Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2



1.1. Giới thiệu‌

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

Trong chương này, luận văn sẽ trình bày tổng quan bài nghiên cứu, bao gồm: lý do chọn đề tài, nêu vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, đặt ra mục tiêu nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu để thực thiện mục tiêu nghiên cứu đã nêu.

1.2. Lý do hình thành đề tài

Rủi ro thanh khoản là rủi ro nặng nhất trong các rủi ro của ngân hàng, bởi nó không chỉ đe dọa sự an toàn của bản thân từng ngân hàng thương mại, mà còn liên quan đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng.

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ Mỹ từ cuối năm 2007, nhưng thực sự bùng nổ và tác động mạnh đến toàn thế giới, khi các ngân hàng lớn có nhiều năm tuổi bị phá sản hoặc đứng bên bờ bực phá sản do mất thanh khoản.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không rơi vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng do tính thanh khoản cơ bản được bảo đảm. Tuy nhiên, không vì thế mà mất cảnh giác với rủi ro thanh khoản, hơn nữa, phải coi đó là công việc cần được quan tâm thường nhật. Với mong muốn tìm hiểu vấn đề thanh khoản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, đề tài nghiên cứu về: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Namnhằm tìm hiểu những yếu tố tác động chính đến tính thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam và đưa ra cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này trong giai đoạn hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Từ sự quan sát và tìm kiếm thông tin của người viết, hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu định lượng chính thức và hoàn chỉnh nào về các nhân tố tài chính ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì vậy, đề tài được xây dựng nhằm khảo sát các các nhân tố tài chính ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.


Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của các ngân hàng

thương mại Việt Nam.

Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới tính thanh khoản

của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu

Những nhân tố tài chính nào ảnh hưởng tới tính thanh khoản của các ngân hàng

thương mại Việt Nam?

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tài chính tới tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào?

1.5. Phạm vi đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là các ngân hàng thương mại trong nước, không xét ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Phạm vi nghiên cứu: bao gồm 30 ngân hàng thương mại là các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại có cổ phần chi phối của Nhà nước, và ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Thời gian thu thập dữ liệu: ngày 24/02/2011 Chính phủ ra nghị quyết số 11/NQ- CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Nghị quyết này quy định tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, kết quả năm 2011 tốc độ tăng trưởng tín dụng là 10,7% mức thấp nhất trong lịch sử ngành ngân hàng khi đó. Đến năm 2012, tiếp tục thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với sự suy thoái của nền kinh tế nên tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt khoảng 7%. Như vậy, tình hình hoạt động của các ngân hàng trong hai năm này chịu quá nhiều tác động từ các nhân tố khách quan. Do đó, tác giả chọn thời gian thu thập dữ liệu là từ năm 2005 đến 2010, là giai đoạn chưa có sự tác động nhiều từ các nhân tố khách quan đến hoạt động của các ngân hàng.

1.6. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. người viết tiến hành thu thập số liệu dạng bảng cho các biến độc lập gồm: Quy mô ngân hàng, suất sinh lời trên tổng tài sản ngân hàng, tỷ lệ tổng nợ ngắn hạn / vốn chủ sở hữu ngân hàng, tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng và tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng và tổng tài sản có ngân hàng… của 30 ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên báo cáo tài chính từ năm 2005 đến 2010.

Sau khi thu thập đủ dữ liệu, ta sử dụng mô chạy hồi quy cho tất cả dữ liệu

bảng (Panel data).

Sau khi tiến hành hồi quy đa biến, chạy các kiểm định. Tiến hành phân tích các yếu tố, xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Đưa ra nhận xét theo quan điểm cá nhân dựa trên kết quả phân tích có được, từ đó đề xuất những ý kiến và kiến nghị.

1.7. Điểm mới của đề tài

Nghiên cứu này dựa vào nghiên cứu của của Vodová (2011) về nghiên cứu tác động của các nhân tố đến tính thanh khoản của các các ngân hàng thương mại tại nước cộng hòa Séc trong giai đoạn từ 2001 đến 2009 và Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqad (2011) để ứng dụng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản trong ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Vận dụng mô hình kinh tế lượng vào thực tế, trên cở sở mô hình đã xây dựng được tiến hành phân tích từng biến độc lập để có thể thấy được ảnh hưởng của từng nhân tố đến tới tính thanh khoản trong ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Dựa vào cơ sở phân tích những nhân tố đó, tác giả tiến hành đưa ra những đề xuất và kiến nghị dựa trên kết quả đạt được .

1.8. Kết cấu của đề tài

Kết cấu đề tài gồm 04 chương chính, sau các chương chính là phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục được trình bày theo thứ tự sau :

Chương 1: Mở đầu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết, mô hình và phương pháp nghiên cứu.


Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu.

Chương 4: Kết luận và kiến nghị. Kết luận chung.

Tài liệu tham khảo. Phụ lục.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu

Chương 1 trình bày tổng quan về nội dung nghiên cứu bao gồm giới thiệu sơ lược về vai trò, vị trí của thanh khoản trong hoạt động của các ngân hàng, lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 2 này sẽ giới thiệu về cơ sở lý thuyết, mô hình và phương pháp nghiên cứu gồm các phần chính sau: khái niệm thanh khoản ngân hàng; nguyên nhân dẫn tới rủi ro thanh khoản; tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động ngân hàng; các nhân tố tác động đến thanh khoản ngân hàng; tóm tắt một số mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng, đưa ra mô hình nghiên cứu, trình bày cách thức thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu đã được thu thập.

2.2. Cơ sở lý thuyết‌

2.2.1. Khái niệm thanh khoản ngân hàng

Theo Basel (2010) thì “Tính thanh khoản hay khả năng đáp ứng các nguồn vốn cho sự tăng lên của tài sản và thanh toán các khoản nợ khi đến hạn là điểm cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại của bất kỳ ngân hàng nào”.

Theo Rose (2001) định nghĩa “Thanh khoản ngân hàng là việc ngân hàng có thể có được những khoản vốn khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểm ngân hàng có nhu cầu”. Điều này gợi ý rằng, ngân hàng có tính thanh khoản tốt khi ngân hàng có trong tay một lượng vốn khả dụng với quy mô hợp lý hoặc ngân hàng có thể nhanh chóng huy động vốn thông qua con đường vay nợ hay bán tài sản. Theo đó, thanh khoản ngân hàng thường mang ý nghĩa thời điểm rất lớn. Đa số các yêu cầu thanh khoản của ngân hàng mang tính tức thời hoặc gần như vậy. Hầu hết các vấn đề về thanh khoản đều xuất hiện từ ngoài ngân hàng do những hoạt động tài chính của khách hàng. Trên thực tế, các vấn đề về thanh khoản của khách hàng thường chuyển về phía ngân hàng. Nếu khách hàng thiếu hụt vốn trong thanh khoản, họ có thể thực


hiện vay vốn ngân hàng hoặc rút tiền khỏi tài khoản tiền gửi. Cả hai điều này đều buộc ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung. Ta có thể mô tả yêu cầu thanh khoản của ngân hàng theo cung cầu như sau:

Cầu thanh khoản được tạo thành bởi các nhân tố chính sau:

- Nhu cầu rút tiền của người gửi: đây là nhu cầu thanh khoản chính, có tính thường xuyên, tức thời và vô điều kiện; bao gồm tất cả các loại thuộc tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi phát hành sec, tiền gửi có kỳ hạn có thể rút trước hạn, tiền gửi có kỳ hạn thanh toán khi đến hạn, thanh toán kỳ phiếu, trái phiếu khi đến hạn …

- Nhu cầu tín dụng hợp pháp của khách hàng để thanh toán hàng hóa và dịch vụ mà ngân hàng cam kết cho vay. Đây là các quan hệ tín dụng mà ngân hàng muốn duy trì và đáp ứng , bao gồm nhu cầu cấp tín dụng mới, gia hạn khi khoản vay đến hạn, sử dụng hạn mức tín dụng hay thực hiện cam kết tín dụng.

- Các khoản tiền vay đến hạn phải trả: đây là quan hệ tín dụng trên thị trường tiền tệ bao gồm hoàn trả tiền vay từ các ngân hàng khác, từ ngân hàng trung ương và các thỏa thuận mua lại.

- Chi phí hoạt động và trả thuế: bao gồm các chi phí liên quan đến chi phí hoạt động, như chi tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, công tác phí, mua sắm tài sản, chi sử dụng dịch vụ của các đơn vị khác, chi trả thuế các loại.

- Thanh toán cổ tức cho cổ đông: bao gồm chi trả cổ tức cho tất cả các loại cổ

phiếu do ngân hàng phát hành.

- Trong cầu thanh khoản, có hai bộ phận quan trọng đối với ngân hàng. Đó là nhu cầu rút tiền và nhu cầu vay tiền của khách hàng. Loại thứ nhất gắn liền với tiền ngân hàng huy động được, loại thứ hai gắn liền với việc tạo nên tài sản mới. Các khoản tiền khi huy động được, ngay lập tức gia tăng ngân quỹ cho ngân hàng (tức là tăng cung thanh khoản), đồng thời cũng tạo nên nhu


cầu về thanh khoản. Sự khác biệt về kỳ hạn của các dòng tiền vào (cung thanh khoản) và dòng tiền ra (cầu thanh khoản) tạo nên sự khác biệt về cung cầu thanh khoản.

Cách thức mà ngân hàng áp dụng để quản lý cầu thanh khoản có ý nghĩa rất

quan trọng đối với sự an toàn của hệ thống. Sau đây là một số nội dung chính:

- Phân tích nhu cầu thanh khoản trong quá khứ để thấy những biến động về

những nhu cầu này và các nhân tố ảnh hưởng.

- Đo mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và nhu cầu thanh khoản để xác định tần xuất và độ lớn trong thay đổi nhu cầu thanh khoản.

- Phân tích và định lượng nhu cầu thanh khoản đối với từng loại tiền gửi, từng nhóm khách hàng và từng thời kỳ trong năm. Các ngân hàng thương mại dự đoán nhu cầu thanh khoản dựa trên phân tích các dòng tiền rút ra kỳ trước và có tính đến những thay đổi có thể xảy ra kỳ này. Kỳ tính có thể là hàng ngày, tuần, tháng, năm hoặc nhiều năm …

Xác định cung thanh khoản:

Quản lý thanh khoản từ phía tài sản - chiến lược dự trữ: ngân hàng phải duy trì khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Cung thanh khoản có thể thể được tạo từ hai phía: phía tài sản và phía nguồn vốn (hoặc từ hai cách: duy trì dự trữ và khả năng huy động). Theo trường phái quản lý bên trong, có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản từ phía tài sản thông qua hình thức dự trữ. Quan điểm này cho rằng duy trì duy trì thanh khoản của các tài sản thông qua quản lý tài sản, có thể cung cấp thanh khoản. Trên khía cạnh rủi ro điều đó có nghĩa là ngân hàng cần tạo nên tài sản phù hợp về thời gian, khối lượng và cấu trúc của nguồn.

Quản lý thanh khoản từ phía tài sản - chiến lược dự trữ thanh khoản bao gồm:

- Duy trì ngân quỹ với quy mô và cấu trúc thích hợp.

- Phân tích thanh khoản của tài sản thông qua khả năng chuyển tài sản thành ngân quỹ.


- Lựa chọn danh mục tài sản phù hợp với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng nhằm đảm bảo thanh khoản thông qua các tỷ lệ thanh khoản phù hợp, hoặc thông qua dự đoán nhu cầu thanh khoản sắp tới.

- Điều chỉnh tính thanh khoản của tài sản bằng cách thay đổi cấu trúc kỳ hạn của tài sản, hoặc tạo thị trường cho tài sản, nhằm thay đổi tính thanh khoản của tài sản.

Phân tích ngân quỹ:

Một ngân hàng thường đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng bằng ngân quỹ: tiền mặt trong két, tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác. Nếu một khách hàng có tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, rất đơn giản ngân hàng sẽ xuất quỹ tiền mặt để chi trả; nếu một khách hàng có số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, ký séc hoặc ủy nhiệm chi để trả cho khách hàng tại ngân hàng khác thì ngân hàng sẽ sử dụng tiền gửi tại NHNN hoặc tiền gửi từ các tổ chức tín dụng để trả … nếu một khách hàng có nhu cầu thanh toán song chưa có hoặc chưa đủ tiền, ngân hàng có thể cho vay (sau khi thẩm định và được cấp tín dụng) để khách hàng thanh toán. Việc cho vay có thể dưới hình thức bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản … các khoản vay đến hạn trả (vay NHNN hoặc phát hành trái phiếu, ngân hàng trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản … các hoạt động này diễn ra hàng ngày tại ngân hàng giúp cho khách hàng thực hiện các hoạt động thanh toán và đầu tư kịp thời.

Các nhân tố làm tăng giảm ngân quỹ và chính sách ngân quỹ: ngân quỹ (một phần dự trữ của ngân hàng) bao gồm những tài sản thanh khoản nhất của ngân hàng, được bổ sung thường xuyên từ các dòng tiền vào như gia tăng tiền gửi, vay, thu nợ, chứng khoán do ngân hàng nắm giữ đến hạn thanh toán … và cũng được sử dụng thường xuyên để chi trả tiền gửi, cho vay, đầu tư … ngân quỹ gia tăng hoặc suy giảm có thể do yếu tố khách

Ngày đăng: 07/10/2024