Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự Việt Nam - 9

nước ngoài phải được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ đồng ý”. Sau đó chủ trương trên đã được điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn. Chỉ thị số 52- CT/TW ngày 16-3-2000 của Bộ Chính trị yêu cầu việc báo cáo xin ý kiến cấp uỷ chỉ trong phạm vi “người phạm tội là người nước ngoài hoạt động chính trị phản động hoặc phạm pháp về kinh tế, nhưng việc xét xử có ảnh hưởng về chính trị”. Với những trường hợp này, khi Công an cấp tỉnh phát hiện thì Ban giám đốc báo cáo với đồng chí Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, đồng thời báo cáo với Đảng uỷ Công an Trung ương xin ý kiến chỉ đạo. Công văn số 81 ngày 10-6-2002 của TAND tối cao quy định: “đối với vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi hoặc nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự là người nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài thì thẩm quyền xét xử thuộc về tòa án cấp tỉnh”, nếu cấp huyện phát hiện người nước ngoài phạm tội thì phải chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên xử lý. Hiện nay, theo Quyết định số 1044/QĐ - BCA (C11) ngày 05-9-2007 về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các cấp, thì thủ tục bắt đối tượng là người nước ngoài tiến hành như thủ tục bắt được quy định trong Bộ luật TTHS. Trong thực tiễn, sau khi bắt những đối tượng này, các cơ quan tiến hành tố tụng thường có văn bản thông báo cho Sở Ngoại vụ để theo dõi, xác định đối tượng có quốc tịch nước nào và thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao nước họ biết để phối hợp xử lý. Bởi vậy, để xử lý vận dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang đối với các đối tượng này là khó khăn và phức tạp. Đặc biệt còn gặp nhiều vướng mắc đối với những trường hợp quần chúng bắt người nước ngoài phạm tội quả tang giao cho cơ quan Công an, do bất đồng ngôn ngữ nên cơ quan Công an không lấy lời khai, thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh tội phạm, khi hết thời hạn tạm giữ thì phải trả tự do cho họ. Như vậy, trường hợp này đã để lọt tội phạm, ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm [22, 74].

Thứ tư là, hạn chế về áp dụng thủ tục tố tụng trong quá trình xét xử

Trong quá trình xét xử giải quyết vụ án bắt phạm tội quả tang, HĐXX đã còn

có vi phạm về thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Ví dụ như vụ án hình sự về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” của Nguyễn Hồng Vân và Trần Dương Huệ. Theo nội dung tóm tắt tại Thông báo rút kinh nghiệm số 283/TB-VKSTC-VPT1 ngày 02-11-2012 của VKSND tối cao như sau: Vào hồi 11 giờ ngày 7-3-2011 Nguyễn Hồng Vân, Trần Dương Huệ Ngọc và Phạm Thị Hoài Thu bị công an bắt quả tang đang vận chuyển trái phép 7 bánh ma túy, 28 viên ma túy và 0,296 gam Mathaphetamine. Kết luận giám định xác định 7 bánh ma túy là Hêrôin có tổng trọng lượng là 2.295,6 gam. Đến 17 giờ cùng ngày, Nguyễn Hồng Vân tự lấy trong người ra 1 bánh Hêrôin có trọng lượng 325,7 gam giao nộp cho công an.

Các bị cáo Vân, Ngọc và Thu khai 8 bánh Hêrôin nói trên là của Trần Thị Hà và một phụ nữ tên Vy Thị Tuyết Nga giao vận chuyển sang Trung Quốc, để giao cho người mà trước đó Hà đã cho số điện thoại liên lạc. Về tiền công, nếu vận chuyển trót lọt, giao được hàng Trần Thị Hà sẽ trả cho Nguyễn Hồng Vân 6 triệu đồng một bánh, Vân trả cho các bị cáo còn lại 5 triệu đồng một bánh.

Quá trình điều tra, có căn cứ xác định, trước đó đến ngày bị bắt 7/3/2011, cũng theo cách chỉ dẫn của Trần Thị Hà, Nguyễn Hồng Vân còn cùng với Hoàng Minh Quý, Trần Dương Huệ Ngọc và Phạm Thị Nhung nhiều lần vận chuyển ma túy sang Trung Quốc giao cho người của Trần Thị Hà. Tổng số ma túy mà các bị cáo đã tham gia vận chuyển là 32 bánh, trong đó có 8 bánh bị bắt quả tang, 24 bánh đã vận chuyển giao cho người Trung Quốc.

Nguyễn Hồng Vân và Trần Dương Huệ Ngọc khai đã 3 lần cùng Phạm Thị Nhung đồng phạm vận chuyển 9 bánh Hêrôin giao cho người Trung Quốc, mỗi lần tham gia vận chuyển Phạm Thị Nhung được Nguyễn Hồng Vân trả 5 triệu. Qua quá trình điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm, Phạm Thị Nhung không nhận tội, chỉ nhận có 3 lần được Vân và Ngọc mời sang Trung Quốc chơi mua quần áo, bị cáo không biết và không tham gia vận chuyển ma túy, Vân và Ngọc đã vu khống cho bị cáo.

Tại bản án sơ thẩm số 51/HSST ngày 17-7-2012 TAND tỉnh đã áp dụng

Điểm b Khoản 4 Điều 194 BLHS (đối với tất cả các bị cáo) xử phạt Trần Thị Hà tử hình về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”; xử phạt Nguyễn Hồng Vân tù chung thân (đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi), Phạm Thị Hoài Thu 20 năm tù, Trần Dương Huệ Ngọc 15 năm tù, Hoàng Minh Quý 20 năm tù và Phạm Thị Nhung 20 năm tù cùng về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.

Trần Thu Hà kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, Phạm Thị Nhung kháng cáo kêu oan, các bị cáo còn lại không kháng cáo chấp nhận quyết định của bản án sơ thẩm. Trong quá trình điều tra, Phạm Thị Nhung kêu oan và tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo cũng không nhận tội. Chứng cứ để quy kết đối với Phạm Thị Nhung dựa trên cơ sở lời khai của Nguyễn Hồng Vân và Trần Dương Huệ Ngọc. Như vậy, quyền lợi của Phạm Thị Nhung và Trần Dương Huệ Ngọc đối lập nhau. Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh chỉ định luật sư Đinh Công Tuấn cùng bào chữa cho Phạm Thị Nhung và Trần Dương Huệ Ngọc là vi phạm tố tụng. Do có vi phạm nêu trên của Hội đồng xét xử sơ thẩm nên tại phiên tòa phúc thẩm ngày 30-10-2012, cấp phúc thẩm đã quyết định hủy một phần bản án sơ thẩm đã xử phạt đối với Phạm Thị Nhung để cấp sơ thẩm xét xử lại đúng pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Trong quá trình giải quyết vụ án bắt người phạm tội quả tang, các cấp xét xử nhất là cấp sơ thẩm cần chú ý và thực hiện đúng theo quy định về thủ tục tố tụng tránh xảy ra sự vi phạm, gây chậm thời gian, sức lực của những người tham gia tố tụng cũng như tiền của Nhà nước [65].

Việc thể chế hóa và quy định thành điều luật riêng về biện pháp ngăn chặn bắt người nói chung và bắt người phạm tội quả tang nói riêng dành cho các đối tượng này trong bộ luật TTHS là rất cần thiết và đảm bảo nguyên dân chủ, bình đẳng ghi nhận tại Điều 5 của Bộ luật TTHS 2003: “Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật”.

Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự Việt Nam - 9

Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN với yêu cầu mới, nhiệm vụ mới, đòi hỏi phải có những

con người có trình độ, khả năng tương ứng với sự phát triển của xã hội. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng công an, lực lượng cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, hải quân, lực lượng dân quân địa phương, các cơ quan tư pháp có thẩm quyền trong thời kỳ mới rất nặng nề, phức tạp và gian khó. Những loại tội phạm mới phát sinh, âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, thậm chí trình độ, “tay nghề” của tội phạm cũng sẽ được hiện đại hoá. Vì vậy, việc hiểu đúng, hiểu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về các BPNC sẽ nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm; qua đó cũng góp phần quan trọng và cần thiết để bảo đảm quyền con người.‌

2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang

Qua thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang, có thể thấy tội phạm được thực hiện khá đa dạng, phức tạp và diễn ra nhiều nhất. Quá trình đấu tranh và phòng chống tội phạm chủ yếu được thông qua hoạt động bắt phạm tội quả tang. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa nhân dân trong nguồn cung cấp những thông tin, hỗ trợ quá trình tác nghiệp đã tạo điều kiện cho lực lượng cơ quan chuyên môn bắt người phạm tội quả tang được hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực trạng công tác áp dụng vẫn xảy ra những hạn chế, vi phạm về TTHS, những khó khăn là do những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất là, Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng bắt người tùy tiện, bắt oan sai, không đúng trình tự thủ tục là do trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan tố tụng còn hạn chế, ý thức pháp luật chưa được đề cao. Chủ thể tiến hành tố tụng phải nhận thức được rõ ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Phải hiểu rằng: áp dụng các biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam là nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, nhưng cần chú ý bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng. Bởi vì người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn chưa phải là tội phạm, họ mới chỉ tạm bị hạn chế một số quyền như quyền tự do đi lại, quyền tự do cư trú. Những quyền khác của người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn vẫn

phải được bảo đảm và được tôn trọng. Chẳng hạn, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Việc áp dụng tùy tiện các biện pháp ngăn chặn như việc bắt oan người vô tội, bắt không đúng thủ tục, bắt sai thẩm quyền, tạm giữ hoặc tạm giam quá hạn... đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Người thực hiện một trong các hành vi nói trên phải bị xử lí nghiêm khắc, thậm chí có thể bị truy tố theo pháp luật để bảo đảm sự nghiêm minh, công bằng xã hội, bảo đảm quyền con người của người bị bắt oan, sai, bị tạm giữ, tạm giam quá hạn. Những hành vi bắt oan người vô tội, bắt không đúng thủ tục, bắt sai thẩm quyền, tạm giữ hoặc tạm giam quá hạn không chỉ xâm hại hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và sinh mạng chính trị của con người, của công dân mà còn làm suy giảm uy tín của Nhà nước ta, nhà nước của dân, do dân và vì dân, làm giảm sút lòng tin của quần chúng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong thực tế, số người bị bắt người quả tang do cơ quan điều tra trả tự do và chuyển xử lý hành chính từ năm 2008 - 2012 cũng tăng đáng kể (năm 2008 có 1.369 người, năm 2009 có 2.149 người, năm 2010 có 2.003 người, năm 2011 có 3.554 người, năm

2012 có 3.861 người); năm 2012 tăng 2.492 người ([59], [60], [61], [62], [63]).

Với số liệu này có thể thấy việc bắt quả tang xử lý hành chính và xử lý hình sự có sự nhầm lẫn. Bởi vậy, việc phân biệt rõ thủ tục bắt tạm giữ với thủ tục hành chính và thủ tục hình sự rất cần thiết về đối tượng, thẩm quyền, thủ tục, thời hạn tạm giữ [69].

Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN với yêu cầu mới, nhiệm vụ mới, đòi hỏi phải có những con người có trình độ, khả năng tương ứng với sự phát triển của xã hội. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng công an, lực lượng cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, hải quân, lực lượng dân quân địa phương, các cơ quan tư pháp có thẩm quyền trong thời kỳ mới rất nặng nề, phức tạp và gian khó. Những loại tội phạm mới phát sinh, âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, thậm

chí trình độ, “tay nghề” của tội phạm cũng sẽ được hiện đại hoá. Vì vậy, việc hiểu đúng, hiểu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về các biện pháp ngăn chặn sẽ nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm; qua đó cũng góp phần quan trọng và cần thiết để bảo đảm quyền con người.

Thứ hai là, do cơ sở pháp luật quy định còn tập trung chưa thống nhất. Những quy định riêng về trình tự, thủ tục của bắt người đang phạm tội quả tang còn chung với trường hợp bắt người đang bị truy nã. Trong thực tế khi áp dụng cán bộ an ninh, cơ quan điều tra nhiều khi bị nhầm lẫn dẫn đến áp dụng các thủ tục bắt và sau khi bắt chưa đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Những quy định bắt phạm tội quả tang cho các đối tượng đặc biệt là đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, người có chức sắc tôn giáo, người nước ngoài… chưa cụ thể trong văn bản TTHS. Nguyên tắc cơ bản của bộ luật TTHS Việt Nam được áp dụng chung cho tất cả các trường hợp có dấu hiệu tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự Việt Nam không phân biệt đối xử địa vị xã hội, chức sắc dân tộc... Còn những đối tượng này khi phạm tội bắt quả tang lại theo sự điều chỉnh của một số văn bản dưới luật và sự chỉ đạo của Đảng, các Bộ trực tiếp quản lý. Bởi vậy, thời gian chờ ý kiến đã làm mất đi căn cứ pháp lý cho việc áp dụng bắt người đang phạm tội quả tang. Việc quy định này đã làm mâu thuẫn giữa văn bản luật và văn bản dưới luật gây khó khăn cho các cán bộ an ninh, điều tra, cũng như quần chúng nhân dân trong công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm [70, 72].

Thứ ba là, việc nhận thức pháp luật về việc bắt người phạm tội quả tang của nhân dân còn hạn chế. Đối với những trường hợp phạm tội quả tang thì bất kỳ người nào phát hiện đều có thẩm quyền bắt người đang phạm tội. Quy định này góp phần rất lớn trong việc ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cũng như hậu quả của tội phạm tác động đến khách thể bảo vệ. Nhưng, trong thực tế nhiều trường hợp bắt phạm tội quả tang bị bắt nhầm dẫn đến việc áp dụng các bước thủ tục sau đó của cán bộ có thẩm quyền bị sai. Nhiều trường hợp nhân dân tham gia

bắt người phạm tội không hiểu được thế nào là tội phạm do luật hình sự điều chỉnh và hành vi vi phạm pháp luật chưa đến mức tội phạm theo sự điều chỉnh của pháp luật hành chính. Đồng thời, trong quá trình bắt, người dân chưa hiểu rõ và nắm bắt được các bước phải làm ngay sau khi bắt được người phạm tội quả tang, dẫn đến việc trói giữ người phạm tội tại nơi bắt quá thời gian không kịp thời mà vô tình dẫn đến hành vi giữ người trái phép, xâm hại tới việc bảo đảm quyền nhân thân cho người bị bắt. Bên cạnh đó trong quá trình bắt người phạm tội quả tang, người tham gia bắt chưa nhận thức được việc vượt quá hành vi ngăn chặn dẫn đến gây thương tích lớn cho người bị bắt. Mặt khác việc bắt người phạm tội quả tang thường đòi hỏi rất lớn về chiến thuật bắt người, đòi hỏi người tham gia bắt tội phạm phải quả cam, mưu trí. Đây là một vấn đề còn rất khó khăn để nâng cao được tinh thần tham gia bắt quả tang trong quần chúng nhân dân [72].

Thứ tư là, do tính chất nguy hiểm, mức độ tinh vi xảo quyệt và phạm vi hoạt động rộng của các nhóm loại tội phạm trong quá trình bắt quả tang. Tội phạm thường được bắt không chỉ diễn ra ở những tội phạm thông thường như đánh bạc, trộm cắp, cướp giật mà còn được bắt trong những nhóm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như tội phạm chức vụ quyền hạn, tội phạm gián điệp, tội phạm ma túy. Đối tượng phạm tội lại rất hung hãn càng những tội phạm nguy hiểm cao thì tính chất côn đồ càng cao, gây khó khăn rất lớn cho công tác bắt giữ. Trong quá trình dẫn giải người bị bắt tới các cơ quan chức năng, nhiều đối tượng đã tháo chạy và trốn thoát. Việc truy bắt lại tội phạm lại phải mất nhiều thời gian, công sức và tiền của nhà nước.

Thứ năm là, trong quá trình bắt người phạm tội quả tang là người nước ngoài, thủ tục bắt và sau khi bắt còn gặp khó khăn về ngôn ngữ. Điều 24 BLTTHS cho phép người tham gia tố tụng được quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, vì thế một số đối tượng người nước ngoài đã lợi dụng điểm này, dù biết tiếng Anh nhưng họ vẫn cứ dùng ngôn ngữ bản địa giao dịch với cơ quan điều tra. Người phiên dịch của nước ta chủ yếu dùng tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc; các thứ tiếng khác như: Thái Lan, Pakistan, Iran, Nigieria, Ghana,

Congo… rất ít người phiên dịch. Khi không giao dịch được thì khó khăn cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ ban đầu để bắt người phạm tội. Có trường hợp quần chúng bắt người nước ngoài phạm tội quả tang giao cho cơ quan Công an, do bất đồng ngôn ngữ nên cơ quan Công an không lấy lời khai, thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh tội phạm, khi hết thời hạn tạm giữ thì phải trả tự do cho họ. Như vậy, trường hợp này đã để lọt tội phạm, ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm [67].

Với những nguyên nhân trên, trong thực tế quần chúng nhân dân thường chỉ cung cấp tin báo cho các đơn vị lực lượng điều tra và an ninh quốc phòng để tổ chức theo dõi và bắt người phạm tội quả tang. Đối với những trường hợp đang phạm tội mang tính chất nhanh chóng thì thường bị bỏ lọt, làm cho công tác truy bắt của các cơ quan điều tra kéo dài và khó khăn.

Thứ sáu là, cơ chế phối hợp giữa quần chúng tham gia bắt người phạm tội quả tang với các cơ quan chính quyền địa phương và cơ chế phối hợp việc giao nhận người bị bắt cho các cơ quan điều tra còn chưa kịp thời, chưa chặt chẽ. Có nhiều trường hợp quần chúng tham gia bắt giữ người phạm tội quả tang đã áp giải tới các cơ quan địa phương để giao nộp người bị bắt, nhưng có nhiều địa phương lại hỏi lý lịch người bị bắt quê quán ở đâu và giải thích mình không có thẩm quyền và chỉ dẫn việc giải người tới nơi thường trú của người bị bắt. Do có nhiều cơ quan địa phương thiếu trách nhiệm đã dẫn đến việc giao nhận người bị bắt chậm thời gian theo quy định, làm ảnh hưởng tới tâm lý người tham gia bắt phạm tội quả tang. Các cơ quan an ninh địa phương khi tiếp nhận người bị bắt trong quá trình giao người bị bắt cho cơ quan điều tra đòi hỏi phải có đầy đủ các giấy tờ: biên bản bắt người phạm tội quả tang, biên bản bàn giao người phạm tội, biên bản tịch thu vật chứng, giấy khám sức khỏe và một số giấy tờ liên quan khác. Nhưng do việc làm nhanh, làm ẩu trong quá trình giao nhận đã thiếu một số giấy tờ văn bản theo quy định của thủ tục TTHS. Có nhiều trường hợp bắt phạm tội quả tang ở những nơi có địa hình khó khăn xa cách với các cơ quan điều tra có thẩm quyền như các vùng hải đảo, biển, biên giới, bắt người phạm tội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023