Công tác tổ chức lễ hội trong những năm gần đây luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo tổ chức, đặc biệt là lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư, là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được tổ chức hàng năm với quy mô cấp tỉnh. Lễ hội là một sự kiện sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa không chỉ đối với người dân địa phương mà với cả khách du lịch, theo khảo sát có 32.2% đánh giá rất hấp dẫn và 46.8% đánh giá hấp dẫn.
Đơn vị tính : %
Biểu đồ 3.12. Mức độ hấp dẫn của các lễ hội văn hóa truyền thống
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án tháng 8/2019.
Rõ ràng, các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch, nó là nguồn lực, là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch. Môi trường thiên nhiên và môi trường văn hóa là yếu tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch như du lịch thưởng ngoạn, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch lễ hội, du lịch di sản… Bên cạnh đó, di sản văn hóa còn góp phần cấu thành nên môi trường văn hóa cho hoạt động du lịch. Văn hóa là những yếu tố hấp dẫn, làm cho du khách thích thú, hài lòng, có những tình cảm tốt lành, những kỷ niệm đẹp sau những chuyến đi thú vị. Với truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời của mảnh đất cố đô Hoa Lư, người Tràng An luôn răn dạy con cháu phải sống có đạo đức, tín nghĩa trong quan hệ làm ăn, những phẩm chất tốt đẹp này luôn được đặt lên hàng đầu. Du lịch phát triển ở QTDT Tràng An từ giữa những năm 2000, đến nay gần 20 năm, người dân vẫn giữ giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp đó, các điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch (nhà hàng, nhà nghỉ…) được các chuyên trang về du lịch đánh giá, phản hồi khá tốt từ khách du lịch và các hãng lữ hành, khu du lịch sinh thái Tràng An,
Tam Cốc được tạp chí Business Insider, Butterfield & Robinson bình chọn là điểm đến hấp dẫn năm 2018 và 2019.
3.2.1.4. Biến đổi nguồn lực vật chất -tài chính
Trong khu di sản, cơ sở hạ tầng du lịch luôn được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư, nâng cấp, nhất là ở các khu du lịch trọng điểm, như: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố Đô Hoa Lư, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng đế,.. Từ năm 2002 đến nay, đã có 08 dự án cơ sở hạ tầng (CSHT) được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư 9.145 tỷ đồng, trong đó mới hoàn thành và giải ngân thanh toán được hơn 2.600 tỷ đồng. Đến nay cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng mới một cách đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc gia, kết nối tới tất cả các khu, điểm du lịch và các khu dân cư hình thành các tuyến đường liên hoàn.
Hưởng ứng chính sách thu hút đầu tư của tỉnh từ đầu những năm 2000, nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp địa phương đã triển thực hiện các dự án đầu tư phát triển các khu du lịch trọng điểm nằm trong khu vực di sản với giá trị đầu tư trên 18.000 tỷ đồng, hình thành 6 khu, điểm du lịch nổi tiếng: Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, động Thiên Hà, Thạch Bích - Thung Nắng, khu du lịch sinh thái Thung Nham và khu du lịch hang Múa.
Cùng với đó, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng) đã được doanh nghiệp và người dân tham gia đầu tư với giá trị đầu tư trên 200 tỷ đồng đáp ứng nhu cầu thăm quan, lưu trú và mua sắm của khách du lịch. Theo số liệu thống kê của BQLQTDT Tràng An, hiện trong khu di sản có 160 cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ và homestay), tập trung nhiều nhất ở xã Ninh Hải với 116 cơ sở, 76 nhà hàng và 47 cửa hàng lưu niệm và cho thuê xe, tiếp đến là xã Trường Yên (Bảng 3.4).
Bảng 3.4. Tổng hợp các cơ sở dịch vụ và quản lý khu du lịch
Đơn vị tính: Cơ sở
Loại hình | Trường Yên | Ninh Xuân | Ninh Hải | |
1 | Khách sạn, nhà nghỉ | 25 | 19 | 116 |
2 | Nhà hàng | 50 | 11 | 15 |
3 | Đơn vị quản lý, khu điểm du lịch | 3 | 1 | 03 |
4 | Cửa hàng lưu niệm/cho thuê xe | 20 | 0 | 27 |
5 | Khác: Hiệu làm ảnh | 1 | 1 | 02 |
Tổng | 99 | 32 | 163 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 10
- Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 11
- Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 12
- Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 14
- Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 15
- Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 16
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả luận án điều tra tại thực địa 8/2019.
Bên cạnh đó cơ sở sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, giáo dục cũng được quan tâm đầu tư đồng bộ, đưa những vùng quê nghèo trước đây trở thành những điểm sáng không chỉ về du lịch mà cả phát triển kinh tế - xã hội. Thu nhập thực tế bình quân của người dân địa phương năm trong khu di sản năm 2019 đạt trên 50 triệu đồng/năm, cao hơn mức bình quân của huyện và của tỉnh.
Bảng 3.5. Đánh giá về chủ trương, chính sách phát triển KTXH và du lịch
Chính sách | Rất tốt | Tốt | Bình thường | Chưa tốt | Tổng | |
% | % | % | % | % | ||
1 | Thu hút vốn đầu tư, phát triển KT-XH | 14.8% | 34.4% | 44.6% | 6.2% | 100.0% |
2 | Phát triển công nghiệp | 7.8% | 33.8% | 47.8% | 10.6% | 100.0% |
3 | Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch | 14.4% | 47.4% | 34.0% | 4.2% | 100.0% |
4 | Quản lý, quy hoạch và sử dụng đất đai | 6.4% | 35.4% | 44.2% | 14.0% | 100.0% |
5 | Phúc lợi và công bằng XH | 5.2% | 36.2% | 51.8% | 6.8% | 100.0% |
6 | Xoá đói giảm nghèo | 9.6% | 51.8% | 32.2% | 6.4% | 100.0% |
7 | Bảo vệ tài nguyên, môi trường, trồng rừng | 15.0% | 53.2% | 28.8% | 3.0% | 100.0% |
8 | Chống tiêu cực, tệ nạn XH | 7.2% | 49.0% | 38.4% | 5.4% | 100.0% |
9 | Bảo tồn các giá trị văn hoá của cộng đồng | 11.4% | 52.6% | 33.8% | 2.2% | 100.0% |
10 | Cải cách hành chính | 6.0% | 40.6% | 45.8% | 7.6% | 100.0% |
11 | Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân | 6.4% | 44.2% | 42.2% | 7.2% | 100.0% |
12 | Đầu tư, phát triển giáo dục, nguồn lực | 7.0% | 43.4% | 43.8% | 5.8% | 100.0% |
13 | Giao lưu và hợp tác QT | 10.4% | 42.8% | 40.2% | 6.6% | 100.0% |
14 | Phát triển kinh tế, văn hoá gia đình | 8.8% | 51.0% | 37.2% | 3.0% | 100.0% |
15 | Phát triển mạng lưới đường giao thông | 8.4% | 59.8% | 28.0% | 3.8% | 100.0% |
16 | Phát triển hạ tầng TT | 8.0% | 56.6% | 31.6% | 3.8% | 100.0% |
17 | Phát triển các trung tâm thông tin, hỗ trợ du khách | 18.0% | 53.2% | 24.6% | 4.2% | 100.0% |
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án tháng 8/2019.
Theo kết quả điều tra, các chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua đã tạo nên những bước đột phá về hạ tầng và sản phẩm dịch vụ du lịch, được người dân và du khách đánh giá cao. 50-60% số
người được hỏi cho rằng chính sách phát triển mạng lưới đường giao thông, hạ tầng thông tin, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, bảo vệ tài nguyên ở mức tốt. Trong đó phát triển thương mại dịch vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giao lưu hợp tác quốc tế cũng được đánh giá tốt với trên 40% số người được hỏi. Kết quả điều tra đã phản ánh khá sát với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, bởi hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất đã được đầu tư đồng bộ, đời sống của người dân cao hơn mặt bằng chung của huyện và của tỉnh.
Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển du lịch cũng làm gia tăng những vi phạm về sử dụng đất đai, xây dựng trái phép. Nhiều hộ đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất xây dựng các cơ sở lưu trú hoặc dịch vụ trái phép. Cá biệt năm 2018, có trường hợp một người dân địa phương đã tự ý xây dựng trái phép bậc cầu thang lên núi để thu hút khách đến tham quan và sử dụng dịch vụ của mình. Vụ việc vi phạm đã làm ảnh hướng tới cảnh quan, môi trường di sản, gây bức xúc trong cộng đồng dân cư địa phương.
3.2.2. Thực trạng biến đổi các hoạt động sinh kế
3.2.2.1. Biến đổi các hoạt động sinh kế truyền thống
Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi nông nghiệp hiện chỉ chiếm 15-20% trong cơ cấu kinh tế của các địa phương. Hiện tượng bỏ ruộng, cho người khác mượn hoặc thuê ruộng để trồng cấy ngày càng tăng. Nhiều hộ gia đình không còn mặn mà với việc trồng lúa, chủ yếu cấy để lấy lúa ăn, nên thuê thợ cấy từ các xã khác, còn người dân địa phương buôn bán, làm nghề thủ công và chở đò cho khách du lịch có thu nhập cao hơn. Hiện các xã đang tích cực vận động nhân dân dồn diền đổi thửa chỉnh trang đồng ruộng, hình thành các ô thửa lớn để thuận tiện cho việc canh tác và phát triển các mô hình kinh tế trang trại, gia trại kết hợp với du lịch sinh thái trải nghiệm và nhà nghỉ có phòng cho khách du lịch thuê (homestay).
- Hoạt động chăn nuôi chủ yếu tập trung vào các con đặc sản địa phương để phục vụ khách du lịch như dê, lợn, cá trầu; cá rô tổng trường… Do lượng khách đến khu di sản tăng khá nhanh, có ngày đón gần 50.000 người, riêng khu du lịch sinh thái Tràng An đón khoảng 30.000 lượt khách, đáp ứng nhu cầu ẩm thực lớn, quy mô chăn nuôi ngày càng mở rộng, nhiều hộ đầu tư xây dựng trang trại nuôi lợn, nuôi gà, nuôi cá với số lượng lớn. Nhưng do lượng khách quá đông, nên,
nhiều hộ chuyển sang nuôi lợn chỗn, mua dê từ nơi khác về nuôi nhốt một thời gian ngắn rồi xuất bán cho các nhà hàng, khách sạn.
- Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi trong các thung, ao đầm trong khu di sản cũng bị giảm đáng kể, phần lớn các khu vực thung lũng, ao hồ được thu hồi chuyển thành khu vực bảo tồn cảnh quan tự nhiên và di sản.
Đơn vị tính : %
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ các hộ gia đình có làm nghề phụ
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án tháng 8/2019.
- Các nghề thủ công truyền thống: Nhờ có du lịch, nhiều nghề thủ công truyền thống đã được khôi phục và phát triển như nghề thêu ren, nghề chạm khắc đá. Hiện nay ngoài làm du lịch và nông nghiệp, nhiều gia đình đã học thêm nghề truyền thống. Theo kết quả điều tra, hiện có khoảng 20% hộ gia đình có làm thêm nghề phụ, trong đó nghề thuê ren chiếm 29%.
3.2.2.2. Các hoạt động sinh kế mới
Bên cạnh những nghề nghiệp truyền thống (nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ…), đã xuất hiện nhiều nghề mới như lễ tân, buồng bàn bar (nhà hàng, khách sạn), bán hàng, chèo thuyền cho khách du lịch, đóng thuyền, sửa thuyền; hướng dẫn viên du lịch và dịch vụ biểu diễn nghệ thuật truyền thống.
- Hoạt động chèo đò: Trong khu Di sản Tràng An hiện có khoảng 4.580 người chèo đò, trong đó xã Trường Yên 1.000, Ninh Xuân 480 và Ninh Hải
3.100 người. Chèo đò cho khách du lịch ở các khu du lịch vừa đòi hỏi sức khỏe tốt, vừa đòi hỏi kỹ năng chèo thuyền qua các hang động xuyên thủy, đồng thời cũng đòi hỏi kỹ năng cứu hộ, cứu nạn trên sông nước, và đặc biệt là khả năng
giao tiếp, giới thiệu cho khách du lịch về khu di sản và lịch sử văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư. Với phương châm mỗi một người chèo đò vừa là người hướng dẫn du lịch, vừa là đại sứ du lịch, đồng thời bảo vệ khu di sản, nên thời gian qua Sở Du lịch Ninh Bình, Ban Quản lý QTDT Tràng An đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức, tập huấn cho người chèo thuyền nhằm nâng cao nhận thức, văn hóa, kỹ năng giao tiếp và cấp chứng chỉ cho người chèo đò. Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, các ban, ngành địa phương cũng lồng ghép vào các chương trình hội nghị, tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về văn hóa, văn minh du lịch và kiến thức, nghiệp vụ về du lịch. Thu nhập bình quân của người chèo từ 3,5 triệu - 5 triệu đồng/tháng, vào mùa lễ hội có thể lên tới trên 10 triệu đồng/tháng.
- Hướng dẫn du lịch là một nghề mới được nhiều bạn trẻ ở các địa phương lựa chọn, hiện trong khu di sản có khoảng 70 người, có trình độ từ trung cấp và cao đẳng, được Sở Du lịch bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp thẻ hướng dẫn viên tại điểm. Nghề hướng dẫn viên đòi hỏi phải có phông kiến thức tốt về văn hóa, lịch sử và con người của vùng đất cố đô Hoa Lư, những giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Tràng An và thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, tuy nhiên nhiều hướng dẫn viên ở Tràng An không được đào tạo chuyên sâu về du lịch, chủ yếu từ các ngành khác chuyển sang, hạn chế về nghiệp vụ hướng dẫn và đặc biệt là khẳ năng ngoại ngữ, chỉ có khoảng 10 hướng dẫn viên có thể hướng dẫn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung, tiếng Pháp.
- Kinh doanh dịch vụ lưu trú và nhà hàng: Là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi sự chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, linh hoạt và có khả năng tiếp thị, bán hàng… Một số hộ bắt đầu kinh doanh lưu trú và nhà hàng từ năm 2000, khoảng 12 cơ sở, với sự tăng trưởng khách du lịch trung bình 12%/năm và sự gia tăng nhu cầu lưu trú ở nhà dân (homestay), đến nay đã có 236 cơ sở, trong đó 160 khách sạn, nhà nghỉ. Cùng sự phát triển của hoạt động kinh doanh này là sự phát triển các hoạt động nghề nghiệp mới như lễ tân, phục vụ buồng, bàn, bar, bếp và bảo vệ với khoảng 1.445 lao động.
- Kinh doanh dịch vụ đồ lưu niệm, đồ uống: Cũng khá phát triển đáp ứng nhu cầu mua sắm và ăn uống của khách du lịch. Hiện có 57 cơ sở kinh doanh hàng bán hàng lưu niệm, đồ uống và cho thuê xe đạp, xe máy. Hoạt động kinh
doanh này cũng không đòi hỏi vốn lớn, chỉ cần có mặt bằng tốt, nhiều hộ dân đã giàu lên nhờ ngành nghề kinh doanh mới này.
- Nghề bảo vệ, lúc mới phát triển du lịch, các doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng thuê một số người dân địa phương làm công việc bảo vệ và giữ gìn an ninh trật tự trong khu, điểm du lịch và các cơ sở lưu trú. Chỉ tính riêng những người làm bảo vệ tại 06 khu du lịch chính hiện có khoảng 220 người, thu nhập bình quân từ 4-6 triệu đồng/tháng. Theo quy định, tất cả người làm bảo vệ đều phải tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ bảo vệ và bảo vệ di sản. Hiện nay, ngoài nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn trong khu du lịch, người làm bảo vệ còn có nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ di sản, giữ gìn cảnh quan môi trường trong khu du lịch.
Đơn vị tính : %
Biểu đồ 3.14. Nghề nghiệp hiện nay của người dân địa phương
Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học của tác giả luận án tháng 8/2019.
- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống: hát chầu văn, hát chèo… hiện ở trong khu di sản QTDT Tràng An có khoảng 5 nhóm nhạc, mỗi nhóm hơn 5-7 người đi hát phục vụ khách du lịch tại các nhà hàng, cơ sở lưu trú, homestays, chi phí cho một buổi biểu diễn có giá từ 700 nghìn đồng đến 3,5 triệu đồng/buổi. Hoạt động này đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng như tạo công ăn việc làm và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của du lịch Ninh Bình.
- Loại hình du lịch trải nghiệm làm nông nghiệp được Doanh nghiệp Ngôi Sao phát triển đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch được gần 5 năm, bước
đầu đã có những kết quả khá tốt. Hoạt động này được tổ chức theo hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ dân trong khu di sản. Khách du lịch tham gia tour du lịch này sẽ được tham gia trải nghiệm thực tế các hoạt động nông nghiệp từ cày bừa, gieo mạ, cấy lúa, đánh bắt cá, sau đó về tự chế biến món ăn dưới sự hướng dẫn của người dân địa phương. Bình quân mỗi tháng doanh nghiệp đón được khoảng 10 đoàn khách, mỗi đoàn từ 10 - 15 người. Theo ông NVT, đại diện Doanh nghiệp Ngôi Sao, loại hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp hiện được khách nước ngoài rất quan tâm, lượng khách đều, các hộ gia đình tham chương trình này sẽ được Doanh nghiệp hỗ trợ hướng dẫn về chuyên môn, đầu tư một số trang thiết bị và đảm bảo nguồn khách, mỗi gia đình sẽ đảm nhận một công đoạn, có gia đình thì lo ăn, có gia đình tổ chức cho khách đánh bắt cá, học làm và nấu món ăn (như nem rán, kho cá…)… Các hộ gia đình được doanh nghiệp tổ chức thành chuỗi liên kết, ngoài công việc đồng áng, chăn nuôi còn có thêm thu nhập và được gặp gỡ giao lưu với khách du lịch, nên rất hào hứng và nhiệt tình tham gia.
Nhìn chung sự thay đổi các hoạt động sinh kế truyền thống của cư dân ở khu vực di sản Tràng An theo hai xu hướng chính: 1) Xu hướng biến đổi hoàn toàn: Tập trung vào những nhóm dân cư bị thu hồi hết đất sản xuất, buộc phải chuyển đổi sang nghề khác, hoặc những hộ dân ở tại hoặc ở gần trung tâm khu du lịch, chuyển hoàn toàn sang buôn bán, kinh doanh; 2) Xu hướng biến đổi một phần hoặc kết hợp, chủ yếu là dân cư tham gia chèo đò, bảo vệ, dọn vệ sinh môi trường. Họ vừa kết hợp đi chèo đò cho khách khi đến lượt, vừa kết hợp chăn nuôi, trồng cấy hoặc nhóm dân cư làm nghề thủ công truyền thống (thêu ren, đan lát…) vẫn tham gia phụ giúp chèo đò cho khách khi đến số đò của gia đình.
3.2.3. Thực trạng biến đổi các giá trị của văn hóa sinh kế
3.2.3.1. Biến đổi giá trị văn hóa mang tính định hướng sinh kế
Những giá trị cốt lõi như sống hài hòa, tôn trọng thiên nhiên, cần cù, chịu khó, tương trợ, giúp đỡ nhau công việc và đặc trưng của cư dân nông nghiệp luôn quan tâm đến “sự an toàn” về lương thực cho bản thân và gia đình của người dân Tràng An nhìn chung được gìn giữ và phát huy. Truyền thống văn hóa tốt đẹp này vẫn là những nền tảng định hướng và được người dân tiếp nối trong