Đang Làm Việc Phạm Pháp Hoặc Sau Khi Phạm Pháp Thì Bị Phát Giác Ngay. 2- Đang Bị Đuổi Bắt Sau Khi Phạm Pháp.

đang bị truy nã đã thực hiện hành vi phạm tội, đang trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và bị lùng bắt ráo riết theo quyết định truy nã của cơ quan điều tra được thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn và các nơi công cộng.‌

Thứ hai, hành vi phạm tội do người phạm tội quả tang thực hiện, diễn ra một cách rõ ràng, cụ thể, bất cứ người nào trông thấy cũng có thể biết đó là hành vi phạm tội, còn hành vi phạm tội do bị truy nã thực hiện chỉ cơ quan chức năng mới biết; người dân nhận biết được người bị truy nã là trên cơ sở đặc điểm nhận dạng và ảnh (nếu có) của người đang bị truy nã trong quyết định truy nã của cơ quan điều tra được thông báo công khai cho mọi người biết để lùng bắt.

Thứ ba, người phạm tội quả tang là người chưa bị khởi tố về hình sự, còn người đang bị truy nã là bị can, bị cáo đang trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử, người bị kết án phạt tù được tại ngoại trốn tránh, không thi hành bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án phạt tù được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt bỏ trốn, người đang thi hành án phạt tù trốn khỏi trại giam, người bị kết án tử hình đang chờ thi hành án, trốn khỏi trại tạm giam [45, tr. 96-97].

1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang trong Luật TTHS Việt Nam từ Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Cơ sở pháp lý của công tác bắt người phạm tội quả tang là những quy định của pháp luật TTHS mà dựa vào đó, các cơ quan có thẩm quyền và chức năng tiến hành các hoạt động bắt người phạm tội quả tang. Cơ sở pháp lý của việc bắt người phạm tội quả tang là những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động bắt giữ người phạm tội quả tang, cũng như các quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Quyết định bắt người tác động trực tiếp đến quyền tự do về thân thể của công dân, một trong các quyền nhân thân quan trọng nhất của con người được quy

định trong hiến pháp. Vì vậy, cần phải có sự cân nhắc hết sức thận trọng khi quyết định việc bắt. Việc bắt người đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm, ngăn ngừa kịp thời những hành vi phạm tội cũng như hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án của người phạm tội, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi. Ngược lại, việc bắt người không đúng pháp luật sẽ gây tác hại nhiều mặt như xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân, làm giảm uy tín của nhà nước, và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Với ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bắt người như vậy, nên các quy định bắt người phạm tội quả tang sớm được Nhà nước ta quy định và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật TTHS quy định chi tiết việc bắt người như: Luật số 103- SL/L005 ngày 20-5-1957, sắc luật số 002-SLt ngày 18-6-1957; Sắc luật số 02- SL ngày 15-3-1976; Bộ luật TTHS năm 1988 - Bộ luật TTHS đầu tiên của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

* Sắc lệnh số 103/SL-L-005 ngày 20-5-1957 về Đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân

Việc quy định biện pháp bắt người phạm tội quả tang được quy định từ rất sớm. Sau một thời gian nhà nước Việt Nam dân chủ công hòa được thành lập, việc pháp điển hóa cho biện pháp này được cụ thể hóa trong Sắc luật số 103/SL- L-005 ngày 20-5-1957 về Đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân được ban hành. Tại Điều 4 sắc lệnh ghi nhận biện pháp bắt người phạm tội quả tang là một biện pháp bắt người đặc biệt: “Những trường hợp phạm pháp quả tang và trường hợp khẩn cấp là những trường hợp đặc biệt do luật quy định”. Điều luật cũng quy định rõ thẩm quyền và thủ tục sau khi bắt người phạm tội quả tang: “Đối với những người phạm pháp quả tang, bất cứ người nào cũng có quyền bắt và phải giải ngay đến Uỷ ban Hành chính, Toà án nhân dân hoặc đồn công an nơi gần nhất. Trong những trường hợp khẩn cấp, cơ quan công an có thể bắt giữ trước khi có lệnh viết của các cơ quan định trong điều 3, và phải báo cho các cơ quan đó biết”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Sắc luật số 103/SL-L-005 đề cập trường hợp phạm pháp quả tang là một trong hai trường hợp đặc biệt do luật quy định. Về thẩm quyền ai cũng có quyền bắt, và sau khi bắt phải giải ngay tới: Uỷ ban Hành chính, Toà án nhân dân hoặc đồn công an nơi gần nhất. Các cơ quan trên sau khi tiếp nhận sẽ xem xét và chuyển về cơ quan tư pháp cấp huyện hoặc cơ quan công an cấp huyện trở lên để tiếp tục việc tạm giữ, tạm giam, tạm tha theo trình tự, thẩm quyền quy định tại Điều 5, điều 6, Điều 7, Điều 8 của Sắc lệnh.

Việc khám người, khám đồ vật, khám nhà ở và thư tín được quy định tại Điều 10 của Sắc lệnh này: “Trong những trường hợp phạm pháp quả tang, hoặc tiến hành điều tra vụ án mà can phạm đang bị tạm giữ, hoặc tạm giam, hoặc được uỷ quyền điều tra toàn bộ vụ phạm pháp, tư pháp, công an, toà án binh có thể khám người, đồ vật, nhà ở, thư tín của người phạm pháp và những người có liên quan đến vụ án”.

Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự Việt Nam - 4

Tuy nhiên, những quy định trong Sắc luật số 103/SL-L-005 lại dùng thuật ngữ “phạm pháp”. Thuật ngữ này ngầm hiểu là tất cả những hành vi vi phạm tới các khách thể được pháp luật bảo vệ thì đều bị áp dụng bắt người phạm tội quả tang. Đồng thời những trường hợp bắt người phạm pháp quả tang, những thủ tục về công việc ngay và sau khi tiếp nhận người bị bắt chưa được quy định cụ thể. Cho nên trên thực tế các cơ quan tư pháp, cơ quan công an rất khó áp dụng và tiến hành điều tra, xử lý.

* Sắc luật số 002-SLT được ban hành ngày 18 tháng 6 năm 1957 quy định chi tiết những trường hợp phạm tội quả tang, những trường hợp khẩn cấp và những trường hợp khám người phạm tội quả tang.

Tại Điều 1 của Sắc luật số 002-SLT ngày 18 - 6 - 1957 có nêu rõ các trường hợp được coi là bắt phạm tội quả tang: “Để kịp thời giữ kẻ phạm pháp đã gây thiệt hại đến an toàn của Nhà nước, đến trật tự xã hội, đến tài sản của Nhà nước, đến tính mệnh tài sản của nhân dân, nay quy định những trường hợp sau đây là phạm pháp quả tang mà người công dân nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến Uỷ ban hành chính, Toà án nhân dân hoặc Đồn công an nơi gần nhất:

1- Đang làm việc phạm pháp hoặc sau khi phạm pháp thì bị phát giác ngay. 2- Đang bị đuổi bắt sau khi phạm pháp.

3- Đang bị giam giữ mà lẩn trốn. 4- Đang có lệnh truy nã.”

Như vậy, Sắc luật số 002-SLT đã phân loại được năm trường hợp được coi là bắt phạm tội quả tang:

1- Đang làm việc phạm pháp

2- Sau khi phạm pháp thì bị phát giác ngay. 3- Đang bị đuổi bắt sau khi phạm pháp.

4- Đang bị giam giữ mà lẩn trốn. 5- Đang có lệnh truy nã

Về thẩm quyền bắt phạm tội quả tang: là bất kỳ công dân nào cũng có thẩm quyền.

Thủ tục của bắt phạm tội quả tang: Ngay sau khi bắt, công dân phải giải ngay đến Uỷ ban hành chính, TAND hoặc đồn công an nơi gần nhất. Sau khi bắt, đối với kẻ phạm pháp quả tang là thổ phỉ, biệt kích, kẻ giết người hoặc cướp của, côn đồ hung hãn thì người công dân nào khi bắt giữ cũng có quyền khám để tước vũ khí để bảo vệ cho người bắt giữ.

Sắc luật số 002-SLT ngày 18-6-1957 đã liệt kê rõ những trường hợp nào thuộc trường hợp bắt người phạm tội quả tang. Tuy nhiên, Sắc luật vẫn tiếp tục sử dụng thuật ngữ “phạm pháp” trong bắt người phạm tội quả tang.

* Nghị định số 301/TTG quy định chi tiết thi hành Luật số 103/SL-L005 ngày 20 - 5 - 1957 bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân

Hướng dẫn áp dụng Sắc luật số 103/SL-L-005, Sắc luật số 002-SLT ngày 10-7-1957 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định số 301/TTG quy định chi tiết thi hành Luật số 103/SL-L005 ngày 20-5-1957 bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân. Tiếp nhận từ công dân hoặc trực tiếp bắt kẻ phạm tội quả tang, các cơ quan có thẩm

quyền sẽ ra lệnh tạm giữ để điều tra, tại Điều 4 của Nghị định này quy định: “Lệnh tạm giữ người phạm pháp phải ghi rõ lý do ngày hết hạn tạm giữ và phải đọc cho can phạm nghe. Trong hạn hai mươi bốn giờ kể từ lúc tạm giữ can phạm, thẩm phán Toà án nhân dân huyện, châu, công an huyện, châu hoặc đồn công an trở lên, cán bộ quân đội có trách nhiệm điều tra vụ phạm pháp, phải hỏi cung can phạm”. Nghị định quy định cụ thể thẩm quyền cán bộ của cơ quan tư pháp có trách nhiệm khám người và đồ vật của người phạm pháp trong quá trình điều tra tại Điều 13: “Trong những trường hợp phạm pháp quả tang, những cán bộ sau đây có quyền khám người và đồ vật của người phạm pháp và những người liên quan đến vụ án:

- Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, châu trở lên;

- Cán bộ công tố của Toà án binh;

- Nhân viên và cán bộ công an, chiến sĩ và và cán bộ bộ đội bảo vệ, bộ đội biên phòng, chiến sĩ và cán bộ bộ đội quốc phòng làm nhiệm vụ bảo vệ.

Đối với việc khám nhà ở và thư tín của người phạm pháp và những người liên quan thì những cán bộ có quyền được quy định tại Điều 16: “Trong những trường hợp phạm pháp quả tang, hoặc trong những trường hợp đang tiến hành điều tra vụ phạm pháp mà can phạm đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc trong những trường hợp được uỷ quyền điều tra toàn bộ vụ án, những cán bộ sau đây có quyền khám nhà ở và thư tín của người phạm pháp và những người có liên quan đến vụ án:

- Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, châu trở lên;

- Cán bộ công tố Toà án binh;

- Cán bộ nói ở Điều 2, 3 Nghị định này;

- Những nhân viên thi hành lệnh viết của các cán bộ nói trên”.

Khi ủy ban hành chính xã hoặc cơ quan công an xã tiếp nhận người phạm pháp quả tang sẽ tiến hành thủ tục khám người, đồ vật, nhà ở theo quy định tại Điều 18 và Điều 19. Nghị định này cũng đã ghi nhận trình tự thủ tục bắt giữ đối với những quân nhân trong trường hợp bị bắt phạm pháp quả tang (Điều 24), cụ

thể: “Trừ những trường hợp phạm pháp quả tang và những trường hợp khẩn cấp, những quân nhân phạm pháp luật Nhà nước do các cán bộ trong quân đội nói ở Điều 1 đoạn b Nghị định này ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam. Những quân nhân phạm pháp bị bắt trong những trường hợp quả tang hoặc những trường hợp khẩn cấp thì trong hạn hai mươi bốn giờ phải giải lên Toà án nơi gần nhất”.

Những trường hợp phạm pháp quả tang các cơ quan tư pháp, ủy ban hành chính, đồn công an được tiến hành một loạt các thủ tục tố tụng: Bắt; khám người, khám nhà, giữ lại thư tín; tạm giữ, hoặc kê biên tài sản; tạm giam, gia hạn tạm giam; miễn tố; tạm tha bị can không cần sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát. Theo Điểm 2 tại Chương II về tiến hành điều tra và kiểm sát điều tra của Thông tư liên bộ giữa BCA - VKSND tối cao số 427/TT-LB ngày 28/6/1963 quy định tạm thời một số nguyên tắc về quan hệ công tác giữa VKSND tối cao và BCA có quy định: “Trừ việc bắt người, khám người và khám nhà trong trường hợp phạm pháp quả tang và trường hợp khẩn cấp đã được quy định trong Sắc lệnh số 002- SLT ngày 18-6-1957, cơ quan công an chỉ được tiến hành bắt, khám người, khám nhà, giữ lại thư tín, tạm giữ hoặc kê biên tài sản, tạm giam, gia hạn giam, miễn tố, tạm tha bị can khi đã được sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát” [8].

Về thủ tục, trình tự, thẩm quyền của bắt người phạm tội quả tang được quy định ở nhiều văn bản trước khi Bộ luật TTHS năm 1988 ra đời. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng thì việc bắt người trong trường hợp này vẫn khó khăn. Đến năm 1988 thì bộ luật TTHS 1988 ra đời đã thể chế hóa cụ thể những quy định vào các điều từ Điều 64 đến Điều 68.

Tại Điều 64 Bộ luật TTHS 1988 cũng quy định những trường hợp nào được coi là trường hợp bắt người phạm tội quả tang, cũng như thẩm quyền bắt và những việc sau khi bắt: “Việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. 1- Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát

hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2- Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí của người bị bắt”.

Theo Điều 64 ghi nhận những trường hợp được coi là bắt phạm tội quả tang bao gồm ba căn cứ bắt người phạm tội quả tang:

- Căn cứ thứ nhất: người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể. Đó là các hành vi được mô tả tại một điều luật cụ thể thuộc phần các tội phạm BLHS như trộm cắp, cướp tài sản, giết người…;

- Căn cứ thứ hai: Người ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Đây là trường hợp người đó đã thực hiện tội phạm xong, chưa kiệp lẩn trốn thì bị phát hiện;

- Căn cứ thứ ba: người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện nên bỏ chạy và bị đuổi bắt. Khác với hai trường hợp phạm tội quả tang nêu trên, trường hợp này người phạm tội không bị bắt ngay khi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà có một khoảng cách thời gian nhất định do việc đuổi bắt. Tuy nhiên, việc đuổi bắt phải ngay sau khi thực hiện tội phạm và giữa hành vi phạm tội với hành vi đuổi bắt phải có sự liên tục về thời gian.

Nếu có sự gián đoạn về thời gian, việc bắt người không phải là bắt quả tang mà có thể là bắt khẩn cấp quy định tại điều 63 của Bộ luật TTHS năm 1988. Như vậy, so với Sắc luật số 002-SLT thì Điều 64 của Bộ luật TTHS năm 1988 đã có sự kế thừa về việc quy định các trường hợp phạm tội quả tang bao gồm trường hợp: Đang làm việc phạm pháp hoặc sau khi phạm pháp thì bị phát giác ngay; Đang bị đuổi bắt sau khi phạm pháp. Còn những trường hợp: Đang có lệnh truy nã; Đang bị giam giữ mà lẩn trốn Điều 64 của bộ luật đã xóa bỏ. Những trường hợp về bắt người phạm tội quả tang trong quy định của bộ luật TTHS năm 1988

đã giản lược hai trường hợp và tách ra thành bắt người đang bị truy nã. Tuy nhiên, những trường hợp này vẫn quy định chung trong cùng một điều luật.

Về thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang: Tại khoản 1 Điều 64 của bộ luật cũng quy định rõ thẩm quyền bắt người trong những trường hợp này là bất kỳ người nào. Về thẩm quyền bắt người Điều 64 cũng quy định giống như Sắc luật số 002-SLT. Việc quy định này đã thể hiện thể hiện được nhiệm vụ “nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm” trong Điều 1 của Bộ luật TTHS năm 1988 đặt ra được mục đích “… các tổ chức xã hội khác và công dân đều có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật này, góp phần đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” theo nguyên tắc tại Điều 8 của Bộ luật TTHS năm 1988.

Những thủ tục sau khi bắt người phạm tội quả tang: Sau khi bắt thì người bắt phải giải ngay đến cơ quan công an, VKSND hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản theo đúng quy định tại Điều 66 của bộ luật và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành các việc cần làm quy định tại khoản 1 Điều 65: “Những việc cần làm ngay sau khi nhận người bị bắt.

1- Sau khi nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt”.

Như vậy, sau khi nhận người bắt giữ trong thời hạn 24 giờ Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên có quyền ra lệnh tạm giữ. Trong thời hạn 24 giờ, lệnh tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ lệnh tạm giữ và trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Tuy nhiên, do tính chất hoạt động của tội phạm ở những khu vực khác nhau, nên thẩm quyền ra lệnh tạm giữ sau khi nhận người phạm tội quả tang được mở

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí