túng.

­ Tổ chức và quy mô đào tạo của nhà trường trước đây chưa được chú trọng , nhu cầu bồi dưỡng hàng năm không nhiều, mấy năm gần đây nhu cầu tăng nhanh, đội ngũ giảng viên kiêm chức bận nhiều công việc nên nhà trường còn bị động trong việc bố trí giảng viên.

­ Chính sách đãi ngộ và sử dụng đối với giảng viên sau khi học tập nâng cao trình độ chưa được nhà trường quan tâm, đúng mức.

­ Các khoa, bộ môn trong quản lý và sinh hoạt chuyên môn còn nhiều hạn chế, các phong trào thi đua trong khoa còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu.

­ Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường đã được nâng cấp đầu tư và trang bị theo hướng hiện đại hoá, tuy nhiên chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển. Thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại chưa đủ so với nhu cầu sử dụng. Đây cũng là một trong những yếu tố tác động tiêu cực đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giảng viên.

­ Một bộ phận nhỏ giảng viên của trường chậm đổi mới, có tư tưởng trung bình chủ nghĩa chậm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, nên phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên cũng như chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của trường.

Tiểu kết chương 2


Trên cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trước yêu cầu đổi mới giáo dục, qua khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên trường Cán

bộ Thanh tra nhận thấy:

­ Nhà trường thế hệ giảng viên có nhiều kinh nghiệm, đạt trên chuẩn

về trình độ, năng lực chuyên môn, có nghiệp vụ thực tế vững vàng, có phẩm

chất đạo đức tốt, tinh thần đoàn kết, có lòng yêu nghề và tinh thần trách

nhiệm cao trong công việc. Thứ hai là có lực lượng giảng viên trẻ về tuổi đời và tuổi nghề, có nhiều tiềm năng phát triển,

­ Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, trong công tác xây dựng và phát

triển đội ngũ giảng viên của nhà trường vẫn còn những hạn chế, đó là:

+ Một số

giảng viên chưa nhận thức rõ về

vai trò, trách nhiệm của

mình trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chưa có ý thức học tập

nâng cao trình độ, trau dồi kinh nghiệm thực tế trong công tác nghiệp vụ

Thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo phòng, chống tham nhũng.

+ Việc bố

trí, sử

dụng giảng viên còn chưa hợp lý, số

lượng giáo

viên cơ hữu của trường còn thiếu so với quy mô phát triển của nhà trường trong giai đoạn tới.

+ Công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên chưa đồng đều. Chưa có biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy phát triển nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên.

+ Nhà trường chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh trong việc tuyển dụng và thu hút giảng viên giỏi, trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực Thanh tra về công tác tại trường.

Từ những đánh giá chung về công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên, dựa trên sự phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém đó, việc tìm ra những biện pháp quản lý phát

triển đội ngũ giảng viên Trường Cán bộ Thanh tra trong giai đoạn hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CÁN BỘ THANH TRA NHẰM NÂNG CẤP TRƯỜNG LÊN HỌC VIỆN THANH TRA


3.1. Những cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên nhằm nâng cấp lên Học viện Thanh tra

Những cơ sở của việc xây dựng các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên nhằm nâng cấp trường lên Học viện Thanh tra.

Dựa trên cơ sở lý luận về những vấn đề quản lý phát triển đội ngũ giảng viên đã trình bày ở chương 1, thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cán bộ Thanh tra, thực trạng biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở chương

2 đã nêu. Ngoài ra căn cứ Đề án thành lập “Học viện Thanh tra”; Đề án Quy

hoạch phát triển nhân lực của Ngành Thanh tra thời kỳ 2011­2020, đề xuất biện pháp phát triển giảng viên nhằm nâng cấp trường lên Học viện Thanh tra.

3.2 Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cán bộ Thanh tra nhằm nâng cấp Trường lên Học viện thanh tra cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Trong quản QLGD nói chung, quản lý phát triển đội ngũ giảng viên nói

chung mỗi biện pháp quản lý phát triển được coi là một thành tố của hệ

thống biện pháp quản lý giáo dục. Vì vậy, sự vận hành của mỗi thành tố đó phải đảm bảo trong mối tương tác qua lại hữu cơ, gắn bó với nhau sao cho hiệu quả của mỗi biện pháp hợp lại sẽ đem lại sự phát triển tối ưu của hệ thống. Hay nói cách khác: Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ đưa ra

phải được tổ chức một cách hợp lý sao cho tác động có hệ thống và đồng bộ đến các thành tố của quá trình đào tạo nhằm tạo ra những thay đổi của quá trình đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng và phát triển nhà trường.


3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Việc đề ra hệ thống các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên đòi hỏi phải căn cứ vào thực trạng quản lý giảng viên của nhà trường.

Trên cơ

sở kế

thừa và chọn lọc các biện pháp quản lý phát triển truyền

thống, áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý giáo dục, cập nhật tính hiện đại của thời đại, đồng thời vận dụng CNTT trong quản lý phát triển giảng viên ở nhà trường.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của trường phải

thực hiện được và mang lại hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất

lượng mở rộng quy mô, khẳng định thương hiệu nhà trường. Tính khả thi của các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo được đo bởi hiệu quả từ các biện pháp quản lý đó mang lại.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì "Hiệu quả là kết quả đích thực" .

Như

vậy, hiệu quả

biện pháp quản lý chất lượng đào tạo của nhà

trường là kết quả đích thực của biện pháp quản lý chất lượng đào tạo đó mang lại góp phần đạt được mục tiêu trong hoạt động đào tạo. Hiệu quả của biện pháp quản lý chất lượng đào tạo được thể hiện ở các đặc trưng:

­ Kết quả đạt được của biện pháp quản lý phát triển đội ngũ phải

hướng tới mục tiêu kết quả đào tạo.

­ Kết quả biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên phải có tác động đến cả quá trình quản lý và Cán bộ quản lý giảng, học viên... làm biến đổi chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Tuy nhiên, khi đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo của trường và các biện pháp quản lý giáo dục nói chung cần phải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024