Mức Thu Nhập Của Người Khơ Mú Trước Năm 2011


2.1.3. Thủ công nghiệp

Dân tộc Khơ mú là một trong các dân tộc rất chuyên nghiệp về nghề đan lát, đó là đan lát chiếu, bàn ghế, đồ dùng trong gia đình, đồ bẫy và nhiều loại đồ khác... Những sản phẩm này ngoài việc sản xuất phục vụ đủ trong nhà, người dân còn đem đi bán trên các chợ để thu nhập kinh tế. Tính trung bình, mỗi năm đồng người Khơmú thu nhập từ 3.000.000 kíp/năm/hộ.

2.1.4. Kinh tế tự nhiên

2.1.4.1. Hái lượm

Việc hái lượm, đồng bào chú trọng tìm kiếm các loại măng, nấm, hoa quả, rau rừng, lá, nhân mây, khoai, mật ong.... Trong đó, măng được đồng bào hăng tìm nhất để chế biến thành măng muối, măng chua và măng khô giữ dùng ăn lâu ngày. Các loại nấm cũng là một mục đích hái lượm của người dân, họ tìm kiếm về bán vì nấm thường có giá trị kinh tế cao trên thị trường. Mỗi năm vào cuối mùa xuân có không khí ẩm ướt, thỉnh thoảng có mưa xuống rất thích hợp cho sự sinh trưởng của các loài nấm, trong đó có nhiều loại ăn được như nấm mối, nấm mỡ, mộc nhĩ, nấm hương... người cùng nhau đi hái nấm về bán và ăn. Mật ong cũng được người dân tìm kiếm vào tháng 4 và tháng 5 vì đâylà loại lâm thổ sản quý giá với mục đích tìm kiếm đem về bán . Ngoài ra, họ còn hái các loại lá, chủ yếu là lá chuối được đồng bào tìm kiếm mang về sử dụng làm bánh, làm hoàn môn phục vụ các nghi lễ và sử dụng trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Đối với các loại rau rừng, rau thơm rừng và nhân mây đắng đều được dân tìm kiếm về ăn và bán. Khi vào rừng, người ta vừa hái lượm vừa tìm kiếm các loại nguyên liệu dùng trong việc đan lát hoặc mang về chế tác đồ dùng. Đối với người Khơmú, việc vào rừngtìm kiếm các loại lương thựclà việc thường xuyên của cả nam và nữ trong gia đình. Dự tính mỗi lần vào rừng ít nhất làmột ngày trở lên, có khi có thể kéo dài 4 hoặc 5ngày.


2.1.4.2. Săn bắn

Việc săn bắn người dân chú trọng đến các loại động vật rừng từ nhỏ đến lớn như: chim, sóc, gà, nhím, lợn, kỷ, nai, gấu.... Phương tiện săn bắn chủ yếu là dân tự chế tạo như: súng kíp (xủng kép), túi săn(thông thấu), đèn săn, nỏ(nả), ten... Bên cạnh những phương tiện săn bắ thô sơ này, người dân còn gài bẫy bắt chim và bắt thú rừng như bẫy hầm (chạt), bẫy bàn (cụp), bẫy kẹp(căp), bẫy thắt, bẫy dính...Việc gài bẫy được thực hiện trên các vị trí khác nhau trong rừng, có thể là lối mòn mà thú rừng thường qua lại hay trên những cành cây quả mà chim chóc thường hay đến kiếm ăn. Những phương tiện bẫy này được dân tự chế tạo ra từ nguyên liệu tự nhiên, có khi cũng làm bằng sắt được chuẩn bị sẵn tại nhà. Về phương thức bắn, đồng bào người Khơmú có thể dùng súng là súng “kép” và các loại ten bắn. Tuy nhiên, ten chỉ bắn được các loại thú nhỏ, súng là một phương tiện bắn các loại thú to và nhỏ. Hình thức săn gồm có đi một mình và đi săn theo đoàn hoặc còn gọi săn đuổi. Trong rừng gồm có nhiều loại thú khác nhau, nhưng loại thú mà thường săn được nhiều nhất là nhím, lợn rừng, nai và con khỉ. Khi săn được họ mang về bán, một phần cũng dành để ăn. Mỗi lần vào săn phải kéo dài đến vài ngày, nhiều kéo dài đến 1 tuần. Người dân thường tiến hành săn bắt vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, tức là từ tháng 4 đến 6 và tháng 10 đến 12 vì vào mùa này ở rừng có nhiều hoa quả, rừng trở nên thưa thớt và dễ phát hiện của các loại thú và chim chuột. Việc săn bắt này chủ yếu là người nam giới.

2.1.4.3. Săn bắt

Canh tác đánh bắt cá trên sông suối của đồng người Khơmú ở Mương phun diễn ra thường xuyên, trong đó có những cách thức đánh khác nhau rất đơn giản là hoàn toàn bằng tay hoăc bằng một số phương tiện hoặc bằng bẫy. Ở Mương Phun do có nhiều suối lớn tiếp nối với sông Ngam Ngưm nên có lắm tôm, cá, cua và ếch. Mỗi ngày người dân thường tranh thủ đi đánh bắt


cáđể chuẩn bị cho bữa ăn tối. Động vật nước là loại thực phẩm dễ kiếm được và không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày. Cá, cua, tôm và ếch khi kiếm được nhiều cũng có thể mang đi bán để tăng thu nhập kinh tế cho gia đình. Những phương tiện đánh bắt cá làdùng súng cao su, dùng câu, lưới, bẫy và nhiều phương tiện khác. Người thích đánh bắt cá vào mùa hè từ tháng 1 đến tháng 5, đôi khi rủ nhau đi ngăn suối để bắt cá. Việc đánh bắt cá gồm cả nam và nữ giới. Như vậy, trước đây việc phụ thuộc tự nhiên của người dân là khá năng nề, tính thu nhập trung bình hàng năm người dân thu có thu nhập khoảng 5.000.000 kíp/hộ/năm.

2.1.5. Thương nghiệp

Tại nơi ở cũ nhờ cócon đường quốc lộ Viêng Chăn-Saysombun chạy qua nên đã là một điều kiện thuận tiện cho người dân phát triển kinh tế gia đình. Người dân mở các doanh nghiệp nhỏ bán các sản nông nghiệp và sản phẩm tiêu dùng hàng ngày theo hai bên đường. Ngoài ra, họ còn tổ chức thành các nhóm chợ mà người Lào thường gọi là nông thôn (tiếng Lào gọi là “Ta-la xôn-na-bốt”). Trong các chợ nông thôn là chuyên bán các mặt hàng từ rừng và từ nông nghiệp như: thịt lợn rừng, thịt nai, măng, nấm, gạo, cá, vịt, gà... Theo được những người bán hàng cho biết:mỗi ngày họ có thu nhập ít nhất từ 200.000 kíp đến 300.000 kíp. Tổng thu nhập trung bình mỗi hộ gia đình thu nhập khoảng6.000,000 kip/hộ/năm.

2.1.6. Các hoạt động sinh kế khác

Người dân tham gia vào làm việc cho dự án khai thác mỏ, khai thác, gỗ và các dự án thủy điện. Các công tynày tạo điều kiện ưu tiên tuyển công nhân chongười dân bản địa và ưu tiên đưa đón đi lại sáng chiều. Những người đi làm việc cho công ty chủ yếu ở tầm tuổi thanh niên và trung niên từ 18 tuổi đến 45 tuổi, gồm có nam giới và nữ giới. Công việc chủ yếu của họ trong công ty này là giữ gìn môi trường (nhặt rác), phục vụ ăn uống, phục vụ an


toàn, dẹt may, tô màu nhà, làm công nhân xây nhà, đào đất... Một tháng, họ được nhận một mức lương là 2.500.000 kip/người/tháng. Ngoài những người đi làm việc cho công tycòn có một số người đi làm việc cho Nhà nước như: giáo viên, bác sĩ, bộ đội, công an và làm cán bộ viên chức. Thu nhập mỗi tháng 1.500.000kíp/người/tháng. Tổng thu nhập trung bình mỗi năm là

18.000.000 kip/hộ/năm.

Bảng 2.1: Mức thu nhập của người Khơ mú trước năm 2011


STT

Các hoạt động sinh kế

Thu nhâp TB (Kip)

Tỷ lệ % trong 60 hộ

điều tra

1

Nương rẫy

6.000.000

25%

2

Ruộng nước

7.000.000

15%

3

Vườn

2.000.000

15%

4

Chăn nuôi

8.000.000

10%

5

Kinh tế lâm nghiệp

2.000.000

2%

6

Thủ công nghiệp

3.000.000

5%

7

Kinh tế tự nhiên

5.000.000

15%

8

Thương nghiệp

6.000.000

10%

9

Hoạt động kinh tế khác

18.000.000

3%


Giá trị tiền năm 2016

1.000.000 Kip = 2.800.000 = 120 $

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Nam Ngưm 2, bản Phonesavat, huyện Mương Phương, tỉnh Viêng Chăn, Lào - 6

Nguồn: Số liệu so tác giả thu thập và tự xử lý

2.2. Hoạt động sinh kế của người Lào

2.2.1. Kinh tế nông nghiệp

2.2.1.1. Nương rẫy

Trong các hộ điều tra, một phần nhỏ khoảng 18 hộ người Lào sống dựa vào canh tác nương rẫy vì những hộ này có ít đất ruộng nên họ phảilàm thêm nương, cây trồng chính trong là lúa nếp. Quy trình làm nương của người Lào đều thực thực hiện tương tự như nhiều dân tộc khác (Hmông và Khơmú). Nương bắt đầu phát vào tháng 2 hoặc tháng 3, khi phát xong để khô khoảng một tháng là tiến hành đốt và trỉa nương vào tháng 4, tra hạt vào tháng cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 và thu hoạch vào tháng 10.Ngoài việc trồng lúa họ còn trồng thêm các loại rau xen canh trong nương như mướp, bầu bí, cà, ớt,


gừng... Bên cạnh đó, cũng thường thấy người dân trồng ngô và sắn. Về kỹ thuật thu hoạch lúa, đồng bào dùng liềm gặt và buộc thành từng bó nhỏ đặt phơi nắng, khoảng 2-3 ngày sau họ đến thu về đập và tải về nhà. Người Lào ít khi trồng lúa tẻ mà chủ yếu là trồng lúa nếp. Về phương tiện làm nương bà condùng rìu để chặt cây, dùng dao để phát cây nhỏ và dùng xiềng con để tra hạt. Vị trí nương của người Lào thường chọn nơi tương đối bằng phẳng, bờ suối, bờ sông và chân núi. Sau khi làm nương xong họ thường chiếm dụng làm vườn luôn trồng cây ăn quả. Tuy nhiên, nương rẫy chỉ là canh tác bổ sung cho ruộng nước, tính thu nhập trung bình 2 tấn/hộ/năm. Tính bằng giá bán trên thị trường (1tấn thóc= 3.000.000 kip), mỗi năm người dân có thu nhập từ canh tác làm nương từ 6.000.000 kip/hộ/năm[52, tr. 48].

2.2.1.2. Ruộng nước

Người Lào ở Mương Phun khoảng 90% làm lúa nước (ruộng). Phương thức làm ruộng của người Lào, trước hết họ khai thác các nguồn suối lớn và vị trí xây dựng Mương-Phai để dâng mước vào ruộng. Mương là đường khai dẫn nước từ miệng phai vào đồng ruộng, để có nước lên mương phải đắp phai ngăn nước. Một cánh đồng ruộng có thể gồm nhiều mươngkết nối từ một phai. Phai là một loại đập ngăn suối dâng mực nước vào mương dẫn tới ruộng. Phai cũng có nhiều loại như: loại phai có đà và không có đà, tuỳ theo điều kiện địa hình mà họ cần đắp loại phai nào cho thích hợp.Đối với kỹ thuật làm ruộng của người Lào, hàng năm bước vào tháng 5 các chủ ruộng cùng đi tu sửa và thu dọn hệ thống mương-phai để dẫn được nước vào ruộng. Công việc đầu tiên là đắp bờ giữ nước, sau đó cày và cho nước vào ruộng để ngâm trong thời gian 1 tháng. Khi sắp đến vụ cấy đồng bào bừa cho đất mềm và cây cỏ thối tan làm phân. Liên quan đến việc gieo mạ, mạ giống được dân đã chọn trước và bảo quản riêng. Trước khi mang đi gieo phải ngâm nước khoảng 3 ngày sau đó lấy ra để trên bờ khoảng 2 ngày rồi thấy có mạ mọc lúc này mới mang đi


gieo. Mỗi lần đến vụ cấy,đồng bào Lào thường đổi công nhau, việc đổi công đã được dân Lào duy trì từ lâu đời đến nay. Việc đổi công coi như một nét văn hóa trong canh tác của đồng bào Lào trước đây. Khi ruộng được cấy xong, phải thường xuyên trông nước vào ruộng, sau khi lúa đủ tuổi 30 ngày thì làm cỏ, cắt cỏ bờ để cây tăng trưởng tốt. Lúa được thu hoạch vào tháng 11, chú ý khi bông lúa bắt đầu vàng người phải sớm đi tháo nước và thu hoạch cá. Cá ruộng được thu vào mùa này để phục vụ cho vụ gặt lúa, phần còn lại họ giữ để làm giống cho năm tới. Sau khi thu hoạch cá khoảng 7 ngày đất ruộng đã khô chắc và có thể dễ vào gặt.Kỹ thuật gặt lúa của người Lào là họ không buộc ngay mà xép thành hàng dài để phơi nắng. Khi gặt xong họ để phơi khoảng 3 ngày rồi mới đi buộc thành từng bó to mang về để cùng nhau và đập. Trước đây, người dân thường tay đập nhưng sau này do khoa học kỹ thuật phát triển nên họ cũng dùng xe đập và tải về nhà. Đối với nhà thóc họ thường xây ở vị trí thuận tiện đi lại, nhất là ở cạnh nhà và ven đường. Tuy nhiên, ruộng chỉ được làm một vụ vào mùa mưa, sau thu hoạch lúa xong là thả trâu bò vào ăn rơm và làm vườn trồng râu, dưa, bầu bí... Tính trung bình, mỗi năm mỗi hộ dân thu hoạch thóc được khoảng 2,5 tấn/hộ/năm (Đợn vị tính: 1 tấn thóc =

2.600.000 kip vào năm 2016). Do vậy, tính về tiền mặt tổng thu nhập bằng tiền từ canh tác ruộng nước của mỗi hộ gia đình được khoảng 7.000.000 kip/hộ/năm.

2.2.1.3. Vườn

Ngoài việc làm nương và làm ruộng, người dân còn có làm vườn, trong đó có vườn định canh và vườn du canh. Vườn định canh là vườn thường có diện tích rộng chiếm diện tích rộng lớn (1/2 ha trở lên), đôi khi chiếm cả một cánh rừng, nhiều đồi núi. Về phương thức làm vườn, trước tiênngười dânlàm nương trồng lúa, sau đó chiếm làm vườn. Nhưng cũng có một số người cứ đi làm hàng rào quản chiếm dụng làm vườn. Trong vườn là trồng các loại cây ăn


quả, cây gỗ quý giá và đôi khi để lại nguyên các loại cây tự nhiên trong vườn. Vườn du canh là vườn chiếm diện tích hẹp làm theo mùa vụ, chủ yếu làm vào mùa đông sau khi thu hoạch lúa nước xong.Vườn này thường làm vị trí thuận tiện lấy nước tưới tiêu, đặc biệt người dân thích vườn trong ruộng và theo bờ sông hoặc bờ suối. Người dân tiến hành làm vườn vào tháng 12 sau khi thu hoạch vụ lúa ruộng cho đến tháng 3 vì mùa này khí hậu thời tiết rất phù hợp. Theo quan sát, trong vườn thấy trồng xen nhau về các loại cây lương thực như: rau, dưa, cà, ớt, hành, tỏi, bí, khoai, sọ, sắn, xà, đỗ và ngô. Canh tác làm vườn của người Lào chủ yếu để bán thu nhập kinh tế. Tổng thu nhập trong năm, bà con người Lào có thu nhập được khoảng 3.000.000 kíp/hộ/năm.

2.2.1.4. Chăn nuôi

Thông qua 60 hộ điều tra, gia đình nào cũng có vật nuôi gia súc và gia cầm, nhưng nhiều hơn là gia cầm như: vịt, gà,ngan và cá. Về phương thức chăn nuôi, người dân xây chuồng nuôi ở cạnh nhà ở hoặc nuôitrên đồng ruộng và nuôi trong vườn. Hình thức nuôi là chăn thả, bón cám nông nghiệp (ngô, sắn, thóc) và cách chăm sóc chủ yếu theo lối truyền thống. Bên canh đó, người dân còn nuôi cá trong ao và đôi khi chuồng vịt và gà đượcxây cạnh ao cá.Trước đây, vật nuôi đặc trưng nhất là trâu nuôi để kéo cày, nuôi bò để vật chuyển nhưng hiện nay rất ít người nuôi trâu và bò vì nguyên nhân bãi chăn hạn chế. Theo quan sát, canh tác chăn nuôi của người Lào chủ yếu nuôi nhiều để bán thu nhập kinh tế, còn lại là để đáp ứng nhu cầu lương thực. Mỗi năm người dân có thu nhập kinh tế từ nghề chăn nuôi khoảng 6.000.000kíp/hộ.

2.2.2. Kinh tế tự nhiên

Các hoạt động săn bắt và hái lượm của cộng đồng người Lào được coi là một hoạt động thu nhập góp kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, bổ sung thêm cho một số loại lương thực thực phẩm thiếu hụt trong sản xuất, đặc biệt là lương thực thịt và rau. Theo tỷ lệ điều tra, mỗi tháng người Lào có đi săn bắt


và hái lượm 2 lần, mỗi lần đi vào rừnghọ chú trọng đến đánh bắt cá, chim, chuột, ếch, nai, heo, khỉ… Bên canh đó họ cũng tìm hái các loại nấm, rau, măng, hoa chuối, hoa quả…mang về để ăn và bán. Người Lào không chỉ biết tìm kiếm các loại lương thực sẵn trong tự nhiên mà họ còn biết chế biến nó thành các loại món ăn rất đặc sản. Canh tác rừng, mặc dù không phải là nguồn thu nhập kinh tế chính nhưng là nguồn lương thực góp phần thường xuyên trong cuộc sống. Tính trung bình thu nhập mỗi năm từ tự nhiên của đồng bào người Lào là 3.000.000 kíp/hộ/năm.

2.2.3. Lâm nghiệp

Cây rừng luôn được xem là vốn sinh kế quan trọng trong việc cung cấp lâm thổ sản cho cuộc sống con người dânbởi người dân nông thôn thường sống dựa vào rừng. Cây trồng chủ yếu là các loại cây ăn quả lâu năm, cây dừa, tre, cây gỗ sử dựng làm nguyên liệu. Theo quán sát, các làng đồng bào Lào thường thấy có nhiều cây dừa. Cây dừa người dân trồng để lấy nước dừa vàkhi có người qua đời họ dùng nước dừa rửa mặt cho người chết để đời sau sinh ra là người đẹp. Tre trồng để lấy măng và sư dụng làm nguyên liệu thường xuyên. Cây tre thường thấy người dân trồng nhiều trong vườn, ở cạnh đồng ruộng và ở cạnh nhà. Cây ăn quả không chỉ với mục đích trồng để được ăn quả mà còn trồng để giữ gìn môi trường và để có râm nghỉ ngơi vào mùa nóng. Cây ăn quả cũng thấy trồng nhiều quanh quẩn nhà, vườn và tại đồng ruộng. Ngoài ra, đồng bào Lào còn trồng thêm nứa, rẫy để làm dây buộc, đan lát và làm nguyên liệu. Về tri thức bảo vệ rừng, họ cấm phá hoặc chặt cây ở gần các nguồn sông suối, nếu ai vi phạm sẽ thực hiện theo luật tục. Như vậy, canh tác lâm nghiệp là nền tảng cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của người dân.Toàn bộ những này mục đích để sản xuất phục vụ cho gia đình và bán thu nhập kinh tế. Tính trung bình thu nhập mỗi năm từ nghề lâm nghiệp của đồng bào người Lào là 2.000.000 kíp/hộ/năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022