Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự Việt Nam - 8

2.2.2 Tình hình bắt người phạm tội quả tang do người nước ngoài thực hiện Thời gian qua, tội phạm người nước ngoài lợi dụng con đường thăm người

thân, du lịch đã vào Việt Nam để lẩn trốn và vi phạm pháp luật. Xu hướng này ngày càng có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, xu thế tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng "tấn công" vào nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ví dụ như vụ bắt phạm tội công nghệ cao do người Trung Quốc thực hiện: Một số người gốc Hoa lợi dụng vào Việt Nam tìm kiếm việc làm, đi du lịch song trên thực tế đã cấu kết với nhau để tổ chức các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt phí viễn thông, trộm cắp các số tài khoản tín dụng của những người ở nước ngoài. Vào lúc 8 giờ 15 phút ngày 05/9/2011, lực lượng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh Phú Yên) bất ngờ đột nhập năm tụ điểm trên địa bàn thành phố Tuy Hòa và tiến hành bắt quả tang 57 đối tượng có các hành vi sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia. Trong số các đối tượng bị bắt giữ, 55 đối tượng là người nước ngoài và vùng lãnh thổ (17 nữ, 28 nam), gồm 27 người Trung Quốc và 28 người mang quốc tịch Đài Loan (Trung Quốc). Hai đối tượng người Việt Nam bị tạm giữ gồm Nguyễn Thị Xuân Loan (33 tuổi, trú tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Long Trung Dung (28 tuổi, thường trú tại 03S Đoàn Thị Điểm, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng). Cùng thời điểm, một đối tượng tại Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến vụ án cũng đã bị tạm giữ. Qua đó, tổng số đối tượng bị tạm giữ trong chuyên án này là 58 người. Lực lượng chức năng đã thu giữ số tang vật gồm 14 máy tính xách tay, 108 điện thoại để bàn, 13 bộ đàm, 14 điện thoại di động, 25 tuyến cáp nối mạng, 14 cổng mạng, 6 thiết bị truyền mạng không dây ngoài trời, 4 thiết bị truyền mạng không dây trong nhà và 1 máy in và hàng loạt bàn phím máy vi tính. Tất cả tài liệu, bảng chỉ việc đều sử dụng tiếng Trung Quốc. Đây là chuyên án triệt phá bọn tội phạm công nghệ cao thứ 6 ở nước ta do Tổng cục an ninh (Bộ Công an) phối hợp cùng lực lượng Công an tỉnh Phú Yên thực hiện. Lực lượng chức năng tiếp tục các biện pháp nghiệp vụ công nghệ cao để điều tra, làm rõ vụ án. Sau khi điều tra, các đối tượng phạm tội sẽ được giao cho Đại sứ quán các nước phối hợp xử lý [72].

Trong những năm qua tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy từ các nước trong khu vực vào Việt Nam gia tăng rất nhiều. Cạnh đó là hoạt động mua bán người thông qua các tổ chức đưa người nhập cư bất hợp pháp. Tội phạm liên quan đến hình sự như trộm cắp tài sản, lừa đảo xuyên quốc gia. Họ vào Việt Nam lợi dụng sự thiếu hiểu biết và kiến thức của người dân để chiếm đoạt tài sản. Đã có không ít các vụ sử dụng thẻ thanh toán, tín dụng giả để mua bán hay rút tiền tại các ngân hàng, cây ATM. Gần đây nhất vào khoảng 16h ngày 28/8/2012, hệ thống an ninh giám sát hoạt động ATM của Ngân hàng Đông Á phát hiện 1 cây ATM ở Hà Nội nuốt được hai thẻ giả. Tiến hành kiểm tra, ngân hàng này phát hiện tại cây ATM trên phố Trường Chinh (Hà Nội) bị gắn camera và thiết bị đọc trộm thông tin. Công an thành phố Hà Nội bắt quả tang đối tượng khai tên là Wu Wen Tsung. Tiến hành kiểm tra trong người đối tượng, thu 9 thẻ tín dụng của một số ngân hàng, trong đó có cả thẻ của ngân hàng nước ngoài; 3 điện thoại di động; 1 hộ chiếu; 1 sổ thông hành; 2 giấy phép lái xe do Đài Loan cấp. Xác định đối tượng tạm trú tại một khách sạn trên phố Nguyễn Thị Định, cơ quan Công an khám xét nơi ở và thu: 1 đầu in thẻ; nhiều đề can lô gô các ngân hàng; 1 máy khoan; các hộp sơn, xì, giáp, lỗi phôi thẻ ATM [72].‌

2.3. Những tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và những nguyên nhân của nó

2.3.1. Những tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang theo Bộ luật TTHS năm 2003

Thứ nhất là, một số tồn tại, hạn chế trong quy định của pháp luật

Một là, do việc bắt phạm tội quả tang chưa có một điều luật quy định cụ thể riêng, hiện tại còn quy định chung với trường hợp bắt người bị truy nã có thể gây nhầm lẫn giữa hai trường hợp bắt người này.

Hai là, về thẩm quyền, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người phạm tộiquả tang và giải ngay đến cơ quan Công an, viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dânnơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ

quan điều tra có thẩm quyền. Quy định như vậy, về cơ bản là phù hợp, nhưngtrên thực tế có một số khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cụ thể là:

- Việc xác định một người nào đó đang phạm tội quả tang hay vi phạm hànhchính, đối với trình độ hiểu biết pháp luật của người dân trong nhiều trường hợpkhông xác định được, do vậy có trường hợp chỉ là vi phạm hành chính nhưngcũng bị đuổi bắt và giải đến cơ quan Công an, viện kiểm sát hoặc ủy ban nhândân. Nếu cán bộ của các cơ quan này mà cũng không nhận thức đúng là phạm tộihay phạm pháp quả tang thì lập biên bản cũng không đúng. Ngược lại, nếu thựctế một người nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội thì phải lập biên bản bắt giữngười phạm tội quả tang, sau đó mới áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ được.Nếu không nhận thức đúng (hoặc thời điểm bắt giữ chưa xác định được là thựchiện hành vi phạm tội, chỉ là phạm pháp thông thường) mà chỉ lập biên bảnphạm pháp quả tang thì sau đó không thể áp dụng biện pháp tạm giữ theo quyđịnh của bộ luật TTHS được, vì tạm giữ chỉ có thể được áp dụng đối với ngườibị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầuthú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã, không được áp dụng đốivới người phạm pháp quả tang (vi phạm hành chính). Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn hành chính và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính do người có thẩm quyền theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính. Theo quy định tại Điều 44 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, thì: Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ. Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết. Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ. Những người có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ bao gồm người đứng đầu của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp những người nêu trên vắng mặt thì cấp Phó được uỷ quyền có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Cho nên, khi tính toán và trừ thời hạn tạm giữ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù cần chú ý: Trường hợp công dân bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và giải ngay đến UBND. UBND tiến hành việc giữ người bị bắt, lập biên bản nhận người và giải người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Công việc này chiếm một thời hạn nhất định nhưng không được tính thời hạn này là thời hạn tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự bởi vì việc tạm giữ ở đây là tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Trong trường hợp nêu trên, nếu người đã bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị kết án và bị phạt tù, thì không được trừ thời hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù [10].

Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự Việt Nam - 8

- Ở thành phố, thị xã, rất ít trường hợp công dân bắt người phạm tội quả

tang và giải đến UBND nơi gần nhất, mà thường giải đến cơ quan Công an nơigần nhất. Ở chính quyền cấp xã thì Công an xã thường nằm trong trụ sở UBNDxã cho nên nếu có người giải người phạm tội quả tang đến UBND thì UBND lạigiao cho Công an xã giải quyết. Mặc dù quy định cho công dân giải người phạmtội quả tang đến cơ quan Công an nơi gần nhất để đảm bảo tính nhanh chóng kịpthời, nhưng thực tế xảy ra các trường hợp khi giải người đến cơ quan Công an,

trước hết cán bộ trực ban phải hỏi về địa điểm xảy ra vụ việc. Nếu xảy ra ở địabàn phường, xã khác thì thường được hướng dẫn công dân giải người đó đến cơquan Công an hoặc VKSND hoặc UBND phường hoặc xã quản lý địa bàn xảy ravụ việc. Lập luận về vấn đề này cán bộ làm công tác thực tế cho rằng thẩmquyền giải quyết vụ việc phải theo lãnh thổ về địa giới hành chính. Đối với việcbắt người đang bị truy nã thì ít xảy ra tình trạng như trên, mặc dù luật quy địnhthẩm quyền bắt và trình tự thủ tục bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truynã là như nhau và được quy định chung trong một điều luật [49].

Thứ hai là tồn tại, hạn chế về thực tiễn áp dụng

Những năm gần đây bắt, giam, giữ là vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, và đông đảo quần chúng nhân dân. Việc bắt người tuỳ tiện, bắt oan người không có tội, tạm giữ, tạm giam người không có Lệnh đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Có trường hợp cơ quan cấp dưới giữ người nhưng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền, xử lý vụ việc tùy tiện, xâm hại nghiêm trọng đến quyền tự do, quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của con người. Trường hợp của hai chị em cô Hắc Thị Bạch Tuyết và cô Hắc Thị Bạch Thủy tại tỉnh Bình Thuận mà báo chí đã phản ánh là một trong những ví dụ vi phạm pháp luật không đáng xảy ra nếu người thi hành công vụ có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Thật khó tin khi chỉ mới nghi ngờ cô Hắc Thị Bạch Tuyết và em gái là Hắc Thị Bạch Thủy tráo vàng giả mà chủ tiệm vàng Mỹ Kim đã dẫn giải hai cô tới công an thị trấn Chợ Lầu; và tại đây, được công an thị trấn cho phép, chủ tiệm vàng đã tự tiện “giữ” chị em cô Tuyết từ 16 giờ ngày 21-1 đến 2 giờ ngày 22-1-2006, thậm chí còn cởi hết quần áo của các cô để khám xét [74].

Một trường hợp khác xảy ra ngày 18-2-2006 tại quán bia trên đường Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đông đảo thực khách tại đây đã rất bất bình trước hình ảnh gây phản cảm: Khoảng ba bốn người (báo chí phản ánh là công an) dẫn giải một người bị còng tay từ trên xe (biển số xanh) bước xuống và vào quán. Mọi người ngồi vào bàn ăn, người thanh niên ngồi bên cạnh, tay

phải bị còng chặt vào chân ghế gỗ [21]. Đây là trường hợp do không tôn trọng quyền lợi hợp pháp của người bị dẫn giải, không giữ đúng lề lối, tác phong công an nhân dân nên một số cán bộ, chiến sĩ khi bắt, dẫn giải người vi phạm pháp luật đã xâm hại đến danh dự nhân phẩm của con người, coi thường dư luận xã hội.

Trong quá trình xét xử, cũng gặp phải những sai sót trong việc xử lý vụ án bắt phạm tội quả tang. Bộ luật TTHS năm 2003 quy định chung việc bắt người phạm tội quả tang và việc bắt người đang bị truy nã trong cùng một điều luật là không phù hợp, vì đối tượng và thủ tục áp dụng, những việc cần làm sau khi tiếp nhận người bị bắt trong hai trường hợp này không giống nhau. Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang là người chưa bị khởi tố về hình sự, tức họ chưa phải là bị can, bị cáo còn người đang bị truy nã là người có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hay đang chấp hành hình phạt tù thì bỏ trốn mà cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định truy nã. Tiêu biểu là Vụ án Bùi Huy Thủy chứa mái dâm [76]. Ở vụ án “Bùi Huy Thủy chứa mại dâm”, cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã mắc rất nhiều sai phạm, trong đó có những sai phạm được đánh giá là “vi phạm nghiêm trọng Bộ luật tố tụng hình sự”. Trước hết, ở biên bản phạm pháp quả tang, điều tra viên đã có nhiều sửa chữa vi phạm quy định tố tụng. Việc ghi các đối tượng đang có “hành vi mua bán dâm”, không khai thác, làm rõ đó là hành vi giao cấu hay chỉ là hành vi dâm ô, cũng như không đấu tranh làm rõ có hay không sự thỏa thuận về tiền bạc giữa các đối tượng, đã làm cho biên bản này khó phân định được là biên bản phạm pháp quả tang hay chỉ là biên bản về hành vi vi phạm hành chính quả tang. Chính những vi phạm tố tụng trong việc lập biên bản phạm pháp quả tang của cơ quan điều tra đã gây khó khăn cho toàn bộ quá trình điều tra - truy tố - xét xử vụ án này. Tiếp đến, việc thu giữ, bảo quản, tiêu hủy tang vật. Các điều tra viên đã cho đốt các bao cao su tại cửa nhà Thủy, ngay khi kết thúc việc ghi biên bản phạm pháp quả tang, là vi phạm nghiêm trọng tố tụng, gây khó khăn cho công tác xét xử cũng như điều tra bổ sung khi cần thiết. Công tác lập biên bản, thu giữ vật chứng, bàn giao người bị bắt phạm tội quả tác không đúng trình tự đã dẫn đến tình trạng bỏ

lọt tội phạm, gây khó khăn cho cuộc đấu tranh phòng - chống tệ nạn xã hội tại địa phương. Nếu các chứng cứ trong hồ sơ không khách quan, không đủ để kết tội bị cáo, và việc điều tra bổ sung không khắc phục được những thiếu sót này, thì toà án cần phải tuyên “bị cáo không phạm tội”, theo đúng tinh thần cải cách tư pháp. Những sai phạm nghiêm trọng trên đây của cơ quan điều tra đã không được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh phát hiện, ngăn chặn, khắc phục kịp thời.

Qua vụ án này, một lần nữa người ta lại thấy nổi bật lên nguyên tắc “xưa như trái đất”: Để tránh oan sai, lọt người, lọt tội, các cơ quan tố tụng cần tuân thủ chặt chẽ, nghiêm túc các quy định của Bộ luật TTHS.

- Một vụ việc thể hiện bắt người tùy tiện, không đúng trình tự thủ tục luật định đã xảy ra tại xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Diễn biến của vụ việc có thể tóm tắt như sau: Khoảng 21h30 ngày 31-7-2012 ba cán bộ công an huyện mặc thường phục đến bắt quả tang vụ đánh bạc gồm 5 đối tượng: Lê Văn Lâm, Nguyễn Hữu Chuyên, Nguyễn Quang Quỳnh, Đỗ Văn Tài và Nguyễn Đức Cường (Cường là Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp, trung đoàn 242, Quân Khu 3). Vật chứng thu giữ tại chiếu bạc bao gồm: 1 bộ bài, 05 điện thoại di động, 1 chiếc vỏ chăn, 2 bao thuốc lá Vinataba. Số tiền thu được trên chiếu là 8.540.000 đồng, trên người Lê Văn Lâm là 200.000 đồng, Đỗ Văn Tài là

450.000 đồng. Những đối tượng này được mang về cơ quan tạm giam đến 8 giờ sáng ngày 01-8-2012 công an huyện mới lập biên bản bắt người phạm tội quả tang và giao cho cơ quan điều tra huyện Khoái Châu. Trường hợp này các cán bộ công an đã vi phạm các quy định của Luật TTHS về việc bắt, giam giữ người. Cán bộ thực hiện bắt người không có sự chứng kiến của chính quyền, không lập biên bản khi bắt. Những việc làm này làm ảnh hưởng nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân [66].

Thứ ba là, tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng các quy định bắt người phạm tội quả tang là đối tượng đặc biệt.

Thời gian vừa qua, số lượng các đại biểu dân cử; đảng viên; cán bộ, chiến sĩ

Công an nhân dân; người có chức sắc trong các tôn giáo; người thủ lĩnh, người có danh tiếng, có uy tín lớn trong các dân tộc ít người; tri thức, nhân sĩ có tên tuổi, văn nghệ sĩ có tiếng tăm được trong nước và thế giới chú ý tới và người nước ngoài người nước ngoài đến Việt Nam và đã thực hiện hành vi phạm tội có chiều hướng gia tăng gọi chung là “đối tượng đặc biệt”. Nhưng Bộ luật TTHS 2003 chưa có điều luật nào quy định việc bắt người phạm tội do các “đối tượng đặc biệt” này phạm pháp. Nếu theo trình tự của việc bắt người phạm tội quả tang thì thẩm quyền bắt người cũng như ra lệnh tạm giữ đối với những đối tượng đặc biệt này rất khó khăn và khó thực hiện được. Việc bắt những “đối tượng đặc biệt” này hiện nay lại được quy định trong một số văn bản pháp luật của Nhà nước, văn bản của Đảng và Bộ Công an, như: Luật Tổ chức Quốc hội, luật Tổ chức HĐND và UBND; Công văn số 318/CV-BNV(V11) ngày 29-3-1992 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc xin ý kiến trước khi bắt, giam, giữ một số đối tượng đặc biệt; Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16-3-2000 của Bộ Chính trị về phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn giữa các cấp ủy Đảng với Đảng ủy Công an, Ban cán sự Đảng VKSND, Ban cán sự Đảng TAND trong công tác bảo vệ Đảng và xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên; Hướng dẫn số 05-HD/NCTW ngày 15-01-2001 của Ban Nội chính Trung ương về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xử lý tội phạm theo tinh thần chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16-3-2000 của Bộ Chính trị về việc bắt giữ các đối tượng đặc biệt. Khi bắt các đối tượng này, các đơn vị, địa phương có thể chủ động giải quyết mà không cần xin ý kiến trước của lãnh đạo Bộ. Việc báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Bộ sẽ gây khó khăn, cản trở công tác điều tra, tạo tâm lý ỷ lại cấp trên, thụ động trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Chính quy định này cũng tạo ra những mâu thuẫn so với trình tự, thủ tục bắt cũng như tạm giữ người phạm tội quả tang mà bộ luật TTHS quy định. Nghiên cứu về trường hợp bắt người này, cho thấy tại kết luận số 212/BBT ngày 25-5-1993 của Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định: “Việc bắt, giam, giữ những người có hành vi phạm pháp là tri thức, văn nghệ sĩ chức sắc trong tôn giáo và dân tộc ít người, người nước ngoài, người Việt Nam mang quốc tịch

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí