Số Hộ Gia Đình Thuộc Các Dòng Họ Trên Địa Bàn Nghiên Cứu

và hội nhập người Tày Quang Lang đang có xu hướng phục hồi hàng loạt các hoạt động liên quan đến dòng họ như xây dựng nhà thờ họ, tổ chức sinh hoạt dòng họ theo quy định hàng năm, lập lại gia phả và tìm lại anh em họ hàng thất lạc từ đời tổ tiên. “Theo truyền thống người Tày không có nhà thờ họ, từ đường. Hiện nay một số dòng họ học theo người Kinh cũng muốn xây dựng nhà thờ họ” (ông Vi Văn Đ, 34 tuổi).

Ở người Tày tập quán xưng hô cũng giống như người Kinh, theo thứ bậc họ hàng. Nghĩa là con anh, con bác sinh ra sau thì vẫn làm anh, ngược lại con chú, con cô, con cậu, con dì được sinh ra trước vẫn làm em. Vậy nên mọi công việc trong họ đều phân vai, phân vế, có trước, có sau. Nhờ đó dòng họ người Tày luôn quy củ, tôn nghiêm.

Từ xưa người Tày Quang Lang luôn coi trọng mối quan hệ họ hàng. Vậy nên giống như người Nùng, người Dao, người Tày cũng có phong tục nhận họ. Thứ nhất, trường hợp nhận anh em kết nghĩa. Hai người đàn ông, có cùng tên họ, hợp tính nết, quý mến nhau kết nghĩa với nhau thành người cùng dòng họ. Tiêu biểu là trường hợp cụ tổ dòng họ Vi, cụ Vi Văn Đang ở Làng Đăng kết nghĩa với cụ Vi Minh Thiệu, từ đó anh em, con cháu của hai cụ coi nhau như anh em ruột thịt, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Đồng thời, từ đó con cháu của hai cụ không được kết hôn với nhau. Lễ nhận

họ kết nghĩa được tổ chức nghi lễ lần lượt tại nhà của mỗi người, có sự chứng kiến của họ hàng hai bên1. Thứ hai, trường hợp nhận con rể “kế tự” (thờ tự). Đối với những gia đình chỉ sinh được con gái, muốn có con rể “thờ tự”, nối dõi tông đường, bắt buộc người con rể đó phải “nhập họ”, thay đổi tên họ theo họ nhà vợ, con cái sau này mãi mang họ vợ. Có như vậy thì người con trai đó mới được sinh sống và kế thừa mảnh đất, tài sản của nhà vợ để lại. Cách thức nhập họ được tiến hành trong khi tổ chức đám cưới. Thay vì nhà trai phải đi dạm hỏi, dẫn lễ xin cưới, đón cô dâu về thì nhà gái đảm nhận những việc đó.



1Theo phả ký của dòng họ Vi, thôn Làng Ðãng.

Trong khi tiến hành nghi lễ cưới nhà gái sẽ thưa chuyện và xin phép tổ tiên, họ hàng nhà trai cho người con trai đó về làm rể kế tự. Đến nay hiện tượng nhập họ vẫn còn, nhưng đã ít hơn và không nghiêm ngặt như xưa.

2.2 Cấu trúc dòng họ

Tổ chức nội bộ trong dòng họ của người Tày cũng là hệ thống được mở rộng đến “cửu tộc” (Bế Văn Hậu 2012, tr. 161). Nếu lấy một cá nhân (Ego) nào làm chuẩn thì dòng họ được tính ngược lên bốn đời là cha, ông, cụ, kỵ và tính ngược xuống bốn đời là con, cháu, chắt, chút. Thể hiện rõ thông qua quan hệ họ hàng trong thờ cúng, đời sống sinh hoạt và trong chính gia phả dòng họ.

Cấu trúc dòng họ của người Tày Quang Lang có thể được sơ đồ hóa giản lược như sau:

Sơ đồ 1: Cấu trúc dòng họ người Tày Quang Lang.



Ghi chú: : Nam giới, : Nữ giới, :Quan hệ vợ chồng, :Quan hệ sinh thành

:Trưởng họ, :Trưởng chi

Có thể xem cách thức tổ chức dòng họ theo hai trục: hàng dọc và hàng ngang. Hàng dọc bắt đầu từ ông tổ xuôi xuống cho đến đứa trẻ mới sinh trong dòng họ. Hàng ngang có sự phân biệt chi trưởng và chi thứ, bao gồm cả các thế hệ được sinh ra từ dòng trực hệ và người do các chi trong dòng họ sinh ra.

Trong cấu trúc dòng họ của người Tày Quang Lang con trưởng của dòng trưởng sẽ làm trưởng họ (trưởng tộc). Trưởng họ là người có quyết định lớn nhất trong dòng họ. Tuy nhiên, hiện nay trong dòng họ đã có nhiều thay đổi. Do đã trải qua nhiều đời, số lượng thành viên đông lên nên nhiều dòng họ có xu hướng tách thành từng cành, từng chi nhỏ. Con trai trưởng của chi đó sẽ đứng ra làm trưởng chi. Trưởng chi sẽ là người đứng ra quyết định công việc của chi mình, như vậy, sẽ thuận lợi cho việc sinh hoạt và bảo ban nhau làm ăn. Tuy nhiên, xu hướng này cũng tạo nên khoảng cách giữa anh em họ hàng giữa các chi.

Tổ chức thân tộc của người Tày bao gồm Tam tộc. Nghĩa là mỗi cá nhân không chỉ có quan hệ với họ nội (họ của bố), họ ngoại (họ của mẹ), mà còn quan hệ với cả họ bên vợ/ bên chồng mình (họ thông gia tùy theo nam/ nữ). Do vậy, trong bất cứ công việc gì, dòng họ người Tày đều đông đủ “ba bề bốn bên” họ hàng.

Trong người Tày Quang Lang, những người có quan hệ họ hàng bên nội (bên của bố) là anh trai, em trai, chị gái, em gái và những người cùng huyết thống bên bố. Đây là những người có quan hệ gần gũi về huyết thống trên cơ sở chung bố mẹ, ông bà, tổ tiên.

Quan hệ họ hàng bên ngoại (bên mẹ) là anh trai, em trai, chị gái, em gái và những người có quan hệ huyết thống bên mẹ. Quan hệ gần gũi nhất của những người bên họ ngoại là người có quan hệ gần gũi với bố vợ và mẹ vợ.

Ngoài quan hệ họ hàng bên nội và bên ngoại, người Tày còn rất coi trọng quan hệ họ hàng bên thông gia. Khi mỗi thành viên bắt đầu lập gia đình, đều có thêm quan hệ với họ hàng bên vợ hoặc bên chồng mình. Đồng thời, những người trong dòng họ cũng thiết lập mối quan hệ với gia đình bên thông gia. Qua khảo sát cho thấy khi gia đình bên thông gia (nhà vợ/ nhà chồng) tổ chức đám cưới, đám ma, mừng nhà mới… anh em họ hàng đều đến mừng chung vui hoặc có mâm lễ chung của cả họ để dâng lên chia buồn với gia đình thông gia.

Người Tày coi trọng chế độ phụ quyền gia trưởng, tính huyết thống theo đằng cha, con sinh ra mang họ bố. Do vậy, người đàn ông luôn giữ vai trò làm chủ gia đình, theo cách nói của người Tày là “người đầu nhà” (cháu rườm) (La Công Ý 2010). Điều này đã tác động đến mối quan hệ họ hàng, thường họ nội sẽ được coi trọng hơn họ ngoại.

Người Tày có hệ thống từ ngữ riêng biểu thị quan hệ huyết thống như: chựa chọi(kỵ), ú chựa/ méchựa (cụ ông/ cụ bà), ú/mé (ông nội/ bà nội), tả/ tải (ông ngoại/ bà ngoại) pắc/ pá (bác trai/ bác gái), chủ/ ả ụa (chú/ thím), (cô), khạu/ ná lùa (cậu, mợ), cả (anh), a (chị), nỏong (em), lục báo/ lục slao (con trai/ con gái),lan (cháu), mẩn (chắt),… (theo ông Lô T, 92 tuổi). Qua đó, ta thấy rằng dòng họ của người Tày Quang Lang luôn thể hiện tôn ti, trên dưới tầng bậc, trưởng ấu, nam – nữ và có sự phân biệt rõ ràng giữa họ nội và họ ngoại.Đây là nguyên tắc tất yếu của quan hệ huyết thống, không nhằm tạo ra sự đối lập giữa những người tronghọ mà giúp các thành viên thấy được trách nhiệm của mình trong dòng họ.

Cách đặt tên đệm của người Tày Quang Lang thường theo tên họ của người con trưởng. Điều này có phần khác biệt với cách đặt tên đệm theo hệ thống và phân theo từng thế hệ của người Tày ở nơi khác và người Nùng, Dao. Ví dụ như ở một nhánh họ Lô thôn Khun Phang, người con trưởng lấy tên đệm của mình là “Lô Tiến”, ở một nhánh họ Vi thôn Khun Phang người con trưởng lấy tên đệm là “Vi Khánh” thì con cháu đời sau chỉ lấy tên đó để đặt cho tên đệm con mình1. Hệ thống tên đệm chỉ quy định với con trai, còn con gái thì tên đệm đặt tự do. Điều này đặt ra câu hỏi phải chăng cách đặt tên đệm của người Tày Quang Lang có mang ảnh hưởng của người Kinh từ vùng miền xuôi lên sinh sống, lập nghiệp. Tuy nhiên so với thời kỳ trước những năm 1980 thì cấu trúc dòng họ thể hiện qua tên đệm đã có phần lỏng lẻo hơn.


1Gia phả họ Lô và họ Vi thôn Khun Phang.

Một số gia đình không còn áp dụng quy định đặt tên đệm, mà đặt tên đệm theo ý muốn của mình.

Nhìn chung, cấu trúc trong dòng họ của người Tày Quang Lang tương đối chặt chẽ, thể hiện rõ tôn ti, trật tự, thứ bậc trong quan hệ họ hàng. Do vậy, anh em trong dòng họ luôn hòa thuận, ít xảy ra mâu thuẫn và quan hệ trong dòng họ luôn được các thành viên coi trọng.

2.3 Tổ chức dòng họ người Tày xã Quang Lang

- Sự phân bố cư trú:

Dòng họ của người Tày có sự phân bố theo nguyên lý huyết thống. Xưa kia, thành viên dòng họ thường sinh sống tụ cư ở một địa điểm. Nhiều thôn chỉ có một dòng họ sinh sống. “Người Tày Quang Lang từ xưa thường sinh sống tập trung theo dòng họ. Ví như thôn làng Đăng trước đây chỉ có một dòng họ Vi, thôn Khun Phang hai dòng họ Lô, Vi, mỗi họ sống tụ cư thành từng cụm riêng biệt” (bà Vi Thị V, 79 tuổi). Cách tụ cư này giống như cách tụ cư của nhiều làng Việt dưới xuôi – như Nguyên Xá, Đào xá Trịnh Xá, tức là làng của các dòng họ Nguyễn, họ Đào, họ Trịnh (Bế Văn Hậu 2012). Nếu trong làng có từ hai họ trở lên thì mỗi họ sẽ cư trú tập trung thành từng cụm. Sau bối cảnh đổi mới đất nước (1986), cùng với quá trình giao lưu và hội nhập, trong làng bản của người Tày đã có nhiều dòng họ khác về sinh sống, lập nghiệp. Do vậy, sự cư trú đan xen giữa nhiều dòng họ đã được thiết lập. Rất ít dòng họ còn giữ nguyên được một làng bản cho riêng họ của mình.

Thực tế cho thấy thôn Làng Đăng ban đầu chỉ có dòng họ Vi sinh sống. Nhưng khoảng 30 năm trở lại đây đã có thêm một số dòng họ khác như: Trịnh, Hoàng, Lương, Nguyễn, Lý. Thôn Khun Phang là sự góp công khai hoang, lập làng của hai dòng họ Vi, Lô. Trải qua nhiều năm đến nay thôn đã có khoảng trên mười họ về định cư như: Hoàng, Lương, Nguyễn, Hà, Lưu, Trần, Lê, Nông… Đến nay, các “dòng họ gốc” ngoài có số lượng lớn các hộ gia đình trong thôn còn có uy tín, tiếng nói cao trong cộng đồng, có nhiều thành viên tham gia vào công tác quản lý cộng đồng.

Bảng 2.1: Số hộ gia đình thuộc các dòng họ trên địa bàn nghiên cứu


Stt

Thôn Làng Ðăng


Thôn Khun Phang


Dòng họ

Số hộ

Dân

tộc

Dòng họ

Số hộ

Dân

tộc

1

Vi

110

Tày

23

Tày

2

Hoàng

5

Tày

Vi

22

Tày

3

Nguyễn

5

Kinh

Hoàng

2

Tày

9

Nùng

4

Trịnh

1

Tày

Nguyễn

8

Kinh

5

Lương

1

Tày

Lương

2

Tày

7

1

Tày

Trần

3

Kinh

8




Nông

3

Nùng

9




Bùi

2

Kinh

10




1

Kinh

11




2

Kinh

12




2

Nùng

13




Lăng

1

Nùng

14




1

Kinh

15




Ngô

1

Kinh

16




Ðinh

1

Kinh

Tổng

123 hộ

83 hộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay - 6

Nguồn: Tài liệu điền dã tháng 6 năm 2016.

Cách sinh sống tụ cư của người Tày Quang Lang trước đây không chỉ do địa hình qui định, mà quan trọng hơn là do yếu tố lịch sử, dòng họ nào đến “khai sơn, phá thạch” đầu tiên sẽ lập nên làng bản. Đặc biệt hơn là do tâm lý “Họ chín đời còn hơn mười người dưng”. Nhiều hộ gia đình sinh sống gần nhau để tiện cho việc đi lại, hỏi thăm nhau lúc ốm đau bệnh tật, giúp đỡ nhau

làm ăn. Những dòng họ đến sinh sống trước, sẽ chọn cho mình vị trí ở trung tâm làng, có đất đai màu mỡ phì nhiêu hơn. Dòng họ đến sau, sẽ khai phá mảnh đất còn lại, sinh sống xa trung tâm của thôn hơn.

Hiện nay, qua khảo sát hai điểm nghiên cứu do vị trí địa lý, điều kiện giao thông nên hai thôn có sự khác nhau về phát triển kinh tế và sự đan xen giữa các dòng họ. Thôn Làng Đăng do điều kiện không gần trung tâm thị trấn và đường quốc lộ nên đến nay trong thôn dòng họ Vi vẫn chiếm hơn 90% dân số, rất ít dòng họ khác đến sinh sống. Nếu có chủ yếu là do ở rể, sống trên đất nhà vợ. Ngược lại, thôn Khun Phang do vị trí gần thị trấn Đồng Mỏ, gần đường tàu, ga tàu lửa và có đường quốc lộ chạy qua nên ngoài hai dòng họ gốc (họ Vi và họ Lô), đến nay có thêm 15 dòng họ khác về đây sinh sống, lập nghiệp. Các hộ đến định cư sau này đa phần là cán bộ công nhân viên chức và những người có tiền về mua đất mặt đường để kinh doanh, buôn bán.

- Họp họ:

Một trong những dịp thể hiện rõ mối quan hệ khăng khít của các dòng họ người Tày là ngày họp họ, được tổ chức hàng năm vào dịp sau tết ông công ông táo đến trước Tết Nguyên Đán. Khác với người Kinh và nhiều dân tộc khác, ngày họp họ của người Tày bao gồm tất cả các thành viên, không phân biệt nam nữ. “Ngày họp họ của người Tày tổ chức luôn đông đủ các thành viên, không phân biệt nam nữ như ở các dân tộc khác” (ông Vi Khánh Y, 81 tuổi). Đây là dịp để các thành viên trong họ đi viếng thăm, tu sửa, dọn dẹp, thắp nén nhang tưởng nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên và mời tổ tiên về ăn tết, đón năm mới cùng các gia đình. Vào dịp này, con cháu dù có ở xa nơi đâu cũng nhớ để tảo mộ gia tiên, đồng thời về cùng ăn bữa cơmvới dòng họ, gia đình, kể cho nhau nghe chuyện làm ăn, chuyện gia đình, chuyện con cái…

Ngày họp họ,các cụ già cùng với trưởng họ sẽ chỉ bảo cho con cháu ở xa hoặc những người mới đến tuổi trưởng thành biết đến vị trí của các ngôi mộ trong dòng họ. Mục đích to lớn của ngày này là nhắc cho con cháu biết

đến cụ tổ và mồ mả của tổ tiên trong dòng họ. Giáo dục con cháu nhớ về cuội nguồn, gốc gác “con chim có tổ, con người có tông”.

Đồng thời, họp họ là dịp các dòng họ tiến hành việc “khớp phả”. Các chi trong họ sẽ đem gia phả của từng chi để nhập vào gia phả lớn của dòng tộc. “Mỗi năm một lần, ngày họp họ các chi trong họ phải đem cuốn gia phả của chi đến khớp vào gia phả lớn của dòng họ, để biết được ai mới được sinh ra, ai mất đi” (ông Lô Đức Tr, 64 tuổi). Đây là việc làm quan trọng không thể thiếu trong ngày này, nhằm mục đích thông báo cho cả họ tộc biết về sự thay đổi số lượng thành viên trong họ. Qua đó, nhắc nhở con cháu thế hệ sau về mối quan hệ, thứ bậc và dăn dạy con cháu mới lớn để tránh hôn nhân trong họ hàng.

Ngày họp họ của người Tày nơi đây còn là ngày để báo cáo tổng kết cuối năm về công việc và cuộc sống của các gia đình trong họ. Đánh giá khen thưởng các gia đình tiến bộ và khiển trách rút kinh nghiệm các gia đình có người vi phạm pháp luật, gây xung đột, xích mích trong gia đình và cộng đồng.

Họp họ là công việc thường niên hàng năm của người Tày Quang Lang. Họp họ thường gắn với tảo mộ tổ tiên. Thông qua họp họ tạo nên một mối quan hệ gắn kết hơn trong anh em dòng họ. Khác với người Tày nơi khác thường tổ chức họp họ vào dịp tết thanh minh, người Tày Quang Lang chỉ tổ chức vào dịp trước Tết Nguyên Đán. Họ cũng không có truyền thống tổ chức ăn tết thanh minh như người Tày các vùng khác.

- Về cơ sở thờ tự:

Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng truyền thống của người Tày. Người Tày coi trọng ngày mất của tổ tiên hơn ngày sinh rất nhiều. Ngày mất buộc con cháu phải nhớ và ghi trong gia phả, lấy đó là ngày giỗ tổ tiên. Mỗi gia đình có một bàn thờ tổ tiên riêng. Trên bàn thờ chỉ thờ duy nhất một bát hương chung cho cả tổ tiên, những người đã mất. Trường hợp, khi ông bà, bố mẹ chưa mất mà con cháu không may mất trước thì sẽ phải đặt bàn thờ thấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022