Chính Sách Chất Lượng Giáo Dục Đại Học


Bảng 15. Tỷ lệ % theo khối ngành đào tạo [102, 103, 104 và 105]


Số thứ tự

Sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy theo khối ngành

Năm học

2002-

2003

2003-

3004

2004-

2005

2005-

2006

1

Khoa học tự nhiên

3,44

2,93

3,20

3,56

2

Khoa học XH & nhân văn

18,50

17,82

16,18

13,39

3

Kỹ thuật công nghệ

30,55

31,26

31,32

31,58

4

Nông-lâm-ngư nghiệp

4,98

4,74

4,27

4,48

5

Kinh tế-quản lý

26,49

25,65

27,35

29,1

6

Sư phạm

11,56

13,38

13,02

12,82

7

Y-dược

2,59

2,22

2,06

2,85

8

Văn hoá-nghệ thuật

1,89

2,00

2,6

2,22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 18


Thứ ba, mất cân đối về vùng- miền. Nhiều vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo thiếu nhân lực có trình độ đại học ngay cả trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, phát triển xã hội phục vụ phát triển nguồn nhân lực như giáo dục, y tế, dịch vụ đời sống…Năm 2007, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 20-24 đi học đại học của vùng đồng bằng sông Hồng là 12,75%; vùng Đông Bắc: 7,38%; vùng Tây Bắc: 4,9%; vùng Bắc trung bộ: 11,44%; vùng Duyên hải nam Trung bộ: 12,05%; vùng Tây Nguyên: 9,87% và vùng Đông Nam bộ: 9,58%., trong khi diện tích đất đai của vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ chỉ chiếm khoảng 15% diện tích cả nước và dân số chỉ khoảng 38,7% dân số toàn quốc [11].


Bảng 16: Tỷ lệ % dân số, diện tích, GDP, sinh viên, trường đại học, cao đẳng và cán bộ giảng dạy mỗi vùng so với cả nước năm 2005 [11]



Vùng

% diện tích so với

toàn quốc

% dân số so với cả

nước

% số trường ĐH& CĐ so

với cả nước

% sinh viên so với cả

nước (%)

Vùng Tây Bắc

11,3

3,1

1,6

1,5

Vùng Đông Bắc

19,3

11,3

8,0

10,6

Vùng ĐB sông Hồng

4,5

21,7

33,4

30,0

Vùng Bắc Trung Bộ

15,6

12,8

7,1

15,8

Vùng Duyên hải Nam

Trung Bộ

10,0

8,5

10,0

10,4

Vùng Tây Nguyên

16,5

5,7

3,2

4,9

Vùng Đông Nam Bộ

10,6

16,1

28,9

18,7

ĐBS Cửu Long

12,2

20,8

7,9

8,7


Thứ tư, số trường và tỷ lệ sinh viên các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập vẫn còn thấp. Năm 2008, cơ cấu sinh viên học tập trong các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập chỉ chiếm hơn 11% trong tổng quy mô sinh viên đại học và cao đẳng, mặc dù trong 8 năm, số lượng trường đại học và cao đẳng ngoài công lập đã tăng gần 3 lần (năm 2000 có 23 trường; năm 2005 có 34 trường và năm 2008 có 64 trường).


Bảng 17. Tỷ lệ sinh viên trường công lập và trường ngoài công lập[25, 11, 28]



Năm

Năm

Năm



2001

2005

2008

1. Tổng số trường ĐH, CĐ (trường)

223

286

369

Trong đó: Số trường ngoài công lập (trường)

23

34

64

2. Tống số sinh viên ĐH và CĐ (%)

100,0

100,0

100,0

Trong đó: Sinh viên ĐH và CĐ ngoài công lập (%)

10,4

11,6

11,7


2.2.1.3. Chính sách chất lượng giáo dục đại học


Việc mở rộng quy mô và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm tăng quy mô một cách nhanh chóng đặt ra yêu cầu kiểm soát chất lượng đào tạo đại học. Ngay từ những năm cuối của thập kỷ 50 của thế kỷ trước, vấn đề chính sách chất lượng GDĐH Việt Nam đã được đặt ra, nhưng trên thực tế, nó chỉ được đẩy lên thành cao trào mạnh mẽ từ sau năm 2000 và tập trung chủ yếu vào kiểm định chất lượng GDĐH và đánh giá trường đại học. Đến nay đã có 13 văn bản quy phạm pháp luật về kiểm định chất lượng GDĐH (7 văn bản quy phạm pháp luật và 6 bộ tiêu chuẩn). Một cách tổng quát, việc xây dựng và theo dõi thực hiện chính sách chất lượng GDĐH chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của các chuyên gia và các trường đại học, cao đẳng vì đội ngũ kiểm định viên và các chuyên gia kiểm định chất lượng GDĐH thiếu về số lượng và hầu hết chưa qua đào tạo. Trên thực tế, nhiều trường chưa có ý niệm rõ ràng về công tác bảo đảm chất lượng và thậm chí còn hiểu khác nhau giữa các khái niệm như đánh giá chất lượng GDĐH, kiểm định chất lượng GDĐH và bảo đảm chất lượng GDĐH. Đến nay, một số quy chuẩn cụ thể, khoa học để tiến hành đánh giá chất lượng GDĐH vẫn chưa được công bố rõ ràng. Năm 2009 có 20 trường đại học lần đầu tiên hoàn thành việc tự đánh giá và đánh giá ngoài theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng các trường rất lấn cấn trong việc thực hiện, đặc


biệt là yêu cầu đáp ứng đủ các tiêu chí kiểm định theo quy định. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng GDĐH không phải là cơ quan kiểm định độc lập. Sự bất cập của chính sách chất lượng GDĐH đã dẫn đến chất lượng GDDH Việt Nam chậm được cải thiện và kết quả của nó biểu hiện cụ thể ở các mặt sau đây:


Thứ nhất, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp khá giỏi thấp. Theo số liệu khảo sát năm 2001 về tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, sinh viên đạt điểm tốt nghiệp xuất sắc và khá giỏi ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng hiện nay đang chiếm tỷ lệ còn rất khiêm tốn. Có đến 64,4% số sinh viên tốt nghiệp loại trung bình và trung bình khá, trong khi chỉ có 4,4% tốt nghiệp loại giỏi và 0,24% tốt nghiệp loại xuất sắc. Khối trường có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc cao nhất là văn hoá, nghệ thuật (17,5%); khoa học cơ bản (5,92%); kinh tế-luật (5,5%) và khối trường có tỷ lệ tốt nghiệp giỏi, xuất sắc thấp nhất là sư phạm (1,3); nông-lâm-ngư (2,9); kỹ thuật công nghệ (2,8). Khối trường có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại trung bình và trung bình khá cao nhất là sư phạm (72,3%) [42, tr.8]. Theo báo cáo tổng kết khóa học 2003-2007 và 2005-2007 của Khoa Đông phương học Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, trong tổng số 590 sinh viên tốt nghiệp thì chỉ khoảng 3,7% đạt loại giỏi; 55,6% đạt loại khá và 39,5% đạt loại trung bình[126]. Năm học 2006-2007, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp của Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị (Hà Nội) loại khá giỏi 28,3%; loại trung bình khá 30,5% và loại trung bình 41,2%[127].


Thứ hai, sản phẩm GDĐH chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp phải tham gia các khoá đào tạo khác mới có thể tìm được việc làm. Tính chung, vào khoảng 57,34% số sinh viên sau khi tốt nghiệp đã


tham gia các khoá đào tạo khác trước khi có việc làm. Tỷ lệ này đối với khối các trường kỹ thuật, công nghệ là 58,15%; khối trường khoa học cơ bản: 58,01%; khối khối nông-lâm-ngư: 69,03%; khối trường kinh tế-luật: 73,39%; khối trường y tế-dược và thể dục-thể thao: 60,08%; khối trường văn hoá nghệ thuật: 65,26% và khối trường sư phạm: 42,36% [42, tr.8]. Theo một kết quả điều tra của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 02/2009 đối với các sinh viên 4 khóa liên tiếp (từ khóa 44 đến khóa 48) các khoa Tâm lí học, Thông tin-Thư viện, Ngôn ngữ học thì chỉ khoảng 41,9% sinh viên ra trường sau 01 năm có việc làm đúng ngành được đào tạo, 18,8% làm việc trái ngành, 1,8% không có việc là và 1,8% tiếp tục học sau đại học. Theo một kết quả điều tra về các cựu sinh viên sau khi ra trường, chỉ có 24% sinh viên cho rằng kiến thức được học phù hợp với công việc, còn 76% còn lại cho rằng không phù hợp với công việc thực tế [127]. Kết quả khảo sát của dự án Giáo dục Đại học cho thấy chỉ có khoảng 60% sinh viên tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo và đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, trong đó khoảng 20% có việc làm rất phù hợp. Có 30% tìm được việc làm ít sử dụng đến chuyên môn được đào tạo và số còn lại là làm việc không liên quan đến chuyên ngành được đào tạo. Cũng theo khảo sát, có tới 85% sinh viên tìm được việc làm là do tự học, 55-60% là nhờ vào vốn kiến thức về ngoại ngữ và kỹ năng tin học. Có đến 90% sinh viên không tìm được việc làm là do thiếu kinh nghiệm, không thể hiện được năng lực khi phỏng vấn xin việc, trong đó 80% trong số này là do khả năng ngoại ngữ yếu.


Thứ ba, sản phẩm GDĐT chưa hòa nhập được với quốc tế. Theo kết quả khảo sát từ đề tài trọng điểm cấp Bộ do Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ


Chí Minh thực hiện, các nhà tuyển dụng phải đào tạo lại cho hơn 50% sinh viên tốt nghiệp vì không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Đầu năm 2007, Tập đoàn Intel sử dụng bài test đối với 2.000 sinh viên năm cuối tại 5 trường đại học lớn ở thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có 90 sinh viên đáp ứng được trên 60% yêu cầu theo quy định tuyển dụng.


2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập của chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay


Những hạn chế, bất cập trong chính sách phát triển GDĐH hiện nay là do nhiều nguyên nhân liên quan chặt chẽ đến hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, thể chế tổ chức và đội ngũ cán bộ làm chính sách.


2.2.2.1. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện


Tư duy chính sách chưa có sự ăn khớp với các biện pháp thực hiện nên môi trường pháp lý thiếu toàn diện, chưa đồng bộ, chưa theo kịp nhu cầu phát triển của GDĐH nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hoạt động GDĐH bằng pháp luật. Nhiều nội dung quan trọng liên quan tới vấn đề đổi mới GDĐH chậm được thể chế hoá như: vấn đề quản lý nhà nước đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước đối với các trường công lập; về đăng ký kinh doanh bất động sản; cạnh tranh trung thực; kiểm soát độc quyền, v.v....Chính sách phát triển GDĐH ngày càng được đề cập nhiều hơn đến các quan niệm, khái niệm của kinh tế thị trường như đầu tư, cạnh tranh, cung-cầu, giá cả, lợi ích và chi phí; hiệu quả sử dụng nguồn lực, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phân cấp, phân quyền...v.v, nhưng các biện pháp thực hiện cụ thể đang diễn ra có xu hướng theo chiều ngược lại. Việc quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý tập trung chương trình khung, giao chỉ


tiêu tuyển sinh dựa trên kế hoạch định sẵn, thi và tuyển sinh đại học hoặc kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo như hiện nay thể hiện nhà nước vẫn còn can thiệp mạnh mẽ và kiểm soát trực tiếp đối với trường đại học. Sự phân tầng cấu trúc cơ cấu hệ thống mạng lưới các cơ sở đào tạo đại học và sự phân lập quá cụ thể, thậm chí đến mức cực đoan giữa công lập và tư thục; giữa giáo dục đại học theo định hướng hướng nghiên cứu và giáo dục đại học đại trà theo hướng ứng dụng nghề nghiệp; giữa giáo dục chính quy và không chính quy như hiện nay đang tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng giữa các trường đại học và cao đẳng. Khi danh tiếng của một trường đại học không được khẳng định thông qua cạnh tranh với các trường đại học khác trên cơ sở công bằng, mà chỉ dựa trên các tiêu chí ưu tiên từ phía chính phủ với các tiêu chuẩn được quy định sẵn chưa có những căn cứ khoa học vững chắc kiểm nghiệm sẽ không giúp thiết lập được một hệ thống đại học hiệu quả trong quá trình thực hiện phân cấp, phân quyền. Vấn đề có tính quy luật trong nền kinh tế thị trường: Không có cạnh tranh sẽ không có các động lực thúc đẩy sự sáng tạo. Mặt khác, việc định ra cấu trúc thứ bậc của các trường đại học có thể sẽ làm hạn chế tính thích nghi của chính các trường đối với yêu cầu thay đổi chức năng trong nền kinh tế thị trường cùng song song tồn tại nhiều thành phần kinh tế.


Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay chưa theo kịp nhu cầu, đòi hỏi của công cuộc đổi mới để GDĐH phát triển trong nền KTTT định hướng XHCN, đặc biệt là những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến điều chỉnh hành vi cạnh tranh, đến bảo hộ quyền sở hữu, đến xử lý các vấn đề tranh chấp khác nhau (nhất là tranh chấp về các quyết định hành chính). Một số văn bản pháp luật quan trọng đã ban hành song hiệu lực thực thi chưa cao. Ví dụ, Luật


Giáo dục ban hành năm 2005 song hiệu lực thực thi còn thấp; còn có những khe hở có thể làm tổn hại lợi ích của xã hội nói chung và các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Nội dung của luật còn thiếu tính cụ thể, nhiều vấn đề quan trọng để lại cho các văn bản dưới luật xử lý nên đã làm giảm tính ổn định và nghiêm minh của pháp luật. Trong một số các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành có những nội dung thiếu tính nhất quán; mang nặng tư duy chủ quan, bao cấp, cục bộ, không còn phù hợp với cơ chế thị trường và lợi ích toàn xã hội. Quá trình xây dựng chính sách còn thiếu sự hợp tác nên những chính sách đưa ra thiếu tính liên thông.


Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa chủ động; thiếu sự chuẩn bị các nguồn lực để xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật một cách hiệu quả. Tính khả thi của một số văn bản quy phạm pháp luật chưa cao do quá trình nghiên cứu xây dựng chưa chi tiết; chưa hình dung được đầy đủ các khả năng có thể phát sinh trong quá trình thực hiện. Quá trình xây dựng văn bản chưa có thời gian thỏa đáng để được thảo luận công khai, nhất là ít tiếp thu được ý kiến đầy đủ của những đối tượng bị điều chỉnh. Văn bản quy pháp pháp luật được xây dựng với tư duy hướng về sự thuận lợi cho công tác quản lý của các cơ quan nhà nước và thường được chính các cơ quan quản lý chuyên ngành soạn thảo. Bởi vậy, không ít các văn bản pháp luật mới đưa ra đã xuất hiện những bất hợp lý cần chỉnh sửa, thậm chí khó đi vào cuộc sống.


Chưa có nhiều các kịch bản chính sách phát triển GDĐH dài hạn, đặc biêt trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nhiều kịch bản chính sách phát triển GDĐH lựa chọn chưa dựa trên các bằng chứng chính sách hoặc nếu có thì

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí