Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 3


này, nghiên cứu sinh thấy rằng sinh kế chính là cách thức tổ chức những hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương, bao gồm cả các giá trị vật chất (nguồn lực đất đai, tài chính, công cụ, phương tiện lao động…) và các giá trị tinh thần (khả năng, kỹ năng, tri thức, kinh nghiệm, nghi lễ…) được sắp xếp thành những ngành nghề đặc thù phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nhằm đảm bảo duy trì và phát triển cuộc sống của hộ gia đình và cộng đồng dân cư và có sự thay đổi linh hoạt khi có biến động về môi trường sống.

1.1.2. Về văn hóa sinh kế

Khái niệm sinh kế được các nhà nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu từ khá lâu trong các công trình nghiên cứu về dân tộc học, nhân học, văn hóa học. Thuật ngữ văn hóa mưu sinh hay sinh kế được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng gần đây để chỉ các hoạt động sản xuất, kiếm sống của cộng đồng cư dân, của tộc người. Theo nhóm các nhà nghiên cứu Makarian và dân tộc học Xô Viết (Liên Xô cũ) văn hóa bao gồm hai hệ thống với 4 thành tố cơ bản: văn hóa sản xuất, văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa chuẩn mực xã hội (luật lệ, nghi lễ, phong tục) và văn hóa nhận thức. Trong đó Markarian nhấn mạnh “văn hóa sản xuất là thành tố quan trọng bậc nhất”. Như vậy có thể khẳng định các nhà dân tộc học Liên Xô cũ là những người đầu tiên nghiên cứu văn hóa sinh kế [13].

Trong các công trình nghiên cứu của Norman Long (1980), Wallman (1982), Robert Chambers và Conway (1992), Caroline Ashley (1999), Emily A. Schultz - Robert H. Lavenda (2001), Scoones (1998), Grant Evans (2001), Carney, D. (2003), Solesbury W. (2003), Lee Ann (2007), Twigg, J. (2007), Leo de Haan (2012), Stephen Morse (2013)… mặc dù có các cách tiếp cận khác nhau, từ dân tộc học, nhân học, kinh tế học, khi nghiên cứu về sinh kế và sinh kế bền vững, đều chủ yếu dựa vào 5 loại vốn: vốn tự nhiên, vốn con người, vốn xã hội, vốn vật chất - tài chính, trong đó có nhiều nội dung được xem xét như những giá trị cốt lõi của văn hóa và văn hóa sinh kế như phong tục tập quán, tri thức dân gian, trình độ, kỹ năng, các quan hệ xã hội trong cộng đồng, nghi lễ liên quan đến sinh kế. Như vậy có thể thấy mặc dù khái niệm, thuật ngữ văn hóa sinh kế chưa được các nhà nghiên cứu đưa ra chính thức, nhưng những biểu hiện và nhiều khía cạnh của văn hóa sinh kế đã được tiếp cận, nghiên cứu và nhìn nhận ở các góc độ khác nhau.


Nhà sử học Trần Quốc Vượng [96] chia văn hóa thành: văn hóa sản xuất, văn hóa vũ trang và văn hóa sinh hoạt, còn nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm [76] cho rằng văn hóa là một hệ thống gồm 4 thành tố: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu trong nước cơ bản thống nhất xếp văn hóa sinh kế thuộc nhóm văn hóa sản xuất, chính là những giá trị, tri thức, phong tục tập quán, nghi lễ được hình thành trong quá trình lao động sản xuất, kiếm sống của cư dân và cộng đồng.

Vận dụng lý thuyết về sinh kế và khung sinh kế bền vững của các nhà nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt là khung sinh kế bền vững của Cơ quan phát triển Anh (DFID), nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam như Trần Văn Bình, Nguyễn Văn Sửu, Bùi Văn Tuấn, Đào Thanh Thái, Nguyễn Văn Tạo, Hoàng Cầm, Phạm Thúy Quỳnh, Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Văn Hồng, Đỗ Hải Yến… từ các góc độ tiếp cận khác nhau đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về sinh kế, biến đổi sinh kế do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, di dân, tái định cư, phát triển du lịch…. trong đó đã có những nhìn nhận đánh giá về biểu hiện và yếu tố gắn với các giá trị của văn hóa sinh kế như các giá trị văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, nghi lễ liên quan đến sinh kế, tri thức địa phương, kỹ năng, trình độ lao động sản xuất, phương thức làm ăn kinh doanh mới và những tác động tới cuộc sống, quan hệ gia đình, làng xóm, truyền thống văn hóa của địa phương do những tác động của quá trình phát triển làm thay đổi sinh kế truyền thống của cộng đồng cư dân địa phương hay từng cá nhân trong cộng đồng.

Văn hóa mưu sinh là khái niệm mới xuất hiện, được nhà nghiên cứu Trần Bình sử dụng đầu tiên ở Việt Nam như một thuật ngữ riêng để chỉ hoạt động sản xuất, kiếm sống của một tộc người trong công trình nghiên cứu “Văn hóa mưu sinh của người các dân tộc thiểu số vùng Đông bắc Việt Nam” [12] xuất bản năm 2013. Tuy nhiện nội hàm, cấu trúc và đặc điểm của văn hóa mưu sinh cũng chưa được đề cập. Trong công trình nghiên cứu “Văn hóa bảo đảm đời sống của người người Nùng Cháo (Trường hợp thôn Nà Hàn, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), tác giả Nguyễn Thị Vân Anh đã có phân tích, đánh giá


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

khá sâu sắc về sự chuyển đổi sinh kế và những biến đổi văn hóa - xã hội của người Nùng Cháo ở Nà Lầu, trong đó cho rằng sinh kế có quan hệ mật thiết với văn hóa vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa nhận thức và các mối quan hệ với các yếu tố môi sinh (tự nhiên và xã hội) [2]. Trong bối cảnh phát triển du lịch tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhiều phương thức sinh kế truyền thống, gần đây trong nghiên cứu “Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch” [98], dưới lăng kính văn hóa học, tác giả Đỗ Hải Yến đã đồng nhất mưu sinh với sinh kế và đưa ra một khái niệm khá đầy đủ về văn hóa mưu sinh, đồng thời nghiên cứu, đánh giá sự biến đổi văn hóa mưu sinh thông qua các biểu hiện: (1) văn hóa ứng xử với các nguồn lực mưu sinh; (2) văn hóa thể hiện trong các hoạt động mưu sinh; và (3) văn hóa thể hiện trong các nghi lễ gắn với mưu sinh. Đây là hướng nghiên cứu khá gần với nội dung và đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án, nghiên cứu sinh có thể tham khảo, kế thừa phát triển hơn trong nghiên cứu của mình.

Nhìn chung, qua các nghiên cứu trên, có thể nhận thấy văn hóa sinh kế chính là những giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình lao động, sản xuất phục vụ cuộc sống. Vì văn hóa là tất cả những gì do con người tạo ra trong quá trình lao động (gồm cả trí óc và chân tay) và tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. Chính nhờ lao động mà các giá trị văn hóa cả vật chất và tinh thần mới được tạo ra. Những giá trị văn hóa trong sinh kế chính là những định hướng, chuẩn mực, quy tắc cho các hành vi sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng.

Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 3

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VÀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ

1.2.1. Về biến đổi văn hóa

Biến đổi văn hóa đã được đề cập đến từ khá sớm bởi những nhà khoa học khởi xướng ủng hộ Thuyết tiến hóa văn hóa như E. Taylor (1891) hay L. Morgan (1877) khi họ phân chia xã hội theo thứ bậc đơn tuyến và có chung một mẫu hình biến đổi xã hội và biến đổi văn hóa [110]. Năm 1967, tác giả Joel M.Halpern đã công bố khái niệm về sự giao lưu và biến đổi văn hóa của hai hay nhiều nền văn hóa ở nông thôn, đô thị; cuộc cách mạng văn hóa nông thôn, ý


nghĩa của những chương trình biến đổi và tương lai của cộng đồng làng quê điển hình ở Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ [107].

Nghiên cứu về biến đổi văn hóa của các tộc người dưới góc nhìn tâm lý học, năm 2010, các tác giả Pamela Balls Organista, Gerardo Marin, và Kevin M. Chun có đề cập tới vấn đề biến đổi văn hóa với những nội dung quan trọng của khái niệm, vai trò của biến đổi văn hóa khi nghiên cứu tâm lý các tộc người [112]. Theo các tác giả biến đổi văn hóa (BĐVH) được đề cập để lý giải hay phán đoán hành vi cá nhân khi tiếp xúc với một nền văn hóa mới. Các cá nhân thay đổi theo các chiến lược BĐVH mà họ chọn lựa, đồng thời có sự liên hệ tới các áp lực BĐVH. Biến đổi văn hóa hình thành hành vi và thái độ để xác định các khuôn mẫu. Tiếp biến văn hóa diễn ra tất yếu ở chủ thể trước thế giới quan hình thành thái độ, giá trị và hành vi… trong quá trình di cư và tiếp nối thế hệ của họ.

Trong đánh giá về các vấn đề biến đổi văn hóa, phương pháp tiếp cận năm 2011, Ozgur Celenk và Vande đưa ra quan niệm về BĐVH được hiểu là: quá trình thay đổi khi những cá thể từ các nền văn hóa khác nhau có sự tiếp xúc trực tiếp với nhau lâu dài và liên tục dẫn đến sự biến đổi của bản thân cá thể (giá trị, thái độ, niềm tin và phẩm chất) cũng như sau biến đổi của nhóm cá thể (hệ thống xã hội và văn hóa). Những hình thức quan trọng nhất của quá trình biến đổi văn hóa bao gồm các yếu tố tiên quyết (điều kiện biến đổi văn hóa), chiến lược (xu hướng biến đổi văn hóa) và kết quả của biến đổi văn hóa [103 tr.10]. Như vậy, sau 10 năm phát triển vấn đề BĐVH trên thế giới, bên cạnh việc kế thừa các công trình nghiên cứu cũ về khái niệm, bản chất của biến đổi văn hóa, tác giả Ozgur Celenk đã có những bước tiến trong nghiên cứu biến đổi văn hóa về sau so với những nghiên cứu thời kỳ trước đó như: những biểu hiện của biến đổi văn hóa và dự báo những xu hướng biến đổi văn hóa.

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa cũng được nhiều học giả quan tâm từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Vấn đề biến đổi văn hóa làng và các khu vực nông thôn ngày càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước do sự tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển kinh tế từ đầu những năm 2000 đến nay.


Tìm hiểu về những xu hướng biến đổi trong văn hóa và lối sống ở Việt Nam, các nghiên cứu của tác giả Mai Văn Hai, Phạm Việt Dũng [35] chỉ ra sự biến đổi trên phương diện văn hóa, lối sống với mọi biểu hiện đa dạng, sinh động, đồng thời làm rõ những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi đó. Những biểu hiện dễ thấy nhất trong văn hóa, lối sống ở Việt Nam thể hiện trên 5 lĩnh vực: Sự biến đổi của mỗi cá nhân gắn liền với sự biến đổi của gia đình; sự biến đổi về cơ cấu lứa tuổi trong chu trình đời người; sự thay đổi trong quan hệ hàng xóm, láng giềng; sự biến đổi trong văn hóa tiêu dùng; xu hướng thay đổi giá trị, triết lý sống của cá nhân và các nhóm xã hội. Nguyên nhân của những biến đổi đó gồm: tác động của kinh tế thị trường, văn minh công nghiệp, sự thay đổi của môi trường nhất thể hóa cá nhân, chuyển đổi từ cơ cấu xã hội truyền thống sang cơ cấu xã hội hiện đại, đa dạng hơn.

Theo hướng khác, tác giả Ngô Đức Thịnh lại đề cập đến một chiều cạnh của sự biến đổi văn hóa ở cộng đồng các dân tộc thiểu số [77] trên cơ sở nêu và phân tích một số đặc trưng cơ bản, các giá trị, vai trò của luật tục, phong tục trong đời sống các dân tộc thiểu số, tác giả trình bày sự biến đổi của luật tục và tính thích ứng của nó với xã hội hiện đại. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tuy còn ở trình độ phát triển xã hội thấp hơn so với người Kinh nhưng cũng nằm trong xu hướng phát triển chung của xã hội. Cả luật tục, phong tục đều không còn nguyên vẹn, một phần do sự thay đổi hoàn cảnh xã hội, do con người vô ý để rơi rụng, hoặc chủ động loại bỏ do coi đó là lạc hậu, phản tiến bộ…; một phần do có sự thâm nhập của những phong tục và luật lệ mới. Phạm vi ảnh hưởng của luật tục cũng thu hẹp dần, có sự kết hợp giữa luật tục, luật pháp của Nhà nước. Luật tục đã từng đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý nông thôn, nên sự kết hợp giữa luật pháp và luật tục là một đòi hỏi tất yếu khách quan.

Dưới góc độ nghiên cứu văn hóa dân gian, nhân học văn hóa, văn hóa học, tác giả Lê Hồng Lý và cộng sự đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam [46], điểm qua bối cảnh chung tình hình thế giới hiện nay với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, điều này đã tác động mạnh mẽ đến các xu hướng biến đổi văn hóa trên thế giới. Từ đó dự đoán xu thế phát triển, biến đổi văn hóa Việt Nam ở thập niên tiếp theo.


Tác giả Đỗ Lan Phương [51] dựa trên cơ sở tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích văn hóa học, nhân học xã hội và nhiều phương pháp khác đã chỉ ra những nhân tố tác động đến sự BĐVH Việt Nam trên 6 phương diện: Phát triển kinh tế xã hội, phục hưng văn hóa truyền thống, hoạt động tôn giáo, phát triển truyền thông đại chúng, giao lưu văn hóa quốc tế. Từ đó tìm ra nguyên nhân của sự BĐVH Việt Nam trong giai đoạn này. Công trình nghiên cứu này là nền tảng, định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về BĐVH trong từng lĩnh vực cụ thể.

Tiếp cận biến đổi văn hóa dưới sự ảnh hưởng của công cuộc đổi mới đất nước, tác giả Nguyễn Văn Dân [22] đã chỉ ra rằng: Sau hai mươi năm đổi mới và hội nhập, văn hóa Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc theo hướng nâng cao, trở nên phong phú, cởi mở hơn. Trong đời sống văn hóa, tác giả đã phân tích sự đổi mới trên một số mặt như: đổi mới văn hóa về khía cạnh chính trị, pháp lý; tiếp thu các giá trị văn hóa thế giới; đổi mới trong quan niệm sống, lối sống; phục hồi, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; đổi mới trong tự do sáng tác. Từ đó tác giả bàn về vấn đề nảy sinh trong đổi mới văn hóa.

Năm 2013, từ góc nhìn văn hóa học, luận án tiến sĩ của Vũ Diệu Trung đã nghiên cứu về Những biến đổi văn hóa làng nghề ở Sơn Đồng; Bát Tràng; Đồng Xâm, Thái Bình [88] đưa ra các khái niệm làng nghề, văn hóa làng nghề, biến đổi văn hóa làng nghề. Những biểu hiện biến đổi văn hóa làng nghề được đề cập trên các phương diện: 1) Không gian, cảnh quan và di tích; 2) Biến đổi phương thức truyền nghề và bí quyết giữ gìn nghề nghiệp; 3) Biến đổi hình thức tổ chức sản xuất; 4) Biến đổi về quan niệm và quan hệ xã hội; 5) Biến đổi tín ngưỡng, lễ hội và phong tục tập quán. Luận án cũng đưa ra những giải pháp cho các nhà quản lý trong khai thác di sản văn hóa làng nghề. Trên cơ sở những nghiên cứu của Luận án tiến sĩ của mình, tác giả Vũ Diệu Trung đã xuất bản cuốn sách “Biến đổi văn hóa Làng nghề ở Châu thổ sông Hồng hiện nay”, phân tích biến đổi văn hóa diễn ra theo hai xu hướng: Xu hướng thích ứng và xu hướng bảo thủ. Và nhân tố tư tưởng, chính trị giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự biến đổi văn hóa.

Năm 2013, Nguyễn Văn Quyết với Luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học:“Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các cộng đồng nông nghiệp - nông


thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp (thông qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai)” [55], đã khảo sát các biển đổi đời sống văn hóa của ba cộng đồng dân cư nông nghiệp - nông thôn sau khi bị cắt một phần đất nông nghiệp, đất thổ cư để xây dựng các khu công nghiệp tập trung, đã bị biến đổi như thế nào trong bối cảnh phát triển nhanh chóng, phát triển nóng, mang tính cưỡng bức từ trên xuống. Thông qua sự khảo sát này đã khái quát lên bức tranh phát triển đời sống văn hóa của những cộng đồng dân cư có khu công nghiệp tập trung với tất cả những lợi thế, hạn chế, thời cơ và thách thức đối với họ.

Trong nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng ở đồng bằng Bắc Bộ công bố trên tạp chí Lý luận chính trị năm 2017, tác giả Vũ Thị Phương Hậu cho rằng văn hóa làng thuộc nhóm văn hóa tĩnh, mang tính truyền thống, chậm thay đổi. Theo tác giả, văn hóa làng bao gồm những giá trị, chuẩn mực đã được cộng đồng lựa chọn, được thử thách qua thời gian, được bảo tồn có ý thức, thậm chí cả vô thức. Tác giả đã phân tích và đánh giá một số vấn đề biến đổi văn hóa làng Việt truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ biểu hiện trong các thiết chế gia đình, dòng họ, tín ngưỡng, lễ hội và hương ước của làng. Xác định những giá trị văn hóa làng không chỉ có ý nghĩa về phương diện tinh thần mà còn là động lực trực tiếp thúc đẩy nông thôn phát triển, tác giả đã đưa ra 4 nhóm giải pháp để bảo tồn, phát huy văn hóa làng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay [37].

Nhìn chung trong các công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa và biến đổi văn hóa làng ở trong và ngoài nước từ các góc độ tiếp cận khác nhau đã đưa ra một số cơ sở lý thuyết về biến đổi văn hóa, tiếp biến văn hóa, đồng thời các nghiên cứu cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu, chỉ ra những xu hướng biến đổi văn hóa nói chung và những vấn đề biến đổi lối sống, đời sống văn hóa, phong tục tập quán, giá trị, chuẩn mực, phương thức truyền nghề….

1.2.2. Về biến đổi văn hoá sinh kế

Biến đổi văn hóa sinh kế là vấn đề còn khá mới mẻ, các công trình nghiên cứu gần đây mới tập trung vào nghiên cứu biến đổi sinh kế trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, di dân tái, định cư, phát triển du lịch. Tuy nhiên từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các công trình nghiên cứu về biến đổi sinh kế cũng đã đề cập, đánh giá, nhận diện những yếu tố, khía cạnh liên quan đến văn


hóa sinh kế hay văn hóa mưu sinh như phong tục tập quán lao động sản xuất, nguồn lực xã hội, nguồn lực văn hóa, nghi lễ, tri thức liên quan đến hoạt động sinh kế….

Năm 2012, tác giả Bùi Thị Bích Lan đã công bố luận án tiến sĩ nghiên cứu về Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La [43]. Trong nghiên cứu này tác giả cung cấp những nguồn tư liệu mới có hệ thống về các hoạt động mưu sinh truyền thống của người Kháng ở Chiềng Bôm; phân tích và lý giải sự biến đổi văn hóa mưu sinh của người Kháng từ khi thực hiện đổi mới đến nay; kết quả nghiên cứu chính của đề tài chính là tác giả đã xác định các vấn đề được đặt ra cho hoạt động mưu sinh của người Kháng hiện nay trong mối quan hệ với phát triển bền vững như: Tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ tài nguyên môi trường... Nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu cần thiết làm cơ sở cho việc hoạch định những chương trình phát triển kinh tế xã hội cho các dân tộc thiểu số nói chung và người Kháng ở Chiềng Bôm, Sơn La nói riêng.

Năm 2012, trong công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ “Sự thích ứng của đời sống mới của dân di cư Sơn La" của tác giả Nguyễn Văn Hồng [39], từ góc độ tâm lý học đã tìm hiểu những đặc điểm thích ứng về sinh học, tâm lý và tâm lý xã hội cùng với những biểu hiện và tiêu chí đánh giá sự thích ứng tâm lý xã hội, trên cơ sở đó phân tích, luận giải sự thích ứng của dân di cư Sơn La trước những khó khăn trong điều kiện lao động và điều kiện sống mới qua những biểu hiện: nhận thức, thái độ và hành vi, đồng thời chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự thích ứng như khoảng cách, đặc điểm văn hóa, độ tuổi, chế độ chính sách...từ đó đề xuất các giải pháp về chế độ chính sách, cách thức thực hành các dự án phát triển theo hướng từ dưới lên.

Năm 2014, tác giả Nguyễn Văn Sửu đã công bố công trình nghiên cứu “Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội” [72]. Tác giả đã sử dụng khung sinh kế bền vững kết hợp với tiếp cận không gian để phân tích và lý giải về quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đặc biệt là việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp và các tác động của nó tới sự biến đổi sinh kế của nông dân ở hai làng ven đô Hà Nội. Trong nghiên cứu, tác giả đã đánh giá, phân tích

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí