Các Dấu Hiệu Pháp Lý Đặc Trưng Của Tội Tàng Trữ, Vận Chuyển, Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy Và Hình Phạt Đối Với Tội Phạm Này

Chính sách hình sự của Trung Quốc cũng rất nghiêm khắc đối với các hành vi tội phạm khác có liên quan đến tội phạm ma túy như theo quy định tại Điều 349 Bộ luật hình sự:

Người nào bao biện cho các phần tử phạm tội buôn lậu, mua bán, vận chuyển, sản xuất chất ma túy, cất giấu, di chuyển chất ma túy cho tội phạm hoặc tiền của do phạm tội mà có thì bị phạt tù đến 3 năm, giam hình sự hoặc quản chế; nếu có tình tiết nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Người có nhiệm vụ truy bắt hoặc những nhân viên trong cơ quan nhà nước nếu che giấu, bao biện cho kẻ phạm tội buôn lậu, mua bán, vận chuyển, sản xuất chất ma túy sẽ bị phạt nặng hơn quy định của khoản trên.

Người nào phạm tội nói ở khoản trên, có sự thông đồng trước thì bị xử phạt theo tội đồng phạm buôn lậu, mua bán, vận chuyển, sản xuất chất ma túy [23], [60].

Bộ luật hình sự của Trung Quốc cũng liệt kê các chất ma túy tại Điều 357 để làm rõ hơn khái niệm ma túy: “Ma túy là nha phiến, hêroin, Metylaanilin, cần sa, cocain và thuốc gây mê, thuốc thần kinh có thể gây nghiện”. Khi xử lý tội phạm về ma túy, pháp luật hình sự Trung Quốc không phân biệt hay quy đổi theo hàm lượng ma túy tinh khiết: “Số lượng ma túy buôn lậu, mua bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ bất hợp pháp được tính trên cơ sở thực tế khi kiểm tra và không được quy đổi theo độ tinh khiết của nó” [23], [60].

1.3.4. Một số kết luận

Tùy thuộc vào sự khác biệt về truyền thống, lịch sử, văn hóa và các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội giữa các quốc gia, tội phạm về ma túy và hình phạt đối với tội phạm về ma túy trong pháp luật hình sự của các quốc gia cũng có nhiều sự khác biệt.

Trung Quốc là một trong những quốc gia có chính sách, pháp luật hình sự nghiêm khắc và không khoan nhượng đối với các loại tội phạm về ma túy. Pháp luật hình sự của Trung Quốc hiện nay vẫn quy định và áp dụng khung hình phạt cao nhất đối với tội phạm về ma túy là tù chung thân hoặc tử hình. Trong khi đó, chính sách và pháp luật hình sự của Nga chưa thể hiện quyết tâm cao độ của Nhà nước đối

với loại tội phạm nguy hiểm này. Bởi lẽ, tội phạm về ma túy chưa được pháp luật hình sự của Nga phân biệt với các loại tội phạm khác như tội phạm buôn lậu các chất hướng thần, chất có tác dụng mạnh, chất độc, chất nổ, chất phóng xạ hay vũ khí… Hơn nữa, khung hình phạt cao nhất đối với tội phạm về ma túy trong pháp luật hình sự của Nga cũng chỉ là 15 năm tù, nên chưa đủ tính răn đe đối với loại tội phạm này. Một số quốc gia khác như Hà Lan và Bỉ thì vẫn chấp nhận sự tồn tại của một số chất ma túy (bao gồm cả các chất ma túy nặng và các chất ma túy nhẹ theo sự phân loại của các quốc gia này) trong giới hạn mà pháp luật cho phép. Chính vì thế mà chính sách, pháp luật hình sự của Hà Lan và Bỉ đã không thể hiện rõ quyết tâm và sự nghiêm khắc của Nhà nước đối với các loại tội phạm về ma túy. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho hai quốc gia này phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề do ma túy và tội phạm về ma túy gây ra.

Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu pháp luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới, các nhà làm luật của Việt Nam có thể rút ra những bài học, kinh nghiệm quý báu để từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình, đặc biệt là các quy định của pháp luật hình sự có liên quan đến công cuộc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm về ma túy nói chung và tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng. Những kinh nghiệm, hậu quả và những bài học xương máu trong chính sách, pháp luật hình sự của các quốc gia như Hà Lan và Bỉ (quốc gia có chính sách, pháp luật hình sự tương tự như Hà Lan) đối với các loại ma túy nhẹ điển hình gồm một số sản phẩm như nhựa thuốc phiện, lá cây cần sa, hay các loại ma túy mới xuất hiện ở Việt Nam như “shisha”, “tem giấy”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

- một loại ma túy LSD (Lysergic Acid Diethylamide) có tên gọi là “ma túy nhân đạo”, chắc chắn sẽ trở thành một kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật của mình trong tương lai.

Chương 2

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam - 6

TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP

CHẤT MA TÚY TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM NÀY TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015


2.1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy và hình phạt đối với tội phạm này

2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy

Các dấu hiệu thuộc khách thể của tội phạm

Tội phạm về ma túy nói chung xâm phạm đến các khách thể quan trọng được Nhà nước và pháp luật bảo vệ thông qua các quy định cụ thể của pháp luật hình sự. Các khách thể này là chế độ độc quyền quản lý và kiểm soát các chất ma túy và tiền chất ma túy của Nhà nước; tính mạng, sức khỏe, nhân cách, đạo đức và phẩm giá của con người; sự phát triển bình thường và lành mạnh của giống nòi và cộng đồng; tài sản của Nhà nước, tổ chức và nhân dân cũng như sự an toàn và trật tự chung của toàn xã hội.

Khách thể của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là chế độ độc quyền quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với các chất ma túy trong khâu lưu giữ, vận chuyển và mua bán các chất ma túy.

Đối tượng tác động của tội phạm về ma túy nói chung là các chất ma túy, các tiền chất ma túy, các loại cây có chứa chất ma túy và các nguyên liệu thực vật có chứa chất ma túy, các dụng cụ, phương tiện sử dụng vào mục đích sản xuất hoặc sử dụng vào mục đích (tổ chức hoặc cưỡng bức, lôi kéo người khác hoặc chứa chấp việc) sử dụng trái phép chất ma túy.

Căn cứ vào các quy định cụ thể của Chính phủ về các chất ma túy (và cũng là đối tượng tác động của tội phạm về ma túy nói chung), đối tượng tác động của tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy có thể được hiểu một cách cụ thể như sau:

Đối tượng tác động của tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là các chất gây nghiện và các chất hướng thần được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, các loại cây có chứa chất ma túy và các nguyên liệu thực vật có chứa chất ma túy.

Như vậy, việc xác định một chất nào đó có phải là chất ma túy hay không có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định và xử lý tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Bởi lẽ, nếu một chất nào đó không được pháp luật quy định là chất ma túy, thì người thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất đó không thể bị xử lý về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, mà người đó chỉ có thể bị xử lý về hành vi khác hoặc về một tội phạm khác. Trừ trường hợp người thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy ý thức rằng chất ma túy đem ra mua bán là thật, nhưng kết luận giám định cho thấy đây không phải là chất ma túy, thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự [4], [ 17, tr. 92].

Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm

a) Hành vi khách quan

Theo nội dung Thông tư liên tịch số: 17/2007/TTLT-BCA-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp quy định về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 thì:

“Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.

“Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…;

trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.

Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.

“Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây: a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác; b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có); đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác; e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.

Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g trên đây đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy [4], [17, tr. 100].

Do cơ cấu của Điều 194 là điều luật được nhập từ 4 điều luật của Bộ luật hình sự năm 1985 (gồm các Điều 185c; Điều 185d; Điều 185đ và Điều 185e), nên hành vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy được xác định thông qua những hành vi cụ thể như sau:

Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy:

Tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào như: Trong nhà ở; phòng làm việc; trụ sở cơ quan, tổ chức; phương tiện giao thông; trong túi quần áo, túi xách... mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác hoặc vận chuyển từ này đến nơi khác.

Thời gian cất giữ dài hay ngắn không có ý nghĩa xác định người phạm tội có tàng trữ trái phép chất ma túy hay không.

Nếu người thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy cho người khác mà biết rõ người này mua bán trái phép chất ma túy do mình tàng trữ, thì hành vi cất giữ ma túy của người đó không phải là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy mà được coi là hành vi giúp sức cho người mua bán trái phép chất ma túy. Vì vậy, người thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm [4], [17, tr. 100].

Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy:

Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí khác, từ người này sang người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác… bằng bất kỳ phương thức nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng đều không nhằm mục đích mua bán.

Nếu vận chuyển ma túy hộ cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán ma túy của người mà mình nhận vận chuyển hộ, thì người có hành vi vận chuyển ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò giúp sức.

Khi xác định hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy cũng như hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy như trên, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, trong một không gian, thời gian nhất định để phân biệt hành vi nào là hành vi tàng trữ và hành vi nào là hành vi vận chuyển.

Hành vi mua bán trái phép chất ma túy:

Mua bán trái phép chất ma túy là hành vi bán hay mua để bán lại; vận chuyển chất ma túy để bán cho người khác; tàng trữ để bán lại hoặc để sản xuất ra chất ma túy

khác để bán lại trái phép; hoặc dùng ma túy để đổi lấy hàng hóa, tài sản khác không phải là tiền hay dùng hàng hóa, tài sản khác không phải là tiền để đổi lấy ma túy.

Bán trái phép chất ma túy cho người khác là dùng ma túy mà mình có dưới bất kỳ hình thức nào như: mua được, xin được, nhặt được, người khác gửi hoặc chiếm đoạt được để bán cho người khác lấy tiền hoặc lấy tài sản.

Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác là dùng tiền hoặc tài sản để đổi lấy chất ma túy và dùng chất ma túy đó bán cho người khác lấy tiền hoặc tài sản. Việc xác định hành vi phạm tội mua bán trái phép chất ma túy là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và phải căn cứ vào các tình tiết khách quan của vụ án. Chỉ khi nào các cơ quan tiến hành tố tụng xác định rõ mục đích của người phạm tội là mua chất ma túy đó nhằm bán lại, thì mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự người đó về tội mua bán trái phép chất ma túy [17, tr. 92].

Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác là hành vi được thực hiện bằng lời nói hoặc hành động để người khác cho mình chất ma túy rồi dùng chất ma túy đó đem bán cho người khác lấy tiền hoặc tài sản khác không phải là tiền. Nếu người phạm tội xin được ma túy và bán ngay cho người khác, thì hành vi phạm tội đó là hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, nếu người phạm tội xin được chất ma túy rồi đem cất giữ rồi sau đó mới bán cho người khác thì hành vi phạm tội đó được xác định là tội “tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy” [34, tr. 93].

Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác là hành vi cất giữ trái phép chất ma túy rồi đem bán chất ma túy đó cho người khác. Nếu hành vi phạm tội chỉ là hành vi tàng trữ mà không đem bán hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được mục đích tàng trữ nhằm bán trái phép chất ma túy đó, thì người phạm tội chỉ phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Trong trường hợp người phạm tội tàng trữ rồi đem bán chất ma túy đó hoặc khi các cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được người phạm tội tàng trữ có mục đích nhằm bán trái phép chất ma túy đó, thì tội phạm được xác định là tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy [34, tr. 94].

Trong trường hợp người phạm tội dùng chất ma túy để trao đổi, để thanh toán

trái phép hoặc dùng tài sản khác (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán lấy chất ma túy để bán lại trái phép cho người khác, thì hành vi này cũng được xác định là hành vi mua bán trái phép chất ma túy [34, tr. 96].

b) Hậu quả

Hậu quả của các tội phạm về ma túy nói chung và hậu quả của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng không phải là yếu tố bắt buộc để định tội. Những thiệt hại do hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy gây ra cho xã hội chính là những thiệt hại phi vật chất (chính sách quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy). Cũng chính vì vậy, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là loại tội phạm có cấu thành hình thức [34, tr. 98].

Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

Cũng giống như chủ thể của các loại tội phạm khác trong pháp luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy phải có đủ các điều kiện cụ thể về độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Riêng đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, thì chỉ có những trường hợp cụ thể sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm:

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 thì: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng” [38], [39]. Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự. Bởi lẽ: Với khung hình phạt từ hai đến đến bảy năm tù, tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự được xác định là tội phạm nghiêm trọng. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiệm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Cũng theo điều luật này, chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí