Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự Việt Nam - 10

quả tang trên máy bay… làm cho quá trình giao người bị kéo dài, chậm thời gian điều tra và xử lý người phạm tội quả tang.

Thứ bảy là, về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bắt người phạm tội quả tang còn thiếu khá lớn. Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật tác nghiệp cho quá trình bắt người phạm tội dành cho các cơ quan điều tra còn thấp và thô sơ, khi gặp các đối tượng phạm tội nguy hiểm cao như ma túy, hành vi gián điệp thì cán bộ điều tra khó phát hiện nhất là các đơn vị làm việc ở các vùng biên giới, hải đảo vùng miền rừng núi, xa trung tâm và ít dân cư sinh sống. Nhiều trụ sở cơ quan làm việc còn thiếu trang thiết bị văn phòng, thiết bị làm việc, thiếu văn bản pháp luật dẫn đến việc nhận thức cũng như áp dụng quy định còn khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí để hỗ trợ cho các chiến sĩ công tác cũng như người thân của họ ở những vùng biển, hải đảo, biên giới ngày đêm hoạt động để đấu tranh với các loại tội phạm nguy hiểm còn chưa được chu đáo. Kinh phí khen thưởng và tuyên dương cho những trường hợp quần chúng hoặc những cán bộ, chiến sĩ, đơn vị quả cảm tham gia công tác bắt người phạm tội quả tang còn thấp, còn chậm, chưa kịp thời chưa phát huy được sự động viên tinh thần cũng như khích lệ nêu gương.

Với yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, việc bắt, giam giữ cần phải được tiến hành kiên quyết, kịp thời. Tuy nhiên, không thể vì bất cứ một lý do nào mà áp dụng các biện pháp ngăn chặn tràn lan, sai tính chất, sai đối tượng, không đảm bảo các yêu cầu của pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Kết luận chương 2

Trong chương 2 học viên nghiên cứu những quy định của pháp luật về BPNC bắt người đang phạm tội quả tang trong Bộ luật TTHS năm 2003 và thực trạng áp dụng các quy định trong công tác bắt người phạm tội quả tang ở nước ta từ năm 2008 đến năm 2012. Trên cơ sở nghiên cứu, so sánh những quy định pháp luật ở các thời kỳ đã thấy được thay đổi mang tính hoàn thiện trong văn bản pháp luật TTHS hiện hành. Những trường hợp bắt, thẩm quyền bắt, thủ tục bắt và sau khi bắt được quy định chi tiết thuận tiện cho quá trình áp dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác áp dụng BPNC bắt người phạm tội quả tang thì vẫn còn một số vướng mắc về pháp luật:

- Quy định chung trường hợp bắt phạm tội quả tang và bắt truy nã trong cùng một điều luật;

- Trình tự, thủ tục bắt phạm tội quả tang đối với các đối tượng đặc biệt còn thiếu cơ sở pháp lý trong luật TTHS, còn mâu thuẫn với quy định chung về đường lối xử lý đấu tranh và phòng chống tội phạm;

- Trình độ nhận thức pháp luật về tội phạm của quần chúng nhân dân còn hạn chế;

- Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của lực lượng đấu tranh và bắt giữ tội phạm phạm tội quả tang còn chưa cao.

Để công tác áp dụng BPNC bắt người phạm tội quả tang hiệu quả hơn nữa thì trong thời gian tới đây việc hoàn thiện những quy định chi tiết cụ thể, riêng biệt đối với trường hợp bắt người phạm tội quả tang cũng như có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia công tác bắt. Cần có sự quan tâm sát sao của Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành, hỗ trợ kịp thời nguồn nhân lực và vật lực cho công tác bắt người phạm tội quả tang.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Chương 3‌‌‌‌

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI PHẠM

Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự Việt Nam - 10

TỘI QUẢ TANG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG


3.1. Yêu cầu và định hướng công tác bắt người phạm tội quả tang ở nước ta hiện nay

3.1.1. Yêu cầu của công tác bắt người đang phạm tội quả tang trong giai đoạn hiện nay

Với thực trạng công tác áp dụng biện pháp bắt người nói chung và bắt người phạm tội quả tang nói riêng ở nước ta trong những năm qua luôn là một BPNC chiếm vị trí quan trọng nhất trong công tác đấu tranh và ngăn ngừa hành vi tội phạm. Để xác định được tầm quan trọng cũng như hiệu quả của công tác áp dụng biện pháp bắt người này trong thời gian tới, chúng ta cần xác định rõ những yêu cầu trọng tâm mang tính chủ đạo sau:

Thứ nhất là, công tác áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang phải kịp thời ngăn chặn tội phạm đảm bảo yêu cầu đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Việc ngăn chặn tội phạm kịp thời, không để tội phạm xảy ra hoặc không để người phạm tội có điều kiện kết thúc hành vi phạm của của mình là việc làm rất cần thiết và cấp bách. Khi thấy trường hợp đang phạm tội quả tang bất kỳ người nào cũng được bắt và tước hung khí, vũ khí của người bị bắt sau đó giải ngay đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Sau khi được tiếp nhận người bị bắt phạm tội quả tang, các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện một loạt các thủ tục pháp lý theo đúng quy định: lập biên bản người bị bắt phạm tội, giao ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền, áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác (tạm giữ, tạm giam…), thông báo cho gia đình và địa phương của người bị bắt… Suốt quá trình thủ tục pháp lý sau luôn đòi hỏi chính xác và đúng trình tự để đảm bảo cơ sở chặt chẽ trong việc giải quyết vụ án nhanh chóng, đúng người, đúng tội hoặc được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Thực tế

tất cả những trường hợp bắt phạm tội quả tang được khởi tố và giải quyết xét xử chiếm tỉ trọng lớn. Bởi vậy, việc đảm bảo tính đúng đắn, kịp thời trong quá trình vận dụng công tác bắt người phạm tội quả tang là một yêu cầu đầu tiên nhằm mục tiêu đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.

Thứ hai là, về mặt pháp lý và yếu tố chính trị cần phải đảm bảo yêu cầu hoàn thiện và thống nhất giữa các văn bản pháp quy trong công tác áp dụng biện pháp bắt người. Hiện nay, trong văn bản luật hình sự và TTHS đều thống nhất quy định thẩm quyền bắt người thuộc về bất kỳ người nào khi phát hiện và thấy hành vi tội phạm. Trong khi đó có một số đối tượng đặc biệt xét về vị trí, chức vụ, quyền hạn, chính trị lại áp dụng thủ tục bắt phạm tội quả tang riêng. Trong bộ luật TTHS chưa có điều luật nào quy định việc bắt người là “đối tương đặc biệt” như: đại biểu dân cử; đảng viên; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; người thủ lĩnh, người có danh tiếng, có uy tín lớn trong các dân tộc ít người; người có chức sắc trong các tôn giáo; tri thức, nhân sĩ có tên tuổi, văn nghệ sĩ có tiếng tăm được trong nước và thế giới chú ý tới và người nước ngoài. Khi phát hiện các đối tượng đặc biệt này phạm pháp quả tang thì việc bắt giữ lại phải xin ý kiến. Bởi vậy, nếu xét về nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật đã bị vi phạm và có sự phân biệt đối xử và bắt giữ các đối tượng phạm pháp quả tang. Đồng thời, việc áp dụng biện pháp bắt người đối với các đối tượng đặc biệt này còn xảy ra vấn đề lúng túng, vướng mắc cũng như không đảm bảo tính thống nhất. Yêu cầu cần pháp điển hóa quy định về việc thực hiện biện pháp bắt người áp dụng đối với một số “đối tượng đặc biệt” đã nêu và thể hiện trong bộ luật TTHS sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới để đảm bảo thống nhất và thuận tiện cho việc áp dụng.

Thứ ba là, yêu cầu về nghiệp vụ cho các lực lượng cán bộ hoạt động trong công tác bắt người phạm tội quả tang. Mặc dù thẩm quyền bắt phạm tội quả tang là bất kỳ người nào nhưng trong thực tế việc đấu tranh với những loại tội phạm này của người dân còn hạn chế. Việc bắt người phạm tội chủ yếu được thực hiện do các cơ quan, lực lượng chức năng về nghiệp vụ: công an, cảnh sát, bộ đội

biên phòng, hải quân, dân quân địa phương. Đây là những lực lượng then chốt được rèn luyện về nghiệp vụ tác chiến, có đủ sức lực cũng như phương pháp trấn áp và chiến thuật bắt giữ hành vi phạm tội. Bởi vậy, để đảm bảo công tác bắt người phạm tội quả tang theo đúng phương châm “Bắt đúng, bắt trúng” thì cần phải nâng cao nhận thức, hiểu biết về kiến thức pháp luật. Nắm được các việc cần làm và phải làm khi bắt và sau khi bắt người phạm tội. Bên cạnh đó, nhà nước ta cũng cần phải thường xuyên quan tâm đến đời sống của các lực lượng then chốt này để họ có thể yên tâm công tác và tận tụy với nghiệp vụ chuyên môn, tích cực góp phần cho mục tiêu đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.‌

3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả về công tác bắt người đang phạm tội quả tang trong giai đoạn hiện nay

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác bắt người đang phạm tội quả tang cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất là, làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, các qui định của pháp luật về vấn đề bắt người phạm tội quả tang, đẩy mạnh tuyên truyền nhận thức rõ về các quy định chung về tội phạm trong luật hình sự, tố tụng hình sự. Nhận thức rõ hơn trách nhiệm, vai trò to lớn của toàn dân ta trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm cho pháp chế xã hội chủ nghĩa được giữ vững, góp phần bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo định hướng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Tích cực tham gia công tác xây dựng pháp luật, nhất là các đề án, dự án luật có liên quan trực tiếp đặc biệt là công tác nghiên cứu để sửa đổi các điều khoản về bắt người phạm tội quả tang trong Bộ luật TTHS 2003 và Đề án mô hình TTHS Việt Nam.

Thứ hai là, hoàn thiện các quy định trong văn bản pháp luật về nội dung, trình tự thủ tục bắt người phạm tội quả tang. Công tác áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang thực hiện nhiệm vụ ngăn ngừa những hành vi phạm tội mang tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, đảm bảo

được tính ngăn chặn, phòng chống kịp thời và đồng thời nhằm đảm bảo mục tiêu cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, góp phần bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ pháp chế XHCN và quyền dân chủ của công dân. Pháp luật của Nhà nước ta thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng. Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ này, đòi hỏi trong thhời gian tới công tác xây dựng để hoàn thiện các quy định của pháp luật trong các văn bản pháp quy phải rõ ràng và chi tiết để áp dụng một cách dễ dàng, hiệu quả. Cần có sự tách biệt và quy định thành các điều luật riêng về những thủ tục trình tự sau và bắt người trong trường phạm tội quả tang như hiện nay.

Thứ ba là, nâng cao nhận thức của người toàn dân về công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm, hiểu biết của người dân về pháp luật. Thẩm quyền bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang được quy định cho bất kỳ ai, để nhằm mục đích phòng chống và ngăn ngừa tội phạm cần phải nâng cao nhận thức cho toàn dân. Hiện nay vấn đề hiểu biết pháp luật đặc biệt là pháp luật hình sự của nhân dân rất hạn chế. Để tránh nhận thức sai trong công tác bắt người phạm tội quả tang nói riêng và bắt người phạm tội nói chung, cần thường xuyên đẩy mạnh mở các buổi học tập, tuyên truyền, nhận thức, giáo dục toàn dân hiểu được thế nào là bắt người phạm tội do luật hình sự điều chỉnh và bắt người trong vi phạm hành chính. Hạn chế những bất cập về việc bắt giữ người trái pháp luật cũng như vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm của con người thì công tác nhận thức pháp luật hình sự, tố tụng hình sự cũng như các quy định pháp luật khác là một vấn đề cấp thiết và quan trọng nhất trong hiện nay.

Thứ tư là, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền, lực lượng tham gia công tác bắt người, nâng cao nghiệp vụ cho các cơ quan tiếp nhận người bị bắt và cơ quan điều tra thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn góp phần nâng cao chất lượng công tác bắt người phạm tội quả tang. Hoạt động bắt giữ và điều tra để làm rõ tội phạm, đảm bảo đúng đắn về trình tự, thủ tục, kết quả điều tra. Nếu hết thời hạn điều tra, cơ quan điều tra không thấy đủ căn cứ dấu hiệu tội phạm thì phải thả tự do cho người bị bắt phạm tội quả tang. Phối

hợp chặt chẽ với các cơ quan viện kiểm sát, phải kịp thời đưa ra các yêu cầu điều tra chuẩn xác, có tác dụng thực tế trong định hướng điều tra, xác định tội phạm. Cùng chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình điều tra; bàn biện pháp khắc phục. Khi thấy cần thiết thì trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo qui định của pháp luật để chủ động thu thập và kiểm tra chứng cứ. Viện kiểm sát kiên quyết không phê chuẩn hoặc khi cần thiết thì huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật và không có căn cứ, góp phần bảo đảm không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Trong giai đoạn xét xử, cần phải nắm vững các quy định của pháp luật, nắm vững chứng cứ liên quan đến vụ án liên quan đến việc bắt người phạm tội quả tang và đặc biệt là thủ tục giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn. Nâng cao trách nhiệm vai trò của các cơ quan, các lực lượng tham gia trong suốt tiến trình bắt giữ người phạm tội quả tang cũng như các trình tự tố tụng sau đó: Hoạt động điều tra, hoạt động truy tố, hoạt động xét xử, chúng ta cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác nhận thức về kiến thức pháp luật cũng như nghiệp vụ kỹ thuật tác chiến để bắt giữ người phạm tội quả tang. Tiếp tục tăng cường, củng cố về tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra của các ngành, nâng cao chất lượng cán bộ, điều tra viên; tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo việc điều tra. Công tác điều tra của Cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện quyền hạn của từng ngành, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp. Cơ quan có thẩm quyền cần chú trọng phát hiện, tổng hợp các nguyên nhân, điều kiện phát sinh vi phạm và tội phạm trong các trường hợp bắt phạm tội và tiếp nhận người phạm tội quả tang, có nhiều kiến nghị với các cơ quan hữu quan có biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Kiên quyết thực hiện tốt những trường hợp tiếp nhận bắt được xử lý kịp thời và nhanh chóng trước pháp luật, hạn chế và từng bước khắc phục tỷ lệ án đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do không chứng minh được hoặc do bị can không phạm tội, án do Toà án tuyên không phạm tội.

Thứ năm là, tăng cường sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đảm bảo cơ sở

vật chất cho hoạt động thực hiện, duy trì và phát huy cho công tác bắt người phạm tội quả tang. Để thực hiện tốt được công tác bắt người phạm tội quả tang thì cần có sự quan tâm của Nhà nước, các ngành, các địa phương trong việc tổ chức nâng cao nghiệp vụ cho các cơ quan lực lượng công an, quốc phòng, dân quân địa phương… Hỗ trợ cơ sở vật chất về tài liệu pháp luật, trường lớp, cán bộ tuyên truyền để phổ biến, giáo dục cho toàn dân biết, dân hiểu về tội phạm và các hình thức vi phạm pháp luật khác.‌

Những nhiệm vụ định hướng đặt ra cho công tác bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới là hết sức nặng nề. Trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân đòi hỏi trước hết là các lực lượng, cơ quan tiếp nhận người phạm tội phải tự mình đổi mới mạnh mẽ, toàn diện. Đòi hỏi, toàn dân phải nhận thức sâu sắc rõ hành vi tội phạm do luật hình sự điều chỉnh và có các biện pháp tự vệ trong việc đấu tranh và ngăn chặn hành vi phạm tội. Với tinh thần trách nhiệm cao những nhiệm vụ, định hướng trên cần được phối hợp toàn diện giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự tham gia của toàn dân phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

3.2. Một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp bắt người phạm tội quả tang

Thứ nhất là, nên quy định trường hợp bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã thành các điều luật độc lập. Hiện tại, tại Điều 82 Bộ luật TTHS năm 2003 nhà làm luật quy định “Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất”. Về lý luận cũng như qua thực tiễn áp dụng cho thấy rằng việc quy định hai trường hợp là bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã vào cùng một điều luật và quy định giống nhau về thẩm quyền bắt và thủ tục bắt là không phù hợp, bởi đối tượng áp dụng và những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt ở hai trường hợp này có sự khác nhau. Cụ thể, về đối tượng, người bị bắt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023