* Thuốc Đông y điều trị nấm
Điều trị nấm gồm dung dịch cồn rễ uy linh tiên, rễ cây mận rừng, lá cây chút chít, hạt muồng trâu… Các
70o
thuốc trên thái nhỏ ngâm vào cồn hoặc dấm thanh tỷ
lệ 20 – 30% sau 7 – 10 ngày , bôi ngày 2 lần (sáng, chiều)
x 10 – 15 ngày.
5. Dự phòng
5.1. Với cá nhân:
- Giữ gìn da khô ráo sau khi tắm, tránh mặc quần áo ẩm
- Tranh thủ phơi nắng chăn chiếu, quần áo
Có thể bạn quan tâm!
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 1
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 2
- Giai Đoạn Mụn Nước (Còn Gọi Là Giai Đoạn Chảy
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 5
- Viêm Da Do Côn Trùng (Kiến Khoang, Bướm Hai Chấm Đục Thân, Sứa Lửa):
Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.
- Mặc quần áo rộng, năng tắm giặt
- Tránh cạo, dùng thuốc nồng độ cao lên đám da bị
nấm, dễ gây viêm da
5.2. Tập thể:
- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục ý thức phòng bệnh ngoài da trong quân nhân và quân đội
- Quản lý tốt, tổ chức điều trị hàng loạt, ngăn chặn kịp thời ổ lây truyền
- Tổ chức chỗ tắm riêng cho người bị nấm
1. Đại cương
Bài 32
BỆNH GHẺ
- Ghẻ là một bệnh ngoài da lây truyền do ký sinh trùng ghẻ gây nên, có tổn thương điển hình là luống ghẻ, mụn nước và những tổn thương thứ phát rất đa dạng ở những vị trí đặc biệt
- Ghẻ là một bệnh ngoài da khá phổ biến trong nhân dân và quân đội (đứng sau bệnh nấm, chàm, viêm da mủ) nhất là trong điều kiện chiến đấu, dã ngoại, sơ tán.
2. Nguyên nhân
- Do ký sinh trung Scabiei hominis gây nên (chủ yếu do ghẻ cái, ghẻ đực ít thấy)
- Ghẻ cái tròn dẹt, nhìn thấy bằng mắt thường, như một điểm trắng di động. Ghẻ cái đào hang ở lớp sừng và đẻ trứng ở đó, trứng nở sau 8 – 14 ngày thành ấu trùng, lột xác 5 – 6 lần mới thành ghẻ trưởng thành. Chu kỳ từ trứng đến ghẻ trưởng thành 14 – 21 ngày. Ghẻ cái sống được 3 tháng, một ghẻ cái đẻ khoảng 50 trứng, như vậy, sau 3 tháng 1 con ghẻ cái đẻ được hàng triệu con ghẻ khác.
3. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh ghẻ gặp ở mọi tầng lớp xã hội, thời gian ủ bệnh khoảng 10 ngày, thời kỳ toàn phát với các triệu chứng sau:
3.1. Tổn thương đặc hiệu ở vị trí đặc biệt
- Tổn thương đặc hiệu là luống ghẻ (đường hang) và mụn nước
- Đường hang dài 2 – 3mm, ngoằn ngoèo hình chữ chi, hơi gợn lên mặt da, thường đi song song với các nếp gấp.
- Ở đầu đường hang có một điểm gồ cao, một mụn nước (mụn trai) kích thước 1 – 2mm (ghẻ cái thường nằm ở đây)
- Vị trí đặc biệt: thường gặp tổn thơng ghẻ ở kẽ ngón tay, nếp gấp cổ tay và bàn tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, đặc biệt chú ý có tổn thương ỏ thân dương vật của nam giới, ở đầu vú nữ giới, ở gót chân trẻ em.
3.2. Ngứa tăng về đêm lúc đi ngủ
Do ghẻ cái đào hang ở lớp sừng, do các lông của ghẻ cái khi di chuyển hoặc do các chất đào thải, chuyển hóa của nó gây nên.
Do ngứa gãi gây nên vết xước, vết trợt, sẩn vẩy, mụn mủ, mụn nước kiểu eczema, đám viêm da nhiễm trùng, nhiều khi những tổn thương thứ phát này che lấp những tổn thương đặc hiệu.
Ghẻ nhiễm khuẩn có thể biến chứng gây viêm cầu thận cấp: bệnh nhân có sốt, phù chân, đái ít, nước tiểu đỏ.
3.4. Yếu tố dịch tễ: trong gia đình hoặc đơn vị có nhiều người bị bệnh tương tự như bệnh nhân (có tính lây lan trong gia đình và tập thể).
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán quyết định dựa vào các triệu chứng sau:
- Tổn thương đặc hiệu (mụn nước, đường hang) ở
vị trí đặc biệt
- Ngứa tăng về đêm lúc đi ngủ
- Yếu tố dịch tễ
- Bắt được cái ghẻ
4.2. Chẩn đoán phân biệt
- Sẩn ngứa do các loại côn trùng (do ruồi vàng, bọ chét): sẩn cục ở tay chân, quanh thắt lưng, ngứa từng cơn.
- Tổ đỉa: mụn nước ở rìa các ngón chân, rìa bàn tay, mụn nước sâu: bệnh thường liên quan đến yếu tố tiếp xúc hóa chất.
5. Điều trị
5.1. Nguyên tắc chung
- Phát hiện sớm, điều trị sớm khi bệnh còn đơn giản
- Điều trị đồng loạt các thành viên (trong gia đình và đơn vị) vó bệnh giống như bệnh nhân
- Điều trị liên tục, tối thiểu từ 2 – 3 tuần
- Bôi thuốc ghẻ đung phương pháp bôi diện rộng kiểu quang dầu từ cổ đến chân, trước khi đi ngủ
- Không dùng các thuốc DDT, TNT … điều trị ghẻ vì gây nhiễm độc.
- Điều trị kết hợp dự phòng: luộc quần áo, phơi chăn màn, chiếu, tổng vệ sinh hàng ngày.
5.2. Điều trị cụ thể:
- Điều trị tại chỗ:
- Đối với ghẻ đơn giản, không có biến chứng, bôi một trong số các thuốc sau:
+ DEP (DiEthyl Phtalat)
+ Mỡ diêm sinh (10 – 30%)
+ Dầu benzin benzoate 30%
+ Kem kwell, kem eurax
- Phương pháp kiakova:
+ Xà phòng giặt 50g;
+ Bột diêm sinh 125g
+ Nước cất 350g
- Các thuốc trên bôi diện rộng (từ cổ xuống chân), bôi kín hết diện tích cơ thể, bôi mỏng, trước khi đi ngủ, liên tục 15 – 20 ngày
- Điều trị toàn thân
- Dùng thuốc an thần, chống ngứa, chống viêm da
+ Peritol 4mg x 2 viên/ngày x 10 ngày
+ Hoặc astemizol 4mg x 2 viên/ngày x 10 ngày
Đối với trẻ em cho siro dimedrol 1‰ ngày 2 thìa cà phê sáng, tối.
Nếu Có nhiễm trung hoặc viêm da phải điều trị kết
hợp:
- Toàn thân dùng kháng sinh
+ Ampixilin 0,5g x 3 viên/ngày x 7 ngày
+ Hoặc erythromyxin 0,5g x 3 viên/ngày x 7 ngày
+ Tại chỗ bôi thuốc màu tím metyl 1% hoặc
castellani bôi sáng, chiều x 3 ngày.
- Điều trị bằng đông y:
+ Bôi dầu hạt máu chó
+Tắm bằng các loại lá đắng: lá bạc hà, lá bồ cu vẽ, lá chân chim, lá xoan, lá đào, lá lim
6. Phòng bệnh
- Thường xuyên giáo dục ý thức phòng bệnh ngoài da trong đơn vị, khi có biểu hiện bệnh ghẻ cần khám và điều trị ngay
- Quản lý tốt, tổ chức điều trị hàng loạt, ngăn chặn kịp thời lây lan trong đơn vị
- Kiểm tra sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ khi được cử đi công tác, đi phép về đơn vị sau 5 – 7 ngày để phát hiện bệnh sớm.
- Tổng vệ sinh, phơi quần áo, chăn màn, quy định thường kỳ thành lịch kiểm tra vệ sinh của đơn vị
- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao sức đề kháng và giữ gìn da sạch sẽ.
Bài 33
ECZEMA (BỆNH CHÀM)
1. Đại cương
Eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mãn tính, tiến triển / đợt, hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám đỏ da, mụn nước và ngứa, nguyên nhân phức tạp nhưng bao giờ cũng có vai trò “thể địa dị ứng”, điều trị còn khó khăn
Eczema là bệnh ngoài da phổ biến, ngày nay và trong tương lai do yêu cầu công nghiệp hóa, sử dụng nhiều hóa chất nên Eczema nghề nghiệp sẽ ngày càng tăng lên.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân phức tạp, nhiều khi khó hoặc không phát hiện được:
2.1. Nguyên nhân ngoại giới:
Các yếu tố vật lý, hóa học, sinh vật học đụng chạm vào da gây cảm ứng viêm da thành Eczema (các chất này gọi là dị nguyên).
Ví dụ: Thuốc bôi, ánh sáng, thuốc tiêm, uống, các hóa chất dùng trong công nghiệp (cao su, kền, crom, xi măng, sơn …).