Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 12


Như vậy nhiều gia đình bị thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển du lịch không đủ đất sản xuất, canh tác. Theo điều tra, 48% người được hỏi cho rằng gia đình họ thiếu đất sản xuất và trồng cấy.

Tuy nhiên phần lớn đất thu hồi được sử dụng cho các dự án du lịch phục vụ cho việc bảo tồn cảnh quan, không gian tham quan du lịch, tạo nên tiềm năng du lịch rất lớn. Hiện nay khi các dự án đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch, các khu du lịch này trở thành điểm tham quan nổi tiếng và hấp dẫn khách. Theo thống kê, tổng lượt khách đến các khu, điểm du lịch trong khu di sản năm 2018 đạt trên 2,9 triệu lượt, tạo ra gần 6570 việc làm trực tiếp cho người dân địa phương với thu nhập bình quân khoảng 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Biểu đồ 3 5 Thu nhập hiện nay của người dân Nguồn Kết quả điều tra xã 1

Biểu đồ 3.5. Thu nhập hiện nay của người dân

Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học của tác giả luận án tháng 8/2019.

Phát triển du lịch đã làm thay đổi bộ mặt nhiều làng quê, làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch. Thu nhập ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Theo báo cáo của các địa phương, 80-100% các hộ gia đình có các tiện nghi hiện đại như tivi, tủ lạnh, máy giặt, xe máy, nhiều hộ gia đình có ô tô, cơ sở kinh doanh… Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11-14% năm 2010 xuống còn 2,67% năm 2019.

Theo kết quả điều tra, 96% người dân địa phương được hỏi đều khẳng định du lịch mang lại rất nhiều lợi ích cho kinh tế xã hội của địa phương và cuộc sống của người dân, 71% trả lời có mức sống trung bình, khoảng 17% có mức sống giàu có và khá giả.

Người dân địa phương đã gắn bó hàng nghìn năm với vùng đất Tràng An, quen với việc trồng cấy, chăn nuôi và làm một số nghề thủ công, khai thác lâm


thủy sản trong các thung lũng, ao đầm, khi nguồn lực tự nhiên thay đổi, đất canh tác nông nghiệp bị thu hồi phục vụ phát triển du lịch, nhiều hộ gia đình thiếu hoặc thậm chí không còn đất sản xuất.

Đơn vị tính: %


Biểu đồ 3 6 Lợi ích du lịch mang lại cho kinh tế địa phương Nguồn Kết quả 2

Biểu đồ 3.6. Lợi ích du lịch mang lại cho kinh tế địa phương

Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học của tác giả luận án tháng 8/2019.

Nhiều người dân ban đầu mất phương hướng, không biết làm gì để mưu sinh, đã ly hương tìm kiếm việc làm ở các thành phố và khu vực đô thị, nhưng khi các dự án du lịch đầu tư, bắt đầu đưa vào khai thác đón khách du lịch từ năm 2010, họ đã quay trở về tham gia làm chèo đò, bảo vệ, hướng dẫn viên… Chị N.T.N chèo đò tại khu du lịch sinh thái Tràng An cho biết “Trước khi mà chưa mở du lịch thì nói chung, chồng thì đi làm xa theo các công trình, còn mình thì cấy ruộng, cũng đi mò cua, bắt ốc, có người gọi đi đổ bê tông, bê teo cũng đi làm, nói chung đi phụ xây, làm tất mọi việc. Cảm thấy nó vất vả hơn bây giờ nhiều’’ (trích phỏng vấn người lái đò tại khu du lịch sinh thái Tràng An ngày 10/8/2019).

3.2.1.2. Biến đổi nguồn lực con người

Người dân ở Tràng An có truyền thống cần cù, chịu khó, hiếu học. Tuy nhiên trước đây do điều kiện kinh tế khó khăn, giao thông đi lại không thuận lợi, nên tỷ lệ học sinh cấp 3, trung cấp nghề và cao đẳng trở lên còn khá thấp.

Những năm gần đây nhờ điều kiện kinh tế ngày càng khá lên, cơ sở vật chất, trường lớp được đầu tư khang trang, đạt chuẩn quốc gia, việc nuôi dạy và học hành của con cái được các hộ gia đình quan tâm hơn, hội khuyến học của


các xã hoạt động tích cực, đã tổ chức nhiều chương trình khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ, động viên kịp thời các cháu học giỏi có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Năm học 2018, tỷ lệ học sinh đỗ đại học của các xã đều khá cao.

Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn lao động làm du lịch tại các xã hiện nay

Đơn vị tính: Người


Số

TT

Lao động

Trường Yên

Ninh Xuân

Ninh Hải

1

Chèo đò cho khách du lịch

1000

482

3100

2

Bảo vệ, an ninh trật tự

90

8

120

3

Chụp ảnh

35

0

30

4

Bán hàng lưu niệm

30

13

20

5

Hướng dẫn du lịch

60

0

10

6

Nhà hàng: bàn, bếp…

350

23

150

7

Quản lý các khu, điểm du lịch

20

10

35

8

Nhà nghỉ, cơ sở lưu trú: Lễ tân,

phục vụ buồng, bảo vệ..

179

119

624

9

Khác

30

20

12


Tổng:

1764

675

4101

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình [64; 65; 67].

Tỉnh đã chỉ đạo Trường Đại học Hoa Lư tổ chức 02 lớp trung cấp nghề du lịch riêng cho 80 con em nhân dân các địa phương trong khu di sản bị thu hồi đất phục vụ các dự án du lịch. Từ năm 2010 đến nay, Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An và Sở Du lịch đã tổ chức được 53 lớp tập huấn cho gần 7.000 người dân trong khu di sản, trong đó 10 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm, quản lý bảo vệ di sản cho cán bộ quản lý các khu du lịch, di tích văn hóa, 22 lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cho người dân làm dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch; 9 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại điểm và 12 lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người lái đò, lái xe điện (cấp Giấy chứng nhận) [67].


Đơn vị tính: %


Biểu đồ 3 7 Tỷ lệ người dân được tham gia các lớp bồi dưỡng du lịch 3

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ người dân được tham gia các lớp bồi dưỡng du lịch

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án 8/2019.

Theo thống kê của Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An hiện trong khu di sản có 6.570 lao động trực tiếp làm các dịch vụ du lịch, chưa kể những người kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên hàng năm đã góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng giao tiếp, văn hóa, văn minh du lịch cho người dân địa phương tham gia làm du lịch như chèo đò, bán hàng và bảo vệ tại các khu, điểm du lịch. Theo chị N.T.T lái đò tại khu du lịch sinh thái Tràng An, “Đi đò bây giờ, từ cách giao tiếp, cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói…thay đổi hẳn, nói chung đổi mới hết mọi cái, bắt đầu đi vào nề nếp từ thời bác Lan (Nguyên giám đốc điều hành), bác chỉn chu nhất là đôi dép phải đồng phục như nhau, quần áo ăn mặc tất cả mọi cái. Người nông dân mà tất cả mọi cái vào được nề nếp như bây giờ, 10 phần là cũng 8 phần rưỡi, không thì nhiều khi, lời ăn tiếng nói cũng bộc phát, giờ là ngon rồi, ăn mặc chỉn chu…. Nhà chùa bảo bây giờ lái đò ăn mặc gọn gẽ, xinh hẳn lên,… có thời gian chăm sóc con cái, gia đình. Thời đầu có anh khách bảo: các em ở đây nông thôn, các em không có thời gian chú ý đến ăn mặc, còn luộm thuộm, nên nhanh già. Nhưng bây giờ có thời gian nghỉ ngơi, ăn mặc, tác phong chỉn chu hơn’’ (trích phỏng vấn các chị lại đò tháng 8/2019).

Theo kết quả điều tra, có 71% được hỏi đã tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch, 29% chưa được tham gia. Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đã góp phần nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng giao tiếp của người


dân địa phương tham gia làm du lịch. Mặc dù trên 70% người dân tham gia làm du lịch được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch, nhưng hầu hết đều không được đào tạo bài bản, chuyên sâu về du lịch, bên cạnh đó do thói quen làm nông nghiệp, độ tuổi người lao động khá cao, 48% trong độ tuổi từ 41-50 và trên 21% trong độ tuổi từ 51-60, nên khả năng tự học và tiếp thu các kiến thức và kỹ năng mới gặp nhiều khó khăn. Hạn chế chủ yếu của người lao dân địa phương là thiếu kỹ năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài, trên 75%; thiếu kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về dịch vụ và du lịch, trên 50%...., bên cạnh đó nhiều người còn thiếu kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, quảng bá tiếp thị và bán hàng….

Đơn vị tính : %


Biểu đồ 3 8 Khó khăn khi chuyển sang làm nghề mới Nguồn Kết quả điều tra 4

Biểu đồ 3.8. Khó khăn khi chuyển sang làm nghề mới

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án tháng 8/2019.

Với phẩm chất thật thà, cần cù chịu khó, đoàn kết, tương trợ nhau trong lao động sản xuất, buôn bán, người dân Tràng An đã tiếp cận khá nhanh với sự thay đổi nghề nghiệp, môi trường sống. Họ đã khá chủ động và linh hoạt đón nhận sự thay đổi, họ đã tích cực và tự giác tham gia các lớp đào tạo nghề, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, giao tiếp và làm du lịch, an toàn…do vậy ho đã thích ứng và đáp ứng khá tốt với hoạt động sinh kế mới. Qua khảo sát, khi được hỏi về sự phù hợp với công việc, gần 28% cho rằng rất phù hợp, 68% cho rằng phù hợp và chỉ có 2.4% cho rằng không phù hợp. Do đó gần 60% số người được hỏi trả lời


không có ý định chuyển nghề, chỉ có 10% có ý định chuyển đổi nghề nghiệp khác. Với truyền thống hiếu học, khoa bảng, người dân luôn quan tâm, đầu tư cho con cháu học hành, tỷ lệ học sinh cấp I và II đạt 100%, cấp III trên 90% và nhiều người đã theo học trung cấp, cao đẳng và đại học về du lịch. Kết quả khảo sát cho thấy nguồn nhân lực nói chung và du lịch nói riêng tại QTDT Tràng An đã có sự thay đổi khá tốt (với trên 20% có trình độ từ trung cấp nghề trở lên). Khả năng thích ứng, thay đổi nhận thức, kỹ năng giao tiếp của người dân trong quá trình phục vụ khách đã có nhiều chuyển biến, nhiều người đã trở thành những tuyên truyền viên, hướng dẫn cộng đồng cách thức làm du lịch, tiếp thị, bán hàng hay nói chuyện với khách khi đi đò, làm cho môi trường du lịch ngày một chuyên nghiệp hơn.

Đơn vị tính : %

Biểu đồ 3 9 Sự phù hợp của công việc hiện tại đối với người dân Nguồn 5

Biểu đồ 3.9. Sự phù hợp của công việc hiện tại đối với người dân

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án tháng 8/2019.

Nhìn chung nguồn lực con người ở QTDT Tràng An đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, thích ứng khá nhanh với sự phát triển KTXH, nhất là những thay đổi do du lịch mang lại cho người dân trong khu di sản. Tuy nhiên do du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, không chỉ đòi hỏi trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp trong các khâu, đón tiếp, phục vụ mà còn cần có sự thân thiện, niềm nở, hiếu khách và ứng xử văn hóa của người dân, nên trong quá trình chuyển đổi từ làm nông nghiệp sang làm dịch vụ, thói quen ứng xử tùy tiện, đại khái, dễ dãi trong ăn mặc, nói năng thô lỗ, khôn vặt đã làm giảm chất lượng dịch vụ, trải nghiệm của du khách như vấn đề ăn mặc đồ cũ, rách, ôn nghèo kể khổ để


tìm sự thương cảm của khách rồi xin tiền bo, chèo kéo ép khách mua hàng, bán hàng kém chất lượng, thậm chí có trường hợp xin tiền khách một cách “thô thiển” hoặc chặn đường khách du lịch xin tiền bo như ở khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, đã được báo Văn hóa phản ánh ngày 11/6/2018 và báo Dân trí phản ánh ngày 2/10/2018 [120]. Hiện tượng làm ăn chộp giật, thiếu văn minh du lịch đã được du khách nước ngoài phản ánh trên chuyên trang tư vấn du lịch tripadvisor, trong số 2.880 đánh giá dịch vụ chèo đò tham quan ở điểm Tam Cốc, có 69 người đánh giá kinh khủng, chiếm 2% và 120 đánh giá tồi, chiếm 4% [128].

3.2.1.3. Biến đổi nguồn lực văn hóa - xã hội

Khi thực hiện các dự án phát triển du lịch, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, của tỉnh và các doanh nghiệp, từ năm 2010 đến nay, nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được bảo tồn và tôn tạo như Khu di tích Lịch sử Văn hóa Cố đô Hoa Lư, hành cung Vũ Lâm, đền Suối Tiên, đền Thái Vi, đền Cọ, đền Vối, Đình Thanh Khê Hạ, chùa Động Hoa Sơn, chùa và động Am Tiên, đền và chùa Khả Lương,….

Quần thể danh thắng Tràng An còn chứa đựng nhiều bằng chứng, dấu vết về khảo cổ học. Trong khu di sản, các nhà khảo cổ học Việt Nam, đại học Cambridge, Queen Belast vương Quốc Anh và Nhật Bản từ năm 2007 đến nay đã thám sát, phát hiện được 30 hang động và mái đá có dấu vết của người tiền sử, hiện đã khai quật được 16/30 địa điểm. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh Tràng An là một địa điểm nổi bật về truyền thống cư trú của loài người, truyền thống sử dụng đất và cách thức con người tương tác với cảnh quan thiên nhiên và thích ứng với những thay đổi quan trọng về môi trường kéo dài hơn 30.000 năm.

Các công trình nghiên cứu khai quật khảo cổ học và bảo tồn các di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên đã góp phần quan trọng xây dựng hồ sơ đề cử Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới. Ngày 25/6/2014, Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO vinh danh là di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản thế giới tạo nên nguồn lực văn hóa quan trọng thúc đẩy du lịch Ninh Bình phát triển, định hình lại trục phát triển du lịch các tỉnh phía bắc, hình thành tam giác phát triển du lịch Hà Nội - Ninh Bình

- Hải Phòng và Quảng Ninh.


Về lễ hội văn hóa dân gian truyền thống, hầu hết đều được người dân giữ gìn, lưu truyền đến ngày nay. Tuy nhiên do sự phát triển kinh tế xã hội, thay đổi về điều kiện tự nhiên, lao động sản xuất, một số lễ hội đã bị mai một ví dụ như lễ khai canh, lễ rước lửa, lễ phát lát... Việc tham gia thường xuyên vào các hoạt động lễ hội truyền thống cũng giảm đi, theo kết quả điều tra, có khoảng 50% số người được hỏi thường xuyên tham gia, 32.8% thỉnh thoảng mới tham gia.

Đơn vị tính : %


Biểu đồ 3 10 Mức độ thường xuyên tổ chức và tham gia lễ hội truyền thống 6

Biểu đồ 3.10. Mức độ thường xuyên tổ chức và tham gia lễ hội truyền thống

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án tháng 8/2019.


Chất lượng tổ chức lễ hội cũng được người dân đánh giá khá tốt. Qua điều tra, có 37% đánh giá rất tốt và 40% đánh giá tốt và chỉ có 1% đánh giá chưa tốt.

Đơn vị tính : %


Biểu đồ 3 11 Đánh giá chất lượng tổ chức các lễ hội văn hóa truyền 7

Biểu đồ 3.11. Đánh giá chất lượng tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án tháng 8/2019.

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí