Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý 32

Bảng 2.2: Thống kê trình độ chuyên môn, độ tuổi CBQL, giáo viên cấp THCS

năm học 2016-2017 32

Bảng 2.3: Thống kê trình độ chuyên môn, độ tuổi CBQL, giáo viên cấp THCS

năm học 2017-2018 33

Bảng 2.4: Thống kê học sinh bỏ học huyện Si Ma Cai so với các huyện khác

tỉnh Lào Cai năm học 2016-2017 cấp trung học cơ sở 35

Bảng 2.5: Thực trạng nguyên nhân học sinh bỏ học từ phía gia đình 37

Bảng 2.6: Thực trạng nguyên nhân học sinh bỏ học từ phía nhà trường 38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Bảng 2.7: Thực trạng nguyên nhân học sinh bỏ học từ phía xã hội và cộng đồng 39

Bảng 2.8: Thực trạng nguyên nhân bỏ học nhìn từ phía học sinh 39

Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai - 2

Bảng 2.9. Thực trạng về nhận thức và năng lực thực hiện để khắc phục tình trạng học sinh bổ học của CBQL và giáo viên về 42

Bảng: 2.10. Thực trạng khắc phục tình trạng học sinh bỏ học của CBQL và GV

ở trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai 44

Bảng 2.11. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của CBQL và giáo viên tác động lên hoạt hoạt động dạy học 46

Bảng 2.12. Tác động của CBQL trong tổ chức xây dựng môi trường giáo dục để

khắc phục tình trạng học sinh bỏ học 48

Bảng 2.13. Thực trạng mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của CBQL và giáo viên về việc phối hợp các lực lượng giáo dục nhà trường - gia

đình - xã hội 51

Bảng 2.14: Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của CBQL, giáo viên về

việc chỉ đạo điều tra, phân loại nguyên nhân học sinh bỏ học 53

Bảng 2.15: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khắc phục tình trạng học sinh

bỏ học các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai 55

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm nhận thức tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 79

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm nhận thức tính khả thi của các biện pháp đề xuất 80

Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 81

Bảng 3.4: Thống kê học sinh bỏ học huyện Si Ma Cai so với các huyện khác

tỉnh Lào Cai năm học 2017-2018 cấp trung học cơ sở 83

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1: Số lượng, trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên Phòng GD&ĐT huyện

Si Ma Cai 31

Biểu đồ 2.2: So sánh tỷ lệ học sinh bỏ học cấp THCS huyện Si Ma Cai so với

các huyện khác tỉnh Lào Cai năm học 2016-2017 35

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần huyện Si Ma Cai cấp THCS năm

học 2016 - 2017 50

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp 78

Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 82

Biểu đồ 3.2. So sánh tỷ lệ học sinh bỏ học huyện Si Ma Cai năm học 2016- 2017, năm học 2017-2018 với các huyện khác 83

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần các tháng năm học 2017-2018 84

Biểu đồ 3.4. So sánh tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần năm học 2016-2017 và

năm học 2017-2018 84

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tỷ lệ lao động cơ bắp ngày một giảm, lao động trí tuệ ngày càng gia tăng, lợi thế so sánh dựa trên số lượng lao động và giá nhân công rẻ ngày một giảm và đang chuyển dần về phía những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao. Chất lượng nguồn nhân lực đang trở thành yếu tố quyết định nhất đối với phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng ta cũng đã nhất quán quan điểm khẳng định: “Nguồn lực con người là quý báu, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”. Trong tác phẩm “Bàn về chế độ hợp tác”, V.l. Lênin viết: “Sự thay đổi căn bản đó là ở chỗ: trước đây chúng ta đã đặt và không thể đặt trọng tâm công tác của chúng ta vào cuộc đấu trang chính trị, vào cách mạng, vào việc giành lấy chính quyền…thì trọng tâm của chúng ta hiện nay quả thật là xoáy vào hoạt động giáo dục”.

Đảng ta coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu. Bởi lẽ, “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Đồng thời, Đảng xác định ba mục tiêu mà sự nghiệp giáo dục, đào tạo phải đạt tới là nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, trong đó phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu có ý nghĩa quan trọng và được ưu tiên hơn.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “Đổi mới cản bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” trong đó mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông đến năm 2020, tỉ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, THCS là 95%.

Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, Trung cấp nghề hoặc đi vào cuộc sống.

Tại điều 27 Luật giáo dục đã chỉ rõ: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ

bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để đạt được các mục tiêu về giáo dục theo Nghị quyết Đại hội XII đã đề ra cho các cấp học, bậc học thì vấn đề cần khắc phục và cấp thiết nhất đối với những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là phải khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trong năm học 2016 - 2017 tỉ lệ học sinh bỏ học trên cả nước cấp THCS là 38.791/5.138.646 học sinh.

Tỉnh Lào Cai là một tỉnh miền núi có tỉ lệ học sinh bỏ học cấp THCS còn tương đối cao, năm học 2016 - 2017 toàn tỉnh cấp THCS có 486/47888 học sinh bỏ học. Huyện Si Ma Cai là một trong 63 huyện nghèo nhất cả nước có tỉ lệ học sinh bỏ học cấp THCS rất cao 108/3065 (3,64%) trong năm học 2016 - 2017.

Vấn đề học sinh bỏ học ảnh hưởng rất nhiều đến việc tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Muốn khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội, đặc biệt là sự quản lý của người hiệu trưởng.

Nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, các cuộc giao ban từ cấp tỉnh, huyện, xã đến các nhà trường được tổ chức nhằm tìm ra các biện pháp tối ưu và có tính khả thi nhất phù hợp với từng địa phương và từng trường nhằm chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. 4/13 trường PTDTBT THCS có nguy cơ không giữ được mô hình trường chuyên biệt vì buổi chiều không có đủ học sinh đến lớp.

Việc duy trì và nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, hạn chế đến mức thấp nhất học sinh nghỉ học và bỏ học ở các trường PTDTBT THCS trở thành vấn đề cấp thiết đối với hoạt động quản lí giáo dục tại huyện Si Ma Cai hiện nay.

Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan có tính cấp thiết nói trên tôi lựa chọn vấn đề "Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS trên địa bàn huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai" làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ Quản lí Giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, khảo sát đánh giá thực trạng khắc phục tình trạng học sinh bỏ học; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến học sinh bỏ học, đề tài đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường PTDTBT trung học cơ sở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THCS trên địa bàn huyện.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Các hoạt động khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường PTDTBT trung học cơ sở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đề tài nghiên cứu biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học của hiệu trưởng các trường PTDTBT THCS.

4.2. Giới hạn thời gian nghiên cứu: Việc nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2018

4.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu 13 trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

5. Giả thuyết khoa học

Hiện tượng học sinh bỏ học tại các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai có xu hướng gia tăng, tuy nhiên chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu tình trạng này. Nếu nghiên cứu, đề xuất áp dụng được các biện pháp khắc phục theo hướng nâng cao nhận thức cho phụ huynh, học sinh, các lực lượng giáo dục; chỉ đạo dạy học bám sát đối tượng học sinh; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường và xã hội… thì có thể hạn chế khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học, nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần trong các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai nói riêng và các trường, huyện khác có các điều kiện tương tự.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường PTDTBT trung học cơ sở.

- Khảo sát thực trạng khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường PTDTBT trung học cơ sở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

- Đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, nâng cao tỷ lệ học sinh THCS đi học chuyên cần các trường PTDTBT trung học cơ sở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu lí luận, căn cứ pháp lí để xác định khái niệm công cụ, cơ sở lí thuyết cho việc khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

- Nguồn tài liệu tập trung vào các Văn kiện của Đảng, Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT; các Đề án, Chương trình hành động; Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Lào Cai; Giáo trình, sách giáo khoa hiện hành và sách của các nhà khoa học; các tài liệu, tạp chí liên quan.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra

- Điều tra bằng phiếu hỏi 13 trưởng ban chỉ đạo phổ cập GD cấp xã; 13 Hiệu trưởng, 13 Phó hiệu trưởng, 40 giáo viên chủ nhiệm lớp, 60 giáo viên, 130 học sinh; 3 chuyên viên phòng GD&ĐT; 6 cán bộ Ban chỉ đạo phổ cập cấp huyện; 54 gia đình có con bỏ học; 54 học sinh đã bỏ học.

- Khảo sát thực trạng, quan sát, tổng kết kinh nghiệm quản lí việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

- Phỏng vấn trực tiếp Ban chỉ đạo phổ cập cấp huyện và cấp xã, CBQL, GVCN, GV bộ môn, gia đình và học sinh để đánh giá thực trạng việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

7.2.2. Phương pháp chuyên gia

Trưng cầu ý kiến các chuyên gia về tình trạng, tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp được đề xuất.

7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích số liệu, hệ thống hóa kết quả qua các bảng biểu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1: Những cơ lý luận về khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường PTDTBT Trung học cơ sở.

Chương 2: Thực trạng khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

Chương 3: Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

Chương 1

NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Phát triển giáo dục và đào tạo được xác định là chiến lược lâu dài cho phát triển bền vững của đất nước. Một số nước đặt giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ phát triển, để tạo ra nguồn lực chất lượng cao không chỉ cho hiện tại mà còn định hướng cho sự phát triển tương lai của quốc gia đó. Chỉ số HDI (Human Development Index) về chất lượng cuộc sống cũng lấy tỉ lệ người biết chữ làm tiêu chí đo lường nhằm đánh giá mức độ phát triển toàn diện của một quốc gia bên cạnh GDP bình quân đầu người và tuổi thọ trung bình. Ở các nước phát triển như Anh, Đức, Nhật tỷ lệ trẻ em đến trường thường đạt rất cao trên 95%, các nước chậm phát triển, có thu nhập thấp tỷ lệ trẻ em học xong trung học cơ sở cũng rất thấp, khoảng 80%.

Nghiên cứu của UNICEF (2010) chỉ ra rằng “Trong khi tỷ lệ nhập học ngày càng được cải thiện thì việc học sinh bỏ học đang là một trong những vấn đề mà hầu như tất cả các nước đang phát triển phải đối mặt”. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của việc phổ cập hóa giáo dục mà còn là một sự lãng phí nguồn lực và làm tăng số người mù chữ. Chính sách giáo dục liên quan đến chính sách phát triển kinh tế, chính sách dân số của một quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều phải đối mặt với tình trạng học sinh bỏ học trong nhiều giai đoạn khác nhau, điều này đã trở thành đề tài của nhiều nhà nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp thiết thực cho ngành giáo dục của quốc gia đó để khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học [23].

Okumu, Ibrahim M, Naka Jo, Alex anh stoke, Doren (2008) Đã phân tích các yếu tố kinh tế xã hội dẫn đến quyết định học sinh bỏ học ở Uganda. Các nhà nghiên cứu đã thiết lập một mô hình hậu cần để phân tích các số liệu quốc gia vào năm 2004, phân tích theo độ tuổi, theo giới tính của học sinh ở nông thôn và thành thị. Kết quả phân tích cho thấy các biến số như giới tính, tổng số tiền chi trả cho học phí không có ý nghĩa tác động đến học sinh bỏ học. Nhưng các biến số như quy mô gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ, loại hình hoạt động kinh tế của các thành viên hộ gia đình,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022