Giai Đoạn Từ Khi Ban Hành Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Năm 1988 Đến Trước Khi Pháp Điển Hóa Lần Thứ Hai – Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2003

Từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, trong những ngày đầu sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã phải bắt tay vào thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và lớn mạnh của cách mạng. Đòi hỏi Nhà nước ta phải ban hành ngay một hệ thống các văn bản pháp luật để kịp thời phục vụ cho công việc quản lý xã hội lúc bấy giờ là điều khó khăn. Do đó, trong Sắc lệnh ngày 10/10/1945 quy định các cơ quan Nhà nước tạm thời áp dụng một số luật lệ cũ không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên, các luật lệ cũ về hình sự và TTHS của nhà nước phong kiến và thực dân mang tính chất hà khắc và phi nhân đạo, không thể áp dụng trong giai đoạn đi lên của đất nước. Vì thế, trước mắt việc cấp bách của nhà nước ta là ban hành sớm các văn bản pháp luật hình sự và TTHS để phục vụ đắc lực cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Với sự ra đời của Hiến pháp 1946 (thông qua tháng 11/1946), Luật TTHS đã ra đời và tồn tại với tư cách là ngành luật độc lập. Các biện pháp ngặn chặn đã manh nha và hình thành trong một vài văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, các BPNC trong giai đoạn này chưa được ghi nhận trong văn bản pháp luật riêng, tại chương VI Hiến pháp mới chỉ ở mức độ khái quát nhất như ghi nhận một số nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có sự tham gia của hội thẩm nhân dân; nguyên tắc xét xử công khai; nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân…

Các quy định về bắt, giam, giữ được ghi nhận xen kẽ trong các văn bản pháp luật khác như Sắc lệnh 131/SL ngày 24/1/1946 về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán, Sắc lệnh 131/SL ngày 7/11/1950 về cải cách bộ máy tư pháp… trong đó đã bước đầu ghi nhận quy định về đối tượng áp dụng, thẩm quyền áp dụng, thủ tục áp dụng BPNC.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tình hình đất nước có nhiều chuyển biến lớn, ta buộc Thực dân Pháp ký kết hiệp định Giơnevơ ngày 20/7/1954 công nhận chủ quyền, độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Miền Bắc tiến vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước đòi hỏi cấp thiết của công cuộc thống nhất đất nước, những sắc lệnh, sắc luật trước năm 1954 không còn phù hợp với nhu cầu chính trị, xã hội trong tình hình mới, Quốc hội khóa 1 đã thông qua Luật Bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật và thư tín của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc luật số 103/SL T005 ngày 20/5/1957 bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật và thư tín của nhân dân. Sắc luật số 002 ngày 18/6/1957 quy định những trường hợp phạm pháp quả tang, những trường hợp khẩn cấp và những trường hợp khám người quả tang; Nghị định số 301/Ttg ngày 10/7/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Sắc luật số 103 - SL/L005; Thông tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 của Tòa án tối cao. Trong đó Sắc luật 002 và các văn bản sau quy định chi tiết Sắc luật số 103/SL T005. Các BPNC được quy định trong các văn bản trên chủ yếu là biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam. Đáng chú ý là tại Điều 5, Điều 6, Điều 8 Chương 3 của Sắc luật 103 - SL/L005, ngoài biện pháp tạm giữ, tạm giam, nhà làm luật đã đề cập đến chế định tạm tha. Các Điều luật quy định thầm quyền áp dụng chế định tạm tha thuộc về cơ quan tư pháp huyện hoặc công an huyện, họ được quyền tạm giữ can phạm trong thời hạn ba ngày để xét và hỏi cung, rồi phải quyết định tha hẳn, tạm tha, hoặc giải lên TAND hoặc công an cấp trên; Trong trường hợp việc tạm giam không cần thiết cho cuộc điều tra nữa, hoặc việc tạm tha không gây nguy hiểm gì cho trật tự chung, thì cơ quan tư pháp hoặc Tòa án binh nào đã ra lệnh tạm giam có thể tự mình, hoặc căn cứ vào đơn xin của can phạm, ra lệnh tạm tha. Đối với trường hợp những can phạm già yếu, có bệnh nặng,

hoặc phụ nữ có thai nghén, hoặc phụ nữ đang thời kỳ cho con bú, thì có thể cho tạm tha, và nếu cần sẽ giám thị tại chỗ ở. Đến Nghị định số 301/Ttg ngày 10/7/1957 thủ tục tạm tha, thẩm quyền tạm tha, đối tượng tạm tha đã được đề cập cụ thể hơn.

Chế định tạm tha là một quy phạm pháp lý mới mẻ lúc bấy giờ. Tuy còn nhiều thiếu sót nhưng với sự xuất hiện của chế định này cho phép khẳng định rằng, Nhà nước ta thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội rất chú trọng đến các quyền và lợi ích cơ bản của con người, đặc biệt là quyền tự do thẩn thể của nhân dân. Pháp luật TTHS thời kỳ này thể hiện chính sách nhân đạo không chỉ đối với những can phạm “không gây nguy hiểm” mà còn quan tâm đến cả những can phạm già yếu, bệnh tật, đến những phụ nữ mang thai hay đang chăm sóc con nhỏ. Đây là một chế định mang tính đột phá, là bàn đạp cho quá trình hình thành nên các biện pháp mang tính tự do tạm hay tại ngoại sau này.

Pháp luật Việt Nam Cộng hòa (1955 - 1975)

Từ năm 1954, theo thỏa thuận của Hiệp đinh Geneve 1954, chính quyền và các lực lượng quân sự của Quốc gia Việt Nam theo quân đội Pháp tập kết vào miền Nam Việt Nam.

Năm 1955 thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Quốc trưởng, ông đã tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội này ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng Hòa (1955 - 1975). Về danh nghĩa, tuyên bố chủ quyền trên toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, trên thực tế kiểm soát một phần lãnh thổ ở phía Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào.

Luật pháp Việt Nam Cộng hòa được xây dựng căn cứ theo Bộ Hoàng Việt Hộ luật (1936 - 1939) do triều đình Huế ban hành ở Trung Kỳ cùng Bộ Dân luật (1883) áp dụng ở Nam Kỳ. Hình luật thì có Bộ Hoàng Việt Hình luật (1933), Tố tụng tu chính của Trung Kỳ (1935) và Hình luật Nam Kỳ Canh cải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

(1912). BLTTHS được Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành qua sắc luật số 027/TT-SLU ngày 20/12/1972.

Nghiên cứu Bộ luật này cho thấy, các BPNC đã có một bước phát triển vượt bậc, bên cạnh việc quy định cụ thể về các biện pháp bắt, tạm giam, tạm giữ. Luật pháp giai đoạn này đã đặt ra nhiều quy phạm liên quan đến vấn đề tự do tạm trong quá trình chờ điều tra, truy tố, xét xử như biện pháp đặt tiền bảo chứng. Đây là biện pháp phải nạp một khoản tiền bảo chứng mà dự thẩm sẽ ấn định tổng số căn cứ theo khả năng tài chính của bị can. Bảo chứng có thể nạp bằng tiền mặt, chỉ phiếu có chứng nhận hoặc chứng khoán do quốc gia phát hành hay bảo đảm, và phải nạp tại ty trước bạ.

Biện pháp bảo lãnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 5

Trong bất cứ giai đoạn nào của vụ án, kể cả giai đoạn thượng tố, bị can đều có thể xin tự do tạm. Một số Điều quy định về tự do tạm và bảo chứng như khoản 11 Điều 131; Đoạn 2 Điều 138; Điều 141; Điều 142; Điều 143,

Điều 146; Điều 153; Điều 385...

Thẩm quyền cho tự do tạm: Cơ quan xét xử đã thụ lý có quyền quyết định cho tự do tạm; Trong trường hợp có thượng tố và cho đến khi có phúc quyết của Tối cao pháp viện, quyền cho tự do tạm thuộc cơ quan tài phán xét xử sau cùng nội dung vụ án. Nếu phán quyết của tòa đại hình bị thượng tố, phòng luận tội sẽ quyết định về đơn xin tự do tạm; Nếu có quyết định vô thẩm và nói chung trong mọi trường hợp không có cơ quan tài phán nào thụ lý, phòng luận tội sẽ xét các đơn xin tự do tạm. Công tố viện sẽ cho thi hành ngay quyết định ban tự do tạm, khi được trình biên lai nạp tiền bảo chứng.

Về chủ thể đặt tiền bảo chứng: Về trọng tội hay khinh tội, bị can, người phối ngẫu, cha mẹ hoặc con cái hay luật sư lúc nào cũng có thể xin dự thẩm cho tự do tạm với điều kiện tuân theo những trách vụ dự liệu được quy định trong Sắc luật.

Đối tượng được đặt tiền bảo chứng: Đối với khinh tội mà mức tối đa hình phạt giam bằng hay quá hai (2) năm, bị can có thể được tự do tạm nếu

chưa có tiền án quá ba (3) tháng giam về các tội cố ý và có nghề nghiệp cùng địa chỉ chắc chắn. Nữ bị can, về các tội tiểu hình, có nghề nghiệp và địa chỉ chắc chắn, cũng có thể được tự do tạm, nếu có thai trên ba (3) tháng.

Bị can được tự do tạm phải cam kết trình diện mỗi khi được gọi cũng như phải báo cho dự thẩm biết mỗi khi di chuyển. Sau khi được tự do tạm, nếu bị can được đòi mà không đến, hoặc có những trường hợp mới hay hệ trọng, khiến phải giam giữ bị can, dự thẩm hoặc cơ quan tài phán thụ lý vụ án có thể hạ trát tống giam lại.

Điều thứ 146 quy định bị can bị kiểm soát tư pháp hoặc được tự do tạm, tùy trường hợp có thể bị buộc đóng một số tiền bảo chứng. Trước khi được tự do tạm, dù có tiền bảo chứng hay không, bị can đứng đơn cũng phải tuyển định cư sở tại nơi Tòa án thụ lý nội vụ đặt trụ sở.

Như vậy, vấn đề tự do tạm theo quy định của BLTTHS Việt Nam Cộng hòa đã cho thấy trình độ lập pháp vượt trội giai đoạn 1955 - 1975. Với việc quy định tự do tạm, những người THTT căn cứ từng trường hợp, từng loại tội mà buộc bị can phải đặt một khoản tiền bảo chứng. Những quy định mang tính chất nhân đạo hơn cũng được thể hiện trong Sắc luật, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Đây là những dấu hiệu, là nền tảng cơ bản của một số biện pháp thay thế biện pháp tạm giam về sau đã được quy định trong BLTTHS năm 1988 và BLTTHS năm 2003, nếu không phải đặt tiền mà được tự do tạm thì có thể là biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, nếu phải đặt tiền thì đó có thể là biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm.

Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đã đánh dấu quá trình kết thúc một chặng đường dài đấu tranh dựng nước và giữ nước của toàn dân ta. Từ đó, hệ thống pháp luật của cả hai miền Nam, Bắc đều được thống nhất, các quy phạm pháp luật đặt ra đều có hiệu lực trên toàn phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Thời kỳ này, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy phạm pháp luật, cụ thể là sắc lệnh số

02-SL76 ngày 15/3/1976 quy định việc tạm giữ, bắt giam, khám người, khám nhà, khám đồ vật. Sau những quy định ghi nhận các quyền bất khả xâm phạm về thân thể về việc bắt hoặc tạm giam người phải đúng người, đúng pháp luât, các vụ án được đưa ra xem xét và xét xử một cách công bằng, chính xác, hạn chế được tình trạng bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội của người bị tình nghi, các bị can, bị cáo.

Nhà nước ta đã có những quy định về các BPNC từ lâu, mặc dù chưa có quy định về biện pháp bảo lĩnh nhưng có các BPNC được áp dụng đều nhằm hướng tới mục đích nhân đạo, mục tiêu đấu tranh, phòng chống tội phạm. Điều đó cũng đưa ra những chỉ báo rằng khi xã hội ngày càng phát triển thì pháp luật càng hướng tới chính sách nhân đạo xã hội chủ nghĩa, dự báo về việc hình thành các BPNC khác mang tính chất nhân đạo, bảo vệ các quyền tự do của con người.

1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ hai – Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Sau nhiều năm soạn thảo, ngày 28/6/1988 BLTTHS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khóa VIII kì họp thứ 3 thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/1989. BLTTHS năm 1988 đánh dấu bước phát triển của khoa học Luật TTHS, của ngành Luật TTHS và kĩ thuật lập pháp TTHS ở nước ta. Lần đầu tiên các BPNC được quy định một cách đầy đủ và có hệ thống tại Chương V Bộ luật, trong đó đã có quy định về BPNC bảo lĩnh. Chương V từ Điều 61 đến Điều 77 BLTTHS đã quy định các BPNC gồm: bắt người, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Đây là lần đầu tiên biện pháp bảo lĩnh được quy định trong pháp luật TTHS Việt Nam, cụ thể được quy định tại Điều 75 BLTTHS năm 1988:

1. Cá nhân hoặc tổ chức có thể nhận bảo lĩnh bị can, bị cáo. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh. Trong trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh thì ít nhất phải có hai người.

2. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh phải chịu trách nhiệm về vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan [33].

Biện pháp bảo lĩnh được quy định trong BLTTHS năm 1988 thể hiện sự tiến bộ về kỹ thuật lập pháp trong việc bảo đảm quyền tự do thân thể của con người, thể hiện tư tưởng nhân đạo, tư tưởng dân chủ hóa các hoạt động TTHS của Đảng và Nhà nước ta

Người được bảo lĩnh không bị hạn chế các quyền công dân nếu họ không gây trở ngại cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án, đồng thời còn thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta đối với những người lần đầu phạm tội, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, khai báo thành khẩn, bị ốm nặng… [12].

Tuy nhiên BLTTHS năm 1988 chưa đưa ra được một khái niệm rõ ràng về biện pháp bảo lĩnh, bản chất của biện pháp này, thẩm quyền áp dụng cụ thể đối với biện pháp bảo lĩnh cũng như không có quy định căn cứ áp dụng, điều kiện về chủ thể nhận bảo lĩnh một cách cụ thể.

Căn cứ áp dụng BPNC bao gồm các căn cứ được quy định tại Điều 61 và các căn cứ được quy định tại các điều luật về các BPNC cụ thể. Theo quy định tại Điều 61 BLTTHS năm 1988 thì để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy

tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể áp dụng một trong những BPNC: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. So với pháp luật TTHS trước đây, BLTTHS năm 1988 đã đưa ra nhiều điểm mới từ nội dung các chế định, quy định về trình tự, thủ tục THTT. Trải qua thực tiễn áp dụng pháp luật, được sửa đổi, bổ sung nhiều lần đến năm 2000, BLTTHS sửa đổi bổ sung đã quy định cụ thể hơn thẩm quyền áp dụng, đối tượng áp dụng, căn cứ áp dụng và mục đích áp dụng đối với các BPNC.

BLTTHS năm 1988 ra đời tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc áp dụng các BPNC trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng nói chung và áp dụng biện pháp bảo lĩnh nói riêng. Tuy nhiên, câu chuyện áp dụng và thi hành BLTTHS năm 1988 trong thực tiễn, tổng kết thực tiễn chưa được các ngành chức năng tiến hành thời gian đó, đã bộc lộ rõ những hạn chế, khó khăn nhất định trong việc áp dụng các quy định về BPNC nói chung và biện pháp bảo lĩnh nói riêng.

Trong thời gian qua, tỉ lệ các vụ án hình sự trong đó có áp dụng biện pháp bảo lĩnh hầu như không đáng kể. Theo các tác giả Nguyễn Mai Bộ và Nguyễn Vạn Nguyên thì trong số 72 vụ án với 126 bị can, bị cáo được nghiên cứu chỉ có 7 trường hợp được bảo lĩnh, chiếm tỉ lệ 5,5%, trong đó bảo lĩnh cá nhân chiếm 2,8% và nét đặc biệt của việc áp dụng biện pháp này trong thực tiễn là bảo lĩnh hầu như chỉ được áp dụng đối với bị can, bị cáo chưa thành niên [13].

Những mặt đạt được của biện pháp bảo lĩnh trong BLTTHS năm 1988:

- Về mặt lập pháp:

Trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm lập pháp trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất, BLTTHS năm 1988 đã hệ thống hóa một cách đầy đủ các BPNC.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023