Xét Tới Các Tình Tiết Của Vụ Án Cụ Thể, Có Khả Năng Bị Can Sẽ Trốn Tránh (Nguy Cơ Bỏ Trốn) Hoặc

rộng cho một số cơ quan mà Pháp lệnh tổ chức điều tra năm 1989 quy định bao gồm: Quân đội nhân dân, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm trong các Điều 16, Điều 27, Điều 28, Điều 29. Các cơ quan điều tra này có nhiệm vụ, quyền hạn đối với hành vi phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, ít nghiêm trọng thì ra: quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám xét, xét cần ngăn chặn ngay việc người có hành vi phạm tội chạy trốn thì tạm giữ người đó; lấy lời khai, thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi cần thiết, trưng cầu giám định, khởi tố bị can; hoàn thành và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân thì hạn chế hơn: Khi phát hiện những hành vi phạm tội trong phạm vi quy định xảy ra trong khu vực đóng quân của đơn vị, thì Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp Trung đoàn, Lữ đoàn có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra: lập biên bản phạm tội quả tang, lấy lời khai, thu giữ bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trong những trường hợp quy định tại Điều 63 của Bộ luật TTHS thì có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp, khám xét; chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Để phù hợp với thực tiễn cũng như quy định về nhiệm vụ quyền hạn điều tra, ngày 30-6-1990 và ngày 09-6-2000 Bộ luật TTHS năm 1988 được sửa đổi và bổ sung. Tại mục 6 văn bản số 20/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật TTHS năm 1988 ngày 09-6-2000 thẩm quyền ra lệnh tạm giữ được mở rộng thêm: Đối với tội ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Các cơ quan điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm và các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát nhân dân, lực lượng An ninh nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

* Căn cứ áp dụng trình tự thủ tục rút gọn

Trong giai đoạn từ năm 1954 đến khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, các cơ quan có thẩm quyền cũng đã ban hành nhiều văn bản dưới luật, quy định về thủ tục rút gọn như: Thông tư số 139 ngày 28-5-1974 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử các vụ án phạm pháp quả tang. Thông tư này quy định: Đối với các vụ án phạm tội quả tang không thuộc loại trọng án có đủ chứng cứ, bị can nhận tội, thì cơ quan Công an lập biên bản đưa sang VKSND để quyết định chuyển thẳng sang Tòa án để xét xử. Thông tư số 10‌

- TATC ngày 08-07-1974 của TAND tối cao quy định về thủ tục rút ngắn trong việc điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự ít quan trọng, phạm pháp quả tang, đơn giản, rõ ràng. Tiếp đó VKSND tối cao ban hành Thông tư số 01-TT ngày 28-2-1975 hướng dẫn về nội dung hoạt động của Kiểm sát viên trong công tác kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút ngắn đối với các vụ án ít nghiêm trọng, phạm pháp quả tang, đơn giản, rõ ràng.

1.3. Các quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang trong luật tố tụng hình sự một số nước

Trong bộ luật TTHS của Cộng hòa Đức [40], căn cứ được tiến hành bắt người quy định tại Khoản (2) Điều 112 và Điều 122 a: “Việc bắt có thể được tiến hành nếu có những căn cứ cho thấy: 1. Xác định bị can đã bỏ trốn hoặc đang trốn tránh;

2. Xét tới các tình tiết của vụ án cụ thể, có khả năng bị can sẽ trốn tránh (nguy cơ bỏ trốn) hoặc

3. Hành vi của bị can dẫn tới nghi ngờ có căn cứ rằng người đó sẽ:

a) Phá hủy, thay đổi, di chuyển, giấu, hoặc làm giả chứng cứ,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

b) Tác động không đúng đắn tới đồng phạm, nhân chứng, hoặc chuyên gia, hoặc

c) Khiến người khác làm những việc trên, và do đó, nếu có nguy cơ cho thấy việc xác định sự thật của vụ án sẽ khó khăn hơn (nguy cơ gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ)”. Thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang trong quy định cũng tương tự như pháp luật nước ta, cụ thể: “Điều 127. [Tạm giữ] (1) Trong trường hợp một người bị bắt quả tang hoặc bị bắt khi bị truy đuổi thì bất cứ ai cũng có

Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự Việt Nam - 5

quyền tạm giữ người đó, ngay cả khi không có lệnh của Toà án, nếu có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn hoặc nếu không thể xác định căn cước của người đó ngay”. Việc xác định căn cước, lý lịch của một người do Cơ quan Công tố hoặc nhân viên cảnh sát thực hiện. Như vậy, tại quy định của Bộ luật TTHS Cộng hòa Đức thì thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang là bất cứ ai, ngay cả khi không có lệnh của Tòa án. Nếu có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn hoặc không xác định căn cước của người đó ngay thì người bắt được có quyền tạm giữ người đó. Trường hợp bắt phạm tội quả tang nếu có khả năng sẽ được áp dụng thủ tục rút gọn. Đối với những cá nhân bị nghi ngờ là tội phạm chỉ khi có căn cứ cho rằng phiên xử chính sẽ được tiến hành trong thời hạn một tuần kể từ khi bắt. Lệnh bắt sẽ giới hạn thời hạn tối đa một tuần kể từ ngày bắt. Quyết định phê chuẩn lệnh bắt sẽ do Thẩm phán chịu trách nhiệm tiến hành thủ tục rút gọn thực hiện.

Trong Bộ luật TTHS của Nhật Bản [51], biện pháp bắt người phạm tội quả tang được quy định rất cụ thể từ Điều 212 đến Điều 217. Những trường hợp được coi là phạm tội quả tang theo Điều 212 bao gồm: “(1) trường hợp đang bị tri hô đuổi bắt vỡ đó thực hiện tội phạm;

(2) mang trong người vật phạm tội, vũ khí hoặc những đồ vật khác được cho rằng đó sử dụng để phạm tội;

(3) có dấu vết tội phạm trên người hoặc quần áo;

(4) trường hợp người đó được yêu cầu đứng lại nhưng vẫn cố gắng bỏ chạy”. Trong pháp luật TTHS sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29-5- 2002 của Nga [56], người bị bắt phạm tội quả tang được gọi là người bị tình

nghi, theo Điều 46: “Người bị tình nghi là người:

1) Đối với họ đã khởi tố vụ án hình sự theo những căn cứ và theo thủ tục quy định tại Mục 20 Bộ luật này;

2) Bị bắt giữ theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 Bộ luật này;

3) Bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trước khi khởi tố bị can theo quy định tại Điều 100 Bộ luật này”.

Căn cứ được áp dụng quy định tại Điều 91: “1) Khi người đó bị phát hiện

trong lúc đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm;

2) Khi người bị hại hoặc người trực tiếp chứng kiến chỉ rõ người đó là người đã thực hiện tội phạm;

3) Khi trên mặt, trên quần áo, trong người hoặc nơi ở của người đó rõ ràng sẽ phát hiện được dấu vết của tội phạm”.

Sau khi tiếp nhận người bị tình nghi cơ quan điều tra ban đầu, dự thẩm viên hoặc kiểm sát viên trong thời hạn không quá 03 giờ phải lập biên bản tạm giữ. Trong biên bản ghi ngày tháng và thời gian lập biên bản, ngày tháng, thời gian, địa điểm, những căn cứ và lý do tạm giữ người bị tình nghi, kết quả khám người và những tình tiết khác khi tạm giữ người đó. Biên bản do người lập biên bản và người bị tình nghi ký. Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên hoặc Dự thẩm viên có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho Kiểm sát viên về việc tiến hành tạm giữ trong thời hạn 12 giờ kể từ thời điểm tạm giữ người bị tình nghi.

Theo luật TTHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc [57], sửa đổi, bổ sung năm 1996, bắt người phạm tội quả tang được quy định trong Điều 61 và Điều 63. Bộ luật TTHS Trung Quốc đưa ra thuật ngữ “một tội phạm quả tang” hoặc “nghi can chính” trong phạm tội quả tang bao gồm các trường hợp sau: (1) khi đang chuẩn bị phạm tội, đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc bị phát hiện ngay sau khi phạm tội; (2) người bị hại hoặc nhân chứng chính mắt trông thấy xác nhận là đã thực hiện tội phạm; (3) nếu chứng cứ phạm tội được phát hiện có trên thân thể hoặc tại nơi cư trú của người này; (4) nếu tìm cách tự tử hoặc chạy trốn sau khi phạm tội, hoặc là một kẻ đào tẩu; (5) nếu có khả năng sẽ tiêu huỷ chứng cứ, làm sai lệch chứng cứ hoặc thông cung; (6) nếu không chịu nói tên và địa chỉ thật và không rõ lai lịch; và (7) nếu bị nghi ngờ là đã thực hiện tội phạm ở nhiều nơi, nhiều lần, hoặc ở trong một băng nhóm.

Bất kỳ ai đang phạm tội hoặc bị phát hiện ngay sau khi có hành vi phạm tội cũng có thể bị bắt giữ ngay lập tức bởi bất kỳ công dân nào và giao cho cơ quan công an, VKSND hoặc TAND xử lý.

Qua việc tìm hiểu những quy định về trường hợp bắt người phạm tội quả tang

của các nước: Đức, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc có thể thấy sự tương đồng và khác biệt. Đối với mỗi nước thì thuật ngữ người bị bắt phạm tội quả tang còn được gọi là người bị tình nghi. Những nội dung của quy định TTHS Việt Nam về trường hợp bắt người phạm tội quả tang có nhiều điểm phù hợp với pháp luật quốc tế và đặc biệt có những quy định khá tương đồng pháp luật TTHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Như vậy, xét về lập pháp thì các quy định trong pháp luật TTHS về bắt người phạm tội quả tang đã mang tính quốc tế hóa.

Trong các bộ luật TTHS nước Đức, Nga, Nhật Bản chúng ta đều thấy việc bắt người có thuật ngữ “người bị nghi ngờ” hay “người bị tình nghi” là phạm tội sẽ được áp dụng biện pháp bắt nếu thấy đủ căn cứ. Có lẽ, việc sử dụng thuật ngữ “người bị tình nghi” hoặc “người bị nghi ngờ” khi bắt người phạm tội quả tang sẽ hợp lý hơn. Bởi lẽ, theo Điều 9 của Bộ Luật TTHS năm 2003: “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Trong quy định tại Điều 82 việc dùng thuật ngữ “người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm” đã ngầm thừa nhận việc bắt người đó được coi là tội phạm. Nên chăng pháp luật TTHS nước ta cần có sự sửa đổi về thuật ngữ để cho phù hợp với nguyên tắc chung của bộ luật cũng như với pháp luật quốc tế. Mặc dù, trong pháp luật TTHS các nước đều không đưa ra khái niệm bắt người phạm tội quả tang, nhưng đều ghi nhận những trường hợp bị bắt quả tang khi phạm tội ít nghiêm trọng đều có thể áp dụng theo thủ tục rút gọn.

Kết luận chương 1

Từ những tìm hiểu, phân tích về khái niệm, đặc điểm cơ bản về biện pháp bắt người phạm tội quả tang học viên thấy được những vấn điểm giống và khác nhau về trình tự, thủ tục, thẩm quyền bắt người đang phạm tội quả tang với các trường hợp bắt người khác theo quy định của bộ luật TTHS hiện hành; thấy được sự tương đồng trong việc quy định pháp luật TTHS trong nước và quốc tế.

Bắt người đang phạm tội quả tang là một trong ba trường hợp của BPNC bắt người. Đây không phải là biện pháp trừng phạt đối với người phạm tội mà là

BPNC được áp dụng để tước bỏ điều kiện gây ra tội phạm, ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật của người thực hiện hành vi phạm tội, bảo đảm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Công tác áp dụng BPNC này có tác dụng mạnh mẽ và đóng góp lớn cho chương trình đấu tranh và phòng chống tội phạm quốc gia. Với sự tham gia đông đảo của toàn bộ lực lượng điều tra và lực lượng toàn dân góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hóa trong công tác đẩy lùi tội phạm đạt hiệu quả chất lượng.

Chương 2‌‌‌

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI QUẢ TANG THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1. Những quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Sau một loạt các văn bản Luật số 39-LCT/HĐNN8 ngày 7-7-1990, số 5- L/CTN ngày 02-01-1993 và số 20-2000-QH10 ngày 28-6-2000 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật TTHS năm 1988 thì Bộ luật TTHS năm 2003 đã được ban hành ngày 10-12-2003. Với sự ra đời của Bộ luật TTHS năm 2003 đã đánh dấu quan trọng trong việc hoàn thiện các quy định về TTHS cũng như khắc phục được những điểm hạn chế của Bộ luật TTHS năm 1988.

Về nội dung bắt người phạm tội quả tang, Bộ luật TTHS năm 2003 tiếp tục kế thừa và ghi nhận cụ thể tại Điều 82: “Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt”.

2.1.1. Về các trường hợp bắt người phạm tội quả tang

Qua khoản 1 Điều 82 có thể nhận thấy rõ 3 trường hợp được coi là bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang: 1- người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện; 2- ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện; 3- là trường hợp người phạm tội đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt. Tội phạm được khẳng định là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được thể hiện ở bốn dấu hiệu: Khách thể, chủ thể, mặt

khách quan và mặt chủ quan. Theo TSKH-PGS Lê Văn Cảm viết: Hành vi phạm tội - các xử sự (tác vi hoặc bất tác vi) trái Pháp luật hình sự và nguy hiểm cho xã hội, tức là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tất cả các tội phạm và nó có ý nghĩa pháp lý hình sự trên các bình diện sau: Hành vi phạm tội bao giờ cũng được thực hiện dưới một trong hai dạng là: 1) Bằng hành động (hành vi) - làm những động tác cơ học bị luật hình sự cấm (ví dụ: cầm súng bắn chết người, dùng dao chém nạn nhân bị thương,…) hoặc; 2) Bằng không hành động (bất tác

vi) - Không làm những động tác cơ học mà người phạm tội theo pháp luật có nghĩa vụ phải làm và có thể làm được (ví dụ: một cán bộ hải quan vì đã đồng ý nhận hối lộ nên cố ý bỏ qua không kiểm tra hành lý của người phạm tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hành hóa qua biên giới khi xuất cảnh, một cán bộ công an vì sợ bị trả thù nên đã cố ý lảng trách không chịu giúp đỡ một cụ già đang bị tên cướp gây thương tích nặng để cướp tài sản…) [13, tr.395].

Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ để phân chia tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng biện pháp khác.Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng là căn cứ để quy định loại hình phạt, khung hình phạt. Đòi hỏi “cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” được xuất hiện sau khi Toà án đã xác định bị cáo có phạm tội và điều, khoản cụ thể của BLHS được áp dụng. Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thường được thể hiện:

- Xem xét, cân nhắc lỗi, mục đích, động cơ của người phạm tội; phương tiện phạm tội; thủ đoạn phạm tội; thời gian và địa điểm phạm tội; khách thể xâm hại…;

- Xem xét, cân nhắc hậu quả do hành vi phạm tội gây ra bao gồm hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí