Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Nam Ngưm 2, bản Phonesavat, huyện Mương Phương, tỉnh Viêng Chăn, Lào - 3


xôikhó mà xử lý. Công trình này có rõ về biến đổi sinh kế, nhưng chưa đi đến giải quyết vấn đề sinh kế và có xu hướng giúp tái định cư bền vững như thế nào của các cộng đồng tộc người dưới tác động Chính sách nội bộ của Chính phủ Lào[24].

Công trình nghiên cứu về “Sinh kế nông thôn, đa dạng sinh kế và các lực lượng thị trường”của Bộ Nông nghiệp Lào(2006).Công trình này đề cập đến chiến lược sinh kế của người dân Lào sống ở các khu vực nông thôn. Theo bài viết, các hộ gia đình ở nông thôn có chiến lược đa sinh kế, tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau để giải quyết lương thực và kinh tế cho hộ gia đình. Người dân khắc phụccuộc sống của mình bằng các hoạt động nông nghiệp là chính và kết hợp với một số phi nông nghiệp đơn thuần. Tuy nhiên, bài viết chưa phân tích sâu các khía cạnh của sinh kế của người dân [2].

Công trình nghiên cứu về “Tái định cư và tác động văn hóa cộng đồng bởi dự án thủy điện Nam Ngum 2” của tác giả Sengxay Sengkham(2006). Công trình này, tác giả cho rằng việc di dời và tái định pha trộn văn hóa, văn hóa của các dân tộc nên được bảo tồn và duy trì vì các dân tộc đã cùng chung sống ở đó từ rất lâu đời cho đến khi di dời, có thểvăn hóa là sự hạnh phúc và sự hài hòa trong xã hội và trong tự nhiên. Bên canh đó, bài viết có nói dự án đã không thực hiện như vậy, ngoài ra tác giả có bổ sung một số khía cạnh về việc bảo tồn các di sản văn hóa của các dân tộc sau khi tái định cư của người dân. Nhưng chưa thấy tác giả phân tích đến biến đổi sinh kế và định hướng phát triển sinh kế bền vữngcủa người dân [7].

Công trình nghiên cứu về “The Nam Theum 2 Resettlement Plan and Viability of Proposed Livelihood Options for Displaced Villages” của Sông Quốc tế(2009). Công trình này tiếp cận theohướng phân tích thực hiện các phương án về sinh kế cho người dân tái định cư dựa trên cơ sở kế hoạch của dự án thủy điện Nam Theun2(NT2). Các tác giả đã đi sâu vào phân tích quá


trình di dân, TĐC và các phương án mà nhà đầu tư đưa ra cho người dân sau quá trình tái định cư. Theo đó sẽ phải dời hơn 6.200 người dân bản địa lên trên cao nguyên Nakai và cải thiện đời sống cho họ thông qua dự án tái định cư. Nhà thầu đã đưa ra kế hoạch dự tính cho người dân sau tái định cư là thu nhập của người dân tái định cư sẽ tăng gấp ba trong vòng bảy năm, hứa hẹn với người dân cung cấp đất nông nghiệp, giống cây trồng, hệ thống tưới tiêu mới, giống vật nuôi mới và các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng, một hồ chứa thuỷ sản có khả năng hỗ trợ hơn 1.000 ngư dân. Mạng lưới sông ngòi Quốc tế ủy nhiệm hai chuyên gia để xem xét tính khả thi của các giải pháp sinh kế khác nhau này để đề xuất cho các cộng đồng Nakai Plateau. Tuy nhiên kế hoạch phát triển đó mang tính khả thi thấp, khó áp dụng. Công trình của Cục Lâm nghiệp Lào tiếp cận và đi sâu vào phân tích và đánh giá tính khả thi của các phương án giải quyết vấn đề sinh kế người dân TĐC của Công ty Điện lực NT2. Tuy nhiên chưa đưa ra giải pháp để khắc phục tình trạng này[29].

Đáng chú ý là công trình nghiên cứu Ngân hàng Thế giới (WB, 2010): “Natural Resources Management for Sustainable Development: Hydropower and Mining”. Công trình này tiếp cập theo hướng quy định của pháp luật về phát triển nguồn nước, trong thông báo của Chính phủ Lào và sự đối thoại với chính quyền về quản lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đối với việc bảo vệ đa dạng hóa sinh kế của người dân phải có sự bảo quản và sử dụng tài nguyên nước của người dân cho hợp lý. Bài viết có đưa ra các nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, tưới tiêu và phát triển kinh tế của các cộng đồng người dân là rất quan trọng nhưng đã bị phá hủy hoặc không an toàn do phát triển của các dự án thủy điện và các dự án khai thác mỏ. Với những tác động này pháp luật của Nhà nước Lào kém quản lý. Chiến lược của chính phủ dù được nêu trong chính sách quốc gia là phát triển bền vững cuộc sống người dân tại các khu vực dự án thủy điện gây ra, tức là nhờ di dân tái định cư, phát triển cơ sở hạ


tầng và cải thiện đời sống người dân của các dự án thủy điện. Nhưng các nguyên tắc quản lý thiếu kinh nghiệm, các dự án ít được áp dụng và thực hiện kém hiệu quả, cuối cùng đời sống người dân vượt xa như mong muốn “vừa phát triển thủy điện vừa được phát triển đời sống người dân”. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứ có nêu ra một sốgiải pháp xây dựng của các công trình thủy điện và mỏ để bảo vệ môi trường tự nhiên, đặc biệt nguồn nước tưới tiêu để phát triển đời sống người dân. Tuy nhiên, bài viết này chưa đề cập đến các giải pháp cụ thể về phát triển sinh kế bền vững cho người dân dưới tác động của các dự án phát triển tại Lào [32].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Công trình nghiên cứu về “Một số vấn đề về giảm nghèo ở Lào” củaỦy ban Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo Lào(2013). Trong quan điểm giảm nghèo của bài viết này tác giả xác định những thách thức ít nhiều liên quan tới các chính sách giáo dục, sức khỏe và an ninh lương thực, đó có thể là chưa quan tâm đúng mức của Nhà nước hoặc các nhà tài trợ làm trầm trọng hơn trong xóa đói giảm nghèo giữa nông thôn-thành thị và các cộng đồng với nhau. Đồng thời, chưa xác định những thách thức trong sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như khí hậu, thủy văn, đất đai và rừng núi. Ngoài ra, có cung cấp thêm các khuyến nghị cho các phương pháp thay thế để cải thiện an ninh lương thực, khả năng giáo dục và bảo vệ sức khỏe để phát triển sinh kế bền vững của người dân sống ở nông thôn cũng như các cách thu nhập kinh tế của họ. Công trình này rất quan trọng cho các công trình nghiên cứu đi sau. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chưa làm rõ về mức độ nghèo của dân và xác định định hướng từng bước giảm nghèo ở Lào [4].

Một công trình nghiên cứu về“Văn hóa và các dự án tái định cư nông thôn tại Lào” của tác giả Sinavong(2014). Hướng tiếp cận này, tác giả tiếp cận sinh kế của người dân tái định cư từ góc độ văn hóa, cụ thể là yếu tố văn hóa

Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Nam Ngưm 2, bản Phonesavat, huyện Mương Phương, tỉnh Viêng Chăn, Lào - 3


trong di dân TĐC của dự án thủy điện tại Lào. Về phương pháp nghiên cứu, tác giả có sử dụng phương pháp đánh giá thông qua các cuộc phỏng vấn, trong đó phỏng vấn các nhà quản lý và cán bộ dự án, phỏng vấn nhóm những người của dân đứng đầu như trưởng thôn, trưởng lão, trưởng họ và tiến hành thu thập các tài liệu, báo cáo và dữ liệu cho mục tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này cho rằng:các yếu tố văn hóa không gắn kết với môi trường sống của người dân, đặc biệt là trong quá trình di dân và tái định. Với giải pháp, bài viết có nêu dù công tác di dân và tái định cư có khó khăn đến mức nào cũng phải xem xét văn hóa thật tốt vì giá trị văn hóa mang tính quyết định sự suy nghĩ của người dân dẫn tới sự tồn tại của họ. Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu này tác giả chỉ mới tiếp cận dưới dạng những vấn đề biến đổi văn hóa văn hóa của người dân trong quá trình tái định cư của các dự án tại Lào, chưa đề cập đến các hoạt động sinh kế của người dân có sự biến đổi ra sao sau tái định cư [6].

Như vậy, thông qua phân tích toàn bộ các công trình nghiên cứu về sinh kế ở Lào, chủ yếu tác giả quan tâm đến vấn đề biến đổi văn hóa, vấn đề chính sách và một số biện pháp chống lại sự mất mát sinh kếcủa người dân. Rất ít các công trình nghiên cứu biến đổi sinh kế của người dân, đặc biệt là biến đổi sinh kế của người dân TĐC trongdự án thủy điện NN2. Từ khoảng trống này, chúng tôi hy vọng bổ sung thêm một số nguồn dữ liệu và đi sâu nghiên cứu về vấn đề biến đổi sinh kế của người dân TĐC ở bản Phonesavat thuộc dự án thủy điện NN2.

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam cũng các công trình nghiên cứu được công bố đề cập đến sinh kế, định canh định cư của dân nông thôn và thành thị dưới tác động của các công trình xây dựng nói chung và các công trình thủy điện nói riêng bao gồm:


Công trình nghiên cứu “Biến đổi sinh kế của người Mường hồ thủy điện Hòa Bình nghiên cứu trường hợp xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” của tác giả Trịnh Thị Hạnh (2008). Tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới sự tác động của văn hóa đến biến đổi sinh kế của người Mường, phân tích những biến đổi sinh kế của người Mường ở Hiền Lương qua các hoạt động sinh kế sau tái định cư qua cơ cấu kinh tế, các ngành nghề, kinh tế hộ gia đình. Từ đó tác giả làm rõ vai trò tác động của văn hóa tới cuộc sống của họ như là những biến đổi về xã hội, xóm, bản, dòng họ, gia đình; và những biến đổi chính trong lối sống của họ do sự thay đổi của sinh kế qua một số nghi lễ: nghi lễ cộng đồng, nghi lễ ở các gia đình và sự thích ứng về cách ăn, mặc, nhà cửa. Vì là một dân tộc có truyền thống văn hóa đa dạng và lâu đời cho nên việc biến đổi về văn hóa có tác động mạnh tới biến đổi sinh kế của người dân. Dựa trên những đặc điểm đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để giúp cho người Mường giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc và ổn định sinh kế. Đồng thời, cũng đi sâu vào phân tích tác động văn hóa tới cuộc sống của người Mường. Công trình chưa đi sâu vào phân tích các hoạt động sinh kế của người Mường sau TĐC[49].

Công trình nghiên cứu về “Giải pháp thực hiện công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn La” của tác giả Nguyễn Viết Hoàng (2009). Tác giả tiếp cận vấn đề theo hướng dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học để giải quyết vấn đề, đó là việc tác giả đưa ra nguyên nhân, thực trạng và công tác di dân khi xây dựng thủy điện Sơn La, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thành tốt công tác di dân tái định cư cho nhân dân trong tỉnh. Cụ thể, tác giả đề xuất bổ sung chính sách đầu tư hạ tầng kỹ thuật đối với việc đầu tư xây dựng khu đô thị Phiêng Lanh, huyện Quỳnh Nhai. Về chính sách bồi thường hỗ trợ đất sản xuất, tác giả có đưa ra lý do về việc công tác xử lý đền bù lâu và kéo dài, vì trước và sau khi quy hoạch đất thì có sự thay đổi về mô hình trồng cây giữa


thực tế và trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và vấn đề sử dụng đất sai mục đích khi bị nhà nước thu hồi thì không được đền bù, vấn đề này gây nhiều tranh cãi. Chính vì vậy, tác giả đã đưa thêm giải pháp để sớm thực hiện ổn định đời sống của người dân bị thu hồi đất. Đẩy nhanh tiến độ thu hồi cần điều chỉnh cách thức khi xử lý đền bù đất, điều chỉnh một số chính sách nhằm ổn định tốt hơn đời sống của nhân dân. Các biện pháp cụ thể như xây dựng cơ sở tái định cư xen ghép thay cho xây dựng tái định cư tập trung để tiết kiệm thời gian và chi phí. Công trình này thấy được chỉ dừng lại ở vấn đề hoạt động sinh kế chứ chưa phân tích và làm rõ về sự biến đổi văn hóa của người dân thủy điện Sơn La sau TĐC[41].

Công trình nghiên cứu “Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất và ổn định đời sống của các hộ dân tại một số khu tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La” của tác giả Phạm Thị Minh Thủy (2009). Tác giả tiếp cận vấn đề theo hướng phân tích tình hình thực tế đang xảy ra tại khu vực TĐC của người dân trong dự án xây dựng thủy điện Sơn La dựa trên số lượng dân cư và tình hình sản xuất. Bài nghiên cứu có đề xuất các giải pháp giúp cho người dân khu vực TĐC có công việc ổn định để cải thiện cuộc sống. Nhưng nghiên cứu này chỉ đưa ra các phương án chung chung mà chưa đi sâu vào các phương án cụ thể.

Công trình nghiên cứu “Khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của dự án thủy điện Hòa Bình” của tác giả Nguyễn Hưng Nam (2013). Trong bài viết tác giả có đề cập đến việc khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của dự án thủy điện Hòa Bình. Từ những hiện trạng thực tế này, tác giả đã đưa ra những giải pháp chủ yếu để khôi phục sinh kế cho người dân tái định cư dự án thủy điện Hòa Bình. Trong đó tác giả đưa ra giải pháp về chính sách, giải pháp về quy hoạch, giải pháp về hỗ trợ việc làm, giải pháp về đất đai và giải pháp về thị trường. Tác giả chủ yếu tập trung vào


phân tích các giải pháp về hoạt động về kinh tế của người dân tái định cư, chưa đề cập đến các giải pháp về văn hóa của người dân[44].

Việc nghiên cứu tái định cư và vấn đề sinh kế ở Việt Nam đã được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học như Dân tộc học/Nhân học, Xã hội học, Quản lý xã hội... đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu chỉ dừng lại ở Việt Nam mà chưa có công trình nào nghiên cứu ở Lào.

1.2. Cơ sở lý thuyết

1.2.1. Các lý thuyết tiếp cận

1.2.1.1. Phát triển bền vững

Lý thuyết phát triển sinh kế bền vững(Bruland, 1987), thuyết này ra đời trong một thời gian dài thuộc xã hội hiện đại khi có sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc. Phát triển bền vững được hiểu là “sự đáp ứng nhu cầu hiện đại mà không làm tổn thương đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của bản thân họ”. Hay nói theo cách khác, phát triển bền vững là sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con người trong khuôn khổ phạm vi sức chứa của hệ sinh thái trợ giúp nhưng không làm hại. Đồng thời, cũng được hiểu là sự phát triển lâu dài đi đôi với việc làm phong phú của các nguồn vốn sinh kế, từ đó dẫn đến các tác động tích cực tới đời sống của con người được tốt hơn. Thuyết này tác giả áp dụng để nhìn nhậnđịnh hướng sinh kế của người dân sau khiTĐC.

1.2.1.2. Lý thuyết chọn lựa hợp lý

Ngoài lý huyết trên, chúng tôi có áp dụng lý thuyết chọn lựa hợp lý. Lý thuyết này phát sinh từ nhà kinh tế học tân cổ điển tên là Friedman và Hechter. Hai nhà kinh tế học này đã xếp chung cái mà họ diễn tả như một mô hình “bộ xương” của lý thuyết chọn lựa hợp lý. Tiêu điểm của thuyết chọn lựa hợp lý là các chủ thể. Các chủ thể được xem là có mục đích hay mục tiêu về


cái mà họ hướng tới. Các chủ thể cũng được xem là cái sở thích. Thuyết lựa chọn hợp lý không quan tâm đến tính chất các sở thích này hay các nguồn của chúng, nhưng cái quan trọng là hành động được thực hiện để đạt được các đối tượng phù hợp với hệ thống sở thích của chủ thể. Chúng tôi vận dụng lý thuyết này để nhìn nhận là việc khôi phục sinh kế tại nơi ở mới có hợp lý không hoặc có đáp ứng nhu cầu mong muốn của người dân hay không? Đồng thời, thuyết này giúp chúng tôi lựa chọn hợp lý sinh kế cho người dân và có sự kết hợp linh hoạt hài hòa giữa chúng trong bối cảnh mới.

1.2.1.3. Khung phân tích sinh kế bền vững

Khung phân tích này được sử dụng để xem xét mối quan hệphức tạp giữa các nguồn lực, chiến lược thích ứng và mức sống của các hộ gia đình trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới hiện nay. Hơn nữa, khung phân tích sinh kế bền vững này cho phép chúng tôi sử dụng mô hình định lượng để xác định những thay đổi trong tài sản sinh kế và các chiến lược sinh kế của các hộ gia đình trong giai đoạn hậu TĐC. Đồng thời, mô hình này có áp dụng để so sánh các tác động sinh kế của dự án đối với các hộ sở tại (không TĐC) và các hộ TĐC. Việc xác định những yếu tố này là rất quan trọng đối với việc phân tích vấn đề biến đổi sinh kế và việc lập kế hoạch tốt hơn cho người dân TĐC trong tương lai. Hơn nữa, để xác định các chính sách can thiệp trong di dân, tái định và đền bù để giảm thiểu tác động bất lợi [47. tr. 24]. Trong mối quan hệ phức tạp giữa các nguồn lực sinh kế bao gồm:

(i) Vốn con người, bao gồm quy mô hộ, tỷ lệphụthuộc, số lao động nông nghiệp và trình độ học vấn của chủ hộ;

(ii) Vốn tự nhiên, bao gồm số lượng, chất lượng đất nông nghiệp hiện hữu và số lượng vật nuôi hiện hữu;

(iii) Vốn tài chính, bao gồm số tiền bồi thường của Chính phủ, chủ đầu tư, các nguồn thu nhập và tiết kiệm của hộ;

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí