Bệnh ký sinh vật nuôi Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 13

5.2. Bệnh cầu trùng thỏ

Bệnh cầu trùng thỏ là một bệnh phổ biến nhất, thấy ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi thỏ.

Tác hại của bệnh là làm chết hàng loạt thỏ con và làm giảm sức đề kháng của thỏ đối với các bệnh truyền nhiễm.

Gồm có 7 loại cầu trùng sau đây:

- Emeiria stiedae: ký sinh ở gan.

- E. Porforans ký sinh ở ruột non, manh tràng.

- E.magna, E.iresdua, E.exigua, E. Piriformis: ký sinh ở ruột non.

- E.media: ký sinh ở tá tràng.

- E.iresdua, E.exigua, E. Piriformis.

Dịch tễ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Chủ yếu truyền bệnh trực tiếp qua đường tiêu hoá .

Mùa mắc bệnh:Thường thì thấy bệnh phát triển vào mùa có ẩm độ cao và mưa nhiều ( mùa thu, mùa xuân). Thỏ lớn và thỏ mẹ tác động rất lớn trong việc lây truyền bệnh nhất là truyền bệnh cho thỏ con mới đẻ.

Bệnh ký sinh vật nuôi Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 13

Thí nghiệm cho thấy.

Tác động của lồng thỏ đến việc gieo rắc mầm bệnh. Tác động của thức ăn, nước uống, dụng cụ và công nhân chăn nuôi trong việc truyền bệnh cầu trùng. Các động vật trung gian truyền bệnh. Tính cảm thụ và miễn dịch của thỏ.

Cơ chế sinh bệnh

Thỏ ăn phải noãn nang của cầu trùng đến đường tiêu hoá noãn nang sẽ giải phóng các bào tử con. Các enzym tuyến mật và tuyến tuỵ kích thích sự phát triển của các bào tử này rồi chúng xâm nhập vào các biểu mô ruột, gan lớn dần lên và sinh sản theo phương thức trực phẩm (sinh sản vô tính).

Các merozoit sẽ được giải phóng lây nhiễm các tế bào khác của biểu mô ruột, gan. Sau đó hình thành tế bào cái và tế bào đực rồi kết hợp thành hợp tử phóng thích noãn nang ra ngoài theo phân khi phóng noãn nang làm phá huỷ tế bào biểu mô ở ruột, gan (mòn đi của nhung mao) làm rối loạn quá trình tiêu hoá. Trong trường hợp bị nặng có thể xuất huyết tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột xâm nhiễm, hơn nữa nó còn sinh ra các độc tố.

Các yếu tố này làm con vật bị trúng độc nặng, biểu hiện co giật, ruột phình to, thiếu máu ở óc, thiếu protein và thiếu nước.

Triệu chứng

Mức độ bệnh khác nhau nên quá trình sinh bệnh cũng khác nhau. Con vật ăn ít hoặc bỏ ăn, mệt mỏi nằm một chỗ không muốn hoạt động, lông xù, con vật bị ỉa chảy nhiều và giảm trọng lượng nhanh, bụng to. Nếu trọng lượng thỏ giảm 20%, thỏ sẽ chết sau 24 giờ.

Ở giai đoạn cuối thỏ con thường có triệu chứng thần kinh, chảy dãi, viêm mí mắt(có dỉ) bốn chân bị run và tê liệt, chân sau cứng thẳng, chân trước thường vận động không theo ý muốn đầu quay về sau và kéo dài cho đến chết.

Bệnh cầu trùng gan tác động lên thỏ mọi lứa tuổi đặc trưng bởi tính vô cảm tổng quát, khát nước, liệt vai và chi dưới kèm theo bụng chướng, sờ vùng gan thấy gan sưng to, niêm mạc hoàng đản.

Bệnh tích

Thường thấy con vật gầy còm, niêm mạc nhợt nhạt và hoàng đản, phân dính nhiều xung quanh hậu môn.

Trong trường hợp bị cầu trùng gan thì thấy gan túi mật và tuyến mật nở to phồng lên, Trên mặt gan và bên trên gan có nhiều điểm màu trắng hoặc vàng nhạt, Những điểm hoại tử này hình tròn to bằng hạt đậu xanh tập trung nhiều dọc theo ống dẫn mật, đem ép trên phiến kính những vết hoại tử này thì thấy có rất nhiều cầu trùng phát triển ở những giai đoạn khác nhau. Những tổn thương này sau ít ngày thành vôi hoá, niêm mạc ống dẫn mật bị viêm cata, dịch mật đặc lại.

Trong trường hợp bị cầu trùng ở ruột thì mạch máu ở thành ruột sung huyết, niêm mạc ruột viêm cata, có nhiều điểm tụ huyết; tá tràng rộng và đầy lên, trong ruột non có chứa đầy khí và có rất nhiều niêm dịch.

Khảo sát máu cho thấy giảm hàm lượng huyết cầu tố, và số lượng hồng cầu, kèm theo tăng cao đáng kể thể tích tế bào packed cell volume (PVC) và lượng bạch cầu

Nghiên cứu sinh hoá hàm lượng canxi, sắt, đồng, kẽm và glucose giảm so với thú khoẻ điều này chứng tỏ thỏ bị suy dinh dưỡng do hoảng thành ruột hoặc do bội nhiễm khuẩn

Bệnh cầu trùng còn đi kèm chứng tăng hàm lượng bilirubin trong máu

Chẩn đoán

Trước khi chết căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, căn cứ vào dịch tễ. Cần phải xét nghiệm phân xem có chứa noãn nang trong phân không

Điều trị

Một số thuốc có thể hạn chế sự sinh trưởng của cầu trùng, giảm bớt số lượng cầu trùng trong cơ thể, đồng thời hạn chế tác hại của vi khuẩn đường ruột gây ra.

- Ganidan: 0.5% trộn với thức ăn.

- Vime-Anticoc (thuốc thú y vemedim), pha vào nước cho uống hay trộn vào thức ăn liều dùng 10g/12-15kg trọng lượng cơ thê liên tục 5 ngày liền

- Gavacoc (thuốc thú y gấu vàng):1g/1lít nước uống hoặc 1g/0.5 kg thức ăn dùng liên tục 3 ngày, ngưng điều trị hai ngày rồi tiếp tục điều trị thêm 3 ngày nữa với liều dùng như ban đầu. Trong thời gian phát bệnh cần cho thỏ ăn thức ăn có nhiều đường giảm bớt thức ăn có protid. Khử trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống.

Phòng bệnh

Thường xuyên quét dọn phân ở lồng và sân chơi của thỏ, có thể ủ phân để diệt não nang cầu trùng. Chuồng lồng phải có đáy làm bằng lưới sắt để dễ thoát phân. Diệt chuột, ruồi. Trong thời kỳ nuôi con nên rửa vú thỏ mẹ cứ 10 ngày rửa 1 lần. Định kỳ sát trùng chuồng và lồng thỏ. Mật độ nuôi thích hợp. Nuôi riêng thỏ con với thỏ trưởng thành. Cho thỏ ăn đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng.

5.3. Bệnh cầu trùng bê, nghé Tác nhân gây bệnh

Eimeria zurni: noãn nang hình tròn không có lổ nhỏ, vỏ nhẵn màu xám sáng.

Kích thước 11.1 – 18.5 x 18.5 - 22µ. Ký sinh ở ruột già và manh tràng.

Eimeria smithi: noãn nang hình ovan, vỏ cấu trúc 2 lớp. Kích thước 25-32 x 20-29µ. Ký sinh ruột non.

Eimeria zurnabadenis: noãn nang hình trụ. Kích thước 25,2-43,2 x 18- 23µ.

Eimeria cylindrical: noãn nang hình trụ không màu sắc. Kích thước 14,4-23 x 19,4-26,8µ.

Eimeria elipsoidalis: noãn nang hình elip, không màu. Kích thước 20-26 x 13-17µ.

Eimeria bukidnonensis: noãn nang hình quả lê, vỏ nhẵn màu cafe sẫm, vỏ cấu trúc 3 lớp. Kích thước 46,8-50,5 x 33,3-,37,8µ.

Yếu tố gây nhiễm

Bê nghé 2-6 tháng tuổi dễ mắc bệnh. Chúng mang mầm bệnh và vẫn bị bệnh đến lúc 1 năm tuổi.

Mùa ẩm ướt gia súc dễ mắc bệnh. Stress, chăm sóc, vệ sinh kém giúp bệnh lây lan nhanh và nặng hơn.


ra.

Bệnh dễ lây qua đường ăn uống khi trong thức ăn hoặc nước uống có chứa nhiều noãn nang cầu trùng. Thông thường bệnh phát tán rộng do vật nuôi nằm trên nền có nhiễm phân hoặc bê con bú mẹ mà trên vú có dính phân.

Cơ chế sinh bệnh

Ký sinh tại đường ruột của bê nghé, phá hủy trực tiếp các tế bào niêm mạc ruột dẫn đến rối loạn chức năng. Phá hủy mao mạch, mạch quản xung quanh nơi chúng ký sinh làm chảy máu ngầm bên trong, viêm xuất huyết.

Ruột bị viêm nhiễm làm cho vi sinh vật phát triển, nhiều bệnh thứ phát xảy


Triệu chứng và bệnh tích

Mệt mỏi, ủ rủ, hay nằm, khó nhọc khi di chuyển. Ăn uống kém, ít nhai lại, lông dựng đứng. Bê nghé rất khát nước.

Tiêu chảy, phân có nhiều chất nhầy đôi khi lẫn máu.

Niêm mạc mắt, họng nhợt nhạt thiếu máu, lấm tấm điểm xuất huyết.

Bệnh tích chủ yếu ở ruột già và manh tràng. Con vật tích nước dưới da, thành ruột dày lên màu hồng nhạt, vô số điểm xuất huyết. Bề mặt niêm mạc ruột có ổ viêm niêm mạc hoại tử màu trắng.

Chẩn đoán

Kiểm tra phân để tìm noãn nang cầu trùng

Nếu bê nghé đi phân lỏng nhầy có máu tươi thì nghi ngờ bệnh cầu trùng Phòng 1

Nếu bê nghé đi phân lỏng, nhầy, có máu tươi thì nghi ngờ bệnh cầu trùng.

Phòng bệnh

Định kỳ hàng tháng sử dụng thuốc:

- Sulfamerazin: 0.05g/kg thể trọng dùng trong 3-4 ngày liền, nghỉ 10 ngày dùng đợt 2.

- Furazonidon: 0.05g/kg thể trọng dùng trong 2-3 ngày liền, nghỉ 10 ngày dùng đợt 2.

Vệ sinh chuồng trại vệ sinh môi trường: định kỳ 15 ngày/lần. Chăm sóc tốt đàn bê nghé, nâng cao sức đề kháng

Lưu ý nguồn nước uống và thức ăn tránh nhiễm phân. Giữ chuồng nuôi khô thoáng và cần đèn sưởi ấm cho bê nghé.

Máng ăn và máng uống cần cao hơn mặt đất. Hạn chế chăn thả bê nghé ở bãi chăn gần bờ ao, dòng chảy. Tránh cho con vật ăn phần gốc rễ vì nơi đó chứa nhiều ký sinh trùng.

Định kỳ xét nghiệm phân tìm noãn nang nhằm phát hiện vật nuôi đang nhiễm bệnh để có chế độ nuôi cách ly thích hợp

Nhìn chung, bệnh cầu trùng gây ra cho cả gia súc và gia cầm. Mỗi chủng cầu trùng sẽ gây bệnh ở vị trí ký sinh nhất định cho mỗi loài đặc trưng.

Vòng đời của cầu trùng bao gồm giai đoạn trong và ngoài cơ thể ký chủ. Sau khi khỏi bệnh vật nuôi sẽ có yếu tố miễn dịch với bệnh.

Bệnh lây lan chủ yếu do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém như thức ăn nguồn nước nhiễm bẩn...

Bệnh tích chủ yếu trên ruột và vật nuôi với triệu chứng đặc trưng là tiêu chảy có máu lẫn chất nhầy.

6. Thực hành

Phương pháp tìm ký sinh trùng đường máu

6.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Hình ảnh các ký sinh trùng đường máu của các đối tượng nhiễm, sổ sách ghi chép.

6.2. Phương pháp tiến hành

Gíao viên ôn lại phần lý thuyết các loạị ký sinh trùng đường máu đã học. Sau đó giáo viên hướng dẫn cho sinh viên sắp xếp loại theo từng nhóm như trong phần lý thuyết, sinh viên xem và chú ý thực hành trên mẫu vật.

6.3. Nội dung thực hành

Sắp xếp loại ký trùng gây hại cho heo, chó mèo, trâu bò, gia cầm. Sinh viên quan sát và ghi nhận lại tất cả trên sổ ghi chép

6.4. Tổng kết nhận xét đánh giá

Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.

Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ thao tác.

Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Căn bệnh, động lực và phương thức truyền bệnh, dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, phòng, điều trị bệnh tiên mao trùng?

2. Căn bệnh, động lực và phương thức truyền bệnh, dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, phòng, điều trị bệnh lê dạng trùng?

3. Căn bệnh, động lực và phương thức truyền bệnh, dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, phòng, điều trị bệnh thê lê trùng?

4. Căn bệnh, động lực và phương thức truyền bệnh, dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, phòng, điều trị bệnh biên trùng?

5. Căn bệnh, động lực và phương thức truyền bệnh, dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, phòng, điều trị bệnh cầu trùng gà, thỏ, bê, nghé?


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Hưng (2011), Giáo trình bệnh ký sinh trùng gia súc gia cầm, Nxb Đại Học Cần thơ.

2. Lê Hữu Khương (2011), Ký sinh trùng thú y, Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm – Tp Hồ Chí minh.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí