Số Lượng, Trình Độ Đội Ngũ Cán Bộ, Giáo Viên Phòng Gd&đt Huyện Si Ma Cai‌

2.1.2. Khái quát về giáo dục huyện Si Ma Cai

Toàn huyện có 49 trường trong đó có 45 trường trực thuộc Phòng GD&ĐT trực tiếp quản lý: 16 trường mầm non, 16 trường Tiểu học, 12 trường cấp THCS, 1 trường liên cấp TH&THCS, 1 trường PTDTNT THCS&THPT, 1 Trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên, 2 trường THPT trong đó có 25 trường phổ thông dân tộc bán trú trên toàn huyện. Tổng số học sinh toàn huyện giao động qua các năm từ 12 đến 13 nghìn học sinh.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tính đến tháng 12/2017 có 1149 người (giáo viên 1030 người, nhân viên 119 người) trong đó:

Trình độ Thạc sỹ: 01 người Trình độ Đại học: 393 người Trình độ Cao đẳng: 415 người Trình độ Trung cấp: 221 người

450

415

400

393

350


300


250

221

200


150


100


50

1

0

Trình độ thạc sĩ

Trình độ đại học

Trình độ Cao đẳng

Trình độ Trung cấp


Biểu đồ 2.1: Số lượng, trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên Phòng GD&ĐT huyện Si Ma Cai‌

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên huyện Si Ma Cai cơ bản đều trẻ (hơn 90% đội ngũ có độ tuổi dưới 40 tuổi) nhiệt tình trong công việc, có bản lĩnh vững vàng chấp nhận vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bảng 2.1: Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý



Đơn vị

Số

lượng

Trình độ chuyên môn

Trình độ chính trị

Thạc sỹ

Đại học -

Từ sơ cấp;

Trung cấp

Chưa qua

đào tạo

Cán bộ quản lý tại

phòng GD&ĐT

9

0

9

7

2

Cán bộ quản lý tại

các trường THCS

32

0

27

26

1

Cán bộ quản lý tại

các trường tiểu học

39

0

35

24

11

Cán bộ quản lý tại

các trường Mầm non

34

0

19

14

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai - 6

(Nguồn báo cáo thống kế phòng GD&ĐT năm học 2016-2017)

Như vậy 100% đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Khó khăn lớn nhất đối với cán bộ quản lý hiện nay tại huyện Si Ma Cai là tuổi đời còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong công việc.

2.1.3. Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Si Ma Cai

Huyện Si Ma Cai có 13 trường PTDTBT THCS, năm học 2016-2017 có 2837 học sinh (trong đó học sinh bán trú 1512), năm học 2017-2018 có 3065 học sinh (có 1452 học sinh bán trú).

Đội ngũ: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên năm học 2016-2017 là 270 (Cán bộ quản lý 32, giáo viên 198, nhân viên 40); năm học 2017-2018 là 299 (cán bộ quản lý 33, giáo viên 220, nhân viên 40).

Bảng 2.2: Thống kê trình độ chuyên môn, độ tuổi CBQL, giáo viên cấp THCS năm học 2016-2017‌


Đơn vị


Số lượng

Trình độ chuyên môn

Độ tuổi

Thạc

sỹ

Đại học

Cao

đẳng

< 30

tuổi

30 >40

tuổi

> 40

tuổi

CBQL

32

0

29

(90,6%)

3

(9,4%)

0

30

(93,7%)

2

(6,3%)

Giáo

viên

198

1

(0,5)

146

(73,7%)

52

(26,3%)

54

(27,3)

128

(65,6%)

16

(8,1%)

(Nguồn báo cáo thống kê phòng GD&ĐT năm học 2016-2017)

Bảng 2.3: Thống kê trình độ chuyên môn, độ tuổi CBQL, giáo viên cấp THCS năm học 2017-2018


Đơn vị


Số lượng

Trình độ chuyên môn

Độ tuổi

Thạc

sỹ

Đại học

Cao

đẳng

< 30

tuổi

30 > 40

tuổi

> 40

tuổi

CBQL

33

0

30

(90,9%)

3

(9,1%)

0

30

(90,9%)

3

(9,1%)

Giáo

viên

220

1

(0,5)

162

(73,6%)

58

(26,4%)

69

(31,4)

132

(60,0%)

19

(8,6%)

(Nguồn báo cáo thống kê phòng GD&ĐT năm học 2016-2017)

Nhà trường PTDTBT cấp THCS ở đây cũng phải thực hiện các công việc theo điều lệ trường THCS& THPT kèm theo thông tư số 12/2011/TT- BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT về thông tư ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; thông tư 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú.

Mỗi xã có 1 trường cấp THCS vì vậy có những gia đình học sinh đi từ nhà đến trường từ 10 đến 15km đường đèo núi.

Ngoài công việc phải thực hiện đối với một trường phổ thông thì những cán bộ giáo viên, nhân viên còn thực hiện chức năng của trường PTDTBT (là trường chuyên biệt), nhưng ngoài giờ lên lớp, cán bộ quản lý, giáo viên phải đi đến các thôn bản vào nhà gia đình học sinh để vận động học sinh, gọi học sinh đi học.

Điều kiện cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư nhưng đại đa số thiếu các phòng chức năng, phòng học bộ môn, bếp ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm…cho học sinh, các trang thiết bị dạy học theo hướng tích cực, đội ngũ giáo viên một số môn chuyên biệt còn thiếu theo quy định (GV môn Ngoại ngữ; Địa)

Giáo viên cấp THCS đa số từ vùng xuôi, các huyện khác đến nhận công tác, khi đủ năm (nam đủ 5 năm; nữ đủ 3 năm) xin chuyển công tác vì thế vào đầu năm học thường gây sáo trộn về đội ngũ, đội ngũ nhận được luôn trẻ thiếu kinh nghiệm công tác và giảng dạy, không biết tiếng dân tộc đặc biệt là kinh nghiệm vận động học sinh, làm việc với cấp ủy chính quyền các xã vùng cao, vùng dân tộc.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng tỉ lệ học sinh bỏ học các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Si Ma Cai tỉnh, Lào Cai

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng học sinh bỏ học, nguyên nhân, trực trạng khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai làm cơ sở thực tiễn để đề xuất một số biện pháp quản lý khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng nhận thức giáo viên và cán bộ quản lý về tình trạng học sinh bỏ học.

Khảo sát thực trạng biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

2.2.3. Phương pháp khảo sát thực trạng

Khảo sát bằng phiếu hỏi đối với phụ huynh học sinh, CBQL, giáo viên, trưởng ban chỉ đạo phổ cập xã, chuyên viên phòng GD&ĐT, thành viên ban chỉ đạo phổ cập giáo dục huyện, học sinh đang học và những học sinh đã bỏ học.

Phỏng vấn đối với phụ huynh học sinh, CBQL, giáo viên, trưởng ban chỉ đạo phổ cập xã, chuyên viên phòng GD&ĐT, thành viên ban chỉ đạo phổ cập giáo dục huyện, học sinh đang học và những học sinh đã bỏ học.

Quan sát: Quan sát cơ sở vật chất, trường lớp, các hoạt động các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Si Ma Cai, Lào Cai.

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

2.3.1. Thực trạng học sinh bỏ học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

2.3.1.1. Thống kê tỉ lệ học sinh bỏ học huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

Bảng 2.4: Thống kê học sinh bỏ học huyện Si Ma Cai so với các huyện khác tỉnh Lào Cai năm học 2016-2017 cấp trung học cơ sở‌

STT

Đơn vị

Tỷ lệ học sinh bỏ học (%)

1

Huyện Bảo Yên

0.47

2

Huyện Văn Bàn

0.52

3

Huyện Bảo Thắng

0.9

4

Thành phố Lào Cai

0.013

5

Huyện Sa Pa

1.17

6

Huyện Bát Xát

0.34

7

Huyện Mường Khương

1.72

8

Huyện Bắc Hà

2.8

9

Huyện Si Ma Cai

3.8


Trung bình

1.06

(Nguồn báo có thống kê sở GD&ĐT Lào Cai năm học 2016-2017)


4.00%

3.64%

3.50%


3.00%

2.80%

2.50%


2.00%

1.72%

1.50%

1.17%

1.06%

1.00%

0.90%

0.47%

0.52%

0.50%

0.34%

0.01%

0.00%

Huyện Huyện Huyện Bảo Yên Văn Bàn Bảo

Thắng

Thành phố Lào cai

Huyện Huyện Sa Pa Bát Xát

Huyện Mường Khương

Huyện Huyện Si Trunh Bắc Hà Ma cai bình


Biểu đồ 2.2: So sánh tỷ lệ học sinh bỏ học cấp THCS huyện Si Ma Cai so với các huyện khác tỉnh Lào Cai năm học 2016-2017

Tại Lào Cai năm học 2016-2017 có 28 học sinh mầm non, 61 học sinh tiểu học, 486 học sinh THCS, 456 học sinh cấp THPT bỏ học. Tỷ lệ học sinh bỏ học nhiều nhất là các huyện vùng cao như Bắc Hà 134 học sinh, Si Ma Cai 134 học sinh, Mường Khương 89 học sinh. Học sinh bỏ học còn tương đối nhiều, điều này khiến những người làm trong ngành giáo dục, những người tâm huyết với nghề không khỏi trăn trở, đây là bài toán chưa có lời giải thỏa đáng cho đến hiện tại.

* Tình hình chung về tỉ lệ học sinh bỏ học trên địa bàn huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai

Tính theo cấp học: Năm học 2016-2017 toàn huyện Si Ma Cai có 134 học sinh bỏ học (mầm non 10, Tiểu học 16, THCS 108); Trường có học sinh bỏ học nhiều nhất là PTDTBT THCS Nàn Sán 26 học sinh; PTDTBT THCS Nàn Sín 13 học sinh; PTDTBT THCS Thào Chư Phìn 13 học sinh.

Năm học 2017-2018 có 61 học sinh cấp THCS bỏ học; Trường có học sinh bỏ học nhiều nhất PTDTBT THCS Nàn Sán 14 học sinh; PTDTBT THCS Thào Chư Phìn 9 học sinh.

Tính theo khối lớp: Học sinh bỏ học nhiều nhất rơi vào khối lớp 8,9; năm học 2016-2017 có 84/108 (77,8%) học sinh bỏ học ở khối lớp 8,9; năm học 2017-2018 có 52/61(85,2%) học sinh khối lớp 8,9 bỏ học.

Tính theo dân tộc: Măm học 2016-2017 có 108/108 (100%) học sinh là người dân tộc bỏ học trong đó học sinh người dân tộc Mông chiếm 89/108 (82,4%), dân tộc Nùng 11/108 (10,18%).

Năm học 2017-2018 có 60/61(98,36%) học sinh người dân tộc bỏ học trong đó học sinh dân tộc Mông 48/61 (78,7%); học sinh dân tộc Nùng 6/61 (9,85%)

* Tình hình học sinh bỏ học huyện Si Ma Cai so với mặt bằng chung của tỉnh Năm học 2016-2017 toàn tỉnh Lào Cai có 1214 học sinh bỏ học trong đó mầm

non 28/54222 (0,05%); tiểu học 61/75072 (0,08%); THCS 486/47888 (1,01%); THPT

456/17574 (2,59%); tỷ lệ này tương ứng với huyện Si Ma Cai là: mầm non 0,3%, tiểu học 0,35%, THCS 3,8%, THPT 9,36%.

Năm học 2017-2018 toàn tỉnh có 1130 học sinh bỏ học trong đó mầm non 19/56616 (0,033%); tiểu học 20/76537 (0,026%); THCS 423/47682 (0,89%); THPT

528/20756 (2,54%); tỷ lệ này tương ứng với huyện Si Ma Cai là 0,028%, tiểu học 0%. THCS 1,99%, THPT 18,9%. Tỉ lệ học sinh bỏ học huyện Si Ma Cai đều cao hơn từ 3 đến 5 lần so với toàn tỉnh.

Xu hướng bỏ học của học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai: Tính 3 năm trở lại đây tỉ lệ học sinh bỏ học đã có xu thế giảm: năm học 2015-2016 có 137/2999 (4,57%) học sinh cấp THCS bỏ học, năm học 2016-2017 có 108/2837 (3,8%) học sinh bỏ học; năm học 2017-2018 có 61/3065 (1,99%) học sinh bỏ học.

Tỉ lệ bỏ học phân theo địa bàn cư trú: 100% học sinh bỏ học đều sống ở nông thôn.

2.3.1.2. Thực trạng nguyên nhân bỏ học của học sinh

Hiện nay tại huyện Si Ma Cai tỉ lệ học sinh bỏ học cấp THCS là rất lớn. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát CBQL, GV, HS đang học tại trường, học sinh đã bỏ học, Ban chỉ đạo phổ cập các xã, huyện, chuyên viên phòng GD&ĐT, phụ huynh học sinh để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học.

Kết quả khảo sát từ 13 trưởng ban chỉ đạo phổ cập GD cấp xã; 126 CBQL, giáo viên, 6 cán bộ ban chỉ đạo phổ cập cấp huyện; 3 chuyên viên phòng GD&ĐT; 54 hộ gia đình có con bỏ học; 130 học sinh đang học; 54 học sinh bỏ học được thể hiện cụ thể ở các biểu sau.

a) Nguyên nhân từ phía gia đình học sinh

Bảng 2.5: Thực trạng nguyên nhân học sinh bỏ học từ phía gia đình


TT

Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1

Bố mẹ không quan tâm đến việc học của con cái

312

80,8

2

Nhà ở xa trường, đi lại khó khăn

125

32,4

3

Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn; thu nhập thấp

287

74,4

4

Bố mẹ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng trong việc

học tập của con cái

298

77,2

5

Bố mẹ bắt ở nhà đi làm (bố mẹ đi làm thuê ở nhà trông

nhà, chăn trâu, coi em); trẻ sớm phải tham gia lao động

78

20,2

6

Còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu (tảo hôn); nghỉ học

để lập gia đình sớm

56

14,5

7

Trình độ học vấn bố mẹ thấp

113

29,5

8

Đẻ nhiều con, đẻ dày

151

59,4

Qua bảng thống kê cho thấy hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của con em mình. Từ số liệu khảo sát các khách thể đều cho rằng bố mẹ không quan tâm đến việc học của con cái (80,8%); Bố mẹ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng trong việc học tập của con cái (77,2%); Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn (74,4%) là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học.

b) Nguyên nhân học sinh bỏ học từ phía nhà trường

Bảng 2.6: Thực trạng nguyên nhân học sinh bỏ học từ phía nhà trường


TT

Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1

Thầy cô không biết tiếng dân tộc để công tác, giao

tiếp, vận động học sinh

167

42,2

2

Phương pháp và chương trình giảng dạy chưa phù

hợp (quá tải đối với học sinh)

186

48,2

3

Sự quan tâm của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ

nhiệm và nhà trường chưa kịp thời

316

81,8

4

Giáo viên không an tâm công tác

145

37,6

5

Thầy cô dạy khó hiểu, không hứng thú

108

28,0

6

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn

256

66,3

7

Khó khăn khi dạy đối tượng học sinh DTTS

158

41,3

8

Mạng lưới trường lớp quy hoạch chưa phù hợp

76

19,8

Từ bảng thống kê cho thấy, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học là do sự quan tâm của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường chưa kịp thời (81,8%); Phương pháp và chương trình giảng dạy chưa phù hợp, quá tải đối với học sinh (48,2%); Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn (66,3%)

Thực tế cho thấy một số giáo viên trong nhà trường chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong việc giáo dục học sinh, họ đến Si Ma Cai chủ yếu mục đích vào được biên chế rồi xin chuyên công tác về quê hoặc xin chuyển đến những vùng có điều kiện thuận lợi vì thế họ chỉ quan niệm đơn thuần dạy hết tiết là hết nghĩa vụ, chưa có sự quan tâm, bám sát học sinh để có sự uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Nhiều đơn vị cơ sở vật chất được đầu tư chưa nhiều, giáo viên hạn chế tiếp cận phương pháp dạy học mới.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí