Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - 2

án dân sự. Đây là một chế định hoàn toàn mới trong pháp luật về thi hành án dân sự ở nước ta.

Theo Từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản thì biện pháp được hiểu là "cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể" [34, tr. 64], còn khái niệm bảo đảm được hiểu là "làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết hoặc là sự bảo đảm thực hiện được hoặc giữ được" [34, tr. 38] và thi hành là "làm cho thành có hiệu lực điều đã được chính thức quyết định" [34, tr. 936]. Về mặt pháp lý, khái niệm "thi hành án" là hoạt động làm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành của Tòa án được thực hiện. Nếu như kết quả của hoạt động xét xử là "đưa ra các phán quyết (bản án, quyết định) trên cơ sở áp dụng các điều luật cụ thể để xem xét các tình tiết đã xảy ra, thì kết quả của thi hành án là làm cho các phán quyết đó được thực hiện trong thực tế" [25, tr. 59]. Khái niệm thi hành án dân sựlà "hoạt động do cơ quan thi hành án dân sự tiến hành theo những thủ tục, trình tự nhất định nhằm đưa các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực thi hành của Tòa án ra để thi hành" [25, tr. 69]. Tuy nhiên, cần hiểu rộng ra là không chỉ bản án, quyết định của Tòa án mà còn thi hành các quyết định của Trọng tài thương mại, của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh… Như vậy, "biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự" có thể hiểu là các cách thức làm cho việc thi hành án dân sự được thực hiện một cách chắc chắn và đầy đủ nhằm đảm bảo tính hiệu lực của bản án, quyết định được tổ chức thi hành, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Theo phân tích của Giáo trình Luật Thi hành án dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội thì biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được bảo đảm thực hiện bởi sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, nhằm ngăn ngừa việc người phải thi hành án tẩu tán, định đoạt tài sản để trốn tránh việc thi hành án và đồng thời tạo áp lực, đôn đốc người phải thi hành án tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của họ. Trường hợp Chấp hành viên đã áp dụng biện pháp bảo đảm

thi hành án dân sự mà người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự để buộc họ thi hành. Như vậy, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý mang tính quyền lực nhà nước, do đó, trong trường hợp cần thiết thì chỉ cần có căn cứ cho rằng tài sản mà người phải thi hành án hoặc người thứ ba đang quản lý, sử dụng thuộc sở hữu của người phải thi hành án là cơ quan thi hành án dân sự có thể áp dụng biện pháp này. Sau khi đã áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án và có căn cứ xác định tài sản đó thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người phải thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phù hợp. Từ sự phân tích trên, Giáo trình đã đi đến định nghĩa về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự:

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc cấm sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, định đoạt tài sản trốn tránh việc thi hành án và đôn đốc họ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình do Chấp hành viên áp dụng trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự [27, tr 187].

Có thể nói, định nghĩa nêu trên chưa hoàn toàn đầy đủ, cụ thể, chưa phản ánh hết được các nội dung, mục đích và ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Bởivì, ngoài việc tác động đến tài sản của người phải thi hành án thì quyền tài sản của người phải thi hành án cũng được coi là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự; khi được áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự không đặt tài sản của người phải thi hành án vào tình trạng bị cấm sử dụng, định đoạt mà chỉ là tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt đối với tài sản đó. Mặt khác, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng một cách linh hoạt và trong nhiều trường hợp, được áp dụng sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế như: sau khi Chấp hành viên đã kê biên

tài sản của người phải thi hành án nhưng tài sản bị kê biên lại thuộc diện khó xử lý hoặc không thể xử lý được do không rõ nguồn gốc, do đang bị giải tỏa, di dời, do đang được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ khác một cách hợp pháp, số tiền thu được từ việc xử lý tài sản không đủ cho chi phí cưỡng chế và thực hiện nghĩa vụ hoặc tài sản đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên đang có tranh chấp với người thứ ba,… Vì vậy, nếu Chấp hành viên phát hiện được các tài sản khác của người phải thi hành án thì có thể áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đối với tài sản này để thay thế cho tài sản đã bị kê biên. Do đó, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự cần được định nghĩa như sau:

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý được Chấp hành viên áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi hành án, làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.

1.1.2. Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được xem như là bước đệm, cầu nối trung gian giữa giai đoạn người phải thi hành án tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình và giai đoạn Chấp hành viên tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự; trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình thì trên cơ sở biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã áp dụng, Chấp hành viên sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự tương ứng để xử lý tài sản của người phải thi hành án. Qua nghiên cứu cho thấy biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có các đặc điểm cơ bản như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- Đối tượng bị áp dụng biện pháp bảo thi hành án dân sự là tài sản, tài khoản

Phần lớn các nghĩa vụ được tổ chức thi hành trong lĩnh vực thi hành án dân sự là nghĩa vụ về tài sản. Do đó, để việc thi hành án được thuận lợi, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được Chấp hành viên áp dụng đối với đối tượng là các tài sản, tài khoản được cho là của người phải thi hành án. Tài sản của người phải thi hành án có thể đang do người phải thi hành án hoặc do người khác chiếm giữ. Trên cơ sở kết quả xác minh hoặc thông tin do người được thi hành án cung cấp, Chấp hành viên có thể ra quyết định phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản để đảm bảo việc thi hành án.

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - 2

- Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng linh hoạt, tại nhiều thời điểm, nhiều địa điểm khác nhau trong quá trình thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh việc thi hành án

Với mục đích cần phải ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án của đương sự, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có thể được áp dụng ngay tại thời điểm ra quyết định thi hành án và trong thời hạn tự nguyện thi hành án, cũng có thể được áp dụng ngay tại thời điểm cưỡng chế thi hành án hoặc sau khi cưỡng chế nếu phát hiện thấy người phải thi hành án có tài sản khác đủ để thi hành nghĩa vụ hoặc có thể thay thế cho tài sản đã bị kê biên để thuận lợi hơn cho việc thi hành án. Đồng thời, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự cũng được áp dụng tại nhiều địa điểm khác nhau, tùy thuộc vào nơi có tài sản, tài khoản hoặc nơi phát hiện được tài sản, tài khoản của người phải thi hành án.

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự cũng có thể được Chấp hành viên áp dụng trong trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới.

- Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được thực hiện với trình tự, thủ tục linh hoạt, gọn nhẹ, ít tốn kém, có thời gian áp dụng ngắn, có tác dụng thúc đẩy nhanh việc thi hành án

Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được Chấp hành viên thực hiện xuất phát từ yêu cầu của người được thi hành án hoặc khi Chấp hành viên thấy cần thiết và chủ động áp dụng. Thời gian từ khi có căn cứ áp dụng đến khi ban hành quyết định áp dụng và thực hiện quyết định áp dụng diễn ra một cách nhanh chóng, linh hoạt. Do việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự mới chỉ nhằm để ngăn chặn hành vi tẩu tán, thay đổi hiện trạng, chuyển dịch hoặc hủy hoại tài sản của người phải thi hành án mà chưa cần phải huy động lực lượng để thực hiện việc cưỡng chế nên thời gian thực hiện nhanh gọn và hầu như không tốn kém về kinh phí thực hiện.

- Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự khi được áp dụng chưa làm thay đổi, chuyển dịch về quyền sở hữu, sử dụng tài sản của chủ sở hữu, chủ sử dụng

Khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Chấp hành viên chỉ có mục đích ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện hành vi tẩu tán, thay đổi hiện trạng hoặc hủy hoại tài sản, nhằm bảo toàn tài sản đó, đảm bảo điều kiện thi hành án. Do đó, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chưa làm mất đi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu, chủ sử dụng mà mới chỉ làm hạn chế quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó của chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản.

- Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Chấp hành viên

không bắt buộc phải thực hiện việc xác minh và thông báo trước cho đương sự

Khi thực hiện áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Chấp hành viên không bắt buộc thực hiện việc xác minh và thông báo trước cho đương sự biết để đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt, nhằm ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, chuyển dịch và làm thay đổi hiện

trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Tùy theo từng loại tài sản mà Chấp hành viên sẽ ban hành quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tương ứng.

- Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có thể được Chấp hành viên tự mình ra quyết định áp dụng hoặc theo yêu cầu của đương sự và người yêu cầu phải chịu trách nhiệm về việc áp dụng

Pháp luật về thi hành án dân sự đã có quy định về hai chủ thể có sáng kiến áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là Chấp hành viên và đương sự (thường là người được thi hành án). Theo đó, trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án, Chấp hành viên có quyền tự mình áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự hoặc ra quyết định áp dụng theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự. Tuy nhiên, để yêu cầu được Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự thì người yêu cầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. Trường hợp Chấp hành viên tự mình áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự không đúng hoặc Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự vượt quá, không đúng theo yêu cầu của đương sự mà gây ra thiệt hại thì Chấp hành viên có trách nhiệm phải bồi thường.

- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được thể hiện thông qua việc ban hành quyết định của Chấp hành viên

Để việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được chặt chẽ, đúng pháp luật, tránh trường hợp áp dụng một cách tùy tiện thì pháp Luật Thi hành án dân sự quy định chỉ Chấp hành viên mới có quyền được áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Ngoài Chấp hành viên thì các chủ thể khác trong Cơ quan thi hành án dân sự không có quyền ra quyết định áp dụng các

biện pháp này. Mặt khác, việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chỉ có hiệu lực pháp lý khi được Chấp hành viên quyết định dưới hình thức văn bản quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Các hình thức văn bản khác thể hiện nội dung áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (như công văn, thông báo hay biên bản) đều không có giá trị pháp lý để bắt buộc phải thực hiện.

- Khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo thi hành án dân sự được giải quyết một lần và có hiệu lực thi hành

Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có tác dụng làm hạn chế quyền sở hữu, sử dụng tài sản mà không có tính chất làm thay đổi, chuyển dịch về quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó. Mặt khác, do thời hạn áp dụng biện pháp này là rất ngắn. Hết thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự tương ứng hoặc chấm dứt biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã áp dụng. Vì vậy, trên thực tế nếu Chấp hành viên áp dụng không đúng hoặc không phù hợp với yêu cầu của người được thi hành án thì cũng có thể xử lý được trong khi biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã được áp dụng chưa làm phát sinh thiệt hại. Do đó, pháp luật về thi hành án dân sự đã quy định khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chỉ được xem xét, giải quyết một lần và có hiệu lực thi hành.

1.1.3. Nội dung của áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Về bản chất, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được ví như là biện pháp khẩn cấp tạm thời của hoạt động thi hành án dân sự. Theo đó, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự giữ vai trò hỗ trợ cho việc thi hành các bản án, quyết định nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thi hành của các bản án, quyết định, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp

pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng loại nghĩa vụ cụ thể mà biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tương ứng sẽ được Chấp hành viên áp dụng trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án.

Xuất phát từ định hướng về mục tiêu, bản chất, đặc điểm của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, để đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng biện pháp này, pháp luật về thi hành án dân sự phải quy định một cách đầy đủ tất cả các nội dung liên quan đến biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Các nội dung này bao gồm: Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng, người có quyền yêu cầu, người có thẩm quyền áp dụng và trình tự, thủ tục áp dụng.

Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được quy định bao gồm: Phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự và tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

Biện pháp phong tỏa tài khoản được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thi hành khoản nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản trị giá được bằng tiền và các thông tin về điều kiện thi hành án cho thấy người đó đang có tiền trong tài khoản tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, tài chính khác. Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản do Chấp hành viên tự mình thực hiện hoặc theo yêu cầu của người được thi hành án, nhằm ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc rút toàn bộ tiền hay một khoản tiền tương ứng với nghĩa vụ phải thi hành án. Theo đó, mọi giao dịch đầu ra tài khoản của chủ tài khoản sẽ không thực hiện được hoặc bị hạn chế thực hiện. Việc áp dụng biện pháp này nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án rút hết tiền trong tài khoản nhằm tẩu tán tiền, trốn tránh việc thi hành án. Tuy nhiên, cần hiểu đúng về biện pháp này là không ngăn chặn đối với các dòng tiền chuyển vào tài khoản mà chỉ ngăn chặn đối với giao dịch đầu ra tương ứng với nghĩa vụ thi hành án của đương sự chứ không phải là ngăn chặn, cấm giao dịch đối với toàn bộ tiền trong tài khoản. Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí