Mức Thu Nhập Của Người Lào Trước Năm 2011


2.2.4. Thủ công nghiệp

Từ lâu nghề dệt may của người Lào gắn liền với nền kinh tế gia đình, khiến cho nhiều tộc người khác sử dụng phổ biếncác sản phẩm thủ công của người Lào. Đó làvải, đồ trang sức và đồ trang phục. Trong đó có người Khơmú. Phương thức dệt may của người Lào ở Mương Phun, trước tiên họ trồng cây bông, cây chàm và nuôi mon sợi. Đếm mùa thu hoạch thì họ thu hoạch về chế biến thành sợi, nhuộm màu cho sợi và dệt thành vải. Loại vải đắt giá và ưu thích nhất của người Lào là vải từ sợi mon gọi là vải “Phê mày” vì chất vải mềm, chắc và màu lâu nhàn. Tuy nhiên, trước đây người dân chỉ dệt phục vụ may mặc cho gia đình mà ít khi may để bán. Người ta may thành các bộ quần áo, may thành khăn, may thành váy, thành chăn, gối, đệm... Hiện nay, nghề dệt may của người Lào càng trở nên phát triển và thành một hoạt động sinh kế có thu nhập cao cho gia đình. Tính trung bình, mỗi năm mỗi hộ gia đình người Lào có thu nhập từ 5.000.000 kip/hộ/năm[38].


2.2.5. Thương nghiệp

Ngoài các hoạt động sinh kế nêu trên, người Lào còn có sinh hoạt buôn bán. Họ kinh doanh các loại lương thực thực phẩm nông nghiệp và tự nhiên. Đồng thời, sản xuất ra các loại đồ dùng hàng ngày, chẳng hạn như: sản xuất rượu, chế biến lương thực khô, phương tiện đánh bắt cá truyền thống (lưới, súng), phương tiện lao động (xiềng, dao)... Bên cạnh đó, họ còn mở các mặt hàng dịch vụ ăn uống,nhà nghỉ, xe khách, xe tải, dịch vụ sửa chữa, dịch vụ làm thuê và rất nhiều dịch vụ nhỏ khác. Toàn bộ này để thu nhập kinh tế, tính thu nhập trung bình từ nghề thương nghiệp là khoảng 10.000,000 kip/hộ/năm.

2.2.6. Các ngành nghề khác


Một hoạt động sinh kế nữa, người Lào ở huyện Mương Phun tham gia làm việc cho nhà nước và làm việc cho các dự án trong huyện. Mặc dù người Lào là dân thiểu số ở huyện Mương Phun nhưng đại đa số là những người có trình độ học vấn cao và chiếm số đông trong các cơ quanvà công ty với vị trí công việc cao hơnso với người Khơ mú và ngườiHmông. Các nghề nghiệp chủ yếu là giáo viên, bộ đội, công an, cán bộ trong các trụ sở, công ty và dự án trong huyện. Tổng thu nhập trung bình là 18.000.000 kip/hộ/năm.

Bảng 2.2: Mức thu nhập của người Lào trước năm 2011


STT

Các hoạt động sinh kế

Tính thu nhập

trung bình (Kip)

Tỷ lệ chiếm phần trăm

trong 60 hộ điều tra

1

Nương rẫy

6.000.000

3%

2

Ruộng nước

7.000.000

30%

3

Vườn

3.000.000

12%

4

Chăn nuôi

6.000.000

5%

5

Kinh tế lâm nghiệp

2.000.000

2%

6

Thủ công nghiệp

5.000.000

5%

7

Kinh tế tự nhiên

3.000.000

3%

8

Thương nghiệp

10.000.000

25%

9

Hoạt động kinh tế khác

18.000.000

15%


Giá trị tiền năm 2016

1.000.000 kip = 2.800.000 = 120 $

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Nam Ngưm 2, bản Phonesavat, huyện Mương Phương, tỉnh Viêng Chăn, Lào - 7

Nguồn: Số liệu so tác giả thu thập và tự xử lý

2.3. Hoạt đông sinh kế của người Hmông

2.3.1. Kinh tế nông nghiệp

2.3.1.1. Nương rẫy

Trước di dời có 17 hộ người Hmôngsống bằng canh tác nương rẫy. Quy trình làm nương của người Hmông có một số bướcnhư: chọn vị trí nương vào tháng 2, phátvào tháng 3, đốt vào tháng 4 và trồng vào tháng 5. Bà con đi tìm nương vào tháng 2, khi chọn được họ chiếm dụng bằng hình chữ thập (+) nghĩa là đã có chủ, mọi người tôn trọng triệt để cái dấu đó và không ai động vào. Vị trí nương của người Hmôngthường ở giữa núi, sườn đùi và chân núi, nhưng ở giữa núi là nhiều hơn. Quá trìnhphát nương bắt đầu từ tháng 3, kỹ


thuật phát phải phát từ thấp đến cao và nếu có cây to để lại chặt sau. Khi phát xong để phơi nắng khoảng 1 tháng cho thật khô, sau đó tiến hành đốt, kỹ thuật đốt bắt đầu từ nơi dốc trước hoặc bắt đầu từ nguồn giótrước. Khi đốt xong phải đi trỉa nương, thu dọn thành các nhóm nhỏ và đốt lại. Đối với cây không cháy hết còn lại mang ra rìa làm hàng rào và sau đó tiến hành trồng. Kỹ thuật trồng, người đàn ông dùng gậy chọc lỗ đi trước và người phụ nữ bỏ hạt theo sau. Việc trồng bao giờ cũng làm trùng vào đầu mùa mưa để đảm bảo đủ lượng nước trong suốt kỳ sinh trưởng của cây trồng. Cây trồng chính trên nương chủ yếu là lúa tẻ, ngô, sắn và rau.Diện tích đất trồng được tính toán theo số thành viên trong gia đình, mỗi gia đình có thành viên từ 5-6 người thì diện tích trồng cũng phải 5 đến 6 sào và thu hoạch vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10. Nhưng vị trí nương chỉ làm năm là bỏ hóa, mỗi năm thu hoạch 2 tấn/hộ/năm. Tính thu nhập trung bình bằng tiền từ canh tác nương rẫy của mỗi hộ gia đình được khoảng 6.000.000 kip/hộ/năm.

2.3.1.2. Ruộng nước

Phần đông người Hmôngở Mương Phun sống bằng canh tác ruộng nước. Đất ruộng chủ yếu mua với người Lào và người Kh mú. Về phương thức làm ruộng của người Hmông có những nét khác biệt đôi chút so với người Khơmú và người Lào.Hàng năm bước vào tháng 5, các chủ hộ tiến hành kiểm tra và dọn sạch hệ thông Mương-Phai. Trước khi cày họ mở nước vào ngâm khoảng 7-10 ngày. Xong quá trình cày, bà con lại tiếp tục cho nước vào ngâm nữa khoảng 15 ngày (nửa tháng) tiến hành cày thêm lần thứ 2. Khi sắp cấy thì lại cày thêm lần 3. Làm như vậy đất sẽ thật mềm, khiến cây lúa tốt hơn và có năng xuất cao hơn. Người Hmôngcó kỹ thuật gieo mạ trên đất khô mà không cần phải ngâm nước, không cần cày bừa và không cần sử dụng phân bón mà họ trồng mạ giống như trồng lúa nương, nhưng việc trồng mạ phải được tiến hành sớm trước khi cày. Giống mạ được lựa từ năm trước và


có thử trước khi mang đi trồng. Sau khi giống mạ đủ tuổi khoảng một tháng được rút ra và buộc thành từng bó nhỏ mang đi cấy. Người Hmông thường đổi công nhau cấy, sau khi cấy xong khoảng 1 tháng, người ta tiến hành làm rút cỏ, làm bờ cỏ và chăn sóc lúa cho đến mùa thu hoạch. Cách thu hoạch, bà con dùng liềmgặt, nhưng trước khi gặt phải tháo nước trước để đất khô dễ vào gặt. Lúa gặt xong để phơi nắng khoảng 2 đến 3 ngày rồi buộc thành bó mang về đập. Trước đây, người dân đập lúa bằng tay là chủ yếu, khi dập xong, thóc được cho vào bao, sau đó vác hoặc tải về nhà. Ở làng người Hmông, mỗi hộ đều có nhà thóc cạnh nhà. Tuy nhiên, lúa chỉ sản xuất tự cấp mà ít khi bán. Thóc gạo không chỉ dành cho người ăn mà còn dành cho vật nuôi. Tổng thu hoạch trung bình mỗi nămcủa mỗi hộ gia đình từ 4 tấn/ha. Như vậy, tổng thu nhập bằng tiền từ canh tác ruộng nước của mỗi hộ gia đình được khoảng

7.000.000 kip/hộ/năm.

2.3.1.3. Chăn nuôi

Người Hmông có chăn nuôi gia súc kết hợp với gia cầm, các loại vật nuôi chủ yếu là: cá, vịt, gà, ngan, lợn, dê, ngựa, bò và trâu.Về kỹ thuật nuôi chủ yếu là chăn thả trên rừng để vật tự kiếm ăn. Còn gia cầm thì người ta nuôi du canh theo canh tác, chủ yếu là vịt, gà và lợn.Theo điều tra, mỗi hộ dân đều có vật nuôi gia cầm ít nhất 30 con và gia súc ít nhất 8 con. Tuy nhiên, canh tác chăn nuôi của người Hmôngnuôi chủ yếu phục vụ cho các ghi lễ truyền thống, còn lại dành để tiếp khách và đáp ứng nhu cầu lương thực mà ít khi bán để thu nhập kinh tế. Mỗi năm người Hmôngthu nhập từ nghề chăn nuôi khoảng 10.000.000kíp/hộ/năm.

2.3.1.4. Kinh tế vườn

Vốn là tộc người sinh sống bằng canh tác nông nghiệp dựa trên mùa vụ trong năm, trong đó có canh tác vườn. Vườn của tộc người Hmônggồm có hai loại như: vườn dài hạn và vườn ngắn hạn. Vườn dài hạn là vườn định canh


trồng các loại cây ăn quả như: chuối, nhắn, ổi, mít, xoài, chuối, cam, dứa, mía…được thu hoạch quanh năm, mục đích chủ yếu phục vụ cho gia đình. Vườn ngắn hạn là vườn làm theo mùa vụ, nhất là mùa đông. Người dân tiến hành làm vườn vào tháng 12 đến và thu hoạch vào tháng 3 và tháng 4. Trong vườn, người dân trồng các loại thực phẩm như: các loại rau, dưa, cà, ớt, bầu, bí, khoai… Tuy nhiên, canh tác vườn của người Hmông chiếm lợi ích kinh tế còn thấp, chủ yếu làm để đáp ứng lương thực tự cấp cho gia đình. Tính trung bình, mỗi năm đồng bào thu hoạch được khoảng 5.000.000 kíp/hộ/năm.

2.3.2. Kinh tế tự nhiên

Trước TĐC, sự phụ thuộc kinh tế tự nhiên của người Hmông cũng rất cao so với nhiều dân tộc khác cùng vùng. Cứ mỗi lần sau khi thu hoạch xong, người Hmông rủ nhau vào rừng để săn bắt-hái lượm, họ coi việc vào rừng như là việc vui chơi giải trí. Trong đó chú trọng sănbắn các loại động vật như: sóc, nai, lợn rừng, gấu…đôi khi họ cũng bắt cá, cua, ếch nhưng họ lại không thích hái lượm bởi vì việc săn bắt chủ yếu là nam giới. Ngoài ra, người Hmôngcũng sử dụng cây cối để làm nguyên liệu xây dựng nhà cửa, các dụng cụ và phương tiện lao động phục vụ trong sản xuất. Đồng bào Hmông cũng rất thích trồng các loại cây ăn quả và cây tự nhiên ở cạnh nhà hoặc quanh khu sản xuất như: nương, vườn và ruộng. Họ trồng để giữ nhiệt độ mùa, chống lũ, sử dụng làm nguyên liệu và làm cùi đốt phục vụ trong nấu nướng hàng ngày. Theo điều tra, người dân có thu nhập trung bình hàng năm là 3.000.000 kíp/hộ/năm.

2.3.3. Thủ công nghiệp

Nền kinh tế thủ công nghiệp của người Hmông, chủ yếu làsản xuất các loại công cụ sản xuất và nhạc cụ để bán. Còn việc dệt vải chỉ đáp ứng may mặc tự cấp cho gia đình và quần áo chủ yếu mua trong chợ về mặc. Tuy nhiên, cũng có một số hộ dân chuyên nghiệp về may mặc, họ thiết kế ra các


loại quần áo mang đến phân phối cho các hàng bán quần áoHmông tại thủ đô Viêng Chăn và các khu du lịch có đông khách. Việc sản xuất các phương tiện lao động chủ yếu là: dao, xiềng, cuốc, rìu, liềm... để bán cho người dân nông nghiệp. Đồng thời, họ sản xuất ra các dụng cụ cúng báy để bán cho những người thầy cúng, thầy mo và phục cho các nghi lễ truyền thống, các dụng cụ đó bao gồm: trống đồng, chuông, xừng trâu... Ngoài ra, họ còn sản xuất ra các loại nhạc cụ như: khen... để bán cho khách du lịch. Theo quan sát, một số nghề thủ công nghiệp kể trên tương đối phát triển, là một hoạt động sinh kế có thu nhập cao. Tính thu nhập trung bình từ nghề thủ công khoảng3.000,000 kíp/hộ/năm.

2.3.4. Thương nghiệp

Trước đây người Hmôngcó mở các mặt hàng nhỏ để kinh doanh và dịch vụ. Các mặt hàng chủ yếu là các loại lương thực thực phẩm từ sản xuất nông nghiệp và tự nhiên như: rau, dưa, dứa, chuối, đu đủ, mía, cam… Các loại lương thực kiếm được từ rừngchủ yếu động vật rừng như: chim, sóc, gà, thịt lợn rừng... Theo quan sát, bà contổ chức thành các cục chợ nông thôn chuyên bán các mặt hàng đó cho các xe khách qua lại. Khi phỏng vấn, người dân có có thu nhập trung bình từ 100.000 đến 200.000 kíp/hộ/ngày.

2.3.5. Các hoạt động kinh tế khác

Người Hmôngở Mương Phun có tham gia làm việc cho các cơ quan, công tty và dự án trong huyện như: bộ đội, công an, giáo viên, bác sĩ... Tuy nhiên, họ chiếm số ít trong các công việc. Theo việc điều tra, có khoảng 80 người Hmông gia làm việc tại dự án khai thác mỏ Phu Bia Mining, trong đó gồm có nam và nữ ở độ tuổi thanh niên và trung niên từ 18 đến 45 tuổi. Có thể nói, đây là công việc có sự tham gia đông nhất vì đó là công việc xuất hiện mới và có mức lương khá cao từ 2.500.000 triệu kíp/người/tháng. Công việc chủ yếu là sửa chữa, láy xe, nấu nướng, dệt may, quản lý đồ, thu rác, kéo


dây điện... Do vậy, dự án này đã tạo cơ hội việc làm cho người dân, tổng thu nhập trung bình là 18.000.000 kip/hộ/năm.

Bảng 2.3: Mức thu nhập của người Hmong trước năm 2011


STT

Các hoạt động sinh kế

Tính thu nhập

trung bình (Kip)

Tỷ lệ chiếm phần trăm

trong 60 hộ điều tra

1

Nương rẫy

6.000.000

15%

2

Ruộng nước

7.000.000

20%

3

Vườn

5.000.000

5%

4

Chăn nuôi

6.000.000

12%

5

Kinh tế lâm nghiệp

2.000.000

1%

6

Thủ công nghiệp

2.000.000

2%

7

Kinh tế tự nhiên

3.000.000

3%

8

Thương nghiệp

8.000.000

10%

9

Hoạt động kinh tế khác

18.000.000

3%


Giá trị tiền năm 2016

1.000.000 Kip = 2.800.000 = 120 $

Nguồn: Số liệu do tác giả thu thập


Biểu 2.1: Diễn biến mức thu nhập của các dân tộc trước năm 2011


Mức thu nhập

35

30

25

20

15

10

5

0

Lào

Hmông

Khơ mú

Nương rẫy Ruộng nước Vườn

Chăn nuôi

kinh tế tự nhiên Thương nghiệp Nghề nghiệp

Thủ công

Nguồn: Số liệu tác giả tự xử lý, tháng 6/2016


Tiểu kết chương 2

Như vậy, thông qua việc tìm hiểu các hoạt động sinh kế của người dân trước di dời cho thấy: Ba nhóm dân tộc có những niềm tin khác nhau,người Lào có niềm tin về Phật giáo, đại đa số người Khơmú và tất cả người Hmôngcó niềm tin về vạn vật hữu linh, trong khi một tỷ lệ nhỏ người Khơmú tin vào Thiên chúa giáo. Bên cạnh đó, các dân tộc đều có những tinh thần cao về quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của mình, nhất là trong ngôn ngữ, lễ hội, hệ thống trang phục, nhà cửa và niềm tự hào về tên gọi. Đối với đặc điểm sinh kế của các tộc người, nhóm ngườiKhơ mú có thu nhập cao nhất từ săn bắt và hái lượm trong tự nhiên chiếm 25%. Nhóm người Lào có thu nhập cao nhất từ ruộng nước kết hợp với dịch vụ buôn bán chiếm 30%, và hoạt động sinh kế thu nhập cao nhất của nhóm người Hmônglà từ động vật nuôi chiếm 20%. Ba dân tộc này có những nguồn thukhác nhau vì họ tham gia vào hoạt động sinh kế khác nhau để kiếm sống. Do vậy, mỗi nhóm tộc người đã phát triển hệ thống sinh kế để đảm bảo cho lương thực và thu nhập kinh tế cho gia đình. Đồng thời, những niềm tin đã dẫn và nuôi dưỡng họ để có những cách sống canh tác đa dạng và có sự hài hòa trong xã hội và trong tự nhiên từ trước đến nay.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí