Giai Đoạn Mụn Nước (Còn Gọi Là Giai Đoạn Chảy

Một số bệnh ngoài da gây ngứa (nấm, ghẻ …) do chà sát, thuốc bôi linh tinh, có thể thành Eczema thứ phát.

2.2. Nguyên nhân nội giới

Do rối loạn chức phận nội tạng, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây Eczema.

2.3. Vai trò của thể địa dị ứng

Dù nguyên nhân nội giới hay ngoại giới cũng đều có liên quan đến phản ứng đặc biệt của cơ thể, dẫn đến phản ứng dị ứng, bệnh nhân có “thể địa dị ứng”.

3. Triệu chứng:

- Vị trí: vùng da nào cũng có thể bị Eczema, tuy nhiên, tùy theo từng thể lâm sàng mà đám tổn thương hay ở vị trí nào.

- Tổn thương cơ bản trong bệnh Eczema là đỏ da và mụn nước.

3.1. Giai đoạn đỏ da:

Trên da xuất hiện vết hoặc đám đỏ, hơi nề, cộm nhẹ, ranh giới không rõ, rất ngứa. Trên nền đỏ xung huyết nhìn thấy có những sẩn tròn lấm tấm như hạt kê

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

(thực chất là những mụn nước đang từ dưới đùn lên).

Đây là phản ứng đầu tiên của biểu bì.

Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 4

3.2. Giai đoạn mụn nước (còn gọi là giai đoạn chảy

nước)

- Mụn nước ngày càng nổi rõ và lan rộng trên đám

tổn thương, mụn nước Eczema có đặc tính sau:

- Mụn nước nhỏ bằng đầu tăm, đầu kim 1 – 2mm

- Nông, tự vỡ

- San sát bên nhau, kín khắp bề mặt thương tổn

- Đùn từ dưới lên hết lớp này đến lớp khác

- Do ngứa gãi nên đám tổn thương bị trợt, chảy dịch nên còn gọi là giai đoạn chảy nước (giai đoạn này kéo dài vài tuần)

- Mụn nước bị vỡ để lại điểm trợt nhỏ như châm kim (gọi là giếng Eczema), máng trợt đỏ, rỉ dịch, dễ nhiễm khuẩn thứ phát, có mủ vẩy tiết, viêm, sưng tấy.

3.3. Giai đoạn lên da non:

Đám tổn thương giảm viêm, giảm xung huyết, giảm chảy dịch. Các vết trợt khô, đóng vảy lên da non thành một lớp da nhắn bóng như vỏ hành, nền da hơi cộm, sẫm màu.

3.4. Giai đoạn liken hóa, hằn cổ trâu

Eczema tiến triển lâu ngày thi da càng sẫm màu nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm, các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt quá trình này là liken hóa.

Cần chú ý:

- Người ta chia làm 4 giai đoạn để hiểu tiến triển của Eczema, nhưng thực tế các giai đoạn không phân chia rõ rệt mà xen kẽ vào nhau, phải xem tổn thương nào chiếm ưu thế để chẩn đoán là eczema cấp, bán cấp hay Eczema mãn tính.

+ Giai đoạn đỏ da, chảy nước, mụn nước là Eczema cấp tính

+ Giai đoạn đóng vảy lên da non gọi là Eczema bán cấp

+ Giai đoạn liken hóa, hằn cổ trâu là Eczema mãn

tính

- Ngứa là triệu chứng xuyên suốt, xuất hiện sớm

nhất, tồn tại dai dẳng

- Tiến triển mãn tính hay tái phát

4. Các thể lâm sàng

4.1. Eczema tiếp xúc

Có đặc điểm:

- Tổn thương in hình vật tiếp xúc

- Bỏ căn nguyên tiếp xúc bệnh giảm dần

- Làm thử phản ứng da (skintest) với chất tiếp xúc (dị ứng nguyên) thường (-), thường làm test áp da, test con tem

- Nguyên nhân: thường do hóa chất trong công nghiệp: cao su, xi măng, crom

4.2. Eczema vi khuẩn

- Tổn thương xuất hiện quanh các ổ mủ sẵn có, các vết sây sát da nhiễm khuẩn, vết côn trùng đốt, lỗ rò, vết mổ

- Vị trí hay gặp: cẳng chân một bên hoặc hai bên

- Đám tổn thương trợt, chảy dịch có mủ dịch, vẩy tiết, giới hạn tương đối rõ.

- Quanh đám tổn thương có thể có một số mụn mủ ở xung quanh như nhọt “kiểu vệ tinh”

- Hay có ban thứ phát ở xa: ở mặt, thân mình, các

chi

4.3. Eczema thể địa:

- Ở trẻ sơ sinh và bú mẹ thường gặp ở hai má, trán (hình móng ngựa) có đám đỏ, mụn nước ngứa, chảy dịch, vảy tiết

- Ở người 10 15 tuổi hoặc người trưởng thành hay bị ở nếp khuỷu tay, khoeo chân, vùng

4.4. Eczema da dầu:

- Bệnh xuất hiện ở người có thể địa da dầu

- Tổn thương vùng da đầu (2 má, lông mày, rãnh

mũi …): xuất hiện cá đám đỏ, hơi cộm có vẩy mỡ.

5. Điều trị

5.1. Điều trị tại chỗ

- Giai đoạn cấp tính:

+ Dùng dung dịch thuốc tím 1/4000 hoặc nước muối 9‰, becberin 1/1000 ngâm tổn thương 20 30 phút, sau đó chấm đồ (ngày một lần) rồi bôi một trong các loại thuốc sau: dung dịch tím metyl 1%, xanh metylen 1%, nitrat bạc 0,25%, dung dịch yarish (sáng 1 lần, chiều 1 lần) x 7 ngày

+ Khi tổn thương khô, bôi các loại mỡ corticoid hoặc kem corticoid kết hợp kháng sinh như: flucinar, betnevate, tempovate, gentrison

- Giai đoạn mãn tính: tổn thương khô có thể dùng mỡ goudron, coaltar, mỡ corticoid, mỡ diprosalic.

+ Dùng thuốc Đông y:

+ Dung dịch lá trầu không, lá mỏ quạ, lá thồm lồm ngâm đắp tổn thương cho sạch vẩy tiết, vẩy mủ rồi bôi hồ thanh đại.

+ Nếu giai đoạn mãn tính có thể dùng goudron thực vật (lấy từ cây thông), dầu cám gạo, cao lòng đỏ trứng gà ngày 2 3 lần x 10 15 ngày

+ Thuốc uống dùng các loại kháng sinh, thanh nhiệt, chống dị ứng (kim ngân 15g, ké đầu ngựa 15g, tô mộc 15g, vỏ núc nác 12g) sắc cho bệnh nhân uống kéo dài.

5.2. Điều trị toàn thân:

- Eczema cấp: cần nghỉ ngơi, hạn chế dùng chất

kích thích như rượu, chè, cà phê.

- Cần loại bỏ căn nguyên: hóa chất, ổ nhiễm trùng khu trú

- Tránh cạo gãi tổn thương (5 phút gãi tiêu tan 1 tháng điều trị)

- Nếu có nhiễm trùng, tổn thương nhiều vẩy tiết, vẩy mủ thì cho uống kháng sinh Erythromycin 0,5g x 3 viên/ngày x 7 ngày.

- Cho thuốc chống dị ứng:

Ascorvit 1g 1 ống/ngày x 7 10 ngày, tiêm tĩnh

mạch

Peritol 4mg x 2 viên/ngày x 10 ngày hoặc clorphenyramin, astemizol)

- Trường hợp nặng hay tái phát thì dùng corticoid liều giảm dần:

+ Prednisolon 5 mg x 4 viên/ngày x 7 ngày

+ Prednisolon 5 mg x 3 viên/ngày x 7 ngày

+ Prednisolon 5 mg x 1 viên/ngày x 7 ngày

6. Dự phòng

- Ở những người có cơ địa thể tạng Eczema cần:

- Loại trừ các yếu tố có khả năng dễ mắc bệnh

+ Các yếu tố tiếp xúc: hóa chất, đồ dùng…

+ Các yếu tố ăn uống dễ gây tái phát bệnh: cá, tôm, cua, ốc, hến

- Thuốc men: cần thận trọng khi dùng các loại thuốc dễ gây dị ứng.

- Xử lý tốt ngay từ đầu các ổ nhiễm trùng để tránh phát sinh thành eczema vi khuẩn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2024