Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 14


trong hoạt động sinh kế. Nghị quyết số 02 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Kế hoạch quản lý di sản đã xác định phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn, giữ gìn tài nguyên du lịch, chỉ ưu tiên khuyến khích các loại hình phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững dựa vào cộng đồng địa phương, không cho phép và hạn chế phát triển các loại hình du lịch gây tổn hạn đến cảnh quan, môi trường khu di sản ví dụ như xây dựng các khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh, các phương tiện vận chuyển khách sử dụng động cơ hay cáp treo….

Tuy nhiên quá trình phát triển du lịch đã làm thay đổi các nguồn lực sinh kế (tự nhiên, văn hóa xã hội, vật chất và con người), nhiều hộ gia đình đã bị dồn đến “ngưỡng cận sinh tồn” không còn đất canh tác, không gian sản xuất truyền thống không còn nữa, đứng trước sự lựa chọn chấp nhận đi làm thuê hay tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới như vay vốn mở nhà hàng, nhà nghỉ hay cửa hàng lưu niệm…Nhiều cá nhân đã chấp nhận rủi ro, thua lỗ đã vay vốn từ ngân hàng, họ hàng để đầu tư xây dựng nhà nghỉ, nhà hàng và hoặc chuyển từ mô hình trang trại sang đầu tư khu du lịch sinh thái, hầu hết họ đã rất thành công khi chớp được cơ hội đầu tư vào lĩnh vực du lịch trong lúc tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân địa phương mà chưa có sự cạnh tranh từ bên ngoài. Qua đây có thể thấy sự chuyển đổi tư duy của nền kinh tế nông nghiệp với đặc trưng “trọng tình”, sợ sự thay đổi, sợ rủi ro và luôn quan tâm đến sự “an toàn” của gia đình, sang nền kinh tế duy lý với mục tiêu là “tối đa hóa lợi ích”, điều mà trước đây không xảy ra với cư dân nông nghiệp nói chung và người dân ở Tràng An nói riêng. Quá trình phát triển du lịch cũng làm thay đổi quan niệm của người dân về nghề nghiệp, trước đây cho rằng “Nhất sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ” hay coi những người buôn bán toàn là phường buôn gian, bán lận, “thật thà cũng thể lái trâu”, không coi trọng những người làm nghề buôn bán, kinh doanh, nhưng nay người dân coi những người biết làm ăn, buôn bán là những người giỏi giang, làm giàu cho gia đình và quê hương được gọi là “doanh nhân”.

Trong nền kinh tế thị trường nói chung, du lịch nói riêng, khách hàng luôn được coi là “thượng đế”, sự thỏa mãn, hài lòng của du khách vừa là tiêu chuẩn, vừa mục tiêu, định hướng cho hoạt động dịch vụ của khách sạn, nhà hàng. Những truyền thống văn hóa, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, gồm cả sự


hiếu khách, ứng xử văn hóa, văn minh của cộng đồng, chính là hồn cốt tạo nên hình ảnh, thương hiệu và sức hấp dẫn của địa phương hay điểm đến du lịch. Sự phát triển du lịch hay kinh tế xã hội ở khu di sản thế giới Tràng An, không thể tách rời những giá trị văn hóa, mà phải trên nguyên tắc tôn trọng, giữ gìn và bảo tồn các giá trị của di sản và của dân tộc, coi đó như những giá trị định hướng, chuẩn mực trong các hoạt động sinh kế, trong cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương.

3.2.3.2. Biến đổi giá trị văn hóa mang tính chuẩn mực sinh kế

- Về các quy định của pháp luật: Trước đây với quan niệm “phép vua thua lệ làng”, coi trọng luật lệ, hương ước của làng xóm hơn các quy định của pháp luật, khi người dân chuyển từ nông nghiệp sang làm du lịch và dịch vụ, các quy định và chuẩn mực đã thay đổi nhiều, đòi hỏi phải thực hiện nhiều quy định của pháp luật, quy chế của tỉnh và của khu du lịch. Ngày 02/3/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch. Bộ quy tắc này đưa ra những quy định mang tính chuẩn mực nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử văn minh du lịch của tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch, trong đó nêu rõ các quy tắc ứng xử đối với khách du lịch, tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và sinh kế trong khu di sản còn phải tuân thủ nhiều các quy định của pháp luật có liên quan. Trước đây người dân xây dựng nhà ở hay các công trình không phải xin phép, có thể xây cao thấp tùy ý, tuy nhiên hiện nay việc xây dựng trong khu di sản phải tuân thủ theo quy hoạch, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng, chỉ được phép xây dựng trên đất thổ cư, chiều cao không 3 tầng (không quá 12 m), kiến trúc mái dốc, ở một số khu vực giáp núi, chiều cao giới hạn 2 tầng. Kinh doanh cơ sở lưu trú là ngành nghề có điều kiện theo điều 49 của Luật Du lịch 2017 (giấy đăng ký kinh doanh; giấy phép đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy) và đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Ngoài ra khi kinh doanh nhà hàng phải có giấy phép an toàn thực phẩm, phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, an toàn thực phẩm, nguồn gốc…

- Tiêu chuẩn về trình độ, kỹ năng: Trước đây làm nông nghiệp, nghề thủ công, người dân chủ yếu làm theo tập quán, hương ước của làng, của hội và kinh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

nghiệm được truyền lại. Nhưng hiện nay, người làm du lịch phải có trình độ, kỹ năng và nghiệp vụ nhất định, mỗi công việc đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng khác nhau, kể cả khả năng ngoại ngữ:

+ Với nghề chèo đò, tại khu du lịch sinh thái Tràng An, để được làm nghề chèo đò, người dân phải tham gia lớp tập huấn về văn hóa du lịch, về an toàn đường thủy và các quy định của khu du lịch, quy tắc ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch, sau đó phải tham gia thi sát hạch kỹ thuật chèo thuyền chở khách qua các hang động. Bên cạnh đó người chèo còn phải có những hiểu biết về văn hóa, lịch sử của địa phương, của di sản để giới thiệu cho khách du lịch. Ngoài ra, người chèo đò còn phải biết ngoai ngữ ở mức độ giao tiếp cơ bản để nói chuyện và đưa khách đi tham quan.

Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 14

+ Với nghề nông nghiệp, thủ công nghiệp hiện nay cũng đòi hỏi phải có trình độ, biết áp dụng kỹ thuật để nâng cao năng xuất, sử dụng cây, con giống phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên để đưa ra thị trường sản phẩm tốt, chất lượng và “độc”, đặc sản của địa phương như dê núi, cá trầu tiến vua, cá rô tổng trường.

+ Với nghề hướng dẫn và các nghề dịch vụ du lịch (lễ tân, buồng, bàn…): Là nghề đòi hỏi tiêu chuẩn khá cao, cả về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn khách du lịch, và trình độ ngoại ngữ, phông kiến thức văn hóa của dân tộc và các nước trên thế giới.

- Tiêu chuẩn về đạo đức, văn hóa trong các hoạt động nghề nghiệp, sinh kế: Sự thật thà, cần cù chịu khó luôn là tiêu chuẩn, là phẩm chất cần có trong tất cả các hoạt động nghề nghiệp và sinh kế từ xưa đến nay, nhưng với nghề dịch vụ, du lịch, ngoài các giá trị đó, còn đòi hỏi sự chuyên nghiệp, thái độ phục vụ chu đáo, tôn trọng khách hàng, dù họ là ai, dân tộc hay tôn giáo nào. Ngày nay, các giá trị về đạo đức, văn hóa trong kinh doanh, buôn bán và sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp luôn được đề cao như là những giá trị cốt lõi, làm chuẩn mực trong các hoạt động sinh kế và cuộc sống của người dân.

3.2.3.3. Biến đổi giá trị văn hóa trong các hành vi sinh kế

Tràng An nằm ở khu vực có địa hình đa dạng, trên sơn khối Hoa Lư, có nhiều hang động, sông suối, nên việc đi lại trước đây của cư dân trong vùng chủ


yếu bằng đường thủy. Chính vì vậy, các thế hệ cư trú tại vùng đất Tràng An đã phải bỏ rất nhiều công sức để có thể trụ lại trên mảnh đất này. Để có thể trồng cấy trong các thung, người dân đã phải chèo thuyền và thực hiện cải tạo đất trong các thung hay khu vực ao đầm ven núi để trồng trọt và chăn nuôi. Tính cách cần cù, chịu khó và sáng tạo trong lao động là phẩm chất quan trọng đầu tiên được hình thành và dần trở thành truyền thống quý báu của cư dân nơi đây. Thích nghi với điều kiện tự nhiên này là một tâm lý và lối sống truyền thống thích ổn định, cầu an và trọng tĩnh. Khi chuyển sang làm công việc mới liên quan đến du lịch, 68% người dân được hỏi đều cho rằng công việc phù hợp và 27.8% rất phù hợp, điều này cho thấy tính thích ứng của người dân với công việc mới rất cao.

- Sự thay đổi hành vi, phương thức sinh kế của người dân: Trước đây, với cư dân nông nghiệp, tập quán cố kết cộng đồng, hỗ trợ nhau trong lao động sản xuất, ứng phó với thiên tai là truyền thống tốt đẹp của cư dân ở QTDT Tràng An. Nhờ có sự phát triển của kinh tế du lịch, người dân đã hình thành nên liên kết chuỗi giá trị trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong nông nghiệp, người nông dân đã biết liên kết với nhà khoa học để áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng xuất, chất lượng nông sản và con nuôi; liên kết với doanh nghiệp để có đầu ra cho sản phẩm và hàng hóa. Trong hoạt động dịch vụ du lịch, đã hình thành các hiệp hội du lịch, chi hội khách sạn, chi hội nhà hàng, liên kết với doanh nghiệp lữ hành, công ty du lịch và các sàn du lịch (booking.com; tripadvisor; agoda…).

Với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4, nhiều hộ dân đã mua sắm máy tính, kết nối internet, (Tỷ lệ sử dụng máy tính và kết nối internet ở các xã đạt trên 50-65%) [24]; phuơng thức kinh doanh, quảng cáo và bán hàng online cũng được nhiều hộ dân áp dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng sử dụng công nghệ và mạng xã hội còn kém, hạn chế về ngôn ngữ, nên việc kinh doanh và bán hàng hoàn toàn phụ thuộc vào bên thứ 3 cung cấp và bán dịch vụ, theo một số chủ cơ sở kinh doanh homestay và nhà hàng, tỉ lệ trích lại khá lớn từ 20-30%, thậm chí lên tới 35%/giá trị sản phẩm, dịch vụ, nên lợi nhuận thu được cũng không cao.


- Sự thay đổi phương thức sử dụng không gian sinh tồn, không gian sản xuất: Với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch trong những năm qua, đã có hơn

1.000 ha đất lâm nghiệp, nông nghiệp và đất ở đã bị thu hồi làm dự án du lịch và cơ sở hạ tầng. Không gian sản xuất và cư trú của người dân ngày càng bị thu hẹp, trước đây bình quân mỗi gia đình có 720 m2 - 1.080 m2 đất nông nghiệp, đất ở từ 200-300 m2 đến nay giảm xuống 360-720 m2 đất nông nghiệp và khoảng 150-200 m2 đất ở. Bên cạnh đó nhu cầu lưu trú của khách du lịch ở các khu dân cư trong vùng lõi di sản, nhiều hộ đã bán đất ở, đất ao vườn làm homestay và nhà nghỉ, nhà hàng, biến một số khu vực thôn xóm thành “phố tây” như thôn Văn Lâm, Đam Khê Trong của xã Ninh Hải, thôn Tràng An của xã Trường Yên. Các không gian sản xuất trước đây của người dân trở thành những khu, điểm du lịch nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc, Thung Nắng, thung Nham, hang Chùa, động Thiên Hà.

- Sự thay đổi trong phương thức tổ chức các nghi lễ dân gian gắn với hoạt động sinh kế của cư dân: Trước đây việc tổ chức lễ hội dân gian là do dân làng và chính quyền địa phương tự chuẩn bị và tổ chức. Hiện nay đa số các lễ hội, đặc biệt là lễ hội cấp Quốc gia đều do tỉnh, huyện hoặc doanh nghiệp chủ trì tổ chức. Việc tổ chức lễ hội cũng có nhiều thay đổi, thiên về sân khấu hóa, chủ yếu tập trung vào lễ khai mạc, thiếu các hoạt động sinh hoạt văn hóa, hội hè, chơi các trò chơi dân gian của cộng đồng địa phương. Cư dân địa phương dường như bị tách khỏi lễ hội, nhiều người dân dường thờ ơ, coi việc tổ chức lễ hội mặc nhiên là của chính quyền và doanh nghiệp. Việc tham gia lễ hội của người dân không còn với vai trò chủ thể mà chỉ là khách thể, theo kết quả điều tra, có đến 41,8% số người được hỏi trả lời thỉnh thoảng tham gia lễ hội.

- Sự thay đổi trong các hành vi ứng xử với con người và trong các quan hệ xã hội: Bên cạnh những giá trị tốt đẹp trong hoạt động sinh kế, nghề nghiệp, vẫn còn xảy ra nhiều hành vi không phù hợp, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân địa phương trong khu di sản:

Hành vi chèo kéo khách mua hàng, xin tiền bo của khách du lịch. Nhiều người dùng tiểu xảo “ôn nghèo, kể khổ”, nói về hoàn cảnh gia đình khó khăn, đông con, làm việc vất vả, bệnh tật… nhằm tìm sự thương cảm của khách để họ cho thêm


tiền…. Theo phản ánh của các công ty lữ hành và các trang tư vấn du lịch online (tripadvisor, lonelyplanet…), hiện tượng chèo kéo, xin tiền bo của khách du lịch xảy ra ở khu Tam Cốc - Bích Động còn khá phổ biến, theo phản ánh của anh Adam, một du khách người Úc “Đi được nửa đường thì người chèo đò bắt đầu đòi tiền tip. Thậm chí khi đến nơi, chúng tôi lại bị quấy rầy bởi một lái đò khác, tới mức họ chặn đường không cho chúng tôi trở về xe bus” [128]. Hoặc hiện tượng người chèo đò hợp tác với người bán hàng rong trên thuyền mời khách mua nước uống tặng cho lái đò với giá cao, sau đó người bán chia lại số tiền thu được cho người lái đò.

Một số hộ kinh doanh hàng ăn, đã vì lợi nhuận, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, có hiện tượng “treo đầu dê bán thịt chó” sử dụng thịt cừu làm giả thịt dê, hoặc dùng nầm lợn Trung Quốc làm giả nầm dê để bán cho khách. Ngoài ra, để thu hút khách du lịch, một số cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng áp dụng chính sách triết khấu, chi tiền hoa hồng cho hướng dẫn, lái xe, khoảng 10-15%, sau đó sử dụng thực phẩm kém chất lượng để thu lợi. Những hành vi đó đã làm mất niềm tin của khách du lịch, ảnh hưởng xấu tới uy tín, thương hiệu du lịch của khu di sản.

Sử dụng đất đai sai mục đích, tự ý chuyển đổi đất bán đất nông nghiệp, việc vi phạm quy định về tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất ao vườn, đất lúa sang làm nhà ở, nhà hàng và nhà nghỉ đã xảy ra trong 5 năm gần đây, kể từ khi QTDT Tràng An trở thành di sản thế giới. Theo thống kê từ năm 2016 đến nay có khoảng 350 hành vi vi phạm về: xây dựng trái phép chiếm khoảng 45%, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng chiếm khoảng 50%. Hiện tượng tranh chấp đất đai giữa các hộ dân với nhau, giữa các hộ dân thuê đất công của xã (ao đầm, thung) làm kinh tế trang trại với Ủy ban nhân dân (UBND) các xã có chiều hướng gia tăng [66]. Theo kết quả điều tra của đề tài, về hiện tượng tranh chấp đất đai, có 37% thỉnh thoảng thấy và 12,8% thường xuyên thấy.

3.3. ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN Ở QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Du lịch trở thành một công cụ chủ yếu trong nỗ lực giữ gìn, bảo vệ di sản, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở những khu vực được bảo vệ của di sản.


Quần thể danh thắng Tràng An là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, nơi chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về văn hóa, thiên nhiên và cảnh quan độc đáo, có sức thu hút rất lớn đối với khách du lịch. Lượng khách du lịch đến khu di sản tăng khá nhanh, bình quan giai đoạn 2010-2019 đạt trên 11%/năm, riêng năm 2019, khu di sản Tràng An đón được trên 3,2 triệu lượt khách. Sự phát triển du lịch trong khu di sản đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ, thay đổi bộ mặt các địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Phát triển du lịch và hoạt động du lịch trong khu di sản đã tạo ra nhiều tác động tới cư dân địa phương. Mức độ tác động thường phụ thuộc vào các nguồn lực, năng lực thích ứng, khả năng xoay sở của cộng đồng địa phương và sự phân chia lơi ích giữa các bên. Nếu không có chính sách phù hợp, hỗ trợ kịp thời của nhà nước và chính quyền địa phương, những người dân yếu thế hơn về nguồn lực và khả năng thích ứng sẽ nhận được ít các lợi ích hơn, những người có cơ hội và nhu cầu khác nhau, có thể chịu những tác động khác nhau, phản ứng của họ với du lịch cũng khác nhau. Quá trình phát triển du lịch tác động đến biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại QTDT Tràng An có thể xem xét, đánh giá dưới các khía cạnh sau:

Một là, sự phát triển du lịch trong QTDT Tràng An đã làm thay đổi các nguồn lực sinh kế của cộng đồng dân cư địa phương (nguồn lực con người, nguồn lực tư nhiên, tài chính, vật chất và nguồn lực xã hội), các hoạt động, chiến lược sinh kế, phương thức sinh kế truyền thống... Trước đây người dân sinh sống trong khu vực di sản QTDT Tràng An chỉ quen với nghề làm nông nghiệp, chăn nuôi, săn bắt, hái lượm, làm một số nghề thủ công, sau khi thực hiện các dự án phát triển du lịch, nhiều diện tích đất tự nhiên, đất sản xuất nông nghiệp, đất ở của người dân bị thu hồi để làm dự án du lịch, nguồn lực đất đai bị hạn chế, không gian sản xuất, canh tác bị thu hẹp. Nhiều người thích ứng, chủ động học hỏi, trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh du lịch làm kế sinh nhai mới như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, bán hàng lưu niệm, vận chuyển khách du lịch, nhưng cũng có nhiều người thích ứng chậm hơn, bị động trong việc chuyển đổi


sinh kế, việc làm, thậm chí hẫng hụt, mất phương hướng, kết quả là chịu thiệt thòi và yếu thế hơn trong các hoạt động sinh kế mới.

Hai là, chính sách, định hướng phát triển du lịch ở QTDT Tràng An trong Quy hoạch, kế hoạch và nghị quyết của tỉnh Ninh Bình đã xác định rõ phát triển du lịch phải gắn với vấn đề bảo tồn di sản, việc bảo tồn di sản cũng phải gắn với đảm bảo sinh kế bền vững và công bằng cho người dân địa phương. Do đó trong các dự án đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch chỉ cho phép các loại hình du lịch sinh thái, du lịch có trách nhiệm, du lịch dựa vào cộng đồng. Không cho phép các loại hình du lịch vui chơi giải trí (chèo thuyền kayak, leo núi mạo hiểm, cáp treo, xuồng máy) trong khu di sản nhằm mục tiêu đảm bảo sự phát triển bền vững về tự nhiên và KTXH, tạo việc làm và sinh kế cho người dân địa phương. Chính sách phát triển du lịch bền vững nhất quán của tỉnh đã tạo thế chủ động của cộng đồng dân cư trong quá trình phát triển du lịch thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về phát triển du lịch được tổ chức hàng năm. Do vậy hầu hết người dân địa phương đã tích cực tham gia và lựa chọn các hình thức làm du lịch phù hợp với khả năng và nguồn lực của hộ gia đình. Hoạt động du lịch ở QTDT Tràng An đã tạo ra 4.582 việc làm cho người chèo đò và 1.445 việc làm tại các cơ sở lưu trú và nhà hàng (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, bếp) và 218 việc làm bảo vệ. Sự phát triển du lịch đã tạo ra nguồn lực vật chất lớn để người dân tiếp tục đầu tư phát triển nguồn lực con người, nhiều gia đình có tiền nuôi con học đại học, cao đẳng nghề tạo ra một nguồn nhân lực có chất lượng quay về quê hương làm việc và phát triển kinh doanh. Theo thống kế, hiện nay có đến 80% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch do người địa phương đầu tư và trực tiếp quản lý.

Ba là, sự phát triển du lịch cũng đã tác động tới việc thay đổi nhiều ngành, nghề truyền thống như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi. Tuy nhiên do chính quyền và người dân địa phương đã có cách tiếp cận chủ động, từ khâu lập quy hoạch, ban hành cơ chế chính sách, lập dự án đầu tư phát triển du lịch đến quá trình triển khai thực hiện dự án và vận hành các hoạt động dịch vụ du lịch, đều có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia, các nhà khoa học và cộng đồng địa phương. Nhờ đó, cộng đồng địa phương đã khá linh hoạt, thích ứng khá

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023