Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 4


bối cảnh, yếu tố tác động tới sự biến đổi, lý giải về việc tiếp cận, sử dụng và phân phối các nguồn vốn những cách thức ứng phó với những thay đổi về nguồn vốn để tạo ra sinh kế mới.

Trong công trình nghiên cứu “Biến đổi sinh kế của người Mường vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình ở nơi tái định cư” tác giả Trịnh Thị Hạnh [36], từ góc độ dân tộc học, tiếp cận trên cơ sở khung sinh kế bền vững của DFID, đã có nghiên cứu, tìm hiểu khá đầy đủ về sự biến đổi sinh kế của người Mường trong quá trình tái định cư xây dựng Thủy Điện Hòa Bình và sự thích ứng văn hóa của các cộng đồng dân cư ở hai mô hình tái định cư khác nhau (mô hình “di vén” và “lập làng mới”), qua đó thấy rằng trong các nguồn lực sinh kế, vốn xã hội có vai trò như “sợi chỉ đỏ” đối với việc phục hồi sinh kế sau tái định cư và vai trò của tri thức địa phương và tôn trọng đa dạng văn hóa trong thực hành các dự án phát triển.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác còn cho thấy, cộng đồng nông nghiệp - nông thôn chuyển thành các cộng đồng mang tính đô thị do áp lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các địa phương. Trong đó, tác giả Nguyễn Văn Quyết đã tiến hành khảo sát các biến đổi đời sống văn hóa của ba cộng đồng dân cư nông nghiệp. Tác giả đã tiến hành phân tích sự biến đổi kinh tế, xã hội từ nông thôn sang đô thị, biến đổi trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa… Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra các điều kiện, yếu tố tác động đến quá trình biến đổi đời sống văn hóa, trong đó, đặc biệt chú ý đến các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa... Công trình đã khái quát lên một bức tranh sinh động về sự phát triển đời sống văn hóa của những cộng đồng dân cư có khu công nghiệp tập trung, với tất cả những lợi thế, hạn chế, thời cơ và thách thức, từ đó đề ra một số giải pháp mang tính lý luận và thực tiễn [55].

Ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh du lịch, liên quan đến biến đổi văn hóa cũng được quan tâm, trong đó Đặng Thị Phương Anh tập trung nghiên cứu 4 vấn đề: Nội dung, đặc điểm, bản chất và xu thế của toàn cầu hóa; toàn cầu hóa về văn hóa; vai trò của văn hóa trong nền kinh tế thế giới; vai trò của văn hóa trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam, từ đó chỉ ra xu thế khai thác các giá trị văn hóa trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam nhằm tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc [1]. Sự phát triển của các loại hình du lịch văn hóa, cũng như


thiết lập các chuẩn mực văn hóa trong kinh doanh, quản lý du lịch cần được thực hiện trong mối quan hệ gắn bó với sự phát triển chung của toàn ngành cũng như đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Từ góc độ văn hóa học, trong nghiên cứu “Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh [2] đã cho thấy quá trình chuyển đổi sinh kế có sự đang xen giữa những cơ sở của nền kinh tế trọng tình và nền kinh tế duy lý và dựa trên những cơ sở đạo lý nhất nhất định. Người nông dân một mặt luôn ý thức duy trì một nền kinh tế với những cơ sở đạo đức trọng tình, vừa biết thích ứng với hoàn cảnh, xoay sở lựa chọn cho mình một phương thức sinh kế phù hợp, một cách linh hoạt, chủ động mà không làm mất đi những cơ sở đạo đức của nền kinh tế trọng tình và các mối quan hệ xã hội và hành vi văn hóa tương ứng.

Nhìn chung từ các góc độ nghiên cứu văn hóa dân gian, tâm lý học, nhân học văn hóa, văn hóa học, các công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa sinh kế (VHSK) chủ yếu tiếp cận những khía cạnh khác nhau của hoạt động sinh kế như xu hướng biến đổi trong văn hóa lối sống, phong tục tập quán, lối sống, khai thác các giá trị văn hóa trong kinh doanh, biến đổi kinh tế xã hội từ nông thôn sang đô thị, hay văn hóa đảm bảo đời sống thể hiện trong tư duy và phương thức sản xuất, kinh doanh trên cơ sở của nền kinh tế trọng tình sang nền kinh tế duy lý. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về biến đổi văn hóa sinh kế.

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Hiện nay sự biến đổi văn hóa sinh kế chịu rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến sự biến đổi theo thời gian, trong đó có sự tác động của quá trình phát triển du lịch. Trong công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiếp biến văn hóa đối với phát triển du lịch quốc tế, tác giả Lê Tuấn Anh và Nguyễn Thị Hồng Tâm đã phân tích và làm rõ nhận thức, phản ứng của giới trẻ đối với các yếu tố văn hóa do khách du lịch nước ngoài mang đến; tìm hiểu sự đánh giá của giới trẻ về biến đổi văn hóa truyền thống, đặc biệt là sự biến đổi về hành vi, ứng xử của bản thân họ trong bối cảnh phát triển du lịch quốc tế hiện nay [3].


Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 4

Vấn đề phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và những tác động của du lịch tới sự biến đổi và bảo tồn văn hóa địa phương đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu trong nước. Từ góc độ quản lý văn hóa, trong nghiên cứu “Văn hóa các tộc người thiểu số tỉnh Hòa Bình với việc phát triển du lịch văn hóa” tác giả Bùi Thanh Thủy đã phân tích, tìm hiểu về giá trị, vai trò của văn hóa tộc người trong phát triển du lịch và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý khai thác văn hóa tộc người trong phát triển du lịch, từ đó ra các giải pháp khai thác phát huy giá trị văn hóa tộc người trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, vấn đề tác động của du lịch tới sự biến đổi các giá trị văn hóa tộc người hay văn hóa sinh kế của tộc người cũng chưa được đề cập trong đề tài này [78].

Tiếp cận biến đổi văn hóa địa phương hay biến đổi văn hóa của tộc người trước tác động của du lịch cộng đồng, các tác giả Đặng Thị Diệu Trang, Phạm Quỳnh Phương, Nguyễn Tuệ Chi, Nguyễn Thị Yên trong công trình nghiên cứu “Du lịch dựa vào cộng đồng và sự biến đổi văn hóa địa phương: trường hợp người Thái và người Mường ở Hòa Bình”, dựa trên quan điểm của tính hiện đại, toàn cầu hóa và phát triển đã cho rằng: Du lịch cộng đồng là quá trình hàng hóa hóa văn hóa địa phương để thu hút khách du lịch và tham gia hoạt động du lịch để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, “tích lũy tài sản” cá nhân; điều này đã tạo nên sự biến đổi trong nguyên tắc sống được định hình trong truyền thống lâu đời của người dân địa phương, làm thay đổi phương thức sinh kế…” [86, tr.43]. Nghiên cứu đã phân tích làm rõ sự biến đổi văn hóa địa phương trên bốn khía cạnh: (1) sự biến đổi sinh kế do chính sách phát triển du lịch cộng đồng với hoạt động cơ bản là hàng hóa hóa văn hóa địa phương để thu hút khách du lịch; (2) sự biến đổi mối quan hệ xã hội từ tác động của hoạt động kinh tế du lịch như biến đổi trong quan hệ cộng đồng và quan hệ với thế giới bên ngoài – khách du lịch;

(3) biến đổi trong quan hệ giới với sự nổi lên vai trò quan trọng của những người phụ nữ trong hoạt động du lịch cộng đồng; (4) các hoạt động trình diễn bản sắc của tộc người để thu hút khách du lịch như biểu diễn văn nghệ, ẩm thực… [86, tr.46]. Mặc dù, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những khía cạnh chung của biến đổi văn hóa địa phương, chưa đi sâu tìm hiểu về biến đổi văn hóa sinh kế, nhưng nghiên cứu sinh có thể tham khảo, làm rõ thêm những vấn đề về phát triển


du lịch cộng đồng và phát triển bền vững văn hóa sinh kế ở trong khu vực QTDT Tràng An.

Trong bài viết đăng trên Tạp chí văn hóa nghệ thuật “Du lịch dựa vào cộng đồng và vấn đề bảo tồn văn hóa địa phương” của tác giả Đặng Thị Diệu Trang [85], đã tìm hiểu, phân tích vai trò của du lịch dựa vào cộng đồng trong việc phát huy, bảo tồn văn hóa địa phương. Nghiên cứu đã cho thấy sự tham gia của cá nhân trong cộng đồng vào việc cung cấp các dịch vụ du lịch sẽ vừa đảm bảo duy trì quyền sở hữu của người dân vừa giải quyết được vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và những giá trị văn hóa của cư dân địa phương. Du lịch được ví như “sợi dây vô hình” gắn kết giữa lợi ích của cá nhân với cộng đồng thông qua việc làm, thu nhập…từ đó sẽ giúp cho mỗi cá nhân trong cộng đồng nâng cao ý thức bảo tồn giá trị văn hóa địa phương. Nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức trong công việc bảo tồn văn hóa như vấn đề lợi ích của cộng đồng, tính thương mại hóa văn hóa trong du lịch đã làm giảm đi giá trị văn hóa truyền thống, mai một sự niềm nở, hiếu khách của người dân…Tuy nhiên những khía cạnh về giá trị văn hóa sinh kế, sự tác động của phát triển du lịch tới sự biến đổi các giá trị của văn hóa sinh kế chưa được tác giả đề cập tới trong nghiên cứu.

Nghiên cứu về tác động của du lịch tới thay đổi sinh kế của cộng đồng trong các khu di sản thế giới, công trình nghiên cứu “Tourism - Induced Livelihood changes at Mount Sanqingsha - World Heritage Site, China” (Thay đổi sinh kế do tác nhân du lịch ở khu di sản thế giới núi Sanqinshan của Trung Quốc) do các tác giả Ming Ming Sue, Geoeffrey và Kejian Xu thực hiện năm 2016, đã cho thấy du lịch góp phần nâng cao đời sống, phúc lợi xã hội cho người dân địa phương, nhưng nó cũng là tác nhân phá vỡ các hệ thống sinh kế, các mối quan hệ xã hội và các truyền thống văn hóa. Phát triển du lịch mang lại cả những thay đổi tích cực và tiêu cực đến sinh kế và cộng đồng địa phương. Áp dụng khung sinh kế bền vững của DFID, các tác giả đã nghiên cứu, phân tích sự thay đổi các nguồn lực sinh kế, như việc thu hồi đất cho các dự án phát triển du lịch và việc hạn chế tiếp cận, khai thác các sản vật tự nhiên từ rừng để bảo tồn, người dân phải chuyển từ làm nông nghiệp, khai thác lâm sản sang làm các nghề dịch vụ (hướng dẫn viên, bán hàng, kinh doanh nhà hàng, kinh doanh nhà nghỉ…).


Nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa phát triển du lịch với đảm bảo sinh kế, vai trò và tác động của phát triển du lịch với chiến lược sinh kế của cộng đồng địa phương. Từ đó đưa ra các khuyến nghị, giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong khu di sản và đảm bảo lợi ích về sinh kế của người dân trong khu di sản Sanqinshan [120]. Từ góc độ du lịch, vấn đề mối quan hệ giữa sinh kế nông thôn và du lịch di sản ở khu di sản Sanginshan đã được tác giả phân tích làm rõ, đồng thời chỉ ra những vấn đề về thu hồi đất, sinh kế truyền thống bị mai một, sự gắn kết xã hội, suy giảm văn hóa, tính dễ bị tổn thương, vv. Đây chính là những vấn đề đã, đang diễn ra với cư dân tại QTDT Tràng An.

Một công trình nghiên cứu gần đây của Đỗ Hải Yến năm 2017 về biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn trong bối cảnh phát triển du lịch, có cách tiếp cận khá gần với mục tiêu, nội dung hướng nghiên cứu của đề tài, mà Nghiên cứu sinh có thể tham khảo, tiếp tục phát triển phục vụ cho nghiên cứu của mình. Tác giả Đỗ Hải Yến đã đưa ra quan niệm về biến đổi văn hóa mưu sinh trong bối cảnh phát triển du lịch. Theo đó BĐVH mưu sinh được xem xét, phân tích dưới 3 biểu hiện chính: (1) Biến đổi hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần trong cách ứng xử với các nguồn lực mưu sinh; (2) biến đổi ứng xử trong quá trình mưu sinh; (3) biến đổi trong các nghi lễ gắn với mưu sinh của chủ thể [98, tr.26]. Xem xét vấn đề biến đổi văn hóa mưu sinh trong bối cảnh phát triển du lịch, tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá những biến đổi tích cực, tiêu cực, cơ hội và thách thức cùng với các yếu tố tác động, xu hướng biến đổi, từ đó đưa các bàn luận về chiến lược phát huy giá trị văn hóa mưu sinh. Đây là đề tài nghiên cứu biến đổi văn hóa mưu sinh dưới lăng kính văn hóa học được thực hiện khá công phu, với nhiều nhìn nhận, đánh giá khá khách quan và hệ thống về vấn đề biến đổi văn hóa mưu sinh trong bối cảnh phát triển du lịch. Tuy nhiên đề tài này mới dừng lại ở việc phân tích, đánh giá sự biến đổi văn hóa mưu sinh qua các biểu hiện về ứng xử với các nguồn lực, văn hóa trong các hoạt động mưu sinh và trong các nghi lễ mưu sinh, chưa xem xét đến các đặc điểm, thành tố hay các giá trị của văn hóa sinh kế .

Đối với các khu vực nông thôn có điều kiện và đặc điểm tương đồng với địa bàn nghiên cứu tại Khu Di sản Quần thể danh thắng Tràng An thì sẽ rất khó


để nhận diện trong biến đổi sinh kế dưới sự tác động của du lịch hay đô thị hóa, toàn cầu hóa, bởi vì trong chính sách phát triển, quy hoạch đô thị của tỉnh Ninh Bình đã chủ trương xây dựng các khu vực nông thôn này thành các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mới gắn với các mô hình phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm nông nghiệp, du lịch di sản…, đồng thời sự thay đổi về mọi mặt chính trị - kinh tế - xã hội gần như là tất yếu của sự phát triển. Hơn nữa khi phát triển du lịch đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới, đô thị hóa các vùng nông thôn hiện nay một cách bền vững.

Chính vì thế, đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, biến đổi văn hóa là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu. Các xu hướng nghiên cứu rất đa dạng và phong phú, liên quan đến nhiều cấp độ, nhiều lĩnh vực, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, tựu chung lại, vấn đề nghiên cứu này đều chỉ ra những quá trình, nguyên nhân, bối cảnh biến đổi, những nhân tố tác động tới sự biến đổi và sự biến đổi trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, trong đó phát triển du lịch là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của người dân, từ việc làm thay đổi các nguồn lực sinh kế, phương thức sinh kế đến các giá trị định hướng, chuẩn mực và hành vi sinh kế.

1.4. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA, TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI DI SẢN VÀ SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN

Ninh Bình là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời, có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều địa danh đã được đầu tư, phát triển trở thành các khu, điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Vì vậy có khá nhiều các nhà nghiên cứu trong nước, quốc tế và của tỉnh quan tâm nghiên cứu và xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như cuốn sách biên khảo “Địa chỉ văn hóa dân gian Ninh Bình” của tác giả Trương Đình Tưởng [79]. Công trình này đã ghi chép, miêu tả khá đầy đủ và hệ thống về lịch sử, văn hóa các địa phương của tỉnh Ninh Bình, tri thức dân gian, kỹ thuật dân gian về trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, y dược, kỹ nghệ và ẩm thực dân


gian, phong tục tập quán và tin ngưỡng dân gian của mảnh đất và con người Ninh Bình. Qua công trình này, nghiên cứu sinh có thể tìm hiểu về các nghề thủ công truyền thống cùng tri thức dân gian về các hoạt động sinh kế của người dân Ninh Bình nói chung và cư dân trong khu vực di sản thế giới QTDT Tràng An nói riêng.

Công trình nghiên cứu khảo cổ học do Tiến sĩ Ryan Rabett cùng đồng nghiệp tại Trường đại học Cambridge, Queen Belfast và Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành từ năm 2007 đến năm 2019, đã có những phát hiện quan trọng chứng minh người tiền sử đã cư trú và sinh sống ở vùng đất Tràng An, Ninh Bình cách nay khoảng hơn 30.000 năm. Các nguồn thức ăn tìm thấy trong các đống rác bếp khai quật ở các hang cho thấy hoạt động sinh kế chủ yếu là săn bắt, hái lượm và khai thác các nguồn lợi từ sông (cua nước ngọt, cá và rùa) và đánh cá từ biển. Cuối năm 2017, các chuyên gia khảo cổ học đã phát hiện được bộ xương người khá hoàn chỉnh có niên đại khoảng trên 12.000 năm, hiện đã tái hiện được khuôn mặt và chiều cao. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh làm rõ thêm về truyền thống cư trú và sử dụng vùng đất cũng như cách cư dân Tràng An xưa thích ứng với sự thay đổi to lớn về môi trường để kiếm sống và sinh tồn như việc khai thác ốc núi khi biển tiến và đánh bắt và khai thác nguồn thức ăn từ sông suối, ao đầm khi biển thoái [125].

Năm 2012, được phép của Chính phủ, tỉnh Ninh Bình đã tiến hành nghiên cứu lập hồ sơ đề cử Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới. Đến ngày 25 tháng 6 năm 2014, QTDT Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. Kế hoạch quản lý di sản là một trong 5 hợp phần quan trọng của hồ sơ di sản, các chuyên gia đã nghiên cứu xác định một cách toàn diện những vấn đề về tầm nhìn, nguyên tắc định hướng cơ bản của việc quản lý, bảo vệ, các mục tiêu cùng các chính sách và hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng bền vững, giữ gìn và phát huy các giá trị của khu di sản, đặc biệt là giải quyết tốt các vấn đề về phát triển du lịch bền vững, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng địa phương (trong đó chủ trương chỉ khuyến khích phát phát triển các loại hình du lịch sinh thái bền vững, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch dựa vào cộng đồng chèo như chèo thuyền, đi xe đạp, đi xe trâu…). Chính


điều này đã giúp cho việc đảm bảo sinh kế bền vững và gắn bó chặt chẽ người dân địa phương với khu di sản [92].

Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã thu hút khá nhiều các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến nghiên cứu. Trong nghiên cứu về quản lý di sản thế giới ở Việt Nam, “Đánh giá của du khách về công tác quản lý và truyền bá di sản của QTDT Tràng An”, các tác giả Bùi Thị Hương, Lê Tuấn Anh và Ngô Phương Dung [108] đã có điều tra, nghiên cứu về tình hình phát triển du lịch ở di sản thế giới Tràng An, đánh giá sự hài lòng và cảm nhận của khách du lịch trong và ngoài nước đối với việc quản lý và giới thiệu di sản; đưa ra trao đổi thảo luận một số vấn đề cần giải quyết về quy hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất, diễn giải các giá trị của di sản để đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, trong đó có vấn đề sinh kế của người dân. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại việc điều tra bằng bảng hỏi đối với 278 khách du lịch và dựa trên một số báo cáo, tài liệu về quy hoạch, quản lý di sản, mà chưa có số liệu điều tra về dân cư, việc làm, tác động của du lịch đối với người dân và sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương như thế nào, nên những nhìn nhận, đánh giá còn hạn chế, thiếu khách quan và định tính.

Đặc biệt, một nghiên cứu gần đây vào đầu năm 2019, “Màu xanh cho ai? Khai thác du lịch sinh thái như là một chiến lược thích ứng khí hậu ở Tràng An, Việt Nam” [121], Hoàng Thảo và Gwenn Pulliat đã tiếp cận nghiên cứu Quần thể danh thắng Tràng An như là một trường hợp điển hình về cách thức một khu vực trước đây chủ yếu làm nông nghiệp, dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu đã đổi mới lựa chọn du lịch sinh thái, đa đạng hóa sinh kế, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Các tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu ở xã Trường Yên để chứng minh các lợi ích kinh tế xã hội và chi phí trong việc chuyển đổi cảnh quan, sử dụng đất và kinh tế dựa vào nông nghiệp sang du lịch sinh thái, nêu ra những vấn đề về thu hồi, đền bù đất đai, việc chuyển đổi đất nông nghiệp cho các dự án du lịch sinh thái đã làm thay đổi việc làm và sinh kế của người dân. Tuy nhiên vùng lõi khu di sản QTDT Tràng An nằm trên địa bàn của 12 xã, phường thuộc 5 huyện và thành phố, trong đó khu vực dân cư chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong quá trình phát triển du lịch, bảo tồn di sản nằm tập trung chủ yếu ở 3 xã Trường

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023