Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Giai Đoạn 2009– 2011 Bảng 2.1. Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Du Lịch Lữ Hành Kỳ Nghỉ Việt

Bộ phận Nội địa: 4 người: 2 sales online phụ trách bán những tour inbound thông qua mạng Internet , 2 Sales Administrator thực hiện các nghiệp vụ bán hàng tại văn phòng.Tổ chức thiết kế, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho đối tượng khách là người Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu đi du lịch trong nước Việt Nam.

Bộ phận công nghệ - thông tin: gồm 3 người, chịu trách nhiệm bảo trì sữa chữa, duy trì hoạt động công nghệ thông tin của công ty, hạn chế sự gián đoạn khi hư hỏng.

Đội hướng dẫn viên: gồm 10 người và những hướng dẫn viên hợp đồng ngoài công ty Cung cấp theo yêu cầu của từng đoàn khách. Hiện nay đối tượng khách phục vụ chủ yếu của công ty là khách du lịch Anh, do đó số lượng hướng dẫn viên sử dụng tiếng Anh chiếm tỷ trọ ng lớn,còn lại là hướng dẫn viên sử dụng các ngoại ngữ khác. Cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty lữ hành,việc tuyển chọn và sử dụng hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ cao,thành thạo chuyên môn, giỏi giao tiêp ứng xử nắm bắt tốt tâm lý khách.

Đội xe: Xe 7 chỗ : 5 chiếc , Xe 16 chỗ : 7 chiếc, Xe 24 – 29 chỗ : 3 chiếc, Xe 45 chỗ : 4 chiếc.

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2009– 2011 Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt

Đvt: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

2010/2009

2011/2010

STĐ

%

STĐ

%

Doanh thu

24,38375

27,62779

28,93167

3,24404

13,3

1,30388

4,72

Chi phí

21,76662

23,85892

23,98012

2,0923

9,61

0,1212

0,51

Lợi nhuận

1,91050

2,75127

3,61463

0,84077

44,0

0,86336

31,4

Nộp ngân sách

0,70662

1,01760

1,33692

0,31098

44,0

0,31932

31,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt từ 2009 - 2011)

Nhận xét: Dựa vào bảng 2.1 cho thấy :

Doanh thu tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu năm 2011 chỉ bằng một nửa so với năm 2010 là do ít nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế và sự hoạt động thiếu hiệu quả của khâu dự báo. Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 13,3% tương đương tăng 3.244.042.580 đồng; Doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 4,72% tương đương tăng 1,303,875,680 đồng, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty có hiệu quả. Điều này là do:

Một là, Công ty mở rộng kinh doanh các chương trình du lịch mới: không ngừng đổi mới và phát triển các tour du lịch trong và ngoài nước, công ty tận dụng triệt để chính sách khuyến khích phát triển du lịch của nhà nước thể hiện qua : những tour tuyến mới trong nước được nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đồng thời thực hiện nhiều loại hình du lịch mới trong nước như: các tour du lịch sinh thái (eco tour), các tour du lịch mạo hiểm, các tour MICE… Từ đó làm tăng doanh số bán, góp phần tăng doanh thu.

Hai là, từ tháng 3/2011, công ty bắt đầu thực hiện kinh doanh hình thức du lịch mới là đưa các đối tượng phụ huynh - học sinh có nhu cầu và khả năng đi du học sang các nước có nền giáo dục tiên tiến phù hợp với yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích vừa du lịch tham quan tìm hiểu trường Đại học mong muốn, vừa hỗ trợ công tác thủ tục nhập học theo quy định của trường đại học phù hợp. Đến nay Công ty vẫn duy trì và hoạt động có lời từ dịch vụ này.

Chi phí hoạt động kinh doanh năm 2010 so với năm 2009 tăng 9,61% tương đương tăng 2.092.300.528 đồng; Chi phí hoạt động kinh doanh năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,51% tương đương tăng 121,200,490 đồng là do: chỉ đạo của Ban Giám đốc tăng chất lượng sản phẩm điều này dẫn đến giá vốn hàng bán tăng lên , mà giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Nhưng do yêu cầu của Ban Giám đốc, giá bán phải giảm để đối đầu với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường du lịch Việt Nam. Đồng thời khủng hoảng kinh tế trong năm 2011 cũng ảnh hướng đến xu hướng tiêu dùng của khách hàng, nên phải hạ giá bán để tăng tính hấp dẫn, thu hút khách du lịch.

Hiệu quả kinh tế năm 2010 là 1,158 (Doanh thu/Chi phí), Hiệu quả kinh tế năm 2011 là 1,207; đây là một con số tương đối cao nó chứng tỏ được doanh thu đã bù đắp được chi phí và đã có lãi. Năm 2011 doanh thu và chi phí đều tăng so với năm 2010. Song phần doanh thu tăng nhanh hơn so với chi phí ở chỉ số tuyệt đối cũng như tương đối. Nó thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

2.2. Phân tích môi trường bên ngoài

2.2.1. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Nhân tố kinh tế

Khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009 tạo các tác động mạnh mẽ về nhiều mặt, đặc biệt đã tái cấu trúc nền kinh tế thế giới, đòi hỏi các quốc gia, vùng lãnh thổ phải thích ứng theo xu hướng mới. GDP ngành Du lịch và Lữ hành toàn cầu giảm 4,8% trong năm 2009 và điều này gây ra sự mất việc làm của gần 5 triệu lao động -

hoặc 5,6 triệu USD ước tính đến cuối năm 2010. Tất cả khu vực đều đối mặt với sự thu hẹp đáng kể về số lượt khách đến, sự chi tiêu và GDP ngành Du lịch & Lữ hành, và Đầu tư ngành Du lịch & Lữ hành giảm trên 12%.

Đến năm 2011, khủng hoảng nợ công tại Mỹ và một số nước Châu Âu ( Hy Lạp, Italia…) đã tác động không tốt đến ngành du lịch.

Biểu đồ 2.1 : GDP ngành du lịch lữ hành Thế Giới


Nguồn Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Việt Nam Mặc dù vậy theo tổ chức du 1

(Nguồn : Bộ Văn hóa - Thể thao -Du lịch Việt Nam)

Mặc dù vậy, theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), năm 2011, số lượng khách du lịch trên thế giới tăng từ 4 -5% so với năm 2010 ( Năm 2010, trên thế giới có 940 triệu lượt khách quốc tế, tăng 7% so với 2009 và thu nhập du lịch đạt 919 tỷ USD). Khách du lịch quốc tế đến vùng Châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2010 đã đạt gần 204 triệu lượt khách, tăng 13% so với năm 2009; tăng trưởng gấp 2 lần nguồn khách du lịch trên thế giới. Năm 2011, tình hình kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái. Tuy vậy ngành du lịch nước ta vẫn thu hút gần 6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 30 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 130 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng tương ứng so với năm 2010 là 19%; 7,14% và 30%.

Đây là cơ hội tốt cho công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu du lịch lữ hành của khách quốc tế.

Theo tổng cục thống kê, Tỷ giá hối đoái USD/VND năm 2011 tăng đến 8,47% so với năm 2010, điều này có lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quốc tế Việt Nam, vì số tiền thu về được quy đổi thành tiền Việt nhiều hơn. Công ty Du Lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt chủ yếu là tổ chức các chương trình du lịch cho khách nước ngoài do đó có lợi nhiều hơn.


Biểu đồ 2.2. Tỷ giá VND/USD theo ngày và biên độ, 2009 - 2011


Nguồn Ngân hàng nhà nước Vietcombank năm 2011 Trong nước tình hình lạm phát 2

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước, Vietcombank năm 2011)

Trong nước, tình hình lạm phát cao (năm 2011 chỉ số lạm phát lên tới 18,58%) và đồng tiền mất giá, tuy nhiên vấn đề này không ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch do: Tiền đồng mất giá đồng nghĩa với việc khách du lịch nước ngoài sẽ bớt đi được chi phí khi thanh toán bằng USD tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, hiện các hãng du lịch đều niêm yết giá bằng USD nên việc tỷ giá tăng cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của các công ty du lịch.

Ông Mathias Tewes, đại diện hãng lữ hành TUI (Đức) nhận định: “ việc tiền đồng mất giá chính là cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam thu hút khách nước ngoài bởi khách sẽ bớt được chi phí khi thanh toán bằng USD tại thị trường Việt Nam.” Cụ thể, trước đây trung bình một du khách nước ngoài tiêu 80 USD/1 ngày cho các dịch vụ tại Việt Nam ( theo thống kê của ngành du lịch), cũng với những dịch vụ như vậy nếu thanh toán bằng tiền VND thì tính theo tỷ giá mới khách chỉ cần bỏ ra khoảng 75 USD/1 ngày và điểm này sẽ thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.

Bảng 2.2. Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2009 – 2011


Năm

2008

2009

2010

2011

Tổng thu du lịch ( ngàn tỷ đồng)

60,0

68,0

96,0

130

Tăng so với năm trước

-

13,3

41,2

30

(Nguồn: Bộ VH, TT & DL; Tổng cục Du lịch) Nhân tố luật pháp - chính trị

Việt Nam là nước có tình hình chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch. Theo chị Dominique Pasteur và anh Luis Anné - khách du lịch Pháp cho biết: “Hiện nay, một số nước đang bị đe doạ bởi nạn khủng


bố nhưng Việt Nam thì không. chúng tôi có thể lang thang ở mọi ngõ ngách của Hà Nội mà không sợ bị trấn lột, cướp hay bắt cóc...” ( trích từ bài viết Khách du lịch nói gì về Việt Nam trên trang web http://xavietnam.blogspot.com).

Giai đoạn 2005 đến nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư 88 và 89/2008/TT – BVHTTDL hướng dẫn Nghị định 92/2007/ NĐ – CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch về cơ sở lưu trú, kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch. Nhờ việc thực hiện đúng thông tư này đã giúp ích cho việc kiểm soát và bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Cho đến nay, cả nước có khoảng 960 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.

Việc nhà nước ban hành nghị định 47/2007/ NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Hiệp hội du lịch của các địa phương thành lập những Câu lạc bộ Lữ hành nhằm khắc phục tình trạng phá giá tua, cạnh tranh không bình đẳng, thông báo đề nghị địa phương xử lý nghiêm những hành vi ép giá, ép khách trong kinh doanh dịch vụ, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch... Nhờ vậy việc kinh doanh du lịch của các công ty du lịch lữ hành Việt Nam được nâng cao uy tín và chất lượng tour.

Nhân tố xã hội

Khó khăn mà các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nói riêng và ngành du lịch nói chung đều gánh chịu khi GDP thế giới đã giảm 2,1% về giá trị thực tế, với các nền kinh tế phát triển - nguồn cầu chủ yếu đối với Ngành Du lịch và Lữ hành - bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các hộ gia đình giảm bớt các kế hoạch du lịch vui chơi giải trí, thay thế bằng các chuyến đi có hành trình ngắn, chi thấp hơn và đi du lịch nội địa cho các chuyến đi có hành trình dài, đắt hơn và các công ty thì cắt giảm ngân sách cho các chuyến công tác - du lịch kinh doanh.

Bảng 2.3. Chi tiêu dành cho du lịch của người dân các nước và Việt Nam


Chi tiêu dành cho du lịch của người dân các nước và Việt Nam

Argentina : 6%

Australia : 10%

Brazil : 4%

Canada : 9%

TrungQuốc: 5%

Nga : 6% A rập Xê út: 3% Nam Phi : 4%

Thổ Nhĩ Kỳ: 2%

Croatia : 9%

Ai Cập : 3% Ethiopia : 1% Phần Lan : 10% Pháp : 9%

Ấn Độ : 2%

Nhật Bản : 8%

Việt Nam : 5%

Mỹ : 9%

(Nguồn : theo Forbes)

Một khó khăn nữa là nguyên nhân cho sự phát triển không bền vững của ngành du lịch là: mức sống trong dân cư phần lớn còn thấp, nếp sống văn minh, ý thức pháp luật không nghiêm và các vấn đề khác như an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm… là những khó khăn cho sự phát triển ngành du lịch có chất lượng.

Tuy nhiên, khi xã hội phát triển thì đời sống thu nhập và điều kiện làm việc của người dân cũng được cải thiện và nâng cao hơn, nhu cầu giao lưu văn hóa ngày càng tăng, có nhiều điều kiện đi du lịch trong nước và ra nước ngoài là cơ hội cho ngành du lịch phát triển.

Bên cạnh đó, ngành du lịch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội ( hàng năm tạo thêm 30 – 40 ngàn việc làm trực tiếp). Về nguồn nhân lực TTCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch) đánh giá Việt Nam ở mức trung bình kém (thứ hạng 82/133), nhưng lại có khả năng đáp ứng lao động có chất lượng cao đạt mức khá (thứ 40)... Về tài nguyên thiên nhiên, TTCI xác nhận Việt Nam có tiềm năng về số lượng di sản thế giới (đứng thứ 23).

Nhân tố tự nhiên

Việt Nam với nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm các di sản thế giới (Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Thành nhà Hồ, bia Tiến Sĩ Văn Miếu, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long,…) truyền thống lịch sử phong phú (Ca trù, Nhã nhạc cung đình Huế,…) các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh đẹp thiên nhiên phong phù và sự đa dạng của các nền văn hoá dân tộc, thời gian gần đây Việt Nam đã nổi lên và trở thành một điểm đến hấp dẫn, an toàn cho du khách quốc tế.

Một lần nữa khẳng định vị trí du lịch Việt, năm 2004, Du lịch Việt Nam được Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng lượng khách trong số 174 nước; Việt Nam được xếp vào nhóm 10 điểm đến hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, sự gia tăng lớn về khách du lịch, trong khi việc giữ gìn cảnh quan, môi trường tại các khu, điểm du lịch lại chưa được chú trọng đúng mức, cộng thêm sự phát triển của các hoạt động kinh tế khác và nạn chặt phá rừng đã và đang gây ra các tác động không tốt tới môi trường du lịch.

Nhân tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Để phát triển du lịch, trước hết cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải tốt. Đặc biệt đối với việc phát triển du lịch quốc tế cần phải có 5 loại phương tiện: hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển và đường sông.

Mặc dù nước ta đang đầu tư nâng cấp nhiều công trình giao thông, tuy nhiên tính đồng bộ và hiện đại của hạ tầng du lịch và liên quan chưa được đảm bảo yêu cầu của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập. Dựa vào bảng 2.4 nhận thấy cơ sở hạ tầng Việt Nam so với các nước trong khu vực ASEAN xếp ở loại trung bình.

Bảng 2.4. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam và một số nước trong khu vực ASEAN

Chú thích: Việc đo lường dựa trên thang điểm năm với năm là cao nhất.


Cơ sở hạ tầng

Singapore

Thailand

Việtnam

Myanmar

Laos

Cambodia

Cảng hàng không

4.9

3.1

1.9

1.6

1.5

1.6

Cảng biển

4.9

2.5

2.0

1.5


1.5

Hệ thống vận chuyển

4.6

1.6

1.9

1.6

1.5

1.8

(Nguồn: The Strait Times (1997a))

Tính đến nay, đường bộ, đường sắt, đường biển và đường sông nước ta vận chuyển khách du lịch quốc tế chưa lớn ( khoảng 10 – 20%).

Do điều kiện cơ sở hạ tầng thấp, nên du lịch Việt Nam chỉ xếp hạng thứ 5 trong khối ASEAN ( sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonexia).

Theo Chỉ số năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch ( TTCI năm 2011) Việt Nam được đánh giá như sau: Nhóm chỉ số khung pháp lý, Việt Nam được xếp thứ 92/133 trong tất cả các quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng, thứ 20/27 các nước châu Á - Thái Bình Dương. Với nhóm chỉ số về môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng, Việt Nam xếp thứ 85/113 và 16/27. Chất lượng đường sá (thứ 102). Chất lượng cơ sở hạ tầng hàng không (thứ 84), mạng vận tải hàng không quốc tế (thứ 91). Hạ tầng du lịch chưa được đầu tư thích đáng (thứ 109), với số phòng khách sạn đạt mức trung bình kém (thứ 85).

Nhân tố quốc tế

Yếu tố liên quan mật thiết đến du lịch và gắn liền du lịch là hợp tác quốc tế về du lịch để tăng cường hội nhập khu vực và thế giới. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, với đặc điểm vị trí địa lý, nước ta có cơ hội phát triển du lịch thông qua hợp tác phát triển khu vực ASEAN+3, ASEANTA, Hành lang kinh tế Đông - Tây, hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng... Các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều là những thị trường nguồn khách lớn của du lịch Việt Nam. Do vậy, tăng cường hợp tác giao lưu khu vực, quốc tế, song phương và đa phương, tạo cơ hội không chỉ thu hút khách quốc tế, mà còn tạo điều kiện liên kết với những điểm đến trong khu vực, kéo dài hành trình du lịch của khách, thúc đẩy phát triển du lịch vùng; tiếp tục cải tiến hiện đại hóa khâu làm thủ tục xuất nhập cảnh.

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC)- Nhóm Công tác du lịch APEC (TWG) họp hai lần vào năm 2009 – tại Singapore trong suốt tháng tư và tại Peru vào tháng mười. Các chủ đề khác đã được thảo luận tại TWG ở Peru bao gồm các chính sách ngành du lịch đối với sự biến đổi khí hậu; giá trị của đề án đền bù Carbon; sự đầu tư vào du lịch kế hợp hội nghị, khen thưởng, hội thảo và triển lãm (MICE) – 2010 đã được công bố tại năm MICE Nhật Bản – và sự kết nối vận tải Thái Bình Dương đường hàng không…

Cộng đồng APEC bao gồm 21 chính phủ các trung tâm kinh tế Thái Bình Dương (Pacific Rim) mở rộng từ Liên bang Nga đến Nhật bản ở vùng Tây Bắc, xuống bờ biển phía đông của châu Á bao gồm Trung Quốc và Việt Nam, và các nước ASEAN, Papua New Guinea, Úc, Chile, Peru và Mexico tới Mỹ, và Canada ở vùng Tây Bắc. Nhóm công tác du lịch APEC bao gồm các công chức từ các bộ du lịch và các tổ chức du lịch quốc gia (NTOs).

2.2.2. Lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Các yếu tố được sử dụng để thành lập ma trận EFE bao gồm: Lạm phát, tỷ giá hối đoái, cơ sở hạ tầng Việt Nam, đe dọa từ khủng bố - bạo động ở một số nước, thị trường du lịch phát triển, Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, tình hình chính trị Việt Nam ổn định, chất lượng nhà hàng - khách sạn ngày càng tốt, Việt Nam là thành viên của APEC, nhà nước Việt Nam quan tâm phát triển du lịch trong nước.

Để thành lập ma trận EFE, trước tiên cần xác định độ quan trọng của các yếu tố đã chọn bằng cách xác định sự tác động của từng yếu tố đến toàn ngành du lịch và sự tác động của các yếu tố này đến Công ty Kỳ Nghỉ Việt.

Cơ sở về cách cho điểm trọng số các yếu tố môi trường bên ngoài: Dựa vào phần phân tích về các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô đã phân tích ở trên.

Yếu tố 1 và yếu tố 2 (lạm phát tăng cao; Tác động của tỷ giá hối đoái):

Tác động đến ngành: trong năm 2011 chỉ số lạm phát lên tới 18,58% và đồng tiền mất giá, tuy nhiên vấn đề này không ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch do: Tiền đồng mất giá đồng nghĩa với việc khách du lịch nước ngoài sẽ bớt đi được chi phí khi thanh toán bằng USD tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, hiện các hãng du lịch đều niêm yết giá bằng USD nên việc tỷ giá tăng cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của các công ty du lịch. Cho điểm 2.

Tác động đến công ty: Doanh thu năm 2011 của Công ty du Kỳ Nghỉ Việt 4, 72

% so với năm 2010 ( Xem bảng 2.1). Và so với 2 công ty du lịch lữ hành nổi tiếng trong nước (SaiGon Tourist và Fiditour) thì doanh thu của Công ty Kỳ Nghỉ Việt từ

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí