Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương - 1



1. Lýdo chọn đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU


Trong thời đại ngày nay sự phồn vinh của mỗi quốc gia phụ thuộc

lớn vào khả năng học tập của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Con người

được giáo dục và tự giáo dục được coi là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Điều này lại càng được khẳng định khi chúng ta bước vào một kỷ nguyên mới ­ kỷ nguyên của nền văn minh trí tuệ, của khoa học kỹ thuật và công nghệ được xây dựng trên nền tảng của tri thức.Vì vậy ngay từ bây giờ cần quan tâm đến chất lượng dạy vàhọc, đăc biệt là chất lượng học tập của học sinh ­ sinh viên, để mỗi cá nhân có thể thường xuyên rèn luyện và học tập suốt đời. Như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Trước những đòi hỏi mang tính khách quan của xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác giáo dục và đào tạo, coi đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể tại nghi quyết Đại Hội X Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “ Đổi mi cơ bn cách dy, cách hc, phát huy tinh thn độc lp suy nghĩ và sáng to ca hc sinh sinh viên, đề cao năng lc thc, thoàn thin hc vn”. Tích cực, chủ động tạo ra ý chí và năng lực “ Hc liên tc, hc sut đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với sự biến động không ngừng của xã hội.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, trong quá trình dạy học các môn học ở nhà trường, bên cạnh việc đổi mới nội dung, vận dụng các phương pháp dạy học mới thì cần bồi dưỡng cho học sinh và sinh viên các kỹ năng học


tập, mỗi suinh viên cần tự xây dưng kế hoạch học tập cho mình, tìm được phương pháp học tập phù hợp để đạt được chất lượng học tập tôt nhất.

Trong nhà trường sư phạm, Giáo dục học là môn khoa học quan

trọng, giúp sinh viên biết nhiệm vụ của người giáo viên, rèn luyện cho họ

những kỹ

năng sư

phạm, hình thành đạo đức và tình cảm nghề

nghiệp.

Song việc giảng dạy trong nhà trường sư phạm còn nhiều bất cập như “ Nặng về lý thuyết nhẹ về thực hành, nặng về kiến thức nhẹ về kỹ năng”.

Qua thực tiễn thực tập và giảng dạy môn Giáo dục học ở trường

Cao đẳng Hải Dương cho thấy: sinh viên chưa có động lực trong học tập,

tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đọc sách, không chịu tìm tòi kiến thức, chưa

thực sự quan tâm đến công tác dạy học và giáo dục sau này, đặc biệt với môn Giáo dục học, sinh viên chưa nhận thấy được ý nghĩa, vai trò của môn học nên việc học của sinh viên còn mang nặng hình thức chiếu lệ. Tình trạng học thụ động, học đối phó vẫn là hình thức khá phổ biến ở sinh viên, họ chưa có phương pháp và kỹ năng học tập ở bậc Cao đẳng, Đại học. Vì vậy kết quả học tập của sinh viên còn thấp.

Vấn đề này đã được các giảng viên cua nhàtrường quan tâm, nghiên

cứu, đã đề

cập tới trong nhiều kỳ

họp. Ngay bản thân một số

sinh viên

cũng rất quan tâm và mong muốn có kết quả học tập tốt hơn để nâng cao hơn nữa chất lượng học tập môn Giáo dục học. Nhiều biện pháp đã được đưa ra nhưng mức độ chuyển biến vẫn không đáng kể. Chính điều đó đã

ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập, dạy học và đào tạo của

truờng. Vì vậy xây dựng biện pháp tối ưu nhằm nâng cao biện pháp cho chất lượng học tập môn Giáo dục học là rất cần thiết.

Xuất phát từ những lý do trên đã đinh hướng cho chúng tôi chọn đề

tài nghiên cứu là: “Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo


dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương” với mong muốn đề ra

những biện pháp hữu hiệu giúp sinh viên nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học trong quá trình học tập ở trường Cao đẳng sư phạm.


2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao Đẳng Hải Dương.

3. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học ở Cao đẳng Hải Dương.

4. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng Hải Dương.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ 1:

Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng học tập.

5.2 Nhiệm vụ 2:

Tim̀ hiêủ thực trạng chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh

viên Cao Đẳng Hải Dương.

5.3 Nhiệm vụ 3:

Đề xuất một sốbiện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn

Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng Hải Dương.

6. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ trên đề tài chọn phương pháp nghiên cứu sau:

6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận.


Băǹ g cać

phương phaṕ

nghiên cưú

lýthuyết như: phân tích vàtổng hợp

lýthuyết; phân loại hệ thống hoá lýthuyết đãthu thập được từcać

lýthuyết; thông qua việc nghiên cứu taì liệu nguồn khác nhau nhằm tìm hiểu một sốvấn

đềlýthuyết về: hoạt động hoc tập; muc tiêu môn hoc; chất lượng; chất lượng

học tập để lam̀

cơ sở cho việc nghiên cưú

lýluận cho đềtài.

6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.


6.2.1 Phương phaṕ

điều tra trong giaó

dục


Câǹ phaỉ chúy:́ ngoaì viêc̣ xem xet́ kêt́ quả học tâp̣ qua bang̉ điêm,̉ qua

phiêú

điều tra, đê

đo thực trạng chất lượng học tập môn Giaó

duc học của

sinh viên Cao Đẳng Hải Dương một caćh khách quan vơí độ chiń h xác cao ở

nhưñ g mưć độ khać nhau, chuń g tôi xem xet́ thưc̣ trạng chât́ lương̣ học tâp̣

môn Giaó

dục học tim̀

ra một sốyếu tốảnh hưởng đến chất lượng học tập

môn Giáo dục học vàtim̀ ra một sốbiêṇ phaṕ nâng cao chât́ lương̣ học tâp̣

môn Giaó dục học.

Dự giờ, theo dõi diễn biến quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, trong các kỳ kiểm tra, thi hết môn nhằm thu thập những thông tin về chất lượng học tập bộ môn Giáo dục học của sinh viên.

6.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Tiến hành xây dựng 2 phiếu hỏi dành cho đối tượng là sinh viên và giảng viên nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.

6.2.3 Phương pháp phỏng vấn


Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số giảng viên và sinh viên

của Cao đẳng Hải Dương để

làm rõ hơn những kết quả

thu được qua

phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.


6.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu kết quả học tập, vở bài tập, các bài kiểm tra của sinh viên để đánh giá chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên.

6.2.5 Phương pháp chuyên gia

Tiến hành xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia chuyên ngành Giáo dục học.

6.2.6 Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

Phương pháp thống kê toán học: được sử dụng để tính toán, sử dụng, xử lý, phân tích số liệu thu đuợc trong quá trình nghiên cứu.

7. Phạm vi nghiên cứu

­ Vì điều kiện khách quan và chủ quan còn nhiều hạn chế nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và sử dụng các số liệu thu được từ việc khảo sát và phân tích thực trạng chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên hệ chính quy chuyên ngành sư phạm của trường Cao đẳng Hải Dương.

­ Vềnội dung: Chuń g tôi thực hiện đềtài theo ba nhiệm vụ đãnêu trên.

­ Về thời gian nghiên cứu:


Thời gian nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Từ ngày 20/12/2010 đến 28/12/2010

Tiến hành xác định tên đề tài nghiên cứu,

tham khảo các luận văn, tài liệu có liên quan.

29/12/2010 đến 10/01/2011

Xây dựng đề cương chi tiết và hoàn thiện.

11/01/2011

Bảo vệ đề cương

12/01/2011 đến 15/02/2011

Xây dựng phiếu hỏi và tiến hành khảo sát

16/02/2011 đến 2/03/2011

Phân tích, đánh giá thực trạng.

3/03/2011 đến 15/03/2011

Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp.

16/03/2011 đến 30/04/2011

Viết báo cáo cho toàn khóa luận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương - 1


8. Cấu trúc luận văn.


Luận văn gồm có 3 phần:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Thực trạng chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng Hải Dương.

Chương 3: Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng Hải Dương.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng học tập.

Học tập không chỉ có ý nghĩa quyết định tới cuộc sống mỗi chúng ta, con cái chúng ta mà nó còn ảnh hưởng tới thực tại, tương lai của đất nước.

Chúng ta ngày càng phải suy nghĩ sâu sắc hơn về điều này khi bước vào

thế kỷ mới, mà Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Nhật bản – đất nước trở

thành “nền kinh tế

thần kỳ” nhờ

vào chính sách giáo dục đúng đắn từ

những năm 1960. Thế

mà khi bước vào thế

kỷ 21 họ

cũng phải “ giật

mình” xem lại vấn đề giáo dục – học tập của đất nước mình. Trước những băn khoăn lo lắng không phải là nhỏ khi người Nhật bản đã nhận ra rằng chất lượng trí tuệ của lớp trẻ cần được điều chỉnh, nâng cao hơn nữa bởi đó là nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế nước Nhật trở nên mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong một vài năm trở lại đây. Đó là một vài dấu hiệu của cuộc cách mạng trong việc dạy và học ở thế kỷ 21, cuộc cách mạng trong học tập ở thế kỷ mới này đã giúp người học thay đổi cách nghĩ, cách sống, cách học, cách hoạt động của bản thân.

Nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học là một trong những vấn đề

bức xúc của tất cả các cấp học, bậc học trong mọi thời đại và của mọi

nền giáo dục. Trong lịch sử phát triển của nền giáo dục nói chung và giáo dục học nói riêng đã có không ít nhà giáo dục nghiên cứu tìm tòi và xây dựng các chương trình, biện pháp, cách thức học tập và giảng dạy phù hợp với mục đích giáo dục nhằm đưa đến một nền giáo dục có chất lượng cao, phát triển đồng đều ở tất cả các môn học.


Chính vì vậy mà vấn đề

làm thế

nào để

nâng cao chất lượng dạy

học cho học sinh đã được nhiều tác giả, nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Những quan điểm, những công trình này đã đi

vào khá nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề và cũng đạt được những

thành công nhất định. Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi chỉ xin điểm qua một số công trình nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới về vấn đề này.

1.1.1. Các tác giả nước ngoài.


Ngay từ

thời cổ

đại hay trong xã hội chiếm hữu nô lệ

khi mà nền

giáo dục vừa mới được hình thành thì người ta đã chú ý đến việc nâng cao hiệu quả giáo dục. Các nhà giáo dục tiêu biểu nổi bật trong thời lỳ này đã đề xuất những tư tưởng giáo dục, dạy học nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng học tập cho người học, làm cho nền giáo dục ngày càng phát triển, đó là các nhà giáo dục như: Đêmôcrit (460 – 370 TCN) với tư tưởng giáo dục về sự thích ứng giữa giáo dục với tự nhiên; hay như Xôcrat (469 – 390 TCN) với phương pháp giảng dạy mới mà người ta thường gọi là phương pháp “Xocrat” phương pháp “đỡ đẻ”: đó là Aristote (384 – 322 TCN)…

Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục đã không ngừng được

cải tiến, đổi mới về cả nội dung, hình thức và phương pháp. Đã có nhiều hơn nữa những tư tưởng đổi mới trong giảng dạy và học tập góp phàn tạo nên những bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập. Nếu như ở phương Tây vấn đề học cái gì? Học như thế nào? Người giáo viên phải dạy ra sao để người học nắm bắt được tri thức một cách nhanh

chóng được đặt ra cho các nhà giáo dục lớn như: Rabơle, Môngtennhơ,

J.A Coomenxki, J.J Rutxơ; Macarencô, Usinxki…Thì ở phương Đông

người ta cũng rất chú ý đến việc nâng cao chất lượng dạy học. Ở phương

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí