Khái Niệm Biện Pháp Khắc Phục Tình Trạng Học Sinh Bỏ Học

đặc biệt là ở những vùng nông thôn đã có những tác động quan trọng đối với cơ hội tiếp tục học tập hoặc tỷ lệ bỏ học của học sinh. Thậm chí Robert Balfanz and Nettie Legters (2004) còn chỉ ra rằng những vùng, miền có tỷ lệ học sinh bỏ học cao thường là những trường yếu về năng lực, có nhiều học sinh dân tộc thiểu số và kết quả học tập của trường thông thường kém ở những môn Toán, Văn..Những trường này thường là những trường được đặt ở các vị trí mà cộng đồng xung quanh có trình độ học vấn không cao, điều kiện kinh tế khó khăn [23].

Nghiên cứu về tình trạng bỏ học của học sinh Ấn Độ trên cơ sở thống kê khá đầy đủ theo từng năm và theo các đặc điểm kinh tế xã hội cơ bản như đô thị, nông thôn, giới tính và đã áp dụng phân tích theo đoàn hệ để chỉ ra xu hướng và số bỏ học theo từng nhóm tuổi và từng lớp học. Kết quả nghiên cứu cho thấy với quy định giáo dục bắt buộc và miễn phí cho tất cả trẻ em đến 14 tuổi theo hệ thống giáo dục của Ấn Độ, đến giữa năm 1978 số học sinh từ lớp 6-8 khoảng 18 triệu gấp gần 6 lần so với số học sinh cùng cấp năm 1950, khoảng 11% học sinh bỏ học ơ thời điểm năm 1978. Nghiên cứu chỉ ra rằng đa số học sinh bỏ học là những học sinh lưu ban điều đó cho thấy kết quả học tập thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bỏ học. Vấn đề này đòi hỏi xem xét những yếu tố liên quan đến giảng dạy như chất lượng giáo viên, chương trình học, những điều kiện cơ sở hạ tầng. Một phát hiện trong nghiên cứu này là trẻ em gái bỏ học nhiều hơn trẻ em trai, điều này cũng chỉ ra mối liên hệ giữa tỉ lệ bỏ học và giới [23].

Ở khu vực nông thôn, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra khoảng sáu mươi nguyên nhân dẫn việc bỏ học trong đó có các nguyên nhân chủ yếu là: Nghèo khổ, tình trạng mù chữ của bố mẹ có tác động lớn đến việc bỏ học của trẻ em; Chương trình giảng dạy chưa phù hợp, thiếu phương tiện giảng dạy; Học sinh bỏ học do gia đình có thu nhập thấp, bố mẹ thất nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định, nhà ở xa trường, không thích học. Những nguyên nhân này liên quan đến những rào cản về kinh tế xã hội và có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau (Barton, 2006; Barsaga, 1995) [23].

Các yếu tố tác động đến học sinh bỏ học được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vấn đề bỏ học sớm của học sinh liên quan đến trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, từ những chính sách về kinh tế, dân số, nhân khẩu đều ảnh hưởng đến việc bỏ học của học sinh.

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Về tình trạng học sinh bỏ học ở Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu, có thể phân thành các nhóm sau:

* Nghiên cứu về quan điểm lý luận chung có tác giả: Phạm Thanh Bình [2], Đặng Thành Hưng [21], Đặng Vũ Hoạt [20], Trần Kiểm [24], Trương Công Thanh [34], Thái Duy Tuyên [39]... Nhìn chung các tác giả đều đề cập đến bản chất và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lưu ban bỏ học; các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lưu ban, bỏ học: Nguyên nhân từ phía nhà trường, gia đình, xã hội và bản thân học sinh. Từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục từ phía nhà trường, gia đình, xã hội và bản thân học sinh.

* Các nghiên cứu tâm lý học, giáo dục học liên quan đến hiện tượng học sinh bỏ học có các tác giả: Võ Thị Minh Trí [5]; Nguyễn Hữu Chùy [9], Trần Kiểm [24], Lê Đức Phúc [28]... các tác giả đã khảo sát đặc điểm tâm lý của học sinh học kém, lưu ban, thử nghiệm tổ chức học riêng cho học sinh học kém, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp khắc phục học kém nhằm ngăn ngừa hiện tượng bỏ học.

* Nhóm nghiên cứu thực tiễn: Theo báo Giáo dục và Thời đại số 154 tháng 9/2010 với trang tin “15 tỉnh miền núi phía Bắc quyết tâm kéo giảm tỉ lệ học sinh bỏ học” trong đó đã chỉ ra nguyên nhân học sinh bỏ học chủ yếu ở các tỉnh này là do: Năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm của một bộ phận giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm chưa cao; các em bị hổng kiến thức từ lớp dưới; chất lượng đầu vào thấp và không đồng đều; do bị lưu ban nên xấu hổ với bạn bè; gia đình neo người lên ở nhà làm nương khi vào mùa vụ; phụ huynh không quan tâm đến việc học hành của con cái.

Năm 2008 Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã có công trình khoa học nghiên cứu về tình trạng học sinh phổ thông bỏ học ở 4 tỉnh Hà Giang, Nghệ An, Đắk Lắk, Trà Vinh- thực trạng và giải pháp khắc phục do Nguyễn Hữu Châu làm chủ nhiệm đề tài nhằm góp phần nhìn nhận, đánh giá, đưa ra các biện pháp để hạn chế tình trạng học sinh của các tỉnh nói trên cũng như của cả nước [42].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Tập trung giải quyết “điểm nóng” tại buổi họp báo định kỳ tháng 3 năm 2008 của Bộ GD&ĐT tổ chức ở Hà Nội ngày 12 tháng 3 năm 2008 do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì, Bộ GD&ĐT đã dành phần lớn thời gian để nói về vấn đề học sinh bỏ học và biện pháp khắc phục. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo

cho biết, tổng số học sinh bỏ học trên cả nước hết học kì I năm học 2007-2008 là gần

Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai - 3

119.000 học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông. Tình trạng học sinh bỏ học được lý giải bằng nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân nhiều địa phương do điều kiện kinh tế khó khăn chưa quan tâm tới giáo dục, học sinh học yếu kém không theo kịp chương trình nên chán nản bỏ học. Song mấu chốt của vấn đề chính là việc phối hợp, quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội.

Để khắc phục tình trạng này Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra một số giải pháp:

Ngành giáo dục và đào tạo tăng cường rà soát, phân loại học sinh yếu kém để tùy theo đối tượng có biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ kịp thời.

Biên soạn lại tài liệu dạy học phù hợp với học sinh khó khăn. Nội dung dạy học sẽ được tinh giản, thiết thực, cơ bản để học sinh có thể học được.

Ngành giáo dục và đào tạo các tỉnh có tỷ lệ học sinh bỏ học nhiều nhất tập trung phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội khác tìm mọi cách huy động các em trở lại trường.

“Những địa phương làm tốt việc chống học sinh bỏ học, hạn chế học sinh yếu kém cần được giới thiệu biểu dương kịp thời”. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Nghiên cứu của Đặng Thị Hải Thơ thuộc tổ chức UNICEF tại Việt Nam (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc), “Nghiên cứu về nguyên nhân bỏ học của trẻ em Việt Nam, Hà Nội tháng 11 năm 2010 các nhân tố tác động và định hướng giải pháp”[40].

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Trần Xuân Nhĩ cũng đã có những ý kiến đóng góp trong việc chỉ ra nguyên nhân và kiến nghị một số biện pháp nhằm ngăn ngừa, khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh phổ thông.

Ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai cũng như các tỉnh khác trong khu vực đã có nhiều giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân được tham gia học tập. Theo thống kê, trong những năm qua Lào Cai là tỉnh có tỷ lệ học sinh bỏ học cấp THCS tương đối cao, chính vì thế hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh đều ban hành các chỉ thị; Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục tỉnh đều có các văn bản chỉ đạo các ngành chức năng cụ thể là sở GD&ĐT, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các phòng GD&ĐT, các trường học trên địa bàn báo cáo tỷ lệ chuyên cần theo ngày, rà soát số học sinh bỏ học, phân ra từng đối tượng cụ thể và có các giải pháp khắc phục.

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục tỉnh, UBND huyện Si Ma Cai, phòng GD&ĐT huyện Si Ma Cai đã tổ chức hội thảo khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở 13 xã của huyện để tìm ra các nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.

Hội thảo đã đưa ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học sinh bỏ học như sau.

Nguyên nhân khách quan: Mức sống người dân còn thấp (bố mẹ phải đi làm thuê nơi khác); sinh viên ra trường không có việc làm (ảnh hưởng đến tâm lý gia đình và học sinh); còn nhiều điểm vui chơi gần trường; nhà xa trường; học sinh tảo hôn; nghỉ học đi làm ăn...

Nguyên nhân chủ quan: năng lực, trình độ chuyên môn một bộ phận giáo viên hạn chế; nội dung, chương trình sách giáo khoa còn nhiều bất cập; do kiểm tra đánh giá học sinh từ cấp học dưới chưa đúng thực chất.

Hội thảo đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học như sau:

Làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh về vai trò, tầm quan trọng việc học.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Tiếp tục đầu tư xây dựng CSVC và cảnh quan trường lớp. Làm tốt công tác phổ cập.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục.

Ngoài ra có rất nhiều các bài báo, tạp chí bàn về việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, duy trì và nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần nhằm hướng tới mục tiêu chung là tìm ra các biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này.

Đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.

Các công trình nghiên cứu quản lí đảm bảo tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trước đó chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô, khái quát, chưa có các biện pháp cụ thể và rất khó áp dụng với địa bàn huyện Si Ma Cai. Vì vậy đây là vấn đề cần được quan tâm và tiếp tục nghiên cứu để có các biện pháp phù hợp nhất với các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.

1.2. Một số khái niệm

1.2.1. Khái niệm quản lý

Khi bàn về quản lý, ta hiểu rằng quản lý ở đây được diễn ra trong một tổ chức, ở đó có những con người hoạt động và cùng hướng đến một mục đích chung nhất định đã được đặt ra mà một cá nhân riêng lẻ không thể thực hiện. Mỗi tổ chức có đặc thù riêng mình nhờ vào các tiêu chí: Mục tiêu của tổ chức, quy mô của tổ chức, cơ cấu tổ chức, các điều kiện tồn tại và phát triển của tổ chức. Khái niệm quản lý được định nghĩa khác nhau dựa trên cơ sở cách tiếp cận khác nhau.

Có thể nói rằng “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đặt được mục tiêu đề ra” [18].

Xét ở góc độ chung nhất: Quản lý là vạch ra mục tiêu cho một bộ máy, lựa chọn phương tiện, điều kiện tác động tác động đến bộ máy để đạt tới mục đích đã định trước.

Định nghĩa quản lý được nhiều người nhắc đến nhất đó là: Sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục tiêu đề ra

Hiện nay quản lý được nhìn nhận rõ hơn:

Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. Người quản lý là nhân vật có trách nhiệm phân bổ nhân lực và các nguồn lực, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt đến mục đích.

Mục tiêu quản lý: được xác định theo cách khác nhau, có thể do chủ thể áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể và khách thể quản lý.

Nội dung quản lý: Là những tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý.

Phương pháp quản lý: là cách thức tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý.

Chủ thể quản lý: Có thể là cá nhân, một nhóm hay một tổ chức. Khách thể quản lý: Là những con người cụ thể.

Tóm lại: Quản lý là tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đề ra. Sự tác động của

quản lý bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn tự giác, phấn đấu đem hết năng lực trí tuệ của mình để phục vụ trước tiên là cho bản thân sau đó là cho tổ chức và cho cả xã hội.

1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục

Có rất nhiều khái niệm, quan điểm nhìn nhận và cách hiểu khác nhau về quản lý giáo dục, tổng hợp chung nhất có thể nói quản lý giáo dục như sau:

Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm dẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.

Quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luận của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển mở trộng hệ thống về số lượng và chất lượng.

1.2.3. Khái niệm quản lý nhà trường

Trường học là tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước và xã hội. Trực tiếp làm công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, tham gia vào mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

Quản lý nhà trường là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý giáo dục tới các hoạt động giáo dục trong xã hội nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng.

Quản lý nhà trường gồm 2 loại: Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài; Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường.

Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục nhà trường.

Quản lý nhà trường cũng bao gồm những chỉ dẫn, quyết định của những thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức Hội đồng giáo dục.

Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồm các hoạt động: Quản lý giáo viên; quản lý học sinh; quản lý quá trình dạy học- giáo dục; quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học; quản lý tài chính trường học; quản lý các mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng.

1.2.4. Khái niệm học sinh bỏ học

Là học sinh trong độ tuổi giáo dục bắt buộc phải phổ cập mà không đến trường.

Học sinh có trong danh sách nhà trường nhưng tự ý nghỉ học quá 45 buổi (cộng dồn) tính đến thời điểm báo cáo không tính học sinh chuyển trường.

Học sinh đã ra lớp nhưng còn nghỉ luôn phiên vào các buổi học chính khóa. Một số tiêu chí đánh giá tình hình bỏ học của học sinh

Tỷ lệ học sinh bỏ học trong tổng số học sinh đầu năm (%), tỷ lệ học sinh bỏ học có thể được tính trên lớp, khối lớp, trường..

Tổng số học sinh bỏ học

Tỷ lệ học sinh bỏ học=

Tổng số học sinh


Tỷ lệ bỏ học của học sinh các trường PTDTBT THCS/ tổng số học sinh các trường PTDTBT THCS.

Bỏ học của học sinh phân theo địa bàn cư trú (có thể theo xã, trường/ tổng số học sinh bỏ học).

Học sinh bỏ học đồng nghĩa với việc các em không tiếp tục đi học nữa; có học sinh bỏ học khi năm học mới bắt đầu, vào giữa năm học hay năm học gần kết thúc; có học sinh bỏ học khi học xong chương trình một lớp nào đó; có học sinh bỏ học trong một vài tiết, vài ngày (trong thời gian ngắn) để đi chơi hoặc giải quyết vấn đề gì đó rồi quay lại lớp.

Học sinh bỏ học có thể phân ra 2 loại đối tượng: Đối tượng thứ nhất học sinh bỏ học nhưng tiếp tục đi học nghề hoặc học bổ túc; đối tượng thứ hai học sinh bỏ học để đi chơi la cà, đàn đúm bạn bè... đối tượng này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực và cộng đồng xã hội.

Bác Hồ đã dạy: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, vì vậy khi học sinh bỏ học nhiều sẽ làm tăng thêm số người thất học, mù chữ gây nhiều hậu quả cho nền kinh tế

và xã hội; “Thanh niên mới là chủ nước nhà”, “thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [19].

Tỷ lệ học sinh bỏ học có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các em và chất lượng giáo dục của nhà trường. Bỏ học, thất học thường đi cùng với sự đói nghèo từ đó một số đã thành nạn nhân của những vụ lừa đảo, thành công cụ cho kẻ địch lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ đến đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.

Bỏ học là hiện tượng thường gặp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước nghèo chậm phát triển và hiện tượng này đang rất phổ biến ở nước ta.

Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục của một đơn vị thì trước tiên phải khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học, nói cách khác đó chính là đảm bảo số lượng học sinh.

1.2.5. Tình trạng bỏ học

Theo Đặng Vũ Hoạt: Khác với lưu ban, bỏ học trong mọi trường hợp là hiện tượng không bình thường. Trong những năm qua bỏ học, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội chậm phát triển hiện tượng bỏ học đang là một vấn đề nổi cộm, tỉ lệ học sinh bỏ học quá cao sẽ mang lại những hậu quả xấu như: làm giảm hiệu quả giáo dục; cản trở việc hoàn thành phổ cập giáo dục, làm giảm niền tin của xã hội vào nhà trường [20].

Đặng Thành Hưng đã nói về tình trạng bỏ học như sau: “Bỏ học có bản chất xã hội- sư phạm phức tạp, và không thể điều chỉnh được tỉ lệ bỏ học. Trong tình hình ngày nay, tỉ lệ bỏ học một mặt vẫn phản ánh mặt chất lượng của dạy học- giáo dục, mặt khác nó mang bản chất của quá trình điều chỉnh nhu cầu và giá trị cả ở bình diện cá nhân lẫn bình diện cộng đồng. Tình trạng bỏ học làm nảy sinh những vấn đề sâu xa có tính chất xã hội cần được các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội cấp cao quan tâm xem xét” [21]

Tình trạng bỏ học phải được lý giải một cách khoa học, tìm ra những nguyên nhân, từ đó đề xuất biện pháp ngăn ngừa, khắc phục.

1.2.6. Khái niệm biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

Khái niệm “Khắc phục” là vượt qua khó khăn, trở ngại; làm mất đi cái chưa tốt gây tác hại [38].

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí