Khái Niệm, Đặc Điểm Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự Thuộc Về Nhân Thân Người Phạm Tội

hợp. Bên cạnh đó, trên cơ sở pháp lý của từng loại tình tiết tăng nặng giúp người áp dụng định tội, định khung, cá thể hóa hình phạt được xác định.

Cả 3 loại tình tiết tăng nặng trên đều có đặc điểm chung thể hiện bản chất pháp lý, ý nghĩa cụ thể:

Thứ nhất, tình tiết tăng nặng TNHS làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm (làm thay đổi tính chất hoặc mức độ nguy hiểm của tội phạm theo hướng nghiêm khắc hơn) hoặc người phạm tội. Có những tình tiết đối với tội này thì làm thay đổi tính chất nhưng đối với tội khác thì làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Đây là tình tiết chung được áp dụng cho nhiều loại tội phạm, cho dù đó là tình tiết tăng nặng định tội hay tình tiết tăng nặng định khung. Ví dụ: Tình tiết phạm tội đối với trẻ em, nếu ở tội “Hiếm dâm” thì đây là tình tiết tăng nặng định tội ở tội Hiếp dâm trẻ em (Điều 112), Cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), Giao cấu với trẻ em (Điều 115); nếu ở tội Cố ý gây thương tích (Điều 104), Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134) Tội chứa chấp, sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 198), tội Môi giới mại dâm (Điều 255) thì nó là tình tiết tăng nặng định khung và nó là tình tiết tăng nặng chung ở một số tội khác.

Thứ hai, các tình tiết tăng nặng TNHS chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự chứ không thể trong các văn bản pháp lý khác. Trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm, các nhà làm luật xác định những tình tiết nào làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được coi là tình tiết tăng nặng TNHS và ghi nhận trong pháp luật hình sự thực định (Bộ luật hình sự năm 1999). Khi xét xử, chỉ những tình tiết tăng nặng được quy định trong Bộ luật hình sự mới là tình tiết tăng nặng TNHS. Đây là đặc điểm cơ bản của tình tiết tăng nặng TNHS và điều này trái ngược với việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS vì “Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi rõ trong bản án” (Khoản 2 Điều 46 BLHS) [27, tr.38]. Đặc điểm này thể hiện nguyên tắc bình đẳng, nhân đạo,

bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng.

Thứ ba, Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc tội nào, vụ án nào thì áp dụng cho tội ấy và vụ án ấy; tình tiết thuộc về nhân thân của người phạm tội nào thì áp dụng cho người phạm tội ấy. Đặc điểm này đảm bảo quyền, lợi ích của bị can, bị cáo. Khi truy tố, xét xử vụ án, người tiến hành tố tụng chỉ được áp dụng những tình tiết liên quan trực tiếp đến vụ án, ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của một tội phạm cụ thể.

Thứ tư, Các tình tiết tăng nặng TNHS mang tính khách quan phản ánh tình hình xã hội, tính chất tội phạm và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong từng giai đoạn. Do đó từ góc độ lập pháp, tình tiết tăng nặng TNHS với vai trò đảm bảo xử lý nghiêm minh tội phạm cũng được nhà làm luật điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị xã hội và ngược lại, có những tình tiết phải loại bỏ khỏi Bộ luật hình sự nếu những tình tiết đó áp dụng không còn phù hợp với thực tiễn.

Thứ năm, Tình tiết tăng nặng TNHS có tác động giới hạn. Người phạm tội dù có nhiều tình tiết tăng nặng chung hoặc tăng nặng định khung thì cũng chỉ bị xử phạt trong phạm vi khung hình phạt đó. Điều này trái ngược với việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS:

Khi có ít nhất từ hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn [27, tr.62] hoặc miễn TNHS, hoặc miễn hình phạt.

1.2. Khái niệm, đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

1.2.1. Khái niệm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về thân người phạm tội

a. Trách nhiệm hình sự là một trong những chế định cơ bản, quan trọng nhất của luật hình sự, theo đó, TNHS là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Vậy người phạm tội phải gánh chịu hậu quả pháp lý như thế nào đều liên quan đến việc phạm tội và thể hiện thông qua việc xác định nội dung của trách nhiệm hình sự. Theo PGS. TS Kiều Đình Thụ viết “Bản chất của trách nhiệm hình sự là sự lên án của Nhà nước đối với người có lỗi khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm, là sự phản ứng của Nhà nước đối với tội phạm” [10, tr.166]. Với ý nghĩa là sự phản ứng của Nhà nước đối với tội phạm, trách nhiệm hình sự phải là những tác động cưỡng chế hình sự đặt ra nhằm bảo vệ và duy trì trật tự xã hội. Do vậy, các tác động cưỡng chế hình sự thuộc nội dung của trách nhiệm hình sự phải là những tác động bất lợi về pháp lý đối với người phạm tội nhằm làm rõ nội dung của trách nhiệm hình sự. Bằng bản án kết tội, Nhà nước chính thức lên án đối với người đã có hành vi phạm tội và trên cơ sở đó có thái độ phản ứng của mình thông qua việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự như áp dụng hình phạt hay các biện pháp tư pháp, án tích là những tác động cưỡng chế hình sự đều được nhìn nhận là thuộc nội dung của trách nhiệm hình sự.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang) - 4

Như vậy, trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả việc phạm tội, bao gồm việc Tòa án kết án về một tội phạm có thể phải chịu hình phạt, biện pháp tư pháp và án tích.

Cơ sở để để một người phải chịu TNHS, theo qui định của BLHS “chỉ

người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Theo qui định này thì cơ sở của TNHS là hành vi của người thực hiện trái pháp luật mà luật hình sự quy định là tội phạm. Nói cách cách khác đó là hành vi thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm với đầy đủ các dấu hiệu luật định về khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm.

Khoa học pháp lý đưa ra các khái niệm “cấu thành tội phạm cơ bản (cấu thành định tội)”, “cấu thành định khung tăng nặng”, “cấu thành định khung giảm nhẹ” và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. Trong đó, cấu thành cơ bản qui định những dấu hiệu định tội, phản ánh đặc điểm, tính chất của tội phạm; cấu thành định khung tăng nặng và cấu thành định khung giảm nhẹ qui định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ định khung phản ánh tính chất, mức độ của từng trường hợp phạm tội cụ thể làm cơ sở cho việc xác định mức độ TNHS, xác định hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội. Trên cơ sở tiếp cận này, luật Hình sự Việt Nam từ trước tới nay (Bộ luật Hình sự 1985, Bộ luật hình sự 1999 đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 và BLHS 2015) đều qui định theo hướng: ngoài cấu thành cơ bản còn có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ định khung và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm sự. Mỗi loại tình tiết có vị trí, ý nghĩa khác nhau trong việc xác định tính chất, mức độ TNHS. Tội phạm là một hiện tượng có tính đa dạng thể hiện không chỉ ở các loại tội phạm mà còn ở chỗ tội phạm được thực hiện bởi những con người cụ thể, khác nhau với những tình tiết, diễn biến không giống nhau. Điều này dẫn đến tính chất, mức độ nguy hiểm của mỗi loại tội phạm và mỗi người phạm tội có sự khác biệt. Do đó, để có căn cứ xác định mức độ nguy hiểm của tội phạm một cách chính xác và triệt để đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và các thể hóa hình phạt, Điều 45 Luật Hình sự năm 1999 đã quy định rõ một trong những căn cứ Tòa án phải

cân nhắc khi quyết định hình phạt là nhân thân người phạm tôị, các tình tiết tăng nặng (và giảm nhẹ) trách nhiệm hình sự. Bộ luật hình sự năm 1999 qui định các tình tiết làm tăng nặng TNHS, trong đó có các tình tiết tăng nặng thuộc về nhân thân người phạm tội.

b. Nhân thân người phạm tội là khái niệm mà nhiều khoa học pháp đề cập, trong đó có khoa học pháp lý hình sự. Để làm rõ khái niệm “Nhân thân người phạm tội”, hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh rằng, cần phải nghiên cứu toàn diện về nhân thân con người với tư cách là thành viên của xã hội và con người chỉ trở thành người phạm tội do quá trình phát triển đạo đức bất lợi đối với họ. Khi nghiên cứu cần phải làm rõ cái vốn có của nhân thân người phạm tội không phải là các đặc điểm phạm tội bẩm sinh, mà là các đặc điểm về mặt xã hội, được thể hiện qua xử sự chống lại xã hội. Nhân thân bao gồm nhiều mặt, thể hiện những đặc điểm, đặc tính xã hội khác nhau, thể hiện tính cá biệt và tính không lặp lại của mỗi người cụ thể. Người phạm tội, cho dù thực hiện bất kỳ một tội phạm nào thì cũng là một con người. Con người sinh ra không phải để trở thành người phạm tội, nhưng con người có khả năng trở thành người phạm tội nếu trong quá trình trưởng thành của con người gặp phải những điều kiện không thuận lợi khi hình thành nhân cách và người đó rơi vào hoàn cảnh, tình huống nhất định. Vì vậy hành vi phạm tội của con người không phải là hành vi tất yếu phải xảy ra với con người đó.

Nhân thân người phạm tội là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như: Tội phạm học, Xã hội học, Khoa học hình sự, Khoa

học tố tụng hình sư… Nhân thân là phạm trù xã hội phức tạp được nghiên cứu

dưới nhiều góc độ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu của từng ngành khoa học cụ thể: 1) Nhân thân người phạm tội trong tội phạm học: nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tình hình tội phạm; nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những biện

pháp phòng ngừa tội phạm nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi tội phạm trong đời sống xã hội. Nói cách khác, Tội phạm học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về tội phạm có nhiệm vụ phát hiện quy luật của tội phạm, nguyên nhân và điều kiện phát sinh, tồn tại và vận động của tội phạm; do vậy, nghiên cứu về “nhân thân người phạm tội trong Tội phạm học cũng không nằm ngoài mục đích đó. Trên khía cạnh Tội phạm học, Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc tính, các dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội, tính cá biệt, không lặp lại của con người mà trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định và dưới sự tác động của chính những điều kiện, hoàn cảnh đó động cơ phạm tội nảy sinh [15, tr.99]; 2)

Dưới học độ khoa học luật hình sự, nhân thân người phạm tôi cứu với tính chất là căn cứ để quyết định hình phạt.

được nghiên

Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm mang tính chất xã hội của người phạm tội mà những đặc điểm này có ảnh hưởng đối với việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt hoặc tha miễn trách nhiệm hình sự hay hình phạt. Nhân thân người phạm tội không phải là một yếu tố cấu thành tội phạm, nhưng những đặc điểm nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự và khả năng giáo dục , cải tạo đối với những người phạm tội.

Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội là một trong những căn cứ xác định tính chất, mức độ nguy hiểm, nguyên nhân, động cơ, mục đích, điều kiện của việc thực hiện tội phạm tội phạm; giúp cho tòa án đánh giá được khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội để quyết định hình phạt phù hợp. Trên cơ sở đó, Tòa án thực hiện được nguyên tắc cá thể hóa hình phạt và bảo đảm nguyên tắc công bằng khi quyết định hình phạt đối với bị cáo. Xét nhân thân người phạm tội là xét tổng hợp những quan hệ giữa người ấy với xã hội, tập thể, gia đình, với người khác và xét đến những đặc điểm bản thân.

Nhân thân người phạm tội là một khái niệm rộng, đa dạng, nhưng khi cân nhắc nhân thân người phạm tội để quyết định hình phạt thì không được trừu tượng hóa và tách rời khỏi tội phạm do người đó thực hiện, bởi hình phạt chỉ áp dụng cho hành vi phạm tội đã được thực hiện chứ không phải cho nhân thân của người phạm tội. Xem xét nhân thân người phạm tội khi quyết định hình phạt không có nghĩa là xem xét nhân thân nói chung mà chỉ xem xét những đặc điểm nhất định liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội cũng như liên quan đến mục đích của hình phạt.

̀ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm sau: “Các tình tiết tăng nặng thuộc về nhân thân người phạm tội là những tình tiết phản ánh những đặc điểm, đặc tính xã hội khác nhau của một con người cụ thể với tư cách là chủ thể của tội phạm làm ảnh hưởng nhất định đến hành vi phạm tội, làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội do đó làm tăng mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự của họ”.

1.2.2. Đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội

Các dấu hiệu nhân thân người phạm tội thuộc về tình tiết tăng nặng TNHS có các đặc điểm sau:

a) Các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội là tình tiết là tình tiết phán ánh những đặc điểm, đặc tính xã hội khác nhau của một con người cụ thể

Thứ nhất: Người phạm tội là một con người cụ thể.

Người phạm tội dù có phạm tội nghiêm trọng đến đâu thì cũng là một con người cho nên người phạm tội trước tiên phải mang đặc điểm của một con người. Mác - Lênin cho rằng: “Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội. Con người được tự nhiên sinh ra cho nên trước tiên mang các đặc tính của sinh vật. Cái sinh học trong con người qui định sự hình thành những hiện tượng và quá trình tâm lý trong con người” [6, tr.255].

Mỗi con người – một nhân thân, mặc dù các nhân thân có ý nghĩa và giá trị khác nhau: Một số là tích cực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, số khác lại cản trở xã hội, số thứ ba giữ lập trường thụ động; nhưng cải tạo thành giá trị đích thực của nhân thân không phải là nguồn gốc xuất thân từ địa vị xã hội, của của cải, trình độ hiểu biết…. của con người, mà là ở lập trường xã hội, tính tích cực xã hội và những đóng góp của nó vào sự tiến bộ chung của xã hội. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nhân thân con người là một phạm trù xã hội- lịch sử. Nó là sản phẩm của một thời đại nhất định được quy định bởi những điều kiện lịch sử cụ thể của hiện thực xã hội. C.Mác viết: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” [20, tr.257]

Nhân thân con người là tổng thể các đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất của con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Đó là các đặc điểm, dấu hiệu sinh học, nhân khẩu học, các đặc điểm về xã hội học, đạo đức – tâm lý. Để biết và hiểu được nhân thân người phạm tội thì những người có thẩm quyền điều tra, xét xử một con người phải quan tâm đến giá trị xã hội và các phương diện hiện thực của người đó như xã hội, những người xung quanh, gia đình, lao động, nghĩa vụ công dân…. Nội dung của các mối quan hệ đó đặc trưng cho định hướng của nhân thân. Đối với nhân thân, quan trọng hơn cả là có được các mối quan hệ sâu sắc, ổn định vì xuất phát từ đó mà hình thành nên quan điểm, lý tưởng, lập trường, quan điểm đạo đức của con người. Cách xử sự của con người trong xã hội – cái mà nhân thân thể hiện ra bên ngoài cũng gắn liền với lĩnh vực trí tuệ, cảm xúc và ý chí của nhân thân.

Bản chất xã hội của tâm lý nhân thân biểu hiện ở chỗ nó không bị quy về các đặc thù tâm lý cá nhân của con người mà là sự thống nhất giữa cái chung, cái đặc thù và cái riêng trong sự phát triển và hình thành của nó. Với

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí