Tổng Hợp Đội Ngũ Giảng Viên Theo Trình Độ Đào Tạo

còn có tư tưởng an phận, điều kiện và nhu cầu học tập ở trình độ cao ít. Vì thế trong công tác quản lý phát triển giảng viên nhà trường cần quan tâm chú ý đến những điều kiện khả năng của giới để động viên khuyến khích giúp giảng viên nữ khắc phục được những khó khăn về giới để ngày càng vươn lên hơn nữa.

d) Về sự phân bổ giảng viên theo khoa, bộ môn

Giảng viên cơ hữu tại trường phân chia theo đơn vị khoa, phòng không có sự chênh lệch lớn. Song vì các khoa vẫn thiếu giảng viên nên phải sử dụng giảng viên kiêm chức với tỷ lệ khá lớn 132 người vì giảng viên nhà trường chưa đảm nhận được một số chuyên đề về nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng nên phải mời giảng viên thỉnh giảng.

2.2.3. Chất lượng đội ngũ giảng viên

a) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Bảng 2.6: Tổng hợp đội ngũ giảng viên theo trình độ đào tạo



TT

KHOA, PHÒNG


SL

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO


CN

ĐANG HỌC

THS

THẠC

SỸ


NCS


TS

1

P. Đào tạo

6

3

2

1

0

0

2

K.Đại Cương

8

2

4

2

0

0

3

K. Thanh tra

9

1

2

3

2

1

4

K. KN­TC

8

2

3

3

0

0

5

P. Khác

4

0

0

0

2

2

Tổng‌

35‌

8

11

9

4

3


100%‌

22,8%

31,4%

25,7%

11,4%

8,6%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên nhằm nâng cấp trường lên Học viện thanh tra - 9

(Nguồn: Trường Cán bộ Thanh tra cung cấp)


* Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trường Cán bộ Thanh tra có 35 giảng viên, giảng viên có trình độ

học vị cao chưa nhiều: Tiến sỹ có 03 giảng viên; 04 giảng viên đang nghiên cứu sinh; Thạc sỹ có 09 giảng viên; đang học cao học là 11 giảng viên; cử nhân là 8 giảng viên.

Trên cơ

sở dự báo về quy mô số

lượng học viên của Trường Cán bộ

Thanh tra và sắp tới đây là Học viện Thanh tra được đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, căn cứ vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng các hệ thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp, các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

ngắn ngày về

thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố

cáo, phòng chống tham

nhũng và các hệ đào tạo khác. Trên quan điểm tăng cường giảng viên cơ hữu để đảm bảo chủ động trong việc phân công giảng dạy và công tác tại trường. Với trình độ chuyên môn như vậy để chuẩn hoá đội ngũ giảng viên cần có sự nỗ lực cố gắng rất nhiều của chính bản thân các giảng viên, bên cạnh đó lãnh đạo nhà trường cũng cần có những chính sách phù hợp nhằm thu hút và điều kiện cho đội ngũ giảng viên này tham gia học tập đạt chuẩn, vượt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ sự nghiệp chung của nhà trường.

Về trình độ nghiệp vụ sư phạm: Một số giảng viên đã tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm do Trường Đại học sư phạm Hà Nội cấp. Tính đến nay 100% giảng viên đã có bằng hoặc chứng chỉ theo quy định, đáp ứng đúng tiêu chuẩn giảng viên.

b) Trình độ tin học, ngoại ngữ

Về trình độ tin học: Nhà trường có 35 giảng viên có trình độ tin học trình độ B trở lên (Trình độ Tin học văn phòng). Số giảng viên có trình độ C tin học

07 người chiếm tỷ lệ 20%. khả năng sử dụng máy tính và ứng dụng các phần

mềm như một phương tiện có hiệu quả vào công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học có nhiều thuận lợi, tuy nhiên vẫn còn một số ít giảng viên lớn tuổi sử dụng máy tính không thường xuyên, đây là điểm còn hạn chế, bất cập giữa văn

bằng, chứng chỉ

với thực tế sử

dụng máy tính của giảng viên. Từ

đó ảnh

hưởng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, hiện đại hoá phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng các trang thiết bị hiện đại với trình độ tin học hiện có của đội ngũ giảng viên.

Về trình độ ngoại ngữ, đa số giảng viên có trình độ B ngoại ngữ tiếng Anh. Tuy nhiên trình độ đạt được và khả năng sử dụng ngoại ngữ còn nhiều bất cập. Theo thống kê có 100% giảng viên có trình độ B về ngoại ngữ trở lên

trong đó có 05 giảng viên trình độ C(8,6%). Tuy nhiên việc giao tiếp và sử

dụng ngoại ngữ không thường xuyên nên hiện nay phần lớn giảng viên hàng ngày không sử dụng được ngoại ngữ trong hoạt động và giao tiếp. Điều này ảnh hưởng đến con đường học tập nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, đặc biệt là đào tạo ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, chính việc hạn chế về khả năng ngoại ngữ đã làm cho một số giảng viên có tâm lý e ngại, an phận và tự đánh mất cơ hội, chỉ tiêu đào tạo hàng năm. Đồng thời nó còn ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế nhất là trong giai đoạn hiện nay

khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập

quốc tế là một tất yếu khách quan, bất kỳ quốc gia nào cũng đều bị ảnh hưởng và chịu sự chi phối đó. Đây là một thực trạng rất đáng được quan tâm bởi Tin học và Ngoại ngữ là hai công cụ rất hữu ích để nâng cao trình độ chuyên môn, hoạt động giao lưu quốc tế, trao đổi thông tin, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,... Đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO. Đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục cần có kế

hoạch, biện pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao

trình độ Tin học, Ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

c) Chất lượng đội ngũ giảng viên Trường

Để có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cán bộ Thanh tra sát thực hơn trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc tìm hiểu và thống kê về thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường về trình độ chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ và trình độ nghiệp vụ sư phạm được đào tạo.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và xin ý kiến các đồng chí cán bộ quản

lý, giảng viên và học sinh của nhà trường về phẩm chất nhà giáo; trình độ

chuyên môn; năng lực sư phạm và năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên nhà trường. Chúng tôi đã tiến hành hỏi và xin ý kiến đánh giá của 33

cán bộ

quản lý và 102 Học viên hệ

đào tạo bồi dưỡng Thanh tra viên tại

trường. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7: Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, GV và học viên về chất lượng đội ngũ giảng viên nhà trường.


Các tiêu chí đánh giá

Mức độ đánh giá

Tốt

Khá

TB

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

1. Phẩm chất nhà giáo

115

85,19

16

11,85

4

2,96

0

0

2.Trình độ chuyên môn

83

61,48

40

29,63

12

8,89

0

0

3. Năng lực sư phạm

65

48,15

45

33,33

25

18,52

0

0

4.Năng lực NCKH

19

14,07

35

25,93

81

60,0

0

0


Nhận xét: Qua kết quả tổng hợp phiếu xin ý kiến của các đồng chí

CBQL và học viên hệ Thanh tra viên có thể kết luận:

­ Đa số giảng viên của trường được đánh giá là có phẩm chất tốt và trình độ chuyên môn khá, tốt.

­ Năng lực sư phạm và năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên không đồng đều, còn nhiều phiếu đánh giá ở mức trung bình. Vì vậy các nội dung này cần bồi dưỡng thêm.

Các đồng chí cán bộ quản lý của nhà trường đều cho rằng: để đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường, cần bồi dưỡng thêm cho đội ngũ giảng viên về các mặt: trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn, kiến thức thực tế, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sư phạm và đặc biệt là kỹ năng nghiên cứu khoa học...

Trên đây là đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường, ngoài ra Trường còn có một đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, giảng viên kiêm chức ở Học viện Chính trị­ Hành chính quốc gia và Thanh tra chính phủ. Đặc điểm của đội ngũ

giảng viên thỉnh giảng là đối với giảng viên ở Học viện Chính trị Hành chính

có học hàm học vị cao, phù hợp với việc giảng dạy các môn đại cương, quản lý nhà nước; Giảng viên kiêm chức ở Thanh tra Chính phủ có kinh nghiêm thực

tế về

Thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố

cáo, phòng chống tham

nhũng, song về phương pháp sư phạm cần phải được bồi dưỡng mới có thể đảm bảo đạt chuẩn về phương pháp giảng dạy nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Thanh tra.

* Nhận định đánh giá chung về chất lượng đội ngũ giảng viên

Qua điều tra phân tích số liệu thống kê hàng năm về đội ngũ giảng viên của Trường Cán bộ Thanh tra trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu... ứng với các nội dung quy định về tiêu chuẩn các ngạch công chức giảng dạy ở bậc đại học, cao đẳng của ngành Giáo dục­Đào tạo (Ban hành kèm theo quyết định số 538/TCCP­BCTL, ngày 18/12/1995 của Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về định mức quy định cho thấy chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cán bộ Thanh tra bên cạnh những điểm mạnh còn tồn tại một số bất cập chưa thức sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao của nhà trường hiện nay và trong giai đoạn tiếp theo, cụ thể như sau:

Thứ nhất, vẫn còn một số ít chưa được đào tạo bài bản ở các trường sư phạm nên trình độ năng lực sư phạm chỉ đạt ở mức trung bình. Số giảng viên đạt trình độ tiến sỹ còn rất ít, số lượng giảng viên thạc sỹ chưa nhiều so với tổng số giảng viên. Mặt khác một số giảng viên đã cao tuổi nên khó có điều kiện để tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ, nên phải chuẩn bộ đội ngũ kế cận.

Hiện tại đội ngũ giảng viên Trường Cán bộ Thanh tra thống kê cho thấy trường có nguồn tiềm năng lớn. Song chỉ thiếu về số lượng và cơ cấu giảng

viên giảng dạy nghiệp vụ. Nhà trường cần có sự đầu tư cho giảng viên tham

gia các đoàn thanh tra tại Thanh tra Chính phủ, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn, hoặc biệt phái về cơ quan thanh tra một thời gian.

Thứ hai, trình độ tin học của đội ngũ giảng viên Trường Cán bộ Thanh tra hiện nay: về văn bằng chứng chỉ đảm bảo, song một số giảng viên ít sử dụng máy tính và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Thứ ba, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên nhà trường đang là vấn đề cần phải quan tâm, nhất là thực tế giao tiếp trong hợp tác quốc tế.

Qua điều tra cho thấy năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên Trường Cán bộ thanh tra còn hạn chế.

* Nguyên nhân của thực trạng trên:

­ Việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng kịp thời so với yêu cầu của Trường.

­ Cơ chế, chính sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trong những năm qua còn chưa đồng bộ, chưa khuyến khích được đội ngũ giảng viên đi học tập nâng cao trình độ, nhất là số giảng viên trẻ. Nhiều giảng viên lớn tuổi xuất hiện tâm lý chung ngại học. Mặc dù nhà trường đã khuyến khích giảng viên đi học cao học, nghiên cứu sinh, song các giải pháp đó còn chưa đủ mạnh để động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên đi học tập nâng cao trình độ, nhất là đi học cao học và nghiên cứu sinh.

­ Một số giảng viên nhà trường còn yếu kém, đặc biệt là nhận thức

chưa thoả đáng về yêu cầu đối với bản thân không cầu tiến, chậm đổi mới tư duy, ít năng động và sáng tạo trong hoạt động. Đồng thời đời sống cán bộ giảng viên còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên.

­ Việc tuyển dụng giảng viên chưa được tiến hành thường xuyên, có kế

hoạch, chưa xây dựng được các chính sách

ưu đãi, tuyển dụng, bố

trí, sử

dụng. Đặc biệt chưa có giải pháp để thu hút sinh viên giỏi, giảng viên có trình độ cao về công tác tại trường.

Chưa có chính sách thoả đáng cho việc nghiên cứu khoa học nhất là

nghiên cứu về lĩnh vực của Ngành đó là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

2.3 Việc nâng cấp Trường lên Học viện Thanh tra.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành thanh tra là

một hoạt động đặc thù, có quy mô đào tạo hàng năm lớn, phạm vi đào tạo rộng cho cho đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra trong phạm vi toàn quốc. Chính vì vậy, cần phải gắn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học thông qua việc nâng cấp Trường Cán bộ Thanh tra lên thành Học viện Thanh tra

Nâng cấp Trường lên Học viện Thanh tra nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách, khách quan về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ thanh tra nói riêng.

Hoạt động thanh tra nhằm ngăn ngưà, phat́ hiện vàxử lýnhưñ g haǹ h vi

vi phạm phaṕ luâṭ , hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy

nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm công bằng, dân chủ, minh bạch, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Với vai trò quan trọng như vậy, để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thì việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thực

hiện nhiệm vụ

thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố

cáo, phòng, chống tham

nhũng trong những năm tới thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thanh tra là vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành thanh tra.

Từ góc độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Chương trình tổng thể cải cách hành chính đã đề ra mục tiêu phải “… xây dựng đội ngũ cán bộ,

công chức

có phẩm chất và năng lực đáp

ứng yêu cầu của công cuộc xây

dựng, phát triển đất nước”, thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, là “công bộc” của dân. Đó cũng là những chủ trương lớn mà ngành Thanh tra cần quán triệt để tổ chức thực hiện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Dưới tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cũng đang tạo ra những áp lực mới đối với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thanh tra. Đặt ra những khó khăn, thách thức cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thanh tra cả về số lượng, chất lượng đào tạo.

Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra ngày

càng lớn mạnh, theo thống kê chưa đầy đủ

thì tổng số

cán bộ

của ngành

thanh tra đã lên tới hơn 2,4 vạn người, có ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để phục vụ cho yêu cầu của công tác quản lý nhà nước. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức này cần phải được thực hiện với quy mô, hình thức lớn hơn mới có thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức ngành Thanh tra

ngoài những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, quản lý nhà nước để rèn luyện bản chính chính trị, giữ vững phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thì hoạt động đào tạo, bồi dưỡng còn phải trang bị cho cán bộ, công chức thanh tra

những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành. Đó là những phương

pháp, cách thức thực hiện các hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng khai thác thông tin, tài liệu, kỹ năng kiểm tra, xác minh… Muốn vậy thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cần phải được đổi mới cả về hình thức, quy mô đào tạo thông qua việc nâng cấp Trường thành lập Học viện Thanh tra.

Nâng cấp Trường lên Học viện Thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu

nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra.

Những năm qua, công tác nghiên cứu khoa học về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng đã được Thanh tra Chính phủ và cơ quan thanh tra nhà nước ở các cấp, các ngành quan tâm, tổ chức thực hiện. Việc tổng kết thực tiễn và tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học của ngành

Thanh tra đã làm sáng tỏ

những vấn đề

lý luận và thực tiễn của công tác

thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, góp phần

quan trọng vào quá trình xây dựng thể chế, chính sách của ngành và định

hướng cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong công tác nghiên cứu khoa học cũng còn những hạn chế, trong đó lớn nhất chính là việc chưa gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thanh tra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024