Quản Lý Phát Triển Giảng Viên Trường Cán Bộ Thanh Tra

Với số lượng đề tài nghiên cứu hạn chế, phạm vi nghiên cứu của các

đề tài rộng, tập trung vào những vấn đề

lý luận để

phục vụ

cho việc xây

dựng thể chế, chính sách của ngành. Bên cạnh đó, công tác tổng kết thực tiễn hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng dưới góc độ chuyên sâu về nghiệp vụ chưa được chú trọng. Điều này phần

nào đã

ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra. Trong khi đó, nếu thành lập Học viện Thanh tra việc nghiên cứu khoa

học sẽ được thực hiện ở nhiều cấp độ, cả trong thực hiện đề tài khoa học và thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng với hoạt động nghiên cứu của

học viên. Đồng thời, các hoạt động nghiên cứu khoa học này sẽ được tiến

hành liên tục và phạm vi rộng, với cả đối tượng là cán bộ, giảng viên của học viện và học viên tham gia các khóa học, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.

Vì vậy, việc thành lập Học viện Thanh tra sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ thanh tra,

trước hết là trực tiếp phục vụ việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng

dạy và học tập, thông qua hoạt động đúc rút kinh nghiệm thành lý luận thông qua quá trình tổng kết thực tiễn, phân tích, tổng hợp những gì được khảo sát, nêu lên thành các khái niệm, phạm trù, khái quát thành hệ thống tri thức khoa học về nghiệp vụ thanh tra. Trên cơ sở đó, xây dựng chuyên ngành khoa học về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

Qua công tác nghiên cứu khoa học của Học viện góp phần phục vụ

ngay cho việc tổng kết những vấn đề lý luận có liên quan đến nghiệp vụ

thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng qua 65 năm ra đời và phát triển của ngành thanh tra. Học viện phải phấn đấu trở thành một Trung tâm đầu ngành về nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

Hơn nữa, việc nâng cấp Trường lên thành Học viện Thanh tra góp phần mở rộng hợp tác quốc tế và trong nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

Việc thành lập Học viện Thanh tra sẽ tạo những điều kiện thuận lợi để tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường và ngành Thanh tra; giúp cho ngành thanh tra có điều kiện tranh thủ sự hỗ trợ, nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện; đồng thời có thêm điều kiện giới thiệu cán bộ thanh tra tham gia học tập, nghiên cứu trong nước và nước ngoài trong các chương trình hợp tác quốc tế.

Mô hình Học viện (Theo Đề án thành lập Học viện Thanh tra)

Qua nghiên cứu về tổ chức, hoạt động của các học viện thuộc các bộ, ngành trung ương thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng, cho thấy có 03 mô hình chủ yếu như sau:

­ Thứ nhất, mô hình Học viện Chính trị ­ Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh, trực thuộc Ban Chấp hành Trung

ương Đảng và Chính phủ, tổ

chức

đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đây là mô hình học viện đặc biệt xuất phát từ cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập và đối tượng đào tạo của Học viện này.

­ Thứ hai, là mô hình học viện nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, có chức năng đào tạo các cấp học về đại học và sau đại học (có mã ngành

đào tạo do Bộ

Giáo dục đào tạo cấp) như

Học viện Tài chính, Học viện

Cảnh sát, Học viện Ngân hàng… Điều kiện, tiêu chuẩn thành lập các Học

viện nói trên phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể về cơ sở vật chất, đội ngũ

giảng viên, chương trình, giáo trình theo quy định tại Quyết định số 07/QĐ­ TTg ngày 15/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học..

­ Thứ ba, mô hình học viện có chức năng đào tạo, bồi dưỡng theo các ngạch, bậc công chức, cán bộ đoàn thể như Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị, Học viện Phụ nữ; Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam… Đối với mô hình này, việc thành lập Học viện không bắt buộc theo các điều kiện cụ thể, chặt chẽ về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình giáo trình… được quy định tại Quyết định 07/QĐ­TTg ngày 15/01/2009 của

Thủ tướng Chính phủ ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học..

Với ba loại hình học viện nêu trên cho thấy, các học viện này đều có 2 chức năng cơ bản là đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học nhưng quy mô, hình thức đào tạo, bồi dưỡng của mỗi loại học viện là khác nhau.

Căn cứ vào điều kiện thực tế cho thấy Trường Cán bộ Thanh tra chưa đáp ứng được các quy định về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên, chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng Vì vậy, trong thời gian trước mắt thành lập Học viện Thanh tra sẽ được thực hiện theo mô hình của loại Học viện thứ 3 (giống như Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị) với phương án cụ thể: Nâng cấp từ Trường Cán bộ Thanh tra lên thành Học viện Thanh tra.

Sơ đồ 2.8: Bộ máy Học viện Thanh tra


PHÂN VIỆN

MIỀN Tr u n g

TỔ CHỨC BỘ MÁY HỌC VIỆN THANH TRA


BAN GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN TRUNG TÂM

CÁC KHOA


Khoa Đại Cương

Khoa Nghiệp vụ Thanh tra

Khoa NV GQKN

Khoa NV GQTC

Ph ÂN VIỆN MIỀN NAM

PHÂN VIỆN

MIỀN Tr u n g

Văn phòng

Phòng TC-CB

Phòng Quản lý đào tạo

Phòng NCKH Và HTQT

Phòng

Tài chính Kế toán

Trung tâm

Thông tin- Thư viện (Đặc san, Website)

Trung tâm Ngoại Ngữ- Tin Học


Viện NC NVTT

Khoa NV Phòng, chống tham nhũng

Phòng Quản trị

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG

CÁC TRUNG TÂM


2.4 Quản lý phát triển giảng viên Trường Cán bộ Thanh tra

2.4.1. Quản lý tuyển dụng và tiếp nhận giảng viên

Trước đây có quan điểm cho rằng Trường Cán bộ Thanh tra chỉ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, vì vậy công tác phát triển giảng viên chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Việc tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức của Nhà trường chỉ tập trung vào bổ sung những cán bộ chủ nhiệm lớp để thực hiện

nhiệm vụ tổ

chức, quản lý lớp học. Giảng viên giảng dạy chủ

yếu vào

những giảng viên thỉnh giảng từ các Trường, Học viện như Học viện hành chính quốc gia và lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc cơ quan Thanh tra Nhà nước (nay là cơ quan Thanh tra Chính phủ) và một số lãnh đạo thanh tra bộ ngành, địa phương.

Từ năm 2004 đến nay, với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tăng lên thì quan điểm về vai trò của Nhà trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng có sự thay đổi, thay vì xem nhiệm vụ của Trường là tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng thì nay đã giao cho Nhà trường phải trực tiếp chịu

trách nhiệm về

công tác giảng dạy nghiệp vụ

thanh tra, có sự

đan xen sử

dụng hợp lý đội ngũ giảng viên cơ hữu với giảng viên thỉnh giảng để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Tự chủ về nguồn giảng viên, quan điểm của Lãnh đạo nhà trường cho rằng phải tuyển dụng những giảng viên có trình độ chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác thanh tra. Chính vì vậy, số lượng giảng viên cơ hữu được tuyển dụng đa số được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn được tuyển dụng ngày càng được tăng lên, góp phần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường, phù hợp với đòi hỏi yêu cầu thực tiễn của ngành Thanh tra và của Trường Cán bộ Thanh tra.

Bảng 2.9: Tổng hợp tiếp nhận và tuyển dụng giảng viên


Năm

Trình độ

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng

Tỷ lệ

Cử nhân

01

02

02

04

0

09

56,3%

Thạc sỹ

0

0

01

04

0

05

31,3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên nhằm nâng cấp trường lên Học viện thanh tra - 10


Tiến sỹ

0

0

0

01

01

02

12,3%

Tổng

01

02

03

09

01

16

100%

(Nguồn: Trường Cán bộ Thanh tra cung cấp)

Theo tổng hợp số lượng giảng viên tiếp nhận và tuyển dụng trong 5 năm gần đây cho thấy: Trong 5 năm nhà trường đã tiếp nhận và tuyển dụng được 02 Tiến sỹ, 05 thạc sỹ và 09 cử nhân (Trong 09 cử nhân có 04 đang

học cao học năm 2011 bảo vệ). Như

vậy đã nâng dần số

giảng viên là

Tiến sỹ lên tổng số là 03 giảng viên, số giảng viên đang nghiên cứu sinh

mới tuyển thêm 01 đồng chí, tổng số nghiên cứu sinh trong trường là 04

giảng viên; Như vậy dự báo 2 năm nữa trường sẽ có thêm 04 tiến sỹ; trong số giảng viên mới tiếp nhận về trường 5 năm trở lại đây Thạc sỹ và đang học Cao học cũng được nâng lên đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Trong số Tiến sỹ, Nghiên cứu sinh, Thạc sỹ… đa số là chuyên ngành Luật, Hành chính, Quản lý Giáo dục đó là những chuyên ngành phù hợp, cần thiết cho việc phát triển của nhà trường.

Công tác tuyển dụng giảng viên của trường đã có những bước tiến mới, trong 5 năm qua đã tuyển được một số giảng viên song còn rất nhiều bất cập do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như cơ chế chính sách tuyển dụng của nhà nước, chế độ đãi ngộ giảng viên, quy hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự báo về phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là việc giao quyền tự chủ trong việc tuyển dụng giảng viên cho nhà trường chưa được các cấp quản lý thực hiện một cách triệt để.

Từ năm 2008 Nhà trường đã ưu tiên tuyển dụng những giảng viên có

học hàm học vị, có kinh nghiệm trong công tác Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng về công tác tại trường. Giải pháp này cũng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuẩn bị điều kiện đảm bảo có thể nâng cấp Trường trở thành Học viện Thanh tra trong thời gian tới.

Tuy nhiên số giảng viên tuyển dụng mới có 03 giảng viên đã qua công tác Thanh tra, đối với một trường giảng dạy nghiệp vụ thì đây quả là một con

số khá khiêm tốn và rất khó khăn cho việc bố trí dạy các môn nghiệp vụ thực tế.

Để nhận định khách quan thực tế biện pháp tiếp nhận tuyển dụng giảng

viên, khảo sát 20 cán bộ được kết quả như sau:

và 75 giảng viên (cả giảng viên kiêm chức) tổng hợp

Bảng 2.10 Kết quả khảo sát biện pháp tuyển dụng đội ngũ giảng viên


Biện pháp

Mức độ

CBQL

G. viên

Chung

SL

%

SL

%

SL

%

Đánh giá


tuyển dụng, tiếp nhận

giảng viên

Tốt

1

5,0

5

6,7

6

6,3

Khá

12

6,0

36

48

48

50,5

T.Bình

7

35

26

37

33

34,7

Yếu

0

0

8

10,7

8

8,4


Qua kết quả khảo sát cho thấy các ý kiến cho rằng hiệu quả tuyển dụng tốt có 6 ý kiến (6,3%); đánh giá hiệu quả tuyển dụng khá có 48 ý kiến (50, 5

%); còn 33 ý kiến cho là hiệu quả tuyển dụng trung bình; Ý kiến cho rằng biện pháp tuyển dụng yếu 8 ý kiến (8,4 %). Dưới góc nhìn của Nhà quản lý cho thấy Trường bước đầu đã tuyển dụng được một số giảng viên đảm bảo tiêu chuẩn học hàm, học vị. Song Trường Cán bộ Thanh tra rất cần giảng viên có kinh nghiệm thực tế về Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng song số lượng giảng viên đã có kinh nghiệm thực tế này rất khó tuyển dụng, tiếp nhận, một trong những nguyên nhân là do chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng.

2.4.2. Quản lý bố trí, sử dụng giảng viên

Công tác bố

trí, sử

dụng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa hết sức quan

trọng đối với việc nâng cao chất lượng giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo cũng như các hoạt động khác của nhà trường. Việc bố trí, sử dụng giảng

viên đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn mới phát huy hết sở trường,

năng lực của đội ngũ giảng viên, giúp họ yên tâm công tác, nhiệt tình với công việc đảm bảo hoạt động chung của nhà trường có chất lượng và hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ nhà trường.

Trường Cán bộ Thanh tra đã luôn tích cực đổi mới cả cơ cấu tổ chức tổ chức và hoạt động, thể hiện ở việc tích cực nghiên cứu, sắp xếp kiện toàn về tổ chức, đổi mới phương thức đào tạo, đa dạng hoá các hình thức đào tạo, đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phát triển đội ngũ giảng viên, Công tác quản lý đội ngũ giảng viên về số lượng tương ứng với việc quản lý bố trí

nhân sự

về cơ cấu chuyên môn, dựa vào đặc điểm cụ

thể

của từng Khoa,

từng bộ

môn cũng như

trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên mà hiệu

trưởng tiến hành xác định việc phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, khoa học và có hiệu quả nhất. Dựa vào trình độ đào tạo của giảng viên như: giảng viên được đào tạo thạc sỹ Luật, cử nhân Luật phân công dạy ở Khoa Đại Cương, giảng viên có chuyên môn Quản lý Nhà nước về thanh tra, kiểm tra hoặc đã có thâm niên trong ngành Thanh tra thì giảng dạy ở khoa Nghiệp vụ Thanh tra; giảng viên có kiến thức thực tế ở lĩnh vực Giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng thì phân công ở khoa tương ứng.

Nhà trường đó kết hợp giữa việc sử dụng số giảng viên cơ hữu của

Trường, với không ngừng phát triển đội ngũ giảng viên từ nhiều nguồn khác nhau như các đồng chí là lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, các đồng chí có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các vụ, đơn vị chuyên môn của Thanh tra Chính phủ, của các cơ quan thanh tra trong cả nước hợp tác với Nhà trường trong việc giảng dạy những chuyên đề mang tính chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo…

Bên cạnh đó, Nhà trường cũng lựa chọn mời các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm về pháp luật, tài chính và một số chuyên ngành liên quan đến thanh tra ở các Học viện, các trường Đại học, các cơ quan đơn vị khác tham gia giảng dạy. Đồng thời, Nhà trường tiếp tục phát triển thêm đội ngũ

giảng viên kiêm chức về cả số lượng và chất lượng. Các giảng viên hiện có tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao, kết hợp với việc tuyển dụng các cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp trong lĩnh vực pháp luật, tài chính, thanh tra và có khả năng sư phạm về Trường giảng dạy.

Do chỉ tiêu định biên hàng năm không phù hợp với quy mô đào tạo nên

giảng viên trường Cán bộ Thanh tra phải dạy vượt giờ nhiều so với định mức.

Do đó việc bố trí, sắp xếp giảng viên tập trung vào công tác học tập, nâng cao trình độ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do phải dạy nhiều giờ như vậy không chỉ gây mệt mỏi, căng thẳng ảnh hưởng đến sức khoẻ của giảng viên mà còn

ảnh hưởng đến việc học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ, đến nghiên cứu khoa học của giảng viên, cũng như việc tham gia các hoạt động xã hội khác, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giờ giảng nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

Trong phân công giảng dạy, công tác chuyên môn còn thiếu khoa học, đôi khi thời khoá biểu còn chồng chéo, bất hợp lý gây ra tình trạng có thời điểm giảng viên phải dạy quá nhiều giờ, có giảng viên dạy liên tục mấy ngày liền, có thời điểm lại phải nghỉ quá dài ngày. Đặc biệt khoa Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, khoa Thanh tra giảng viên phải dạy vượt giờ nhiều. Thực trạng trên phản ảnh những bất cập từ nhiều phía, có cả yếu tố khách quan và chủ quan gây khó khăn cho công tác bố trí, sử dụng giảng viên, nhiều khi làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình giảng dạy ­ giáo dục của năm học.

Việc phân công, điều động bớt một số giảng viên kiêm chức về các đơn vị khoa, bộ môn trực tiếp làm công tác giảng dạy còn chưa mạnh dạn. Hơn nữa do yêu cầu của việc nâng cấp trường, nên một số giảng viên đi học cao học trong điều kiện trường đang thiếu giảng viên nên việc bố trí, sử dụng đội khi còn gặp khó khăn, lúng túng, thiếu khoa học.

2.4.3. Quản lý việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với giảng viên Trong nhà trường giảng viên là lực lượng nòng cốt, quyết định chất

Ngày đăng: 28/03/2024