Ý Nghĩa Của Biện Pháp Bảo Lĩnh Trong Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Biện Pháp Bảo Lĩnh Là Một Bpnc, Vì Vậy Ngoài Nó Có Ý Nghĩa Của Các Bpnc. Ngoài Ra,

lý của việc áp dụng BPNC. Nếu không có căn cứ do pháp luật quy định thì người có thẩm quyền không được áp dụng BPNC. Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh ngoài những căn cứ được quy định chung theo Điều 79 BLTTHS thì còn theo quy định cụ thể tại Điều 92 BLTTHS. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và dựa vào nhân thân của bị can, bị cáo, điều kiện là dựa vào việc phải có cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh, nhận giám sát và giáo dục bị can, bị cáo và bảo đảm sự có mặt đúng thời gian, địa điểm theo giấy triệu tập của cơ quan THTT.

Thứ sáu, biện pháp bảo lĩnh phải được tiến hành bởi người có thẩm quyền ở các cơ quan THTT và theo một trình tự luật định. Cơ quan THTT là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, chủ thể THTT là những người được quy định tại Khoản 1 Điều 80 BLTTHS năm 2003, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có quyền cho bảo lĩnh khi có đủ những căn cứ do pháp luật quy định. Khi đáp ứng các căn cứ trên và có người nhận bảo lĩnh, chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh, đề nghị người nhận bảo lĩnh cam đoan về nghĩa vụ bảo lĩnh của mình.

Thứ bảy, mục đích của biện pháp bảo lĩnh là nhằm bảo đảm không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử đồng thời bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của các cơ quan THTT. Quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh có nghĩa là việc đưa bị can, bị cáo trở về với xã hội, không để họ bị cách ly khỏi gia đình, xã hội, nhờ có sự giúp đỡ, giám sát của gia đình sẽ tạo điều kiện cho họ hướng thiện, tái hòa nhập cộng đồng. Đây là biện pháp có ý nghĩa nhất định trong TTHS thể hiện sự thu hút vai trò của quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh phòng và chống tội phạm.

1.1.3. Ý nghĩa của biện pháp bảo lĩnh trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam Biện pháp bảo lĩnh là một BPNC, vì vậy ngoài nó có ý nghĩa của các BPNC. Ngoài ra, bảo lĩnh cũng cho thấy những nét riêng của một biện pháp

có tính ít nghiệm khắc, thể hiện chính sách pháp luật TTHS nhân đạo của Nhà nước, thể hiện tính hiện đại trong giai đoạn phát triển của đất nước và thể hiện tính ưu việt, vượt trội hơn các biện pháp khác hướng tới đề cao các quyền con người.

1.1.3.1. Biện pháp bảo lĩnh thể hiện chính sách nhân đạo của pháp luật TTHS Việt Nam

Các biện pháp như bắt, tạm giữ, tạm giam là những biện pháp có tính chất nghiêm khắc chỉ đặt ra khi thật cần thiết, còn khi xét thấy không cần thiết thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể thay đổi bằng biện pháp ít nghiêm khắc hơn. Biện pháp bảo lĩnh là một trong ba biện pháp được BLTTHS quy định, có tính chất ít nghiêm khắc và không hạn chế quyền công dân miễn là việc thực hiện các quyền đó không gây trở ngại cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Biện pháp bảo lĩnh lấy tư tưởng nhân đạo làm chính, coi giáo dục, thuyết phục nhân cách trong con người là chủ yếu. Vì vậy, khi áp dụng biện pháp bảo lĩnh, bị can, bị cáo được tại ngoại và trở về sinh sống bình thường. Họ có thể là người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràng. Hoặc là bị can, bị cáo phạm tội lần đầu, hành vi đó thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, đã ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo.

1.1.3.2. Biện pháp bảo lĩnh hướng tới bảo vệ quyền tự do và dân chủ của con người

Hướng tới các quyền tự do, dân chủ của con người là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia trên thế giới. Nhà nước cho phép cơ quan THTT sử dụng các BPNC cần thiết, phù hợp với mục đích đề ra nhưng vẫn bảo đảm các quyền cơ bản của công dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Tinh thần hiện đại của biện pháp bảo lĩnh phù hợp với nghị quyết số 49-

NQ/TW ngày 20/6/2005 của Bộ chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu rõ cần đổi mới biện pháp tạm giam, tiến tới hạn chế dần áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm. Đây là một chủ trường lớn của Đảng và Nhà nước ta trong cải cách tạm giam nhằm bảo đảm yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự gắn liền với việc bảo vệ quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.

Biện pháp bảo lãnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 4

Các quy định về biện pháp bảo lĩnh của pháp luật TTHS Việt Nam thể hiện sự phù hợp với tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại quy định trong các Điều 9, 10, 11, 12… của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam gia nhập năm 1982. Điều 10 Công ước quy định rằng các tù nhân trong hệ thống trại giam được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có, nhằm mục đích chính là cải tạo và đưa họ trở về xã hôi. Biện pháp bảo lĩnh đã tồn tại ở các nước tư bản tiến bộ từ rất lâu và đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của nó trong việc đảm bảo các quyền cơ bản của công dân. Sự ra đời của biện pháp bảo lĩnh trong pháp luật TTHS nước ta khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn trong tư duy và trong hành động của nhà làm luật. Qua đó thấy rằng, các quy định về bắt, tạm giữ, tạm giam tuy đã được xây dựng từ lâu nhưng chỉ đặt ra khi cần thiết.

1.1.3.3. Biện pháp bảo lĩnh thể hiện sự ưu việt của pháp luật TTHS trong việc giải quyết vụ án hình sự

Biện pháp bảo lĩnh không chỉ thể hiện tính cưỡng chế của Nhà nước đối với hành vi xâm hại đến quyền, lợi ích cơ bản của công dân mà còn trở thành phương tiện đắc lực bảo vệ các quyền đó khi chính nó có nguy cơ bị xâm hại hoặc đang bị xâm hại. Mọi công dân căn cứ vào các quy định của pháp luật để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính đúng đắn của việc áp dụng các BPNC, qua đó bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Áp dụng biện pháp bảo lĩnh là cơ quan THTT chung tay cùng với quần

chúng nhân dân tích cực giúp đỡ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được giải quyết nhanh chóng, đúng căn cứ, đúng pháp luật. Mặt khác, sự tham gia của quần chúng nhân dân nhằm giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan THTT, người THTT. Mọi trường hợp thực hiện không đúng các quy định pháp luật trong việc áp dụng biện pháp ngăn đều bị phát hiện và khắc phục kịp thời. Áp dụng biện pháp bảo lĩnh cũng là giảm chi phí về vật chất cho Nhà nước mà vẫn đạt được hiệu quả và mục đích của các hoạt động tố tụng.

Tóm lại, bảo lĩnh thể hiện sự gắn kết chặt chẽ ba chủ thể trong hoạt động TTHS: Thứ nhất: Cơ quan THTT có quyền quyết định cho áp dụng biện pháp này; Thứ hai: Bị can, bị cáo là người bị áp dụng biện pháp này; Thứ ba: Chủ thể đứng ra nhận bảo lĩnh có nghĩa vụ pháp lý từ khi có quyết định cho bảo lĩnh. Sự ưu việt của biện pháp này là tạo điều kiện cho những người khác trong cộng đồng phát huy trách nhiệm cá nhân tham gia vào quản lý, giáo dục bị can, bị cáo.

Như vậy, những điều trên không những cho phép khẳng định ý nghĩa xã hội – pháp lý, mà còn khẳng định ý nghĩa khoa học – thực tiễn quan trọng của việc cần phải tiếp tục nghiên cứu về mặt lý luận chế định bảo lĩnh trong khoa học Luật TTHS.

1.2. Phân biệt biện pháp bảo lĩnh với các biện pháp ngăn chặn khác thay thế biện pháp tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam

Thay thế BPNC là việc các cơ quan THTT áp dụng một biện pháp khác thay cho biện pháp đang được áp dụng. Tạm giam được quy định tại Điều 88, là một BPNC rất nghiêm khắc, tước đoạt quyền tự do đi lại của bị can, bị cáo. Việc nhà làm luật quy định biện pháp khác thay thế tạm giam là hoàn toàn hợp lý bởi không phải mọi đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều bị áp dụng biện pháp tạm giam. Các biện pháp thay thế tạm giam trong TTHS được các cơ quan THTT áp dụng bao gồm cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo

lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Phân biệt các biện pháp này giúp làm sáng tỏ bản chất pháp lý của mỗi biện pháp, từ đó, các cơ quan THTT có thể áp dụng linh hoạt hơn các biện pháp này sao cho phù hợp với đối tượng áp dụng và tình hình vụ án.

1.2.1. Cấm đi khỏi nơi cư trú

Cấm đi khỏi nơi cư trú là một BPNC được quy định tại Điều 91 BLTTHS năm 2003. Biện pháp này tuy không được nhà làm luật quy định rõ là biện pháp thay thế tạm giam nhưng trong thực tiễn nó được các cơ quan sử dụng như một biện pháp thay thế tạm giam.

Có thể thấy, cả hai biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú và bảo lĩnh đều là BPNC ít nghiêm khắc. Do đó, đối tượng áp dụng thường là bị can, bị cáo đang bị tạm giữ, tạm giam. Tuy pháp luật không quy định cụ thể căn cứ áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng thực tiễn áp dụng biện pháp này cho thấy các bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp này thường là phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng, thái độ thành khẩn khai báo.

Về mặt thẩm quyền áp dụng đều do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (được quy định tại khoản 1 Điều 80 BLTTHS năm 2003, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa) quyết định áp dụng.

Nếu như biện pháp bảo lĩnh không hạn chế các quyền công dân mà được thực hiện tất cả các quyền này miễn sao việc thực hiện các quyền đó không gây trở ngại cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú làm hạn chế quyền tự do đi lại của bị can, bị cáo. Bị can, bị cáo không được tự ý rời khỏi nơi cư trú của mình. Đối với biện pháp bảo lĩnh, bị can, bị cáo bị giám sát, theo dõi bởi các cá nhân hoặc tổ chức đứng ra nhận bảo lĩnh. Việc nhận bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Họ phải cam đoan, chịu trách nhiệm không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của họ

theo giấy triệu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Còn với biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt khi các cơ quan có thẩm quyền triệu tập. Trong thời gian bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú bị can, bị cáo phải chịu sự giám sát, quản lý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú. Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan đã áp dụng BPNC đó. Nếu bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của cơ quan THTT thì sẽ bị áp dụng BPNC khác nghiêm khắc hơn. Không có quy định trách nhiệm đối với người giám sát như biện pháp bảo lĩnh.

1.2.2. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm

Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là BPNC trong Luật TTHS do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân bị can, bị cáo và khả năng tài

chính của bị can, bị cáo hoăc c ủa người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo

là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.

Theo Thông tư số 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-

TANDTC ngày 14/11/2013 hướng dẫn về vi ệc đăṭ tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của BLTTHS đã quy định chi tiết về việc đặt tiền thì đối tượng bị áp dụng biện pháp này là:

a) Bị can, bị cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; b) Bị can, bị cáo có khả năng về tài chính để đặt bảo đảm theo quy định. Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần mà không có hoặc không đủ tiền để đặt bảo đảm thì xem xét đến khả năng tài

chính của người đại diện hợp pháp của họ; c) Có căn cứ xác định, sau khi được tại ngoại, bị can, bị cáo sẽ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan THTT và không tiêu huỷ, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi

khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử; d) Viêc cho bi ̣can, bị cáo

tại ngoại không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự; đ) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này [7].

Như vậy, bên cạnh các căn cứ để áp dụng giống biện pháp bảo lĩnh thì biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm còn dựa vào căn cứ về “tình trạng tài sản của bị can, bị cáo”. Để được áp dụng biện pháp này, bị can, bị cáo phải đặt một số tiền hoặc tài sản nhất định theo quy định của pháp luật. Thông tư này giải thích cụ thể hơn, tình trạng tài sản là khả năng tài

chính của bị can, bị cáo hoăc c ủa người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo

là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần. Tuy nhiên Thông tư mới chỉ hướng dẫn chi tiết về đặt tiền để bảo đảm chứ chưa có quy định về đặt tài sản có giá trị để bảo đảm. Đặt tài sản có giá trị để bảo đảm dường như còn nhiều vấn đề phải bàn bạc, bởi tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Nếu tài sản là động sản thì không khó để quy đổi nhưng vấn đề nảy sinh là bảo quản động sản như thế nào? Nếu tài sản là bất động sản thì sẽ kéo theo nhiều thủ tục liên quan, kinh phí cho việc giám định giá trị tài sản, chưa kể là tốn kém thời gian. Với khoảng thời gian dài thực hiện những việc ấy có thể áp dụng biện pháp thay thế tạm giam khác.

Có thể thấy, nếu biện pháp bảo lĩnh dựa trên niềm tin, uy tín của cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh thì biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị dựa vào nền tảng kinh tế, khả năng tài chính của bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo khi có lệnh triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Mặt khác, biện pháp đặt tiền để bảo đảm theo Thông tư số 17/2013 được nới rộng cho cả tội phạm rất nghiêm trọng.

Cơ quan THTT quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, tiền được đặt để bảo đảm là tiền mặt Việt Nam đồng, nhưng không dưới: “a) Hai mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; b) Tám mươi triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng; c) Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng; Quyết định của CQĐT phải được VKS cùng cấp phê chuẩn

trước khi thi hành” [7]. Cơ quan THTT có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định tại khoản 1 đối với một số trường hợp như: a) Bị can, bị cáo thuộc

hộ nghèo hoăc

có điều kiên

kinh tế khó khăn; b) Bị can, bị cáo là thương binh,

bệnh binh, là người đươc

tăṇ g danh hiêu

Anh hùng lưc

lươn

g vũ trang nhân

dân, Anh hùng lao đôn

g… ; c) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người

có nhược điểm về tâm thần.

Biện pháp bảo lĩnh chưa có quy định cụ thể trách nhiệm áp dụng đối với cá nhân hoặc tổ chức vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan. Còn biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị quy định cơ quan THTT có quyền tịch thu, sung quỹ Nhà nước số tiền hoặc tài sản mà họ đã đặt nếu vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan. Nếu bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan THTT có nghĩa vụ trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt.

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của Luật tố tụng hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về biện pháp bảo lĩnh

1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988

Quá trình hình thành và phát triển Luật TTHS gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước. Luật TTHS đã trở thành một bộ phận không thể thiếu, hợp thành hệ thống pháp luật Việt Nam và nó chính là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, góp phần ổn định trật tự xã hội, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí