Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 21


phân theo hình thức đầu tư trong thời gian 1988 – 2008 là sự gia tăng về tỷ trọng và vai trò của hình thức 100% vốn nước ngoài và cùng với nó là sự suy giảm về tỷ trọng và vai trò của hình thức liên doanh đã từng chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong hơn một thập kỷ đầu diễn ra hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thứ ba, về cơ cấu vốn FDI phân theo vùng lãnh thổ, so với 2 loại cơ cấu trên thì sự biến chuyển về cơ bản là không sâu sắc bằng. Xu hướng chung được duy trì từ khi dòng vốn FDI hiện diện ở Việt Nam năm 1988 đến năm 2008 vẫn là sự tạo lập một khoảng cách chênh lệnh tương đối lớn trong phân bổ nguồn vốn FDI giữa các vùng kinh tế cũng như các địa phương của Việt Nam. Dòng FDI chủ yếu tập trung vào một số vùng kinh tế và địa phương có các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về kinh tế, xã hội, nhất là về kết cấu hạ tầng, điển hình là các vùng kinh tế như: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và các địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng,… Các vùng kinh tế và các địa phương khác, tuy cũng thu hút được một nguồn vốn FDI nhất định để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương song giá trị và tỷ trọng FDI là khá nhỏ bé. Những biến chuyển đó của cơ cấu FDI phân theo vùng lãnh thổ đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ của Việt Nam trong những năm 1988 – 2008.

Về cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư, dễ nhận thấy là trong 20 năm qua cơ cấu này biến đổi không nhiều. Đặc trưng cơ bản của cơ cấu này vẫn là sự chiếm ưu thế về giá trị tuyệt đối, về tỷ trọng dự án và vốn đăng ký đầu tư của châu Á so với các châu lục khác cũng như các quốc gia đến từ châu Á so với các quốc gia đến từ các châu lục khác. Tuy nhiên trong thời gian tới, loại cơ cấu này hứa hẹn sẽ có những biến chuyển mạnh mẽ hơn khi mà các nhà cung cấp FDI


hàng đầu của thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU đang ngày càng quan tâm hơn đến địa bàn đầu tư Việt Nam nhờ những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư theo hướng ngày càng đơn giản hoá, thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, hấp dẫn và thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Những kết quả thu hút vốn FDI của Việt Nam trong 20 năm (1988 – 2008) khi được triển khai và đi vào thực tiễn đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế – xã hội Việt Nam như: thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; điều chỉnh cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại; chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý; điều chỉnh lại cơ cấu lực lượng lao động, giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ cho người lao động; bổ sung nguồn thu ngân sách cho Nhà nước; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại;…

Mặc dù đạt những thành công rất đáng ghi nhận trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua, nhưng về khách quan mà nói, dòng FDI vào Việt Nam cũng đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến kinh tế – xã hội Việt Nam, cụ thể là: tạo ra một số ảnh hưởng trái chiều đối với nền sản xuất dân tộc, cạnh tranh bất bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước; gây ra sự mất ổn định xã hội cục bộ khi hàng trăm cuộc bãi công, đình công của công nhân trong doanh nghiệp FDI đã và đang diễn ra ở nhiều nơi làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội; gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân; gây thất thoát cho ngân sách nhà nước do lách luật, thực hiện chuyển giá để trốn thuế;… Những tác động tiêu cực này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của nguồn vốn FDI


ở Việt Nam, đến kỳ vọng của Việt Nam khi tiến hành các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong thời gian tới triển vọng thu hút FDI ở Việt Nam là tương đối khả quan. Vì vậy, để có thể tận dụng triệt để cơ hội này nhằm tạo thêm nguồn vốn và nâng cao chất lượng nguồn vốn phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước hướng tới đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam phải thực hiện mạnh mẽ và kiên quyết hơn nữa một số biện pháp cần thiết để tăng cường tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh thu hút FDI, nhất là với các nguồn vốn FDI gắn với kỹ thuật, công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường để đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong tương lai./.


PHỤ LỤC


Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép từ năm 1988 đến năm 200827



Năm


Số dự án (dự án)


Vốn đăng ký (triệu USD)


Vốn thực hiện (triệu USD)

Quy mô trung bình/

dự án FDI

1988

37

341,7


9,24

1989

67

525,5


7,84

1990

107

735,0


6,87

1991

152

1291,5

328,8

8,50

1992

196

2208,5

574,9

11,27

1993

274

3037,4

1017,5

11,09

1994

372

4188,4

2040,6

11,26

1995

415

6937,2

2556,0

16,72

1996

372

10164,1

2714,0

27,32

1997

349

5590,7

3115,0

16,01

1998

285

5099,9

2367,4

17,89

1999

327

2565,4

2334,9

7,85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 21


27 Số liệu đã được chỉnh lý theo Công văn năm 2006 và 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.


2000

391

2838,9

2413,5

7,26

2001

555

3142,8

2450,5

5,66

2002

808

2998,8

2591,0

3,71

2003

791

3191,2

2650,0

4,03

2004

811

4547,6

2852,5

5,61

2005

970

6839,8

3308,8

7,05

2006

987

12004,0

4100,1

12,16

2007

1544

21347,8

8030,0

13,82

2008

1557

71726,0

11500,0

46,01


Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê


Vốn FDI phân theo hình thức đầu tư 1988 - 2003

(Vốn: Triệu US - Tỷ trọng %)



Năm

100% vốn

nước ngoài

Liên doanh

Hợp đồng

kinh doanh

BOT

Tổng

Vốn

Tỷ trọng

Vốn

Tỷ trọng

Vốn

Tỷ

trọng

Vốn

Tỷ

trọng

Vốn

Tỷ

trọng

1988

0,1

0,1

155,0

42,3

211,5

57,6



366,6

100

1989

9,6

1,6

375,6

64,5

195,7

33,9



580,9

100

1990

7,9

1,2

321,9

50,7

305,3

48,1



635,1

100

1991

234,3

18,4

871,3

68,4

168,9

13,2



1274,5

100

1992

304,4

15,0

1149,3

56,7

573,6

28,3



2027,3

100

1993

682,2

26,4

1726,7

66,7

179,9

7,0



2588,8

100

1994

638,1

17,0

2941,0

78,5

166,9

4,5



3746,0

100

1995

1199,8

18,1

4971,7

75,2

4069,1

6,1

35,8

0,6

6613,4

100

1996

1187,5

13,7

6712,4

77,7

103,2

1,2

637,0

7,4

8640,1

100

1997

1193,9

25,4

2339,8

49,8

890,4

19,0

270,0

5,8

4694,1

100

1998

549,9

15,1

2649,5

73,0

427,3

11,9



3626,7

100

1999

652,4

28,0

681,6

29,2

847,4

36,4

149,3

6,4

2330,7

100

2000

727,9

36,0

98,1

4,9

1191,6

59,1



2017,6

100

2001

1272,4

49,1

257,1

9,9

250,1

9,7

812,8

31,3

2592,4

100

2002

1361,2

80,8

245,5

15,1

67,7

4,1



1629,3

100

2003

1602,2

80,8

338,8

17,1

42,6

2,1



1983,6

100


Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư (tháng 6/2004)


- 169 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt


A. Sách tham khảo


1. Nguyễn Kim Bảo (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ năm 1979 đến nay: Kinh nghiệm đối với Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.

2. Lê Xuân Bá (Chủ biên) (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật.

3. Đỗ Đức Bình (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

4. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – FIA (2004), Kỷ yếu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, NXB Văn hoá – Thông tin.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật .

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia.


10. Nguyễn Đình Lê (Chủ biên), Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam thế kỷ XX, Đề tài khoa học trọng điểm Đại học Quốc gia – Mã số QGTĐ. 01. 04.

11. Vò Đại Lược (1996), Công nghiệp hoá hiện đại hoá và những nguồn lực ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.

12. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.


13. Phùng Xuân Nhạ (Chủ biên) (2007), Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Lê Minh Toàn (2004), Tìm hiểu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

15. Tổng cục Thống kê (1991), Niên giám thống kê 1990, NXB Thống kê.


16. Tổng cục Thống kê (1992), Niên giám thống kê 1991, NXB Thống kê.


17. Tổng cục Thống kê (1993), Niên giám thống kê 1992, NXB Thống kê.


18. Tổng cục Thống kê (1994), Niên giám thống kê 1993, NXB Thống kê.


19. Tổng cục Thống kê (1995), Niên giám thống kê 1994, NXB Thống kê.


20. Tổng cục Thống kê (1996), Niên giám thống kê 1995, NXB Thống kê.


21. Tổng cục Thống kê (1997), Niên giám thống kê 1996, NXB Thống kê.


22. Tổng cục Thống kê (1998), Niên giám thống kê 1997, NXB Thống kê.


23. Tổng cục Thống kê (1999), Niên giám thống kê 1998, NXB Thống kê.


24. Tổng cục Thống kê (2000), Niên giám thống kê 1999, NXB Thống kê.


25. Tổng cục Thống kê (2001), Niên giám thống kê 2000, NXB Thống kê.


26. Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê 2001, NXB Thống kê.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022