Biện pháp bảo lãnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


HOÀNG THỊ DIỆP


BIệN PHáP BảO Lãnh


TRONG LUậT Tố TụNG HìNH Sự VIệT NAM


Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN DŨNG


HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN


Hoàng Thị Diệp


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP BẢO LĨNH TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 9

1.1. Khái niệm và ý nghĩa của biện pháp bảo lĩnh trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam 9

1.1.1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam 9

1.1.2. Khái niệm biện pháp bảo lĩnh trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam 12

1.1.3. Ý nghĩa của biện pháp bảo lĩnh trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam 18

1.2. Phân biệt biện pháp bảo lĩnh với các biện pháp ngăn chặn khác thay thế biện pháp tạm giam trong Luật tố tụng hình

sự Việt Nam 21

1.2.1. Cấm đi khỏi nơi cư trú 22

1.2.2. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm 23

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của Luật tố tụng hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về biện pháp bảo lĩnh 25

1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám đến trước khi pháp điển

hóa lần thứ nhất - Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988 25

1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ hai – Bộ luật tố tụng

hình sự năm 2003 31

Chương 2: BIỆN PHÁP BẢO LĨNH TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2003 VÀ BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 38

2.1. Biện pháp bảo lĩnh trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 38

2.1.1. Căn cứ và đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh 38

2.1.2. Thẩm quyền và thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh 43

2.1.3. Chủ thể bảo lĩnh và trách nhiệm pháp lý của các chủ thế 45

2.1.4. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo lĩnh 47

2.2. Biện pháp bảo lĩnh trong Bộ luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới 47

2.2.1. Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức 48

2.2.2. Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga 52

2.2.3. Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 56

2.2.4. Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản 59

Chương 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẢO LĨNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ CÁC KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 67

3.1. Thực trạng áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự Việt Nam 67

3.1.1. Tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự 67

3.1.2. Một số tồn tại, hạn chế của việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong Luật tố tụng hình sự 78

3.2. Các kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam 92

3.2.1. Kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung nội dung một số quy định của

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về biện pháp bảo lĩnh 92

3.2.2. Nâng cao nhận thức, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ trong cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo thực hiện đúng các quy

định áp dụng biện pháp ngăn chặn 110

3.2.3. Nâng cao ý thức pháp luật của quần chúng nhân dân là điều kiện

để đảm bảo quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn 112

KẾT LUẬN 113

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


1. BLTTHS

2. BPNC

: Bộ luật tố tụng hình sự

: Biện pháp ngăn chặn

3. TAND

: Tòa án nhân dân

4. TANDTC

5. THTT

6. TTHS

: Tòa án nhân dân tối cao

: Tiến hành tố tụng

: Tố tụng hình sự

7. VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

8. VKSNDTC

: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Biện pháp bảo lãnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 1


DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1:

Số người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn tại các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trên toàn quốc từ

năm 2008 đến năm 2013


69

Bảng 2.2:

Tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh của các Cơ quan

điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tại Thành phố Hà Nội


71

Bảng 2.3:

Tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh của các Cơ quan

điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tại quận Hoàng Mai


72

Bảng 2.4:

Tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh của các Cơ quan

điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tại quận Cầu Giấy


73

Bảng 2.5:

Tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh của các Cơ quan

điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tại huyện Từ Liêm (cũ)


73

MỞ ĐẦ U


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự (TTHS), các biện pháp ngăn chặn (BPNC) chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ các BPNC là công cụ hữu hiệu giúp cơ quan tiến hành tố tụng (THTT) ngăn chặn kịp thời những hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn ngừa bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử cũng như để đảm bảo thi hành án. Pháp luật TTHS Việt Nam quy định BPNC gồm có: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Bắt, tạm giữ, tạm giam là những biện pháp mang tính cưỡng chế rất nghiêm khắc, có tính tước đoạt tự do của bị can, bị cáo.

Thực tiễn tổng kết các BPNC ở nước ta trong những năm qua cho thấy các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam được áp dụng phổ biến trong các vụ án hình s.ự Theo phân tích của Vụ 4 – Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), năm

2013 các cơ quan chức năng bắt, tạm giữ về hình sự 39.175 trường hợp (tăng 0,76% so với năm 2012), đã giải quyết 38.109 trường hợp, trong đó, xử lý hình sự 36.861 người tương đương tỷ lệ 96,73% (tăng 0,73% so với cùng kỳ năm 2012). Tổng số người bị tạm giam năm 2012 là 95.304 người, nhưng năm 2013 còn 94.228 người (giảm 1,13%), trong đó xử lý hình sự 47.708 người với tỷ lệ là 50,53% (giảm 2,16% so với cùng kỳ năm 2012). Áp dụng các biện pháp tạm giữ, tạm giam là cần thiết, tuy nhiên, nếu như các cơ quan tiến hành tố tụng lạm dụng việc tạm giữ, tạm giam không những làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, mà còn làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Nhà nước nếu như để lọt người phạm tội ngoài vòng pháp luật.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí