Vai Trò Của Trưởng Họ Và Những Người Có Uy Tín Trong Dòng Họ

hơn ở bên cạnh bàn thờ tổ tiên. Chỉ khi nào ông bà, bố mẹ mất thì người con, người cháu đó mới được đặt lên thờ chung trên bàn thờ gia tiên.

Trong mỗi gia đình, ngoài thờ cũng tổ tiên, thờ cúng ông công, ông táo cũng là một tín ngưỡng quan trọng. Người Tày thường thờ cúng ông táo ở phía trên bếp nấu, bằng một tấm ván và ống tre để cắm hương. Đồng thời, xây một nơi thờ tự nhỏ, dưới gốc cây lớn để thờ cúng thổ công. Người Tày Quang Lang ít lập bàn thờ mụ như người Tày vùng khác và người Nùng. Chỉ khi đứa trẻ sinh ra hay quấy khóc, ốm đau bệnh tật thì họ mới lập bàn thờ mụ.

Ngoài thờ cúng trong gia đình, người Tày cũng rất coi trọng việc thờ cúng ở nhà trưởng họ. Họ quan niệm đây là “nhà gốc”. Trưởng họ là người đứng ra tổ chức giỗ họ. Bàn thờ nhà trưởng họ sẽ lớn, trang hoàng hơn so với bàn thờ gia đình.

Hiện nay, nhờ sự cải thiện điều kiện kinh tế, dưới tác động của quá trình phục hồi các lễ nghi của người Kinh, người Tày Quang Lang đã và đang có kế hoạch xây dựng nhà thờ họ để thờ phụng tổ tiên. Điển hình là dòng họ Lô thôn Khun Phang đã xây dựng được nhà thờ họ, lấy đó là cơ sở thờ tự và cũng là nơi sinh hoạt chung của cả dòng họ. Qua khảo sát, các dòng họ khác đều ấp ủ trong mình mong muốn xây dựng được nhà thờ họ. “Chúng tôi cũng luôn mong muốn xây dựng được nhà thờ họ giống như người Kinh để thuận tiện cho việc thờ cúng tổ tiên, sinh hoạt dòng họ” (ông Lô T, 92 tuổi).Tuy nhiên, vì một số lý do nên ý tưởng xây dựng cơ sở thờ tự của các dòng họ mới dừng lại ở họp bàn. Đến nay, việc xây dựng nhà thờ họ ngoài giá trị mối liên hệ tinh thần dòng họ, còn là sự thể hiện “thực lực” và điều kiện kinh tế của dòng họ với cộng đồng.

Các dòng họ người Tày Quang Lang đến nay đều có gia phả, do trưởng họ cất giữ. Gia phả được xem như tài liệu quan trọng, thậm chí còn là tài sản văn hóa quý giá đối với dòng họ. Gia phả giúp cho các thành viên trong họ xác định được tổ tiên và nguồn gốc, bản quán của mình từ đâu. Gia phả ghi chép những người có thành tích xuất sắc, giữ chức vụ trong làng xã, làm thầy

cúng, thầy thuốc trong họ để nêu gương con cháu học tập noi theo. Việc ghi chép gia phả cho dòng họ xưa đòi hỏi phải là người rất giỏi chữ Hán, hiểu biết mọi phong tục, tập quán, lễ nghi trong dòng họ, cộng đồng. Tuy nhiên, do chiến tranh, loạn lạc, cũng như nhiều cuộc cải biến xã hội nên đến nay hầu hết các bản gia phả đó đã bị mất hoặc thất lạc. Chỉ duy nhất dòng họ Lô thôn Khun Phang còn giữ lại được bản gia phả bằng chữ Hán của tổ tiên. Để ghi nhớ công ơn sinh thành của tổ tiên, hiện nay nhiều dòng họ đã tự xây dựng, khôi phục lại gia phả của dòng họ mình bằng chữ phổ thông. Tiêu biểu là dòng họ Vi thôn Làng Đăng.

Đến nay các dòng họ đã xây dựng được khu nghĩa địa riêng theo từng chi họ. Trong khu nghĩa địa của dòng họ thường được sắp xếp theo tầng bậc, thế hệ. Những người ở thế hệ trước được an táng xây mộ ở tầng cao phía đỉnh núi, những người thế hệ sau được xây mộ phía thấp chân núi. Việc xây dựng mộ tổ có một ý nghĩa tâm linh đặcbiệt với người Tày Quang Lang. Thể hiện tấm lòng nhớ ơn thành kính của con cháu đối với tổ tiên đã khuất của dòng họ. Đồng thời,với người Tày Quang Lang tổ tiên là cội nguồn gốc rễ, dù họ đã mất đi nhưng luôn dõi theo phù hộ, độ trì cho con cháu. “Xây dựng mả tổ luôn đươc dòng họ đặt lên làm nhiệm vụ hàng đầu, nó mang ý nghĩa tâm linh to lớn, thể hiện tấm lòng nhớ ơn thành kính của con cháu” (ông Vi Văn Ph, 47tuổi).Vì vậy, những năm gần đây trong các dòng họ đều họp bàn và cùng nhau đóng góp để xây dựng mộ tổ. Hầu hết các dòng họ đã xây dựng được mả tổ, tuy không lộng lẫy, to lớn như mộ tổ của nguời Kinh vùng đồng bằng nhưng cũng đủ để minh chứng cho tinh thần anh em họ tộc và lòng biết ơn “uống nước nhớ nguồn” của người Tày Quang Lang.

- Quan hệ giữacác gia đình trong dòng họvà giữa các dòng họ với nhau:

Gia đình chính là một bộ phận cấu thành nên họ hàng. Dòng họ là một thiết chế xã hội, bao gồm nhiều gia đình, dù là gia đình lớn hay gia đình nhỏ, dù là gia đình mẫu hệ hay gia đình phụ hệ (Phan Hữu Dật, 1999). Quan hệ

giữa các gia đình trong dòng họ là quan hệ giữa những người có cùng chung huyết thống và cùng thờ chung một tổ tiên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quan hệ giữa các gia đình là sự gắn kết các thành viên thông qua các hoạt động như: thờ cúng tổ tiên, đám ma, đám cưới, đám giỗ, làm nhà… và ngay cả trong cuộc sống thường ngày. Khi bất kì gia đình nào trong họ có công việc lớn nhỏ, anh em họ hàng đều giúp đỡ về cả vật chất lẫn tinh thần và trưởng họ sẽ là người đứng đầu lo sắp xếp, chỉ đạo công việc.

Trong dòng họ khi có người làm việc tốt, làm ăn kinh tế giỏi, con cháu học hành thành đạt, mọi thành viên trong họ đều vui mừng, tự hào và khen ngợi. Nhưng ngược lại, thành viên trong họ vướng vào tệ nạn xã hội, xích mích với dòng họ khác, anh em trong dòng họ góp ý, phê bình và đứng ra hòa giải.

Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay - 7

Ngoài quan hệ trong họ hàng, người Tày Quang Lang cũng rất chú trọng quan hệ với dòng họ khác trong cộng đồng. Họ quan niệm “sống nhờ làng, sang nhờ họ”, vậy nên các dòng họ trong cộng đồng đều rất đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, cũng như trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, nhất là khi có công việc (đám cưới, đám ma…) hay khi hoạn nạn, khó khăn.

Trước đây, trong một bản hầu hết đều là người Tày sinh sống nên quan hệ đồng tộc được đề cao. Cùng với quan niệm hôn nhân trong cùng một dân tộc, các dòng họ người Tày thường gả con cho nhau, do vậy quan hệ giữa các dòng họ càng gắn bó khăng khít hơn. Hiện nay, trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và giao lưu, nhiều dòng họ, nhiều dân tộc từ nơi khác chuyển về làm ăn, sinh sống, quan hệ giữa các dòng họ trở nên đa dạng và phức tạp hơn.

2.4 Vai trò của trưởng họ và những người có uy tín trong dòng họ

- Vai trò của trưởng họ

Trong dòng họ người Tày, trưởng họ (trưởng tộc) chiếm vị trí, vai trò quan trọng. Trưởng họ là một người đàn ông thuộc dòng trưởng, có tư cách

đạo đức tốt, có uy tín, tiếng nói, có tài ứng xử, đức độ và được mọi người trong cộng đồng kính nể.

Ông cũng là người am hiểu mọi phong tục, tập quán, lễ nghi của dân tộc. Đồng thời, gia đình trưởng họ phải là gia đình nề nếp, con cháu ngoan ngoãn, hiếu thuận và có kinh tế “vững” trong dòng họ. “Trưởng họ ngày nay cũng phải là gia đình nề nếp và có kinh tế khá vững trong họ” (Ông Vi Văn D, 70 tuổi). Nhờ đó, trưởng họ luôn được mọi người kính trọng và tin theo.

Trưởng họ có vai trò gánh vác mọi công việc chung của dòng họ. Ông là người giữ bàn thờ tổ tiên, chăm lo hương hỏa của dòng họ, giải quyết tất cả các công việc liên quan đến các thành viên trọng họ, những mâu thuẫn, xích mích hay tranh chấp đất đai, tài sản. Trong đám cưới, đám ma,… trưởng họ là người đứng ra chỉ huy, sắp xếp công việc và thực hiện các nghi lễ. Nhà trưởng họ người Tày luôn là địa điểm sinh hoạt chung của dòng họ, nơi tổ chức giỗ, chạp và những cuộc họp họ. “Trưởng họ là người quán xuyến tất cả mọi công việc của dòng họ, từ thờ cúng, cưới xin, tang ma, giỗ chạp… Ông đóng vai trò, vị trí quan trọng trong dòng họ” (ông Vi Văn C, 82 tuổi).

Đồng thời, trưởng họ luôn đứng ra vận động các thành viên trong họ đoàn kết, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, khi gặp rủi ro. Ông thay mặt dòng họ giải quyết những bất họ à giữa các gia đình trong dòng họ và giữa dòng họ với các dòng họ khác. Trưởng họ còn là cầu nối giữa dòng họ mình là dòng họ khác, khi dòng họ khác có đám tang, đám cưới, mừng thọ…trưởng họ sẽ là người đại diện đến tham dự. Có thể nói, ông là người đảm nhận cả hai công tác đối nội và đối ngoại của dòng họ.

Ngày nay, trưởng họ còn là người đóng vai trò tích cực giúp đỡ các thành viên trong dòng họ làm ăn, phát triển kinh tế, nhằm cải thiện và nâng cao đời sống.

Tiếng nói, ý kiến của trưởng họ người Tày không mang tính ép buộc. Mọi công việc trong dòng họ luôn được trưởng họ đưa ra anh em cùng bàn bạc, thống nhất ý kiến. “Mỗi khi có công, có việc trưởng họ luôn là người

đưa ra ý kiến trước toàn thể anh em họ họ để cùng bàn bạc và đi đến thống nhất” (ông Vi Văn Th, 47 tuổi).

Trưởng họ người Tày không do bầu chọn, mà căn cứ vào con trai trưởng của dòng trưởng thì làm trưởng họ. Vị trí này sẽ được truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, trường hợp trưởng họ không có con trai hoặc mất sớm, thì việc kế thừa này không được phép, mà dòng họ phải bầu một người có đủ tiêu chuẩn để gánh vác trọng trách trưởng họ.

Như vậy, trưởng họ người Tày là người đóng vai trò to lớn trong dòng họ. “Là cánh chim đầu đàn” hướng dẫn và chèo lái con thuyền của dòng họ (Nguyễn Ngọc Thanh 2016, tr. 126). Do đó, người trưởng họ luôn sống mẫu mực, lo toan, gánh vác mọi công việc trong dòng họ.

- Vai trò của những người có uy tín trong dòng họ

Cùng với trưởng họ, những người có uy tín như: người già, thầy lang, người thực hành nghi lễ cũng bái, người có hiểu biết, học vấn cao…cũng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển dòng họ.

Người già, thường là bậc cha, chú trong dòng họ, có độ tuổi trên 60. Mặc dù không cònlà đối tượng đóng góp sức lao động vào phát triển kinh tế, nhưng họ là những người am hiểu về phong tục, tập quán của dân tộc, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và sản xuất. Họ là những người đã sống, đã trải nghiệm nên đúc kết được nhiều tri thức về các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Theo đó, uy tín, tiếng nói của người già luôn được tín nhiệm, đề cao và kính nể. Đây là lớp người được ví như “cây đa đầu làng”. “Người già họ cũng là người có tiếng nói trong dòng họ, được mọi người nghe theo” (Ông Lô T, 92 tuổi)

Thầy lang có vai trò lớn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng bằng những bài thuốc nam. Họ là những người am hiểu về tri thức tộc người, với những bài thuốc dân gian được gia truyền lại. Trong dòng họ, cộng đồng có người ốmđau, bệnh tật trước tiên đều tìm đến nhà thầy lang để cắt thuốc chữa trị. “Thầy lang là những người chữa bệnh cứu người trong cộng

đồng, đặc biệt là chữa cho người nhà nên họ luôn được kính trọng” (Bà Vi Thị H, 79 tuổi). Thầy lang người Tày là những người chữa bệnh cứu người từ tâm. Do vậy, họ luôn được dòng họ, cộng đồng coi trọng và tín nhiệm. Vì thế, họ cũng là lớp người có uy tín cao trong dòng họ.

Ở người Tày những người thực hành nghi lễ cúng bái có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của cộng đồng. Họ cũng được coi là những người có uy tín, tiếng nói cao trong dòng họ, bao gồm: tào, mo, then, pụt và thầy cúng. Tào là thầy phù thủy cao tay nhất, họ có thể xem đất, chọn ngày, xem tuổi, cúng bái đám ma và cấp sắc. Mo là thầy pháp, chủ yếu cúng chữa bệnh. Then và pụt vừa cúng chữa bệnh, vừa cúng dâng sao giải hạn, trừ tà, gọi hồn chuộc vía, cúng giỗ, cúng bói. Thầy cúng ngoài đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, họ còn là những người biết chữ Hán và thuộc tầng lớp tri thức địa phương. Thầy cúng cha truyền con nối, họ luôn nằm trong những gia đình, dòng họ có truyền thống làm thầy cúng. Họ am hiểu văn hóa tuyền thống, nắm vững phong tục, tập quán dân tộc và hơn thế còn được coi là “người mắt sáng” (cần tha rủng), nhìn thấu mọi sự trên đời, có khả năng giao tiếp với thần linh và được ông trời giao cho những sứ mệnh vô cùng cao quý, thiêng liêng, đó là “độ tử” hay “cứu nhân độ thế” do đó có uy tín rất lớn trong nhân dân địa phương và được mọi người tôn trọng, kính nể (La công Ý 2010). Do vậy, thầy cúng vừa là người tổ chức những nghi lễ cúng cho dòng họ, nhưng đồng thời là người cố vấn trong đời sống của các gia đình trong dòng họ.

Bên cạnh đó, những người có hiểu biết, trình độ học vấn cao cũng là những người có uy tín trong dòng họ. Họ có khả năng, kinh nghiệm trong làm ăn, cũng như xử lý tốt những công việc trong dòng tộc. Vì vậy họ là những thành viên luôn được dòng họ quý trọng.

Nhìn chung, trong truyền thống cũng như hiện nay trưởng họ và những người có uy tín luôn đóng vai trò quan trọng trong dòng họ. Họ là trụ cột vững chắc, cố kết chặt chẽ các thành viên với nhau để xây dựng, phát triển dòng họ thành một khối đại đoàn kết vững mạnh.

Tiểu kết chương 2

Dòng họ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Tày Quang Lang. Người Tày quan niệm, dòng họ là toàn thể những người cùng họ có chung huyết thống và được sinh ra từ một ông tổ. Quan hệ dòng họ được mở rộng đến chín đời. Tổ chức thân tộc của người Tày bao gồm Tam tộc, mỗi cá nhân không chỉ có quan hệ với họ nội, họ ngoại, mà còn quan hệ với cả họ thông gia. Cấu trúc trong dòng họ của người Tày Quang Lang tương đối chặt chẽ, thể hiện rõ tôn ti, trật tự, thứ bậc trong quan hệ họ hàng.

Đặc điểm nổi bật trong tổ chức dòng họ người Tày Quang Lang là cùng cư trú trong một địa vực nhất định, họp họ được tổ chức kết hợp với chạp mả vào dịp trước tết nguyên đán. Hầu hết các dòng họ chưa có cơ sở thờ tự riêng mà lấy nhà trưởng họ “nhà gốc” làm nơi tổ chức sinh hoạt cũng như thờ tự tổ tiên. Hiện nay, đang có sự phục hưng dòng họ, thông qua các hoạt động xây dựng mả tổ, nhà thờ họ, khôi phục gia phả, tìm lại anh em họ hàng… Tổ chức dòng họ đã tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên, họ luôn giúp đỡ, tương trợ và bảo vệ lẫn nhau.

Trong dòng họ người Tày, vai trò trưởng họ và người có uy tín luôn được đề cao. Họ là những người mẫu mực, biết ăn, biết nói, am hiểu mọi phong tục, tập quán của dân tộc. Đồng thời là trụ cột vững chắc, cố kết các thành viên, định hướng xây dựng và phát triển dòng họ. Nhờ vậy, họ luôn được anh em dòng họ tôn trọng và tin tưởng.

Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên nét đặc trưng riêng trong quan hệ dòng họ người Tày Quang Lang.

Chương 3: Biến đổi quan hệ dòng họ trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các nghi lễ vòng đời từ năm 1986 đến nay.

Sau khi hòa bình được lập lại, khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 1986 miền Bắc nước ta bước vào phong trào hợp tác hóa (HTX) trong sản xuất nông nghiệp. Cũng như người Tày ở các địa phương khác vùng miền núi phía Bắc, người Tày ở Quang Langđều tham gia HTX và đời sống của họ chịu tác động mạnh mẽ từ phong trào này. Các HTX được hình thành trên cơ sở các thôn bản của người Tày.Tất cả ruộng đất, vườn, rừng, trâu bò và nông cụ sản xuất của các hộ gia đình đều đem vào hợp tác xã làm của chung. Từ đây, mối quan hệ giữa những người cùng sản xuất trong một hợp tác xã được xác lập, củng cố. Mọi công việc tang ma, cưới xin…đều do các tổ chức đoàn thể đứng ra tổ chức dưới sự chỉ đạo của HTX. Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa các thành viên trong cùng dòng họ có phần lỏng lẻo hơn, tính huyết thống dần mờ nhạt đi. Cùng quan điểm này Bế Văn Hậu (2012, tr. 163) đã chỉ ra rằng:“Nghiên cứu về quan hệ họ hàng của người Việt ở dưới xuôi trong giai đoạn này, nhà Dân tộc học lỗi lạc đã quá cố Nguyễn Từ Chi nói rằng, ông đã đi nhiều nơi song ngoài việc cùng nhóm lên ngọn lửa “cộng cảm” dựa trên huyết thống “đã hầu tàn” thì chưa ở đâu ông thấy quan hệ dòng họ đóng một vai trò gì đáng kể. Có thể nói, quan hệ họ hàng của người Tày ở Lạng Sơn thời hợp tác xã bao cấp cũng diễn ra tương tự như vậy”.

Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam (1986) thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế, xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, đã tạo ra bước ngoặt mới trong phát triển kinh tế đất nước. Công cuộc Đổi mới đã thổi một làn gió mới, tạo ra sức sống mới làm thay đổi toàn bộ mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân cả nước nói chung và người Tày Quang Lang nói riêng. Trong bối cảnh ấy vai trò của dòng họ dần được phục hồi sau một thời gian dài của chiến tranh và kinh tế bao cấp. Các thành viên trong họ có xu hướng liên kết với nhau hơn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022