Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Khắc Phục Tình Trạng Học Sinh Bỏ Học

Khắc phục học sinh bỏ học: Hiện nay chưa có tác giả nào chính thức định nghĩa cụ thể, tuy nhiên theo nghiên cứu “Hiện tượng lưu ban, bỏ học: Thực trạng, nguyên nhân, vấn đề và biện pháp” Tác giả Thái Duy Tuyên đã đưa ra tình trạng học sinh bỏ học, lưu ban từng vùng là khác nhau từ đó có các biện pháp khắc phục khác nhau.

Khắc phục học sinh bỏ học gồm có:

Gia đình:

Quan tâm đến việc học tập của con cái. Tạo mọi điều kiện để con em đi học.

Thực hiện tốt việc kế hoạch hóa gia đình.

Nhà trường:

Điều chỉnh nội dung, chương trình dạy học. Dạy học bám sát đối tượng học sinh.

Tăng cường bồi dưỡng học sinh yếu kém. Đầu tư trang thiết bị.

Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, văn nghệ, TDTT để thu hút học sinh đến trường.

Xã hội:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Dựa vào chính quyền địa phương, các ban ngành, cơ quan, đoàn thể để vận động học sinh ra lớp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Tổ chức toàn xã hội tham gia chống bỏ học [33].

Theo Phạm Thanh Bình về nguyên nhân và biện pháp khắc phục học sinh bỏ học có biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học [2].

Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai - 4

Thay đổi mục đích giáo dục theo tinh thần Đại hội XI của Đảng nhằm chuẩn bị cho học sinh sống và làm việc theo yêu cầu mới của kinh tế- xã hội.

Nhà trường phải đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức để giảm bớt nặng nề, căng thẳng.

Phải tổ chức và quản lý tốt hình thức dạy thêm học thêm để giảm bớt căng thẳng về thời gian, về khối lượng tri thức và đỡ tốn kém về kinh tế cho gia đình học sinh.

Tổ chức, vận động toàn xã hội tham gia chống bỏ học, làm cho toàn xã hội có trách nhiệm động viên, khích lệ, tạo điều kiện ủng hộ trẻ em đi học, ngăn chặn HS bỏ học.

Nhà nước phải có chính sách đối với giáo dục và nhà trường, tăng cường đầu tư cho giáo dục để có đủ cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết phục vụ cho giảng dạy và giáo dục. Giảm bớt đáng kể sự đóng góp của HS phổ thông, mở rông chính sách học bổng đối với học sinh nghèo, cải thiện đời sống của giáo viên để họ toàn tâm toàn ý giảng dạy và giáo dục HS tốt hơn.

Theo Đặng Thành Hưng [21], biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học gồm có:

Giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém, hư trong tổng số học sinh, tức là nâng cao chất lượng chung của hệ thống dạy học. Theo hướng này cần áp dụng các biện pháp có chức năng giáo dưỡng phát triển trí tuệ như: kèm cặp học sinh yếu; chú trọng rèn luyện có hệ thống thói quen lao động, học tập, nền nếp học tập và đặc biệt là các kĩ năng học tập; áp dụng phương pháp dạy học riêng với HS hụt chuẩn; tích cực hóa giờ học dựa vào những tài liệu sống động, trình bày trực quan, kích thích tư dy và hành động học tập độc lập; động viên HS học tập tập, rèn luyện đạo đức; áp dụng phương pháp thủ thuật riêng đối với HS cá biệt dưới hình thức tế nhị và nhân ái;; vận động học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu.

Nâng cao tính sư phạm của quan hệ xã hội trong nhà trường, của liên kết nhà trường- gia đình và xã hội. Lành mạnh hóa các tình huống giao tiếp GV-HS trên cơ sở nguyên tắc và chuẩn mực nghiêm khắc và hành vi, tác phong công việc, thời gia kế hoạch. Làm cho đời sống nhà trường sôi nổi, hấp dẫn bằng các hoạt động thể thao, du lịch, văn nghệ, lao động và hoạt động xã hội, chấn chỉnh dạy thêm.

Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Đổi mới mục đích và cách dự giờ, đánh giá, hội giảng nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ chứ không vì thành tích và đối phó với các cấp.

Cộng tác chặt chẽ, có trách nhiệm cao giữa các giáo viên trong tổ bộ môn. Khuyến khích sáng kiến về phương pháp giúp đỡ học sinh yếu, cá biệt và tập thể học sinh.

Dân chủ hóa quá trình dạy học, xóa bỏ kiểu giảng áp đặt, tôn trọng, phát huy tính độc lập, tích cực của học sinh bằng các phương pháp và hình thức dạy học tối ưu. Tạo mọi cơ hội để học sinh tiến bộ, không để học sinh nào bị đối xử bất công thiệt thòi. Thu hút tối đa vai trò của gia đình vào việc học tập, rèn luyện của học sinh ở nhà

và ở trường. Cải tiến nội dung giảng dạy, hình thức và phương tiện giảng dạy phù hợp với HS yếu kém và tăng cường tính hấp dẫn của giờ học bằng những tư liệu sinh động. Đánh giá công khai, có tính nguyên tắc và công minh kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trong nhân dân để nâng cao giác ngộ của họ về việc học và lợi ích của giáo dục, động viên HS cố gắng khắc phục khó khăn trong học tập

Khái niệm về biện pháp: Theo Từ điển tiếng Việt, trang 161, nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội 1999 thì khái niệm biện pháp được hiểu như sau: Biện pháp là cách làm, cách tiến hành giải quyết những vấn đề, những công việc cụ thể trong điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu.

Trong quản lý giáo dục, biện pháp là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết các vấn đề trong công tác quản lý làm cho hệ thống quản lý vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra phù hợp với quy luật khách quan.

Hiện nay chưa có định nghĩa nào về biện pháp khắc phục học sinh bỏ học. Theo tác giả thì học sinh bỏ học là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội vì thế biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học bao gồm cả biện pháp quản lý, giáo dục, tuyên truyền đối với tất cả các đối tượng có liên quan tác động đến nguyên nhân học sinh bỏ học.

Định nghĩa khái quát khắc phục tình trạng học sinh bỏ học như sau “Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học là hệ thống những cách làm, cách giải quyết những vấn đề cụ thể của gia đình, nhà trường, xã hội tác động đến đối tượng có liên quan đến nguyên nhân gây ra hiện tượng bỏ học, để khắc phục được tình trạng bỏ học của học sinh

Học sinh bán trú: Là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

Hiểu theo cách này thì biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai là “hệ thống những cách

làm, cách giải quyết những vấn đề cụ thể của gia đình, nhà trường, xã hội tác động đến đối tượng có liên quan đến nguyên nhân gây ra hiện tượng bỏ học các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai”.

1.3. Một số vấn đề cơ bản về khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

1.3.1. Đặc điểm của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS

a. Khái quát chung về trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Là trường chuyên biệt thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trường được thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhằm tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT là trường có một bộ phận học sinh ở bán trú theo quy định. Đối với trường PTDTBT Trung học cơ sở có tối thiểu 50% học sinh nhà trường ở lại bán trú.

Việc thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú là một trong những quyết sách rất có ý nghĩa để nuôi dưỡng ước mơ tri thức cho con em đồng bào dân tộc ít người đang sống tại các huyện miền núi và vùng sâu. Đồng thời sẽ giúp cho các địa phương khắc phục tình trạng nghỉ học để giữ vững phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong thời kỳ mới.

“Mục tiêu của giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”

Nhiệm vụ, quyền hạn, chính sách trường PTDTBT trung học cơ sở:

Nhiệm vụ được quy định tại điều 3 thông tư 12/2011/TTBGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT; Điều 3 thông tư 24/2010/TT-BGDĐT ngày 2 tháng 8 năm 2010 của Bộ GD&ĐT.

b. Đặc điểm của học sinh phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS:

Học sinh các trường PTDTBT trung học cơ sở là những học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học, đang theo học chương trình THCS, có độ tuổi quy định tại điều 37 Điều lệ trường Trung học. Học sinh được học tập, ăn, ở tại trường vì khoảng cánh từ nhà đến trường xa, không đi về được trong ngày.

Học sinh ở lứa tuổi này có vị trí đặc biệt quan trọng trong thời kỳ phát triển của các em, là thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như “tuổi bất trị”, “tuổi khó bảo”, “thời kỳ quá độ”.

Đa số các em học sinh THCS ở các trường PTDTBT đều có tính tự lập cao, nhiều em đã có ý thức tự học, có hứng thú đối với các môn học. Tuy nhiên tính tò mò, ham hiểu biết có thể khiến hứng thú của các em bị phân tán và không bền vững, không nghiêm túc với các lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn; một số em đã là nhân lực lao động chính trong gia đình nên điều kiện về thời gian học tập là không có.

Theo quy định của Điều lệ trường học thì các em được xét tuyển đầu vào lớp 6 nên trình độ nhận thức của các em có nhiều hạn chế và chưa được đánh giá đúng mức.

Học sinh THCS có nhiệm vụ: Được quy dịnh tại điều 38, điều 39 thông tư 12/2011/TTBGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT; Điều 21 thông tư 24/2010/TT-BGDĐT ngày 2 tháng 8 năm 2010 của Bộ GD&ĐT cụ thể là:

Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Kính trọng cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy của nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Tham gia các hoạt động tập thể của trường của lớp, của Đội thiếu liên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình và tham gia các công tác xã hội như hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

Giữ gìn bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng; bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Thực hiện nội quy khu nội trú của nhà trường, giữ gì bản sắc văn hóa các dân tộc và tham gia các hoạt động của trường PTDTBT.

Quyền của học sinh: Được bình đẳng trong việc thụ hưởng giáo dục toàn diện, được đảm bảo các điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn học tập ở

lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học của mình, được sử dụng trang thiết bị phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân; được quyền học chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn theo quy định.

Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện; được giáo dục kỹ năng sống.

Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

1.3.2. Nguyên nhân và đặc điểm học sinh bỏ học

1.3.2.1. Nguyên nhân học sinh bỏ học:

Nghiên cứu và tổng thuật các nguyên nhân bỏ học ở học sinh Việt Nam trong độ tuổi từ 11 - 18 tuổi đã được Unicef quan tâm tổng thuật thành 4 nhóm nguyên nhân chính:

* Nhóm nguyên nhân từ gia đình: Kinh tế khó khăn, sống trong đói nghèo; Trẻ sớm phải tham gia lao động để phụ giúp gia đình; Gia đình không hạnh phúc, bố mẹ ly hôn hoặc bạo lực gia đình; Nhận thức chưa đầy đủ về giá trị của học tập đối với tương lai của trẻ, đặc biệt với con gái; Gia đình không có truyền thống hiếu học nên không khuyến khích trẻ tiếp tục đi học; Gia đình có người luôn đau ốm, bệnh tật trẻ phải chăm sóc dẫn đến bỏ học

* Nhóm nguyên nhân từ phía nhà trường: Chương trình giáo dục không thiết thực, ít phù hợp, đơn điệu, nghèo nàn; Chất lượng dạy học và phương pháp giảng dạy thiếu sự hấp dẫn, sự thuyết phục và tính sáng tạo để gây hứng thú học tập với học sinh; Mối quan hệ thầy trò ít thân mật, học trò kém chủ động và thiếu tự tin; Xảy ra tình trạng bạo lực hoặc lạm dụng; Thiếu cơ sở vật chất, cơ cấu quản lý trường học yếu kém và thiếu an toàn; Ngôn ngữ sử dụng trong dạy và học không phù hợp (với nhóm dân tộc ít người).

* Nhóm nguyên nhân từ xã hội và cộng đồng: Các mục tiêu giáo dục của Chính phủ dựa vào số lượng và chưa đặt ra chỉ tiêu chất lượng; Tình trạng di cư ồ ạt; Thiếu môi trường hỗ trợ và sự khích lệ từ cộng đồng cho nhóm trẻ đặc biệt và chịu nhiều thiệt thòi (đường phố, khuyết tật, mồ côi, HIV,..); Trong hoạch định chính sách, quan điểm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển chưa được nhận thức đúng mức ở một số ít quan chức các địa phương; Vai trò của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục chưa được phát huy đúng mức, công tác xã hội hoá giáo dục còn lúng túng, thiếu cơ chế phối hợp, dẫn đến việc huy động trẻ em bỏ học đi học lại còn nhiều khó khăn, bất cập.

* Nhóm nguyên nhân từ bản thân trẻ: Xấu hổ với bạn bè và thầy cô vì các vấn đề của bản thân hoặc gia đình; Không có thời gian dành cho học tập (do nguyên nhân bản thân hoặc bị tác động xấu từ bạn bè, môi trường); Thiếu kỉ luật, không đủ kiên nhẫn theo học; Cảm thấy việc học quá buồn tẻ; Học đuối so với bạn, kết quả học tập kém; Sức khoẻ kém, bệnh tật hoặc khuyết tật.

Bên cạnh đó nghiên cứu này cũng chỉ ra nguyên nhân bỏ học của học sinh theo giới và nguyên nhân học sinh bỏ học theo vùng miền: Chỉ ra nguyên nhân theo 3 vùng chính là Thành thị, nông thôn và vùng dân tộc thiểu số [35].

Đề cập đến nguyên nhân nghỉ học của học sinh, tác giả Trần Quý Long cho rằng: các yếu tố liên quan đến gia đình có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng đi học của trẻ em. Trẻ em thuộc diện di cư có khả năng đi học thấp hơn nhóm trẻ em không di cư, đây có thể là hệ quả của việc từ bỏ học đường để đi làm việc, kiếm sống hoặc do rào cản về mặt pháp lý khi trẻ em không có những giấy tờ để đăng ký nhập học tại nơi đến. Nhóm trẻ em có bố với học vấn cao hơn hoặc bố không làm nghề lao động giản đơn có khả năng được đi học nhiều hơn. Qua đó cho thấy trình độ học vấn và nghề nghiệp của bố, mẹ (đặc biệt là người bố) có vai trò quan trọng. Ngoài việc là những nhà giáo dục đầu tiên của con cái, các bậc cha mẹ có học vấn cao hơn và nghề nghiệp có thứ bậc cao trong xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc định ra nhu cầu và tinh thần trách nhiệm tiếp cận giáo dục cho trẻ em, họ cũng có khả năng hơn trong việc đầu tư học hành cho con cái [25].

Trên cơ sở những nghiên cứu của những tác giả đi trước, có thể tổng quan lại nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học có thể kể đến các nhóm nguyên nhân chính sau đây: nhóm nguyên nhân từ gia đình; nhóm nguyên nhân từ phía nhà trường; nhóm nguyên nhân từ bản thân trẻ; nhóm nguyên nhân từ xã hội và cộng đồng.

1.3.3. Ảnh hưởng tình trạng học sinh bỏ học đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

Giáo dục tại nhà trường là một giai đoạn rất quan trọng trong việc “định hình” nhân cách nói riêng và con người nói chung, mỗi cá nhân sẽ chỉ phát triển cân bằng được nếu được hưởng hai nền giáo dục tốt nhất từ gia đình và nhà trường. Đây là hai môi trường quan trọng nhất mà ở đó mỗi cá nhân được nuốn nắn, được trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ. Do đó khi đứa trẻ phải bỏ học vì bất cứ lý do nào thì khi ra xã hội sẽ phải đón nhận một thành viên “khiếm khuyết”.

Hiện tượng học sinh bỏ học trên cả nước nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng không chỉ là nỗi lo của riêng ngành giáo dục mà đó là nỗi lo chung của toàn xã hội. Học sinh bỏ học trực tiếp ảnh hưởng đến tương lai chính học sinh đó mà còn ảnh hưởng đến tương lai đất nước.

Học sinh bỏ học ảnh hưởng đến chính bản thân các em. Khi học sinh bỏ học đồng nghĩa với học sinh đó có trình độ học vấn thấp; ít có cơ hội tìm nghề nghiệp.

Bỏ học cũng đồng nghĩa với các em thiếu kiến thức, kỹ năng để bước vào cuộc sống, các em sẽ trở thành những ông bố, bà mẹ thiếu hoặc không có kiến thức sau này để truyền cho thế hệ con cái.

Bỏ học quá sớm các em còn là gánh nặng cho gia đình khi bản thân các em không có nghề nghiệp, xa vào các tệ nạn xã hội.

Học sinh bỏ học không chỉ ảnh hưởng tới bản thân và gia đình các em mà còn ảnh hưởng tới nhà trường, tới chỉ tiêu phấn đấu, duy trì sĩ số học sinh trong năm học mà trường trường đã đăng ký và xây dựng vì theo Phạm Minh Hạc “Học sinh là trung tâm của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cho dù chúng ta có xây nhiều trường lớp, tuyển nhiều thầy cô giáo nhưng không có học sinh tới trường thì đó là điều hết sức không bình thường. Trên thế giới tiêu chí đầu tiên để đánh giá ngành giáo dục chính là số lượng học sinh tới trường. Phải coi trình trạng học sinh bỏ học ngang với thiên tai, hỏa hoạn” (Nguồn báo lao động & xã hội, số 35, ngày 20/3/2008). Có thể nói, tình trạng học sinh bỏ học có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nhà trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022