Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


BÙI VĂN MẠNH


BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC Mã số: 9229040


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS PHẠM DUY ĐỨC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

2. TS. LÊ XUÂN KIÊU


Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 1

HÀ NỘI - 2020

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.


Tác giả


Bùi Văn Mạnh

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8

1.1. Các công trình nghiên cứu về sinh kếvăn hóa sinh kế 8

1.2. Các công trình nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa và biến đổi văn hóa sinh kế14

1.3. Các công trình nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa sinh kế trước tác động của du lịch 21

1.4. Các công trình nghiên cứu về văn hóa, tác động của du lịch đối với di sản và sinh kế của cư dân tại quần thể danh thắng tràng an 25

1.5. Đánh giá chung về những thành tựu nghiên cứu mà luận án có thể kế thừa và những khoảng trống mà luận án cần đi sâu nghiên cứu 28

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 32

2.1. Một số khái niệm công cụ 32

2.2. Lý thuyết biến đổi văn hóa và khung phân tích biến đổi văn hóa sinh kế 43

2.3. Quan điểm phát triển du lịch và mối quan hệ văn hóa sinh kế và du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An 48

2.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 54

Chương 3. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN 63

3.1. Đặc điểm văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước năm 2000 63

3.2. Thực trạng biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An do tác động của phát triển du lịch 82

3.3. Đánh giá sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân ở Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của phát triển du lịch 105

Chương 4. NHỮNG YẾU TỐ VÀ XU HƯỚNG TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG 112

TRÀNG AN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 112

4.1. Những yếu tố tác động và xu hướng biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An 112

4.2. Những vấn đề đặt ra do tác động của phát triển du lịch 129

4.3. Một số khuyến nghị về giải pháp phát triển văn hóa sinh kế bền vững của cư dân ở Quần thể danh thắng Tràng An trong quá trình phát triển du lịch 135

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

PHỤ LỤC 164

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BĐVH Biến đổi văn hóa

BCH Ban chấp hành

CSHT Cơ sở hạ tầng

CMCN Cách mạng công nghiệp

DSVHTNTG Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới DSVH Di sản văn hóa

DFID Department for International Development (Cơ quan phát triển Quốc tế).

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

KTXH Kinh tế xã hội

KTTT Kinh tế thị trường

QTDT Quần thể danh thắng SBĐVHSK Sự biến đổi văn hóa sinh kế UBND Ủy ban nhân dân

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp Quốc VHSK Văn hóa sinh kế

XHCN Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Các thành tố của văn hóa sinh kế 39

Sơ đồ 2.2. Khung phân tích sinh kế bền vững DFID [13, tr.40] 45

Sơ đồ 2.3. Khung phân tích sự biến đổi văn hóa sinh kế 46

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của người dân địa phương 67

Biểu đồ 3.2. Thu nhập của người dân giai đoạn 1990-2000 69

Biểu đồ 3.3. Nghề nghiệp trước đây của người dân địa phương 73

Biểu đồ 3.4. Mức độ đáp ứng diện tích đất sản xuất, trồng cấy của gia đình 83

Biểu đồ 3. 5. Thu nhập hiện nay của người dân 84

Biểu đồ 3.6. Lợi ích du lịch mang lại cho kinh tế địa phương 85

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ người dân được tham gia các lớp bồi dưỡng du lịch 87

Biểu đồ 3.8. Khó khăn khi chuyển sang làm nghề mới 88

Biểu đồ 3.9. Sự phù hợp của công việc hiện tại đối với người dân 89

Biểu đồ 3.10.Mức độ thường xuyên tổ chức và tham gia lễ hội truyền thống 91

Biểu đồ 3.11. Đánh giá chất lượng tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống 91

Biểu đồ 3.12. Mức độ hấp dẫn của các lễ hội văn hóa truyền thống 92

Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ các hộ gia đình có làm nghề phụ 96

Biểu đồ 3.14. Nghề nghiệp hiện nay của người dân địa phương 98

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Diện tích đất tự nhiên và đất gieo trồng 3 xã năm 2010 64

Bảng 3.2. Diện tích gieo trồng cấy của các xã giai đoạn 2010-2018 83

Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn lao động làm du lịch tại các xã hiện nay 86

Bảng 3.4. Tổng hợp các cơ sở dịch vụ và quản lý khu du lịch 93

Bảng 3.5. Đánh giá về chủ trương, chính sách phát triển KTXH và du lịch 94

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới là những tài sản vô giá và không thể thay thế, có giá trị và ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với mỗi cá nhân, cộng đồng, địa phương, quốc gia và toàn nhân loại. Di sản thế giới là những khu vực có giá trị nổi bật về cảnh quan tự nhiên, văn hóa, kiến trúc độc đáo và hệ sinh thái đa dạng, phong phú, có sức lôi cuốn rất lớn với khách du lịch. Không phải ngẫu nhiên mà hàng năm các khu Di sản thế giới thu hút hàng triệu lượt lượt du khách tới thăm. Du lịch trở thành một công cụ chủ yếu trong nỗ lực giữ gìn, bảo vệ di sản, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở những khu vực được bảo vệ của di sản.

Tuy nhiên quá trình phát triển du lịch cũng tạo ra không ít những tác động tới khu di sản và cộng đồng cư dân địa phương, nhất là ở các nước đang phát triển. Một trong những tác động rõ nhất đối với cư dân trong khu di sản, đó là sự thay đổi các nguồn lực sinh kế (nguồn lực con người, nguồn lực tư nhiên, tài chính, vật chất và nguồn lực xã hội), hệ thống sinh kế, phương thức sinh kế và các hoạt động sinh kế truyền thống cùng với những giá trị văn hóa gắn liền với các hoạt động sinh kế. Trước đây người dân sinh sống trong các khu vực di sản chỉ quen với nghề làm nông nghiệp, chăn nuôi, săn bắt, hái lượm, làm một số nghề thủ công, khi thực hiện các dự án phát triển du lịch, nhiều diện tích đất tự nhiên, đất sản xuất nông nghiệp, đất ở của người dân bị thu hồi để làm dự án du lịch, nguồn lực đất đai bị hạn chế, không gian sản xuất, canh tác bị thu hẹp, buộc nhiều người phải chuyển đổi nghề nghiệp, cách thức kiếm sống.

Quần thể danh thắng Tràng An đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thứ 31 trên thế giới vào năm 2014 và là di sản hỗn hợp duy nhất của Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích

12.252 ha, trong đó khu di sản là 6.226ha, vùng đệm 6.026 ha, nằm trên địa bàn của 20 xã, phường thuộc 5 huyện và thành phố. Là vùng đất cổ nơi đang lưu giữ dấu vết của người tiền sử cách ngày nay hơn 30.000 năm. Người dân đã sinh sống gắn bó hàng nghìn năm, trải qua bao biến cố to lớn về môi trường, cảnh


quan và trở thành một phần không thể tách rời của di sản. Đến nay trong vùng lõi của di sản có khoảng 20.000 dân sinh sống, tập trung chủ yếu ở các xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải của huyện Hoa Lư, với sinh kế truyền thống chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và làm nghề thủ công. Khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An hiện là điểm đến hàng đầu của tỉnh Ninh Bình và khu vực phía Bắc, hàng năm thu hút khoảng 3 triệu lượt khách. Du lịch không chỉ đóng góp trực tiếp vào việc bảo tồn, gìn giữ di sản mà còn góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động địa phương và nâng cao đời sống văn hóa của người dân địa phương. Bên cạnh đó, phát triển du lịch cũng tạo ra nhiều tác động tiêu cực đối với cư dân địa phương do sự thay đổi về môi trường, không gian sản xuất, tri thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất cũng như tác động tới lối sống, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của địa phương. Mức độ tác động, ảnh hưởng của du lịch tới người dân còn phụ thuộc khả năng thích ứng và nguồn lực của cá nhân và hộ gia đình, nhiều người thích ứng, chủ động học hỏi, trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh du lịch làm kế sinh nhai mới như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, bán hàng lưu niệm, vận tải du lịch, nhưng cũng có nhiều người thích ứng chậm hơn, bị động trong việc chuyển đổi sinh kế, việc làm, thậm chí hẫng hụt, mất phương hướng, kết quả là chịu thiệt thòi và yếu thế hơn trong các hoạt động sinh kế mới. Những thay đổi này cũng dẫn đến sự biến đổi các giá trị văn hóa sinh kế, phong tục, tập quán, lối sống của người dân địa phương.

Mặc dù đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa và văn hóa sinh kế của cư dân trước tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở nhiều địa phương khác nhau trên phạm vi cả nước, trong đó có tác động của phát triển du lịch, nhưng chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên biệt về biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch dưới góc độ văn hóa học. Trước những vấn đề đặt ra về cả thực tiễn và nhu cầu nghiên cứu khoa học về biến đổi văn hóa sinh kế của người dân địa phương trong vùng Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của phát triển du lịch, nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu


“Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành văn hóa học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu về biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch, Luận án tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về biến đổi văn hóa sinh kế, tìm hiểu sự biến đổi văn hóa sinh kế trong bối cảnh phát triển du lịch, đồng thời lý giải những nguyên nhân, xu hướng ảnh hưởng tới sự biến đổi, bàn luận một số vấn đề đặt ra để phát triển văn hóa sinh kế bền vững trước tác động của du lịch.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

1) Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về biến đổi văn hóa sinh kế do tác động của phát triển du lịch;

2) Nghiên cứu làm rõ thực trạng biến đổi sinh kế và văn hóa sinh kế của cư dân 3 xã nằm trong vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An trước và sau khi phát triển du lịch;

3) Nhận diện các yếu tố tác động, xu hướng khai thác du lịch tác động tới biến đổi, thời cơ và thách thức đối với biến đổi văn hóa sinh kế; bàn luận xác định một số vấn đề đặt ra để phát triển sinh kế bền vững của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trong quá trình phát triển du lịch.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Những bến đổi văn hóa sinh kế của cư dân trong khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của phát triển du lịch.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Trong vùng lõi khu di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An có 12 xã thuộc các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và thành phố Ninh Bình, luận án tập trung vào 3 xã có dân số chiếm trên 90% cư dân sống trong vùng lõi di sản chịu nhiều tác động nhất do phát triển du lịch gồm các xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải thuộc huyện Hoa Lư.

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí