Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự Việt Nam - 12

nghiệp vụ, đấu tranh phòng chống tội phạm; các đồn biên phòng đã chủ động phối hợp với công an huyện, các đơn vị công an hoạt động ở địa bàn biên giới, tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật, tự giác tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở các xã, phường biên giới, ven biển, hải đảo. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; bọn tội phạm sẽ đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Sự cấu kết giữa tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia với tội phạm hình sự ngày càng phức tạp; hình thành các đường dây tội phạm xuyên quốc gia; hoạt động của bọn tội phạm được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, sẽ làm cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan chức năng thêm khó khăn [14]. Để đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao, lực lượng biên phòng cần phối hợp chặt chẽ hơn với các lực lượng công an và tập trung thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Quyết định số 107/2003/QĐ-TTg ngày 02/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới;

- Làm tốt công tác điều tra cơ bản, quản lý nghiệp vụ; nâng cao chất lượng mạng lưới bí mật, thế trận bí mật; gắn chặt thế trận biên phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; kết hợp đồng bộ, nâng cao sức mạnh tổng hợp các biện pháp công tác biên phòng, thường xuyên nắm chắc tình hình địa bàn, kịp thời phát hiện đấu tranh triệt phá tổ chức, ổ nhóm, đường dây hoạt động của các loại tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn cuộc sống bình yên của nhân dân các dân tộc ở biên giới;

- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉ thị của Chính phủ, của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và Kế hoạch 703 của Ban Chủ nhiệm Đề án 3- Bộ Công an; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an từ trung ương đến địa phương; đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm khủng bố, tội phạm hoạt động xuyên quốc gia; bảo đảm chặt chẽ, đạt

chất lượng cao.‌

- Tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy thống nhất; tập trung trên các hướng, địa bàn trọng điểm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, tổ chức nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm; xây dựng, củng cố thế trận “lòng dân” thật sự vững chắc

- Tăng cường phối hợp với các lực lượng bảo vệ biên giới của các nước láng giềng, thường xuyên trao đổi thông tin, tổ chức tuần tra kiểm soát chặt chẽ biên giới; phối hợp đấu tranh ngăn chặn, bắt giữ các bọn tội phạm, nhất là tội phạm nguy hiểm, tội phạm có tổ chức..., góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, phục vụ tốt sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

3.3.2. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các lực lượng then chốt trong công tác bắt người phạm tội quả tang

Để tổ chức tốt lực lượng trong công tác bắt người đang phạm tội quả tang, trước hết là phải nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho lực lượng công an xã, phường, các lực lượng tiếp nhận người phạm tội quả tang: Phải nắm chắc những văn bản pháp luật và các quy định của Nhà nước, của ngành Công an về bảo vệ trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là các văn bản pháp luật có liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn như luật Tố tụng hình sự, Tố tụng dân sự, luật Hình sự, Pháp lệnh xử phạt hành chính... Am hiểu và vận dụng chính xác các luật lệ có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp, vận dụng pháp luật làm vũ khí đấu tranh chống tội phạm. Trình độ, năng lực chuyên môn phải được thể hiện ở chất lượng, hiệu quả công việc, tư thế tác phong, ngôn ngữ và cách ứng xử.

Phải thường xuyên nắm bắt được tình hình có liên quan đến công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, kịp thời cập nhật kiến thức thông tin mới trong chuyên môn cũng như ngoài xã hội. Nắm vững chức năng, nhiệm vụ được giao cũng như đối tượng đấu tranh, Có đầu óc quyết đoán, mưu trí dũng cảm trong đấu tranh phòng chống tội phạm, cần có thể lực cường tráng, sức mạnh vũ lực mới có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ trật tự an toàn xã

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

hội, trực tiếp đấu tranh chống tội phạm trong mọi tình huống.‌

Phải hướng dẫn cho các cán bộ, lực lượng bắt và tiếp nhận người bị bắt phạm tội quả tang tiến hành các thủ tục bắt và sau khi bắt nắm rõ trình tự thủ tục quy định của pháp luật khi áp dụng đối với bắt người phạm tội quả tang. Phải phân biệt được những điểm khác sau khi được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác đối với người bị bắt phạm tội quả tang. Nhất là thủ tục tạm giữ theo thủ tục hành chính và tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự.

Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự Việt Nam - 12

3.3.3. Nâng cao vai trò của quần chúng và đảm bảo kinh phí trong công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, đó là câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với quan điểm cách mạng là của dân, do dân và vì dân; bảo vệ an ninh quốc gia là trách nhiệm của toàn dân. Phát huy tinh thần chủ động, vai trò tích cực của quần chúng nhân dân để đấu tranh phòng chống tội phạm là một phương châm lớn được xác định trong Nghị quyết 09/2008/NQ-CP về nhiệm vụ phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Để thực hiện tốt vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm, trong thời gian tới chúng ta cần đẩy mạnh những nội dung sau:

- Tăng cường chỉ đạo chính quyền các cấp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục làm chuyển biến nhận thức và hành động cho mỗi người dân về ý thức cảnh giác, tích cực phòng ngừa, chủ động đấu tranh phòng chống tội phạm, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh quốc gia. Tích cực tham gia tố giác các hành vi phạm tội, và tham gia bắt phạm tội quả tang;

- Lựa chọn những tấm gương quần chúng nhân dân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào toàn dân đấu tranh tố giác tội phạm, bắt giữ tội phạm để khen thưởng, động viên;

- Để quần chúng nhân dân hiểu rõ và thể hiện được vai trò, ý thức trách nhiệm của mình khâu quan trọng nhất là tăng cường giáo dục, tuyên truyền trong nhân dân. Các trung tâm pháp lý nhà nước, các cơ quan tư pháp phối hợp chặt

chẽ với các địa phương thường xuyên mở các lớp tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật để nâng cao hiểu biết, nhận thức của nhân dân. Thẩm quyền bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang là bất kỳ người nào khi phát hiện thấy một trong ba trường hợp phạm tội quả tang đều có quyền bắt. Tuy nhiên, việc bắt giữ này có phải là bắt phạm tội quả tang là tội phạm do luật hình sự và luật tố tụng hình sự điều chỉnh hay bắt quả tang vi phạm hành chính cần được hiểu rõ để tránh việc xâm hại quyền nhân thân của người khác. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phải chỉ rõ cho quần chúng nhân dân hiểu thể nào là tội phạm, thế nào là bắt phạm tội quả tang theo luật tố tụng hình sự, bắt phạm tội quả tang theo luật hành chính. Công an các phường, xã tổ chức nhiều “Diễn đàn công an lắng nghe ý kiến của nhân dân”, “Hòm thư tố giác tội phạm”; đồng thời thành lập nhiều tổ an ninh nhân dân, dân quân địa phương, tổ hoà giải. Qua đó, vừa tiếp nhận thông tin từ quần chúng nhân dân cung cấp, vừa nâng cao vai trò của các tổ chức trong việc đảm bảo trật tự an ninh ngay tại cơ sở;

- Thường xuyên tổ chức lấy ý kiến của nhân dân tham gia đánh giá tình hình an ninh trật tự, những yếu tố quan trọng cần được phát huy và nhược điểm, thiếu sót cần được khắc phục.

Công tác bắt người đang phạm tội quả tang luôn đòi hỏi có sự hỗ trợ và quan tâm rất lớn của các ngành, Đảng và nhà nước về nguồn kinh phí.

Đối với những trường hợp tham gia trực tiếp bắt người phạm tội quả tang là nhân dân, thì các bộ, Đảng và nhà nước phải trích một khoản kinh phí để động viên khen thưởng, tuyên dương và nêu gương tấm gương cho toàn dân học tập và phát huy. Đó chính là một động lực lớn để cho toàn dân tích cực tham gia phong trào đấu tranh và chống mọi loại tội phạm, góp phần phát hiện cũng như xử lý nghiêm minh kịp thời những hành vi phạm tội trước pháp luật.

Đối với các cán bộ hoạt động trong các lực lượng công an, bộ đội biên phòng, dân quân địa phương… nắm vai trò then chốt trong công tác bắt phạm tội quả tang thì cần có một chính sách chế độ đảm bảo cho họ yên tâm công tác lâu dài và luôn sẵn sàng chiến đấu trong bất kỳ hoàn cảnh, tình huống nào để bắt giữ

những trường hợp tội phạm. Thường xuyên quan tâm tới đời sống gia đình, hỗ trợ các chính sách cho người thân của các cán bộ làm việc ở những nơi khó khăn, xa xôi tạo niềm tin và sự an tâm cho họ công tác. Tạo nguồn kinh phí để thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ về tác chiến cũng như nắm vững pháp luật cho các cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng nòng cốt này.

Bên cạnh đó, cũng thường cần có sự quan tâm về việc xây dựng cơ sở vật chất: trụ sở làm việc, trang thiết bị, văn bản pháp lý hỗ trợ tốt nhất cho công tác bắt người phạm tội quả tang đảm bảo nguyên tắc “Bắt đúng, bắt trúng” theo quy định TTHS.

Kết luận chương 3

Bắt người phạm tội quả tang có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân vì vậy trong quá trình bắt và sau khi bắt phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật tố tụng. Biên bản bắt người phạm tội quả tang phải có chữ ký của người có thẩm quyền và người chứng kiến cùng ký vào biên bản. Khi bắt người phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền cơ sở nơi tiến hành bắt, phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt. Khi có những điều kiện, dấu hiệu cho thấy người phạm tội không có ý trốn tránh pháp luật, không gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì không nên bắt (thậm chí không được bắt) mà có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Chẳng hạn, người phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng hoặc phạm tội do vô ý, không có hành động cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì không cần bắt để tạm giam.

Việc áp dụng những giải pháp trên sẽ góp phần khắc phục những khó khăn cho công tác bắt người phạm tội quả tang nói riêng và công tác áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác nói chung trong công tác bắt người phạm tội.

KẾT LUẬN

Bắt người không phải là biện pháp trừng phạt đối với người phạm tội mà là biện pháp ngăn chặn được áp dụng để tước bỏ điều kiện gây ra tội phạm, ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật của người thực hiện hành vi phạm tội, bảo đảm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Dự báo trong những năm tới, tình hình tội phạm có tổ chức, tội phạm hoạt động xuyên quốc gia ở nước ta sẽ còn diễn biến phức tạp. Các tổ chức tội phạm sẽ vẫn tiếp tục hoạt động với những vỏ bọc đa dạng, phương thức hoạt động và hành vi che giấu tội phạm tinh vi, xảo quyệt hơn, gây khó khăn cho công tác phát hiện và điều tra. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, một số loại tội phạm mang tính quốc tế sẽ tiếp tục gia tăng theo quy luật, đó là: các tội phạm cướp có vũ trang, cướp các nhà băng, các xe chuyển tiền, bắt cóc người thân của các tỉ phú để đòi tiền chuộc, tội phạm lợi dụng công nghệ cao, lừa đảo bằng tín phiếu giả, gian lận thương mại và lừa đảo trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài, tội phạm rửa tiền, sản xuất và lưu hành tiền giả, buôn bán ma túy, buôn lậu quốc tế với sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức tội phạm của người nước ngoài với các băng nhóm tội phạm là người Việt Nam. Điều cần cảnh giác các tổ chức tội phạm quốc tế sẽ trà trộn vào đội ngũ của những nhà đầu tư, các doanh nghiệp lớn, thậm chí cả các đoàn ngoại giao để xâm nhập vào nước ta nhằm thực hiện tội phạm hoặc chỉ huy các đối tượng đang ở Việt Nam thực hiện tội phạm. Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đang là một thách thức lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ở thời điểm giao thời của sự chuyển đổi nền kinh tế, các chế tài về luật pháp còn rất nhiều kẽ hở là điều kiện cho tội phạm luồn lách.

Công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm luôn cần có sự phối hợp mạnh mẽ giữa quần chúng và các cơ quan pháp luật. Công tác giáo dục và nâng cao nhận thức việc tham gia phòng chống tội phạm của toàn dân, ngăn ngừa các hành vi tội phạm trong vấn đề bắt người phạm tội quả tang. Chính vì vậy, hơn

bao giờ hết, chúng ta cần phải tập trung vào việc chống lại các hoạt động phá hoại tiềm tàng của các tổ chức tội phạm. Tội phạm có tổ chức và tham nhũng thường có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần đấu tranh làm thất mọi âm mưu của các thế lực thù địch; đồng thời kết hợp xây dựng, củng cố lực lượng công an ngày càng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Kết quả lớn nhất của phong trào chính là việc đã thể hiện được đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, sự đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội với cả hệ thống chính trị, nâng cao vai trò trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các tầng lớp nhân dân trong đấu tranh, phòng chống, tố giác tội phạm và các tai, tệ nạn xã hội. Trong thời gian tới, tình hình hoạt động của tội phạm trên hai tuyến biên giới sẽ còn diễn biến phức tạp. Sự cấu kết giữa tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia với tội phạm hình sự ngày càng gia tăng; hình thành các đường dây tội phạm xuyên quốc gia; hoạt động của bọn tội phạm được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, sẽ làm cho công tác bắt người phạm tội quả tang, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan chức năng thêm khó khăn.

Trong những năm tới, Chính phủ dự báo tình hình tội phạm còn gia tăng và phức tạp, nhất là tội phạm chống người thi hành công vụ, xâm phạm sở hữu, tội phạm hoạt động theo băng nhóm xiết nợ, đòi nợ thuê, tội phạm kinh tế, tham nhũng... Chính phủ xác định mục tiêu phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm là: Chủ động nắm chắc tình hình, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ, kiềm chế sự gia tăng tội phạm; phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng an ninh địa phương và lực lượng điều tra với quần chúng nhân dân. Nâng cao nghiệp vụ về chuyên môn cũng như chiến thuật khống chế và trấn áp được các đối tượng bắt phạm tội quả tang cho các cán bộ, chiến sĩ hoạt động chuyên môn và đội dân quân xung kích ở từng địa phương cơ sở. Xây dựng các đội dân quân du kích tại địa phương hoạt động thường xuyên liên tục để kịp thời ngăn chặn và bắt giữ những hành vi tội phạm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023