Khái Quát Về Người Tày Và Địa Bàn Nghiên Cứu

1986; Coleman, 1988; Fukyama, 2001; Lin, 1999, 001; Putnam 1995, 2000;

…) được xem là các nguồn lực dựa trên các trao đổi.

Trong mạng lưới xã hội, vốn xã hội được gây dựng, sử dụng bởi các cá nhân để đảm bảo lợi ích. Dòng họ và mạng lưới họ hàng là những loại hình mạng lưới xã hội nơi vốn xã hội được xây dựng và tận dụng. Vì vậy xem xét vốn xã hội được tạo ra và sử dụng thế nào trong quan hệ dòng họ là một tiếp cận để nghiên cứu quan hệ dòng họ. Việc áp dụng tiếp cận này giúp hiểu rõ hơn tại sao các cá nhân đầu tư vào quan hệ dòng họ và sử dụng quan hệ dòng họ như thế nào trong so sánh với các mạng lưới và quan hệ xã hội khác. Tiếp cận vốn xã hội có thể được xem như lăng kính để nhìn quan hệ dòng họ từ điểm lợi thế của các cá nhân, trả lời cho câu hỏi tại sao người ta lại ưu tiên một số quan hệ nhất định trong bối cảnh của những thực hành cụ thể. Có thể nói đây cũng là một cách tiếp cận nghiên cứu dòng họ ở cấp vi mô (Nguyễn Anh Tuấn 2011, tr.3)

Mặc dù còn một số khác biệt nhưng đa phần các học giả trên đều thống nhất quan điểm về vốn xã hội như sau: Thứ nhất, vốn xã hội gắn liền với mạng lưới xã hội và quan hệ xã hội. Thứ hai, “nguồn lực” được dùng như một khái niệm để định nghĩa về vốn xã hội. Thứ ba, vốn xã hội được tạo ra thông qua việc đầu tư vào quan hệ xã hội và mạng lưới xã hội, các cá nhân có thể sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích. Thứ tư, sự tin cậy và mối quan hệ có đi có lại được nhiều tác giả đề cập đến khi bàn luận về vốn xã hội.

Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy vốn xã hội được quan niệm như một loại vốn, bên cạnh các loại vốn kinh tế, vốn văn hóa, vốn con người. Vốn xã hội có nhiều ý nghĩa, có khả năng và quy mô tác động lớn đến sự phát triển của con người và xã hội. Vốn xã hội đang là lý thuyết thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế học, nhân học và xã hội học trong việc vận dụng vào các công trình nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này, tôi vận dụng lý thuyết chức năng để tìm hiểu tổ chức dòng họ của người Tày như là một bộ phận cấu thành của văn hoá tộc

người; tổ chức đó đang đóng vai trò như thế nào đối với các cá nhân và cộng đồng xã hội. Ngoài ra, tôi sử dụng lý thuyết vốn xã hội vào nghiên cứu quan hệ dòng họ của người Tày nhằm chứng minh nhờ vào nguồn vốn xã hội mà những người trong dòng họ tự tạo niềm tin cho nhau, giúp đỡ, tương trợ nhau mà không cần đến giấy tờ hay quan hệ có tính pháp lý. Các cá nhân có thể vận dụng và duy trì nguồn vốn xã hội qua quan hệ họ hàng nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân. Đồng thời, nhờ vốn xã hội mà mối quan hệ họ hàng, cộng đồng trở nên gắn kết, linh hoạt và hiệu quả hơn. Qua đó, ta thấy được các cá nhân trong cộng đồng đầu tư vào quan hệ dòng họ như thế nào để tạo ra nguồn vốn xã hội và họ sử dụng nguồn vốn này ra sao để tạo lợi nhuận cho mình.

1.3 Khái quát về người Tày và địa bàn nghiên cứu

1.3.1 Vài nét về người Tày ở Việt Nam

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam có dân số 1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam sau người Kinh, có mặt trên 63 tỉnh, thành phố. Địa bàn cư trú của người tày tập trung tại các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai… Trong đó, người Tày ở Lạng Sơn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng dân số Tày ở Việt Nam (31,5 %).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Dân tộc Tày là một cộng đồng người có tên tự gọi chung là “Tày”, có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở nước ta. Là một dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái trong ngữ hệ Thái-Kađai, Tày là tên gọi đã có từ lâu đời, có nguồn gốc chung với tên gọi của nhiều dân tộc thuộc nhóm Thái - Choang ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á như: Tai, Tay, Táy, Thai…, đều có nghĩa là “người” (Hà Đình Thành 2010, tr. 26). Một số vùng, người Tày còn được gọi là người Thổ, có nghĩa là người vốn ở đất này từ lâu. Hiện nay, có nơi người Tày vẫn tự gọi mình là Thổ (Bế Văn Hậu 2012, tr. 27). Theo “Danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam” năm 1979, dân tộc Tày có 4 nhóm địa phương khác nhau là Pa Dí, Thu Lao, Ngạn và Phén.

Về nguồn gốc, người Tày là cư dân định cư và phát triển ở Việt Nam từ rất sớm. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Tày là một cộng đồng tộc người thuộc khối Bách Việt xưa và tộc danh Tày đã xuất hiện từ rất lâu đời, họ có mối quan hệ gần gũi về nhiều mặt với các dân tộc khác trong nhóm ngôn ngữ Tày - Thái như Nùng, Sán Chay, Bố Y... và ngay cả với người Choang ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (Viện Dân tộc học 1992).

Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay - 4

Nhiều học giả đã khẳng định người Tày có mặt ở Việt Nam từ cuối thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên. Trong thư tịch cổ Trung Quốc gọi các bộ lạc ở vùng phía nam Trung Quốc và bắc Việt Nam là Bách Việt. Bộ lạc Âu Việt của nhóm Tày – Nùng và bộ lạc Lạc Việt của nhóm Việt – Mường nằm trong Bách Việt về sau liên minh với nhau thành nhà nước Âu Lạc (Nịnh Văn Độ, 2003). Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, người Tày cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều dân tộc khác nhau, họ dần phân hóa và trở thành nhiều khối cư dân khác nhau. Bộ phận người Tày sống ở vùng Trung du hòa vào người Việt – Mường, trở thành người Việt hiện đại. Trong khi đó, bộ phận người Tày cổ ở miền núi phía Bắc thì trở thành người Tày hiện nay.Đồng thời, trong hoàn cảnh nhất định, một bộ phận người Việt ở các tỉnh đồng bằng đến làm ăn, sinh sống ở miền núi, lâu đời đã bị đồng hóa bởi cư dân địa phương và biến thành người thiểu số (La Công Ý, 2010). Một nghiên cứu khác cũng cho rằng, trong quá trình lịch sử, không ít người Kinh từ miền xuôi lên miền núi vì những lý do khác nhau cũng đã hòa vào người Tày. Trong những năm mùa màng thất bát, một bộ phận người Kinh phải tha phương cầu thực, lấy chồng (vợ) người Tày rồi sinh con mang họ Tày. Một số người Kinh làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, làm lính đồn trú hoặc sau các cuộc khởi nghĩa, bạo loạn bị thất bại đã phải chạy lên Lạng Sơn và đổi họ thành người Tày. Ngoài ra, còn có một bộ phận người Tày thuộc nhóm Choang - Đồng ở Trung Quốc vẫn chuyển cư sang khu vực miền núi, giáp biên giới Việt - Trung nước ta (Nguyễn Bá Thủy, 2004). Do sinh sống lâu đời cùng với người Tày

trên cùng địa bàn lãnh thổ, một bộ phận người Nùng đã ảnh hưởng sâu sắc của người Tày và nhập vào làm người Tày.

Có thể nói, người Tày là dân tộc sinh sống ở nước ta từ lâu đời, sớm tham gia vào quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Mặc dù sinh sống cận kề và chịu ảnh hưởng tác động qua lại với văn hoá của nhiều tộc người nhưng người Tày luôn có ý thức kiến tạo và gìn giữ bản sắc văn hóa của riêng mình.

1.3.2 Vài nét về người Tày xã Quang Lang

Quang Lang là một xã miền núi của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, nằm dọc theo Quốc lộ 1A, trải dài 8km. Nằm cách trung tâm huyện Chi Lăng 1km, liền kề với thị trấn Đồng Mỏ nên Quang Lang có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Quang Lang có diện tích tự nhiên 30,79 km2 và dân số là 7.541 người

(năm 2015), mật độ dân số đạt 218 người/km².Xã có 13 thôn/bản và có 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là Tày, Nùng, Kinh. Người Tày ở xã Quang Lang có 542 hộ và 2.256 nhân khẩu, chiếm 31,13%, dân số, đứng thứ 2 sau người Nùng. Trong đó, thôn có số lượng người Tày sinh sống tập trung nhất là Làng Đăng, Làng Trung, Núi Đá, Khun Phang… Năm 1960, thực hiện chính sách giãn dân, khai hoang miền núi nhằm củng cố biên giới nên số lượng người Kinh ở Đan Phượng, Hà Đông, Nam Định… lên đây khá đông và tạo thành một làng riêng của những người di cư đến. Bên cạnh đó, sự thành lập nhà máy xe lửa năm 1964 và nhà máy cơ khí năm 1980-1982 tại xã Quang Lang cũng thu hút số lượng công nhân ở dưới xuôi lên đây rất nhiều và sống tập trung ở thị trấn, ven đường quốc lộ và đường dân sinh. Sau năm 1980, một bộ phận nhỏ người Tày ở đây còn di cư vào trong Tây Nguyên. Nguyên nhân của những cuộc di cư này chủ yếu do điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu đất sản xuất, sự đoàn tụ gia đình…

Người Tày là dân tộc có công “khai sơn, phá trạch” ở Quang Lang, vì vậy văn hoá Tày với những nét đặc trưng riêng đóng vai trò quan trọng trong

vùng. Trong đó, văn hóa dòng họ là một yếu tố nổi bật, với các dòng họ đã định cư lâu đời ở đây như: họ Lô, họ Vi, họ Hoàng, họ Lương.

Các nghiên cứu về dân tộc Tày đã cho thấy, thời xa xưa, có một số quan lại người Kinh được cử lên làm việc tại Lạng Sơn rồi lấy vợ sinh con ở đó, một số tù trưởng địa phương được triều đình gả con gái cho đều dẫn đến sự hợp huyết Kinh – Tày. Thêm vào đó,có một bộ phận cư dân dưới đồng bằng di cư lên miền núi làm ăn, sinh sống, dần dần bị Tày hóa (Dương Thị Lâm 2002, tr. 10). Ngoài ra, còn có một bộ phận người Tày thuộc nhóm Choang - Đồng ở Trung Quốc chuyển cư sang khu vực miền núi, giáp biên giới Việt - Trung nước ta cư trú (Nguyễn Bá Thủy 2004).

Dòng họ của người Tày ở Quang Lang cũng xuất phát chủ yếu từ Trung Quốc sang và vùng miền xuôi lên, có họ tới trước, có họ đến sau, nhưng giai đoạn nào cũng có người di cư đi và người nhập cư đến. Tất cả những dòng họ này đều có chung một gốc họ từ xưa. Dòng họ duy nhất đến nay còn giữ được gia phả từ đời cụ tổ là họ Lô. Việc lưu giữ gia phả luôn được coi trọng nhưng trước kia do chiến tranh, loạn lạc, cải cách ruộng đất nên gia phả đã bị phá hủy, thất lạc. Để tìm hiểu rõ được nguồn gốc của các dòng họ là việc rất khó khăn. Cho đến nay, những gì chúng ta biết được về nguồn gốc các dòng họ chủ yếu thông qua việc sưu tầm của một số thành viên các dòng họ mong muốn tìm lại tổ tiên hoặc qua những câu chuyện kể của một số người lớn tuổi.

Theo đó, dòng họ Vi có nguồn gốc từ Nà Lìn, Nà Bản thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn di cư đến làng Đăng, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng từ khoảng những năm 1820. Là dòng họ gốc Tày, cụ tổ của dòng họ này là ông Vi Văn Đang di cư xuống đây mưu sinh, lập nghiệp. Sau này, ông kết nghĩa anh em với ông Vi Minh Thiệu, hai người coi nhau như anh em ruột thịt và truyền lại cho con cháu đời sau này không được thông gia với nhau. Đến nay họ Vi sinh sống ở đây được trên 11 đời.

Họ Lô có cụ tổ là họ Trần, gốc là người Kinh, di cư từ miền xuôi lên, đổi thành họ Lư. Sau bảy đời mang họ Lư, họ đổi sang thành họ Lô như ngày nay. Lý giải cho quá trình đổi họ, các cụ lớn tuổi trong họ cho biết: Thứ nhất, do hoàn cảnh lịch sử của đất nước, dòng họ phải di cư từ miền xuôi lên làm ăn, sinh sống, lập nghiệp. Để thuận lợi cho cuộc sống sau này họ đã dần đồng hóa vào người Tày và đổi từ họ Trần sang họ Lư; Thứ hai, từ “Lư” viết bằng chữ Hán Nôm nhiều nét, khó viết, khó nhớ. Trong khi từ “Lô” có nghĩa tương đương từ Lư nhưng dễ viết, dễ nhớ hơn do vậy họ đã chuyển từ họ Lư sang họ Lô. Theo gia phả để lại, dòng họ Lô di cư lên đây khoảng những năm 1700. Đến nay, họ Lô lập nghiệp cũng được trên 12 đời. Tuy dòng họ Lô có nguồn gốc ban đầu là người Kinh vùng miền xuôi “Kinh già hóa Thổ” nhưng cũng là một trong những dòng họ có công khai hoang, lập làng và quá trình Tày hóa diễn ra cách đây rất lâu nên trong cộng đồng không có sự phân biệt giữa người Tày gốc với những người nhập làm người Tày. Điều này thể hiện rõ qua sự hòa hợp trong bản sắc văn hóa Tày mà cho đến nay vẫn còn được các dòng họ lưu truyền ít nhiều.

Cách đây khoảng 30 năm các dòng họ Hoàng, Lương, Trương, Lưu, Trịnh… bắt đầu mua đất về đây sinh sống, lập nghiệp. Các dòng họ này định cư trên địa bàn đến nay được trên hai đời.

Dòng họ của người Tày xã Quang Lang hình thành trong mối quan hệ đa dạng, đan xen và giao lưu giữa các tộc người. Tộc người Tày ở đây là sự tổ hợp của nhiều thành phần như người Tày bản địa, người Tày gốc Kinh, người Tày gốc Tày, Nùng từ Trung Quốc di cư sang. Tuy nhiên, do sự thất lạc gia phả của các dòng họ nên việc đưa ra những cứ liệu cụ thể về quá trình đi – đến của người Tày còn hạn chế.

Như vậy, qua bức tranh hình thành tộc người Tày trên địa bàn xã Quang Lang ta thấy được sự đa dạng về nguồn gốc tộc người. Cùng với quá trình an cư, lập nghiệp nơi đây đã tạo nên một bức tranh văn hóa Tày rất riêng biệt. Văn hóa dòng họ là một đặc điểm nổi bật của người Tày Quang Lang.

Quá trình vận động, phát triển của người Tày gắn liền với sự tồn tại, biến đổi của các dòng họ.

- Đặc điểm kinh tế:

Kinh tế chủ đạo của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trồng cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn…); cây công nghiệp (hồi, thuốc lá); cây ăn quả (na, mận…). Năm 2015, tổng diện tích gieo trồng toàn xã là 684,52ha, trong đó , cây lúa là 295,5ha; ngô: 122,28ha; sắn: 34,17ha; thuốc lá: 30ha; ớt: 25,09ha… Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.072 tấn, đạt 98,06% so với kế hoạch (Ủy ban nhân dân xã Quang Lang 2015). Trong những năm qua , phát triển kinh tế vườn đồi , vườn

̀ ng, trồng cây ăn quả là hướng đi tích cưc trong công tác xoá đói giảm

nghèo và vươn lên làm giàu của người dân địa phương , đăc biêṭ là cây na dai

- môt

đăc

sản , cây ăn quả chủ lưc

, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con

nông dân trong xã và huyện Chi Lăng . Được sự chỉ đạo của Đảng bộ , chính

quyền huyên

, với điṇ h hướng phát triển thành vùng tâp

trung theo hướng sản

xuất hàng hóa , các ngành chức năng và các h ộ nông dân đã chú ý đến khâu

tuyển chon

năng suất , chất lươn

g của cây na giống để tao

giá tri ̣kinh tế cao .

Trong những năm gần đây , do tân

dun

g và phát huy những ưu thế về điều

kiên

thổ nhưỡng , diên

tích trồng na đã tăng l ên nhanh chóng . Nhờ đó , đời

sống của bà con người Tày trong xã đã khá lên, số hô ̣đói nghèo đã giảm đáng

kể, nhiều hô ̣gia đình đã mua sắm đươc

các phương tiên

sinh hoaṭ như tivi , xe

máy, máy cày,... phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Các loại cây ăn quả khác như vải , nhãn, hồng, xoài,... tiếp tuc


tăng về

số lươn

g hô ̣trồng và quy mô diên

tích . Bên cạnh trồng các loại cây lương

thực, cây ăn quả, người Tày còn trồng ớt. So với các cây trồng khác thì ớt mang lại hiệu quả kinh tế khá cao do không mất nhiều nguồn vốn đầu tư, lại dễ trồng và chăm sóc, chỉ cần bỏ ra 100 nghìn đồng tiền mua giống là có thể cho thu hoạch 1 sàokhoảng 5 triệu đồng. Giá ớt tăng cao trong những năm gần đây là do thị trường trong và ngoài tỉnh tiêu thụ mạnh, đặc biệt là cung

cấp cho thị trường làm măng ớt tại thị trấn Đồng Mỏ - một trong những đặc sản nổi tiếng ở vùng đất này. Bên cạnh đó, ớt nguyên liệu xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đang rất hút hàng. Nhiều thương lái đã đặt cơ sở ở các địa phương để thu mua.

Ngoài trồng trọt, đồng bào còn chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt… Những năm qua, xã Quang Lang đã tập trung nâng cao chất lượng và số lượng đàn gia súc, gia cầm, hỗ trợ người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời tập trung phát triển giống vật nuôi hiệu quả kinh tế cao như: Bò lai Sind, bò sữa, lợn hướng nạc, gia cầm siêu thịt, siêu trứng… theo hướng bán công nghiệp (Anh Dũng 2015). Công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi cũng luôn được chú trọng. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi của người Tày ở xã Quang Lang vẫn còn nhiều hạn chế như còn mang tính tự phát, hình thức chăn nuôi chủ yếu là thả rông và nhỏ lẻ theo hộ gia đình, chưa có sự đầu tư phát triển bền vững theo hướng hàng hóa. Việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thị trường, trên địa bàn xã chưa có chợ đầu mối, cơ sở giết mổ chế biến tập trung. Cùng với đó, chất thải trong chăn nuôi là nguy cơ tiềm ẩn để dịch bệnh phát triển.

Về lâm nghiêp̣ , từ năm 1996 đến đầu năm 2004, huyên

đã tâp

trung chi

đao

các ngành chứ c năng, các xã, thị trấn phát triển trồng rừng, tích cực tuyên

truyền tới các hô ̣dân nêu cao ý thứ c quản lý , bảo vệ diện tích rừng hiện có và đẩy maṇ h công tác trồng rừ ng , giao đất, giao rừ ng cho bà con nông dân sản xuất - kinh doanh nghề rừ ng lâu dài và ổn điṇ h, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho nhân dân . Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch huyện giao,

xã Quang Lang đã nhận và giao cho các thôn được 44.000 cây bạch đàn và

20.000 cây keo. Trồng bạch đàn khoảng 5 - 6 năm mới cho thu hoạch một lần, đồng bào lấy gỗ về để làm ráo, làm hoành trong xây dựng nhà cửa, làm nguyên liệu giấy, ván ép. Thời điểm năm 2011, giá gỗ bạch đàn là 100 nghìn đồng/cây. Thấy được lợi ích kinh tế như vậy nên nhiều gia đình người Tày trong xã đều dành những mảnh rừng của mình cho trồng bạch đàn để mang lại thu nhập.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022