Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương - 2


Đông cũng có rất nhiều nhà giáo dục tiêu biểu, nhưng có một nhà giáo dục

vĩ đại nhất tiêu biểu nhất mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là

Khổng Tử (551 – 479). Khổng Tử đã khẳng định rằng: để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trong quá trình dạy học người giáo viên phải quan tâm đến một số phương pháp dạy học như: phương pháp thân giáo, phương pháp dạy học gắn liền với thực tiễn; phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng. Và cũng theo ông: trong học tập người học muốn nắm

được tri thức nâng cao hơn nữa chất lượng học tập của mình thì họ cần

phải có phẩm chất sau: nhẫn nại với việc học; khiêm tốn cầu thị; tích cực

chủ động trong học tập; sáng tạo trong học tập; học tập phải thường

xuyên ôn luyện củng cố; học phải kết hợp với suy nghĩ.

Ngày nay đứng trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21 với biết bao nhiêu biến động to lớn của thời đại, không ai trong chúng ta lại không khẳng định được vai trò to lớn mà giáo dục đem lại. Và cũng chính vì thế mà câu hỏi làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học được quan tâm hơn bao giờ hết. Đã có hàng nghìn các công trình lớn, nhỏ khác nhau nghiên cứu về vấn đề: Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng học tập nói riêng ở mọi khía cạnh khác nhau.

­ Có tác giả thì đi sâu vào nghiên cứu việc nâng cao chất lượng học tập ở các môn học khác nhau như công trình của:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

+ A. Z Retcô trong luận án thạc sĩ bảo vệ

năm 1950 với đề

Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương - 2

tài:

“Nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử lớp 6 và lớp 7”.

+ A. T Richart với đề tài nghiên cứu “Việc nâng cao chất lượng

học tập môn Toán trong nhà trường Phổ thông” vào năm 1971.

­ Một số công trình khác lại đi nghiên cứu cách thức, biện pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng học tập như:


+ Rubakin với tác phẩm: “Tự học như thế nào” năm 1997.

+ Hay như công trình nghiên cứu đã được chuyển tải thành tác phẩm giáo dục nổi tiếng hiện nay “The learning Revolution” – Cuộc cách mạng

trong học tập đã được dịch ra bằng 11 thứ tiếng trên thế giới và là cuốn

sách bán chạy nhất năm 1999 của hai tác giả: Jeannette Vos ở Mỹ, bà đã nhận được học vị Tiến sĩ Giáo dục học nhờ kết quả nghiên cứu hơn 7 năm

liền phương pháp học tập nhanh; tác giả

thứ

hai của cuốn sách là ông

Gorden Dryden người Niu Dilân là một phát thanh viên, một chuyên gia giỏi về truyền thông đa phương tiện…

Tóm lại, trong mọi thời kỳ lịch sử khác nhau, ở mỗi nền giáo dục

của các quốc gia khác nhau cũng đều mong muốn giáo dục phát triển, đều mong muốn chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao hơn nữa. Vấn đề làm thế nào nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy vẫn luôn và mãi mãi là “mảnh đất” nghiên cứu không bao giờ cạn mà hễ chúng ta càng tìm hiểu, càng đào xới nó lên chúng ta càng thấy nó phát triển ngày một sâu rộng hơn ở tất cả các lĩnh vực khác nhau, trong mọi thời đại và ở mỗi quốc gia.

1.1.2. Các tác giả trong nước

Vấn đề sự nâng cao chất lượng học tập không chỉ được các tác giả

nước ngoài nghiên cứu mà

ở trong nước nó cũng là đề

tài được nhiều

người quan tâm nghiên cứu. Có tác giả

nghiên cứu kỹ về

việc nâng cao

chất lượng học tập ở các cấp hoc và ở những môn học khác nhau như:

­ Năm 1970: Tác giả Quốc Chấn – Giảng viên trường ĐHSP Huế có đề tài: “Nâng cao chất lượng giờ học ở nhà cho học sinh THCS”.

­ Năm 1980: Luận văn Thạc sĩ của

Nguyễn Thị

Nhân

với đề

tài:

“Nâng cao chất lượng môn Văn học lớp 7”.


Một số

khác lại đi vào phân tích một số

nguyên nhân ảnh hưởng đến

chất lượng học tập cũng như giảng dạy để trên cơ sở pháp nâng cao chất lượng học tập.

đó đề

ra các biện

­ Từ năm 1970: Tổ Tâm lý học của Viện khoa học giáo dục do Tiến sĩ Hà Vĩ chủ trì đã nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của các tác động tâm lý đến việc hình thành và lĩnh hộ khái niệm. Các tác giả này đã tìm ra cơ chế, qui luật của sự hình thành khái niệm. Bằng phương pháp chủ yếu là cấu

trúc lại giờ

học, biến đổi phương pháp giáo dục theo tinh thần từ

hoạt

động vật chất dẫn tới hoạt động tinh thần để lĩnh hội khái niệm giúp quá trình học tập môn học được tốt hơn.

­ Năm 1976 đến năm 1978: Cùng với nhóm nghiên cứu của Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội tác giả Đàm Ngọc Chương đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hướng dẫn sinh viên ôn tập hệ thống tri thức cơ bản toàn bộ chương trình giáo dục bằng sơ đồ Logic”.

­ Năm 1980: Luận văn Thạc sĩ sinh học của Nguyễn Thị Thanh Vân với đề tài: “Dạy học sinh phương pháp học tập bộ môn Sinh vật lớp 9”.

Trong những năm gần đây cán bộ và sinh viên khoa Tâm lý giáo dục cũng đã trình bày vấn đề này qua rất nhiều các đề tài nghiên cứu như:

­ Năm 1991: Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Huệ giảng viên khoa Tâm lý giáo dục có bài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng giảng dạy Tâm lý học”

. Báo Nghiên cứu giáo dục năm 1991, số 3.

­ Năm 1999: Tác giả Bùi Quang Huy luận văn tiến sĩ với đề tài “Tổ chức thảo luận nhóm trong quá trình dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên Cao đẳng sư phạm Lai Châu”.


­ Năm 2001: Trần Văn Khanh

nghiên cứu đề

tài

“Một số

biện


pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông ở Thành Phố Hải Phòng”.

Và còn rất nhiều nghiên cứu của các tác giả khác nhau.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giảng dạy và học tập nói riêng một cách khá sâu rộng như: thực trạng chất lượng giảng dạy và học tập; các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng; các biện pháp nâng cao chất lượng…Các công trình nghiên cứu biện pháp nâng cao chất

lượng học tập được xem xét ở

nhiều môn học khác nhau, ở

các cấp học

khác nhau như: môn Toán, Lý, Sinh học, Anh văn… ở cấp I, cấp II, cấp III và ở các trường Đại học, Cao đẳng…Song cho đến hiện nay chúng tôi chưa thấy một công trình nào nghiên cứu về các biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên. Bởi vậy, trong đề tài này chúng tôi đi sâu tìm hiểu một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học.

1.2. Học là hoạt động trung tâm trong quá trình dạy học.

1.2.1. Học là hoạt động tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh

Quá trình dạy học bao gồm quá trình dạy và quá trình học. Dạy là

hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học

sinh. Học do sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển đó nên nó là hoạt động nhận thức đặc biệt.

Học là hoạt động nhận thức. Như chúng ta đã biết nhận thực là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người, sự phản ánh này không phải

là sự

phản ánh đơn thuần như

phản ánh vật lý, hay các phản ánh chiếu


gương những hiện tượng sự vật và quá trình nhận thức vào ý thức của con

người. Mà đó là sự

phản ánh tâm lý của con người bắt đầu từ

cảm giác

đến tư duy, tưởng tượng. Sự học tập của học sinh cũng là quá trình như vậy, Sự phản ánh đó là sự phản ánh đi trước, có tính chất cải tạo mà mức độ cao nhất của tính chất cải tạo đó là sự sáng tạo. Đó có thể là sự phản ánh giống hệt của những đối tượng trong hiện thực và cũng có thể tạo nên những hình ảnh mới của những sự vật, hiện tượng, quá trình đang tồn tại trong hiện thực. Vì vậy bất kỳ một sự nhận thức nào, trong đó có sự học là một quá trình tích cực, thể hiện ở chỗ:

­ Sự phản ánh sự vật, hiện tượng của hiện thực diễn ra trong quá trình hoạt động đó không phải thụ động như chiếc gương mà bao giờ cũng lại khúc xạ qua lăng kính chủ quan của mỗi người như thông qua tri thức, kinh nghiệm nhu cầu, hứng thú…của chủ thể nhận thức. Sự phản ánh đó được thể hiện trong tiến trình hoạt động phân tích – tổng hợp, trải qua hoạt động tư duy phức tạp dựa trên những thao tác tư duy loogic.

­ Sự phản ánh đó đòi hỏi sự lựa chọn. Trong vô số những sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan chủ thể nhận thức phải tích cực lựa chọn những cái trở thành đối tượng phản ánh của họ.

Học là hoạt động nhận thức nhưng là hoạt động nhận thức đặc biệt. Tính đặc biệt trong quá trình nhận thức của học sinh thể hiện như thế nào?

Quá trình nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học được sự lãnh

đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên với những điều kiện sư phạm nhất định nên nó có tính chất đặc biệt. Tính chất đặc biệt đó được thể hiện ở chỗ:

­ Quá trình nhận thức của học sinh không diễn ra theo con đường mò mẫm, thử và sai như quá trình nhận thức chung của loài người, mà diễn ra


theo con đường được khám phá, được những nhà xây dựng nội dung dạy học và người giáo viên gia công vào.

­ Quá trình nhận thức của học sinh không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhân loại mà chỉ là sự tái tạo những tri thức của loài người đã tạo

ra, nên họ

nhận thức cái mới rút ra từ

kho tàng tri thức chung của loài

người đối với bản thân họ còn là mới mẻ.

­ Trong một thời gian tương đối ngắn, người học sinh có thể lĩnh hội khối tri thức rất lớn một cách thuận lợi. Chính vì vậy mà trong quá trình học tập của học sinh phải tiến hành củng cố, tập vận dụng, kiểm tra, đánh giá, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm biến chúng thành tài sản của bản thân.

Trong quá trình nhận thức của học sinh phải quan tâm phát triển năng lực nhận thức và tiến hành giáo dục cho họ.

Trong quá trình dạy học cần phải chú ý tới tính đặc biệt đó trong quá

trình nhận thức của học sinh để

tránh sự

đồng nhất quá trình nhận thức

chung của loài người với quá trình nhận thức của học sinh. Song, không vì quá coi trọng tính đặc biệt đó mà thiếu quan tâm đến việc tổ chức cho học sinh dần dần tìm hiểu và tập tham gia các hoạt động tìm tòi khoa học một cách vừa sức, nâng cao dần để chuẩn bị cho họ tự khai thác tri thức, tham gia nghiên cứu khoa học trong tương lai.

Học như là một hoạt động nó bao gồm những thành phần sau:

Thành phn động cơ: bao gồm trong đó nhu cầu, hứng thú, động cơ, nghĩa là tất cả cái gì đảm bảo thu hút học sinh vào quá trình học tập tích cực và duy trì tính tích cực đó trong tất cả những giai đoạn nhận thức học tập.


Thành phn định hướng: Bao gồm trong đó việc học sinh ý thức

được những mục đích hoạt động nhận thức, học tập, lập kế đoán được hoạt động đó.

hoạch dự

Thành phn ni dung – thao tác: Bao gồm hai bộ phận thành phần:

hệ thống tri thức chủ

đạo (sự

kiện, khả

năng, định luật…) và cách học

(công cụ tiếp nhận và chế biến thông tin).

Thành phn năng lượng: bao gồm sự chú ý tạo điều kiện tập trung

hành động trí tuệ

và thực hành xung quanh mục đích chủ

yếu của hoạt

động và ý chí nhằm đảm bảo mức độ cao tính tích cực nhận thức có chủ đích.

Thành phn đánh giá: là thành phần mà nội dung của nó là học sinh tiếp nhận có hệ thống những thông tin về tiến trình hoạt động nhận thức của mình trên cơ sở tự kiểm tra, tự đánh giá.

Tất cả những thành phần này trong quá trình học tập sinh động luôn tồn tại trong một thể thống nhất. Làm không tốt, không coi trọng một trong

các thành phần nêu trên của hoạt động học tập sẽ không đạt hiệu quả.

làm quá trình học tập

Từ những điểm trình bày trên đó thực chất của học là hoạt động tích cực, tự lực nhận thức.

1.2.2 .Tính tích cực, tự lực nhận thức và mối liên hệ giữa chúng.

1.2.2.1. Tính tích cực nhận thức

Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề học tập – nhận thức. Nó vừa là mục đích hoạt động, vừa là phương tiện vừa là điều kiện để đạt được mục đích vừa là kết quả của hoạt động. Nó là phẩm chất hoạt động của cá nhân.


Tính tích cực nhận thức – học tập vận dụng đối với học sinh đòi hỏi phải có nhân tố: (1) tính lựa chọn thái độ đối với đối tượng nhận thức; (2) đề ra cho mình mục đích. Nhiệm vụ cần giải quyết sau khi đã lựa chọn đối tượng, cải tạo đối tượng cho hoạt động sau này nhằm giải quyết vấn đề: Hoạt động mà thiếu những nhân tố đó thì nó chỉ là sự thể hiện trạng thái hoạt động nhận định của con người không nói lên tính tích cực nhận thức. Chẳng hạn, người học sinh trong quá trình học tập có thể làm theo yêu cầu của giáo viên, họ cũng đọc sách ghi chép lời giáo viên giảng nhưng nếu họ không có tính tích cực trong nhận thức thì họ không nhận biết được gì cả, vì họ không thể hiện thái độ cải tạo đối với điều đó, họ không có ý định

suy ngẫm mối liên hệ điều thấy được, nghe được với những điều họ đã

biết và tìm ra những dấu hiệu mới sau này. Hiện tượng tính tích cực và trạng thái hoạt động về bề ngoài có thể giống nhau, nhưng khác nhau về bản chất.

Tùy theo việc huy động chủ yếu những chức năng tâm lý nào và mức độ huy động những chức năng tâm lý đó thì người ta phân ra ba loại tính tích cực:

­ Tính tích cực tái hiện, bắt chước: Tính tích cực chủ yếu dựa vào trí nhớ và tư duy tái hiện.

­ Tính tích cực tìm tòi: Đó là tính tích cực được đặc trưng bởi sự bình phẩm, phê phán, tìm tòi tích cực về mặt nhận thức, óc sáng kiến, lòng khát khao hiểu biết, hứng thú học tập. Tính tích cực đó không bị hạn chế bởi những yêu cầu của giáo viên.

­ Tính tích cực sáng tạo: Là mức độ cao nhất của tính tích cực. Nó

đặc trưng bằng sự khẳng định con đường, cách suy luận riêng của mình

không giống với con đường mà mọi người đã thừa nhận.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí