Sự xuất hiện một số BPNC mới, cụ thể là biện pháp bảo lĩnh đã cho thấy vai trò sáng tạo pháp luật trong sự phát triển của PLTTHS Việt Nam. Nhà làm luật xây dựng 1 chương các BPNC riêng biệt và có hệ thống đã tạo ra cơ sở pháp lý thống nhất trong nhận thức và áp dụng các BPNC trên thực tế, đảm bảo hiệu quả và mục đích của hoạt động tố tụng, góp phần vào công tác đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân. Sự hiện diện của biện pháp bảo lĩnh trong BLTTHS năm 1988 đã thể hiện cụ thể tư tưởng dân chủ hóa các hoạt động TTHS của Đảng và Nhà nước ta.
- Về mặt lý luận:
Đây là lần đầu tiên BPNC bảo lĩnh được nhà làm luật quy định trong BLTTHS năm 1988. Việc đưa ra các BPNC khác nhau đã giải quyết và làm sáng tỏ nhiều khái niệm, phạm trù và luận điểm của Luật TTHS; từ những vấn đề này, nó đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và soạn thảo các tư tưởng, quan điểm của khoa học Luật TTHS Việt Nam đối với nhiều quy phạm và nhiều chế định Luật TTHS tương ứng mà sau này được nhà làm luật pháp điển hóa và ghi nhận trong pháp luật TTHS quốc gia.
- Về mặt thực tiễn:
Biện pháp bảo lĩnh không chỉ góp phần giúp cho hoạt đông lập pháp và hoạt động lý luận khẳng định tính quyết định và giá trị xã hội của các quy phạm và các chế định PLTTHS. Thực tiễn áp dụng biện pháp giúp kiểm tra được tính chính xác về mặt khoa học, tính khả thi và hiệu quả về mặt xã hội của quy phạm PLTTHS tương ứng. Bảo lĩnh thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan THTT nhanh chóng xác định sự thật khách quan của vụ án và giảm thiểu chi phí vật chất cho Nhà nước mà vẫn đạt được hiệu quả và mục đích của hoạt động tố tụng.
Những mặt còn tồn tại của biện pháp bảo lĩnh trong BLTTHS năm 1988:
Thực tiễn áp dụng pháp luật của BLTTHS năm 1988 cho thấy:
- Bị can, bị cáo đã bỏ trốn khi được bảo lĩnh, gây không ít khó khăn, trở ngại, khi ra tranh tụng thì các cơ quan THTT và người THTT đổ lỗi cho nhau, ảnh hưởng tới người bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Từ đó đưa ra một câu hỏi cần làm sáng tỏ: Đối tượng nào có thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh? Nhiều vụ án bị quá hạn, thậm chí tạm đình chỉ điều tra bị can cũng chỉ bởi những lý do này. Vậy trách nhiệm của các bên khi vi phạm nghĩa vụ đã cam kết giải quyết như thế nào?
- Theo Điều 75 BLTTHS năm 1988, bảo lĩnh có thể được áp dụng đối với tất cả các loại tội. Liệu như vậy có đảm bảo bị can, bị cáo không tiếp tục phạm tội, không gây trở ngại cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với nhóm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng?
- Các căn cứ áp dụng cụ thể đối với biện pháp này là gì? Liệu chỉ căn cứ theo quy định chung tại Điều 61 BLTTHS đã đủ chưa vì mỗi một BPNC lại có bản chất pháp lý khác nhau? Có cần quy định cụ thể điều kiện về người được nhận bảo lĩnh cũng như thủ tục bảo lĩnh không?
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Biện Pháp Bảo Lĩnh Trong Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
- Ý Nghĩa Của Biện Pháp Bảo Lĩnh Trong Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Biện Pháp Bảo Lĩnh Là Một Bpnc, Vì Vậy Ngoài Nó Có Ý Nghĩa Của Các Bpnc. Ngoài Ra,
- Giai Đoạn Từ Khi Ban Hành Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Năm 1988 Đến Trước Khi Pháp Điển Hóa Lần Thứ Hai – Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2003
- Thẩm Quyền Và Thủ Tục Áp Dụng Biện Pháp Bảo Lĩnh
- Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
- Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Nhật Bản
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Qua hơn 15 năm thi hành với ba lần sửa đổi, bổ sung, BLTTHS năm 1988 là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tiến hành các hoạt động một cách khách quan, toàn diện. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa lý luận của biện pháp này đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự. Những hạn chế này đã dần được khắc phục, bổ sung trong các quy định về biện pháp bảo lĩnh tại Điều 92 BLTTHS năm 2003, để biện pháp này đạt hiệu quả hơn, phát huy tốt tác dụng tích cực của nó trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Tóm lại, qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận về biện pháp bảo lĩnh trong Luật TTHS, luận văn đã làm sáng tỏ:
- Khái niệm về biện pháp bảo lĩnh trong Luật TTHS. Biện pháp bảo lĩnh mang đầy đủ những nét đặc trưng của BPNC, ngoài ra biện pháp bảo lĩnh
cũng có những đặc điểm riêng của một biện pháp thay thế tạm giam như tính ít nghiêm khắc, không hạn chế quyền tự do đi lại của bị can, bị cáo, muốn áp dụng biện pháp bảo lĩnh phải dựa trên những căn cứ, điều kiện do pháp luật TTHS quy định. Biện pháp bảo lĩnh được áp dụng không ngoài mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan THTT tìm ra sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo các đối tượng không tiếp tục phạm tội, cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Luận văn giúp phân biệt biện pháp bảo lĩnh trong TTHS với biện pháp bảo lãnh trong luật dân mang lại giá trị nhận thức đúng đắn hơn cho các cơ quan THTT lẫn người dân.
- Khi được áp dụng biện pháp bảo lĩnh bị can, bị cáo được trở về với gia đình, xã hội. Vì thế, bên cạnh ý nghĩa về mặt xã hội, biện pháp bảo lĩnh còn thể hiện chính sách nhân đạo của pháp luật TTHS, hướng tới bảo vệ các quyền tự do và dân chủ của con người, thể hiện sự ưu việt của pháp luật TTHS trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, thu hút sự tham gia của quần chúng nhân dân trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.
- Luận văn làm rõ sự khác nhau giữa các biện pháp thay thế tạm giam: cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Ba biện pháp có rất nhiều nét tương đồng nhưng cũng có một số điểm khác nhau. Nếu như biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú làm hạn chế nơi ở của bị can, bị cáo thì biện pháp bảo lĩnh không hạn chế quyền đó. Nếu biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm yêu cầu bị can, bị cáo muốn tại ngoại phải đặt một khoản tiền hoặc đặt tài sản có giá trị thì biện pháp bảo lĩnh không yêu cầu điều đó. Bảo lĩnh dựa trên sự tin tưởng, dựa trên trình độ pháp lý của cán bộ THTT, dựa trên các căn cứ pháp luật thực định và căn cứ thực tế để áp dụng, miễn sao bảo đảm được mục đích đặt ra.
- Luận văn đã nghiên cứu một cách chuyên sâu lịch sử lập pháp hình sự của biện pháp bảo lĩnh trong TTHS. Từ năm 1945 đến trước khi có BLTTHS
năm 1988, mặc dù chưa có văn bản chính thức ghi nhận biện pháp bảo lĩnh nhưng trong nhiều văn bản đã có hướng dẫn về vấn đề tạm tha, tự do tạm, bảo chứng… Đến khi có BLTTHS năm 1988, biện pháp bảo lĩnh lần đầu được ghi nhận đã đánh dấu một bước tiến bộ về kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta. Tuy nhiên, do biện pháp này vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được giải thích rõ ràng. Đến khi có BLTTHS năm 2003, biện pháp bảo lĩnh đã làm sáng tỏ nhiều khía cạnh lập pháp hơn, biện pháp ngày càng khẳng định vị trí trong hệ thống các biện pháp ngăn chặn. Và một lần nữa, thực tiễn kiểm chứng đã cho thấy những tồn tại trong các quy định về biện pháp bảo lĩnh cần được điều chỉnh, khắc phục để đạt hiệu quả hơn, phát huy được tác dụng của nó trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Chương 2
BIỆN PHÁP BẢO LĨNH TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2003 VÀ BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Biện pháp bảo lĩnh trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003
BLTTHS năm 2003 được Quốc hội khóa XI tại kì họp thứ tư thông qua ngày 26/11/2003 đã đáp ứng được yêu cầu về đổi mới hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng tinh giản bộ máy, thống nhất đầu mối, nâng cao chất lượng của các cơ quan THTT trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Căn cứ vào thực tiễn thi hành BLTTHS năm 1988 và quán triệt các chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, cùng với việc thay đổi cấu trúc các điều luật, BLTTHS năm 2003 đã đặt ra nhiều quy định chặt chẽ hơn trong việc áp dụng các BPNC, đặc biệt là biện pháp bảo lĩnh.
Sau lần pháp điển hóa thứ nhất năm 1988, BLTTHS năm 2003 đã có những bước phát triển vượt bậc. Thứ nhất, Bộ luật nêu lên bản chất pháp lý của biện pháp bảo lĩnh là BPNC để thay thế biện pháp tạm giam; Thứ hai, Luật chỉ ra các căn cứ áp dụng đối với biện pháp bảo lĩnh; Thứ ba là quy định chủ thể bảo lĩnh và điều kiện về tiêu chuẩn của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh; Thứ tư, Luật chỉ ra trách nhiệm mà các chủ thể nhận bảo lĩnh phải chịu khi vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan. Cụ thể những quy định ấy như sau:
2.1.1. Căn cứ và đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh
2.1.1.1. Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh
Quy định căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Một căn cứ áp dụng BPNC phải có tính thực tế hoặc có khả năng sẽ xảy ra chứ không phải là tưởng tượng hay
suy luận. Căn cứ áp dụng phải được quy định trong BLTTHS, nếu không có căn cứ do pháp luật quy định thì người có thẩm quyền không thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Việc áp dụng các căn cứ này phải đáp ứng được mục đích của BPNC.
Để áp dụng biện pháp bảo lĩnh, các cơ quan THTT dựa vào căn cứ quy định tại Điều 92 BLTTHS để áp dụng. Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo.
- Căn cứ thứ nhất: Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Nếu coi tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thể hiện trong khả năng gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, thì mức độ nguy hiểm cho xã hội là biểu hiện cụ thể của “tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm”. Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ để phân chia tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chỉ ra: Hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đến chừng mực nào (không lớn, lớn, rất lớn hay đặc biệt lớn) cho các khách thể được luật hình sự bảo vệ (riêng trong các cấu thành tội phạm vật chất, thì chính tiêu chí này xác định mức độ gây nguy hại cho xã hội của hậu quả phạm tội xảy ra đến đâu). Việc xem xét và cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc vào các yếu tố lỗi, mục đích, động cơ, hậu quả… Ví dụ, M có hành vi trộm cắp một chiếc điện thoại trị giá 15 triệu đồng, N trộm cắp dây chuyền vàng trị giá 60 triệu đồng, tuy cùng là trộm cắp tài sản nhưng hành vi của N có tính chất nghiêm trọng hơn M, dẫn đến khả năng áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với N sẽ không cao bằng M.
Tuy nhiên, căn cứ “tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” chỉ nêu một cách chung chung thì thật khó để cơ quan THTT xác định được biện pháp bảo lĩnh sẽ được áp dụng với loại tội phạm nào. Vấn đề này cần được cụ thể hóa hơn, chẳng hạn có thể quy định biện pháp bảo lĩnh được áp dụng với loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng.
- Căn cứ thứ hai: Nhân thân của bị can, bị cáo
Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội được thể hiện trong lý lịch bị can, bị cáo và các tài liệu khác có liên quan. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chứng minh những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo để áp dụng BPNC phù hợp mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động TTHS. Nhà làm luật quy định căn cứ này dựa trên nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự của nhà nước Việt Nam đối với bất kỳ vụ án hình sự, với bất kỳ cá nhân người phạm tội nào. Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, tuy nhà làm luật không chỉ rõ nhân thân của bị can, bị cáo phải như thế nào thì được áp dụng biện pháp bảo lĩnh nhưng những người có thẩm quyền THTT đã dựa trên một số tình tiết về nhân thân như bị can, bị cáo phạm tội lần đầu, có lý lịch rõ ràng, có nơi cư trú xác định, thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải… để áp dụng và đã đạt được những kết quả nhất định. Ví dụ, người phạm tội trộm cắp lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng thì khả năng được áp dụng biện pháp bảo lĩnh phải cao hơn những người phạm tội trộm cắp thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nhưng đã từng bị xử lý vi phạm hành chính nhiều lần hoặc đã từng có tiền án, tiền sự. Vì thế, nhà làm luật cần cụ thể hóa vấn đề này vào trong BLTTHS để những người có thẩm quyền không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm quy định áp dụng, nhằm đảm bảo giải quyết vụ án được nhanh chóng, đúng người, đúng pháp luật.
- Điều kiện áp dụng biện pháp bảo lĩnh:
Điều kiện là khái niệm chỉ ra cái cần phải có để cho một cái khác có thể
có hoặc có thể xảy ra. Điều kiện áp dụng bảo lĩnh là “xét thấy rõ ràng không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam nhưng vẫn bảo đảm bị can, bị cáo không tiếp tục phạm tội, không gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử”. Trong trường hợp này, các cơ quan THTT là người xem xét, cân nhắc điều kiện áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Điều kiện này được quy định trong Điều 94, việc xét thấy “cần thiết” hay “không cần thiết” là do hiểu biết, đánh giá chủ quan của chủ thể áp dụng. Vì bảo lĩnh là một biện pháp thay thế biện pháp tạm giam, có tính chất ít nghiêm khắc hơn và không hạn chế quyền tự do đi lại của bị can, bị cáo, nên chủ thể THTT cần có nhận định khách quan thế nào là “cần thiết”, thế nào là “không cần thiết”.
2.1.1.2. Đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh
Theo khoản 1 Điều 88 BLTTHS năm 2003 thì đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo. Những người không phải bị can, bị cáo thì không bị áp dụng BPNC này. Cũng theo Điều 88 thì bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Có nghĩa là, những bị can, bị cáo phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù từ hai năm trở xuống, không có hoạt động cản trở công tác điều tra, truy tố, xét xử thì không cần tạm giam.
Biện pháp bảo lĩnh thường được áp dụng với đối tượng là bị can, bị cáo phạm tội lần đầu, có tính chất ít nghiêm trọng, có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng và có người đứng ra nhận bảo lĩnh. Người được bảo lĩnh không bị hạn chế các quyền công dân mà được thực hiện tất cả các quyền này miễn sao việc thực hiện các quyền đó không gây trở ngại cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Xuất phát từ việc đảm bảo hoạt động của các cơ quan THTT nhưng vẫn đảm bảo chính sách nhân đạo xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền con người,