Tình Hình Hoat Động Của Công Ty Trong Những Năm Gần Đây

- Phó phòng kế toán: Hỗ trợ và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng hướng dẫn chế độ kế toán, kiểm tra ký duyệt các sổ sách, chứng từ theo phạm vi được phân công, đảm bảo hoạt động kế toán hoàn thành chính xác và kịp thời.

- Kế toán thuế: Hàng tháng, quý, năm lập báo cáo, tờ khai thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế năm, kiểm tra hạch toán các khoản vay ngân hàng, thanh toán với nước ngoài.

- Kế toán bán hàng - Kho: Xuất hóa đơn bán hàng, theo dõi xuất nhập tồn hàng hóa, kiểm tra các báo cáo bán hàng của các đại lý, lưu và bảo quản chứng từ có liên quan.

- Kế toán thanh toán: Kiểm tra sổ sách, chứng từ, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Cuối ngày, cuối tháng kết hợp với thủ quỹ đối chiếu số tiền tồn quỹ và lập biên bản kiểm kê quỹ, đối chiếu số dư của ngân hàng. Lưu và bảo quản chứng từ sổ sách có liên quan.

- Kế toán công nợ - Thủ quỹ: Tiếp nhận chứng từ, theo dõi, đôn đốc, đối chiếu, thu hồi công nợ, lập báo cáo công nợ, đối chiếu chứng từ thu, chi tiền. Sau khi kiểm tra, đối chiếu chứng từ, thu tiền hàng, chi tiền mặt.

3.3.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty

3.3.2.1 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

Công ty áp dụng hình thức kế toán trên phần mềm máy tính. Công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting 10.0 được thiết kế theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.

Sơ đồ 3.3 Trình tự ghi sổ trên phần mềm kế toán



SỔ KẾ TOÁN

- Sổ tổng hợp

- Sổ chi tiết

CHỨNG TỪ KẾ

TOÁN

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ

TOÁN CÙNG LOẠI

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán

MÁY VI TÍNH


(Nguồn: Phòng Kế toán- tài chính công ty, 2014)

Ghi chú:


Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

3.3.2.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

- Chế độ kế toán tại công ty được áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 22/12/2014, kèm theo thông tư 75/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Điều 128 Thông tư 200 về chế độ kế toán.

- Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ).

3.3.2.3 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty

Doanh nghiệp áp dụng các chính sách kế toán như sau:

- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:

+ Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

+ Đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

- Phương pháp tính giá xuất kho hàng bán: Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.

3.4 Tình hình hoat động của công ty trong những năm gần đây

Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2013- 2014 được thể hiện như sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu doanh thu năm 2013 - 2014


Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Thành phẩm dầu mỡ nhờn

163.248

181.783

Hàng hóa dầu mỡ nhờn

26.033

22.576

Hàng hóa xăng dầu

317.175

321.126

Hàng hóa và dịch vụ khác

5.966

3.708

Các khoản giảm trừ doanh thu

21.634

20.760

Tổng doanh thu thuần

490.787

508.433

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Dầu Nhờn PV OIL - 6

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của công ty)

Từ bảng cơ cấu doanh thu cho thấy, trong năm 2013- 2014 doanh thu của công ty chủ yếu là từ KD xăng dầu và thành phẩm dầu mỡ nhờn, lần lượt chiếm tỉ trọng khoảng hơn 60% và 30%. Trong năm 2014, công ty đã đạt được kết quả kinh doanh đáng khích lệ, đạt mức tăng trưởng doanh thu là 3,6% so với năm 2013. Trong bối cảnh năm 2014 là một năm đầy biến động với thị trường dầu mỏ thế giới và cả trong nước, giá xăng dầu trong nước đã tăng 5 lần và giảm 12 lần, đánh dấu mức thay đổi kỉ lục của mặt hàng này trong một năm. Hoạt động kinh doanh của công ty luôn được đẩy mạnh qua từng năm thông qua duy trì và phát triển hệ thống đại lý và khách hàng công nghiệp. Đồng thời công ty tích cực tìm kiếm và mở rộng khách hàng quảng bá hình ảnh sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng. Tình hình hoạt động của công ty trong năm 2014- 2013 được thể hiện thông qua báo cáo kết quả kinh doanh như sau:

Bảng 3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 - 2013

Đơn vị: triệu đồng


CHỈ TIÊU

Năm 2013

NĂM 2014

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

490.787

508.432

Giá vốn hàng bán

440.374

450.986

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

50.412

57.445

Doanh thu hoạt động tài chính

2.667

3.725

Chi phí tài chính

317.205

2.134

Chi phí bán hàng

28.583

30.402

Chi phí quản lý doanh nghiệp

21.584

25.041

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

2.594

3.593

Lợi nhuận khác

730.782

(258.435)

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

3.325

3.335

Lợi nhuận sau thuế TNDN

2.476

2.597

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của công ty)


Qua bảng 3.1: Cho thấy rằng công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2014 cao hơn lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2013. Kết quả kinh doanh của công ty được duy trì ổn định, tất cả là nhờ vào nỗ lực của ban điều hành, HĐQT công ty luôn chú trọng từng bước đổi mới phương thức kinh doanh, mở rộng

mạng lưới bán hàng. Bên cạnh đó, Ban điều hành cũng cần khắc phục những hạn chế và phát huy những lợi thế để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn trong thời gian sắp tới.

3.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty

3.5.1 Thuận lợi

- Công ty Cổ phần Dầu nhờn PV OIL tự hào là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam sản xuất và kinh doanh dầu mỡ nhờn có thương hiệu riêng (từ năm 1991).

- Công ty Cổ phần Dầu nhờn PV OIL là Công ty thành viên của Tập Đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PETROVIETNAM). Công ty được kế thừa các tính chất tổ chức kỷ luật cao, am hiểu pháp luật và các chính sách Nhà Nước

- Cán bộ công nhân viên được đào tạo bài bản, có trình độ quản lý và trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực hoạt động.

- Trang thiết bị của công ty hiện đại với hệ thống pha chế mỡ nhờn tiên tiến của Đức, dây chuyền đóng lon tự động, phòng hóa nghiệm hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Các chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà Nước trong thời kỳ mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển và chủ động thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hệ thống bán lẻ rộng khắp với 500 trạm xăng dầu trực thuộc PV OIL và hơn 2000 trạm xăng dầu có liên kết trải khắp các tỉnh thành.


3.5.2 Khó khăn

- So với các đối thủ cạnh tranh, quy mô sản xuất của công ty vẫn còn tương đối nhỏ, hệ thống phân phối của công ty vẫn còn rất hạn chế, giá thành sản xuất còn cao, sức cạnh tranh thấp.

- Do khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn còn làm ảnh hưởng đến thị trường trong nước.

- Tình hình lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng cao, giá cả các mặt hàng dầu nhờn cũng tăng, trong khi đó thu nhập của người lao động không tăng nhiều. Do đó, tâm lý thắt chặt chi tiêu, hạn chế sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân mà thay vào đó là sử dụng phương tiện công cộng của người dân cũng phần nào làm giảm khả năng tiêu thụ hàng hóa của công ty.

- Tình hình xăng dầu kém chất lượng hiện nay làm mất lòng tin của người tiêu dùng cũng phần nào tăng thêm phần khó khăn cho việc tiêu thụ sảm phẩm của công ty.

3.5.3 Phương hướng phát triển

+ Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2020: Thị phần và khách hàng chiếm khoảng 5-7% thị phần bán lẻ dầu mỡ nhờn toàn quốc. Doanh thu đạt khoảng 750-900 tỷ đồng/năm và lợi nhuận trước thuế khoảng 70-80 tỷ đồng/năm.

+ Phấn đấu để có một đội ngũ nhân sự đạt tiêu chuẩn chuyên nghiệp – sáng tạo – hiệu quả - trung thực – trách nhiệm.

+ Mở rộng thị trường tiêu thụ đặc biệt là thị trường nước ngoài để thu hút thêm ngoại tệ, phát triển thị trường xuất nhập khẩu.

+ Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ nghiệp vụ về kinh doanh quản lý. Trở thành đơn vị có trình độ quản lý doanh nghiệp tiên tiến, chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp.

+ Tăng cường tiếp thị để thu hút được thêm nhiều khách hàng là cá nhân, tổ chức. Phát huy lợi thế cung cấp cho khách hàng công nghiệp, nhất là các đơn vị trong ngành Dầu khí.

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TAI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU NHỜN PV OIL

4.1 Đặc điểm kinh doanh, các phương thức tiêu thụ và thanh toán tại công ty

4.1.1 Đặc điểm kinh doanh của công ty

Với lợi thế là công ty sản xuất và kinh doanh dầu mỡ nhờn duy nhất trực thuộc tập đoàn dầu khí Việt Nam. Hiện nay, công ty có hai nhà máy sản xuất dầu mỡ nhờn, sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đóng gói tự động và tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của hệ thống chất lượng ISO 9001:2008 với công suất 10.000 tấn/năm. Công tác kiểm tra từ khâu chọn lọc nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm đến với khách hàng luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định và tiêu chuẩn được công ty ban hành.

Hiện nay công ty chú trọng phát triển kinh doanh hai ngành hàng là ngành hàng bán lẻ và ngành hàng công nghiệp. Hoạt động kinh doanh của công ty rất phong phú và đa dạng bao gồm:

- Hoạt động sản xuất kinh doanh đầu mỡ nhờn

- Hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn.

- Hoạt động kinh doanh xăng dầu.

- Hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ khác.

4.1.2 Phương thức tiêu thụ tại công ty

Công ty tập trung phát triển hai đối tượng khách hàng chính trên thị trường thông qua hai ngành hàng như sau:

- Ngành hàng bán lẻ: Khách hàng là các đại lý phân phối trên từng địa bàn, gồm khách hàng trong ngành là các đơn vị thành viên của tổng công ty dầu Việt Nam như: PV OIL Bình Thuận, Vũng Tàu,… Khách hàng bên ngoài là những nhà phân phối tại từng địa bàn như: Công ty Mai Khôi, công ty Đông Dương Tân, …

- Ngành hàng công nghiệp: Khách hàng là các DN sản xuất kinh doanh, nhà thầu, các đơn vị trong và ngoài ngành dầu khí như: Thép Hòa Phát, Vietsopetro, …

4.1.3 Phương thức thanh toán tại công ty.

Để đảm bảo trong quá trình tiêu thụ và tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn. Công ty đã căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau để đưa ra phương thức thanh toán phù hợp cho từng đối tượng khách hàng. Các hình thức thanh toán chủ yếu tại công ty gồm:

- Thanh toán bằng tiền mặt: Hình thức này được áp dụng với những khách hàng bán lẻ, các khách hàng không có thỏa thuận mua chịu trên hợp đồng.

- Thanh toán bằng chuyển khoản: Áp dụng cho các đơn đặt hàng lớn, công ty sẽ mở tài khoản tại các ngân hàng và khách hàng sẽ thanh toán thông qua các tài khoản này. Đây là hình thức thanh toán thuận tiện, an toàn trong các giao dịch giúp đảm bảo quá trình thanh toán, thu hồi tiền bán hàng của công ty.

4.2 Kế toán doanh thu và thu nhập khác

4.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

4.2.1.1 Nội dung

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty gồm:

+ Doanh thu từ việc bán thành phẩm dầu mỡ nhờn do công ty sản xuất như: Các loại nhớt dùng cho xe máy, xe ô tô, dầu thủy lực, dầu công nghiệp, các loại mỡ đa dụng,…

+ Doanh thu từ việc kinh doanh dầu mỡ nhờn: Khi công ty sản xuất không đủ dầu mỡ nhờn theo đơn đặt hàng của khách hàng thì công ty sẽ tiến hành mua dầu mỡ nhờn từ bên ngoài để bổ xung số lượng và chủng loại theo hợp đồng đã ký kết.

+ Doanh thu từ việc kinh doanh xăng dầu: Công ty kinh doanh xăng ron 95 KC, xăng ron 92 KC, xăng E5, dầu hỏa, …

+ Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ khác như: Vận chuyển hàng hóa, cho thuê văn phòng, …

4.2.1.2 Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ tại công ty

- Chứng từ sử dụng:

Hóa đơn GTGT, phiếu đề nghị xuất hàng và xuất hóa đơn

Phiếu xuất kho, phiếu hạch toán

Phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng

- Quy trình luân chuyển chứng từ:

+ Phòng KD tiếp nhận đơn đặt hàng của KH, tiến hành kiểm tra và đảm bảo chủng loại, số lượng theo đơn đặt hàng. Sau đó, phòng KD sẽ lập phiếu đề nghị xuất hàng và xuất hóa đơn theo mẫu của công ty.

+ Căn cứ vào phiếu đề nghị xuất hàng và xuất hóa đơn, phòng kế toán tiến hành kiểm tra công nợ. Nếu đồng ý phòng kế toán sẽ ký xác nhận và chuyển cho ban giám đốc phê duyệt. Sau đó, phiếu đề nghị xuất hàng và xuất hóa đơn sẽ được đưa trở lại phòng kế toán để xuất hóa đơn GTGT.

+ Hóa đơn GTGT bản chính sẽ được phòng KD chuyển cho KH, bản photo sao y sẽ kẹp chung phiếu đề nghị xuất hàng và xuất hóa đơn chuyển cho nhân viên lái xe nhận hàng tại kho và giao tại kho cho KH.

Kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán để nhập liệu vào phần mềm kế toán Fast theo trình tự được thể hiện như sơ đồ dưới đây:


Kế toán nhập liệu vào phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu

- Hóa đơn GTGT

- Đơn đặt hàng

- Hợp đồng

- Phiếu thu

- Giấy báo có

Sơ đồ 4.2: Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ



Phần mềm fast tự động cập nhật dữ liệu vào sổ kế toán theo quy định

- Bảng kê hóa đơn bán hàng

- Bảng kê đơn đơn hàng

- Bảng kê công nợ phải thu

Chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết TK, sổ cái TK 51101


Báo cáo tài chính

(Nguồn: Phòng Kế toán- tài chính công ty)

4.2.1.3 Tài khoản kế toán đang áp dụng tại công ty

Để hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán sử dụng TK 51101: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - công ty”. Tài khoản này được mở các TK cấp 2 và cấp 3 như sau:

- TK 511101: “Doanh thu bán thành phẩm dầu mỡ nhờn - công ty” để hạch toán doanh thu dầu mỡ nhờn do công ty sản xuất.

- TK 511201: “Doanh thu bán hàng hóa – công ty” để hạch toán doanh thu kinh doanh dầu mỡ nhờn và xăng dầu, kế toán mở TK cấp 3 như sau:

+ TK 5112101: “ Doanh thu hàng hóa dầu mỡ nhờn – công ty” để hạch toán doanh thu kinh doanh dầu mỡ nhờn.

+ TK 5112201: “ Doanh thu hàng hóa xăng dầu – công ty” để hạch toán doanh thu kinh doanh xăng dầu.

- TK 511801: “Doanh thu hàng hóa và dịch vụ khác – công ty”

4.2.1.4 Sổ kế toán

- Chứng từ ghi sổ

- Các sổ chi tiết TK: Theo dõi chi tiết doanh thu bán hàng của từng loại sản phẩm, hàng hóa như: Sổ chi tiết TK 511101, TK 5112101,..

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 11/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí