Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 2

- Tác dụng làm mát da, chống xung huyết, giảm

viêm, hút nước, làm khô da, làm giảm cảm giác ngứa

- Các loại bột thường dùng: bột gạo, bột mỳ, bột câu canh kina, bột tal, bột caolin

- Thường dùng thuốc bột rắc lên tổn thương đang

viêm tấy nhiều, cấp tính hoặc đang chảy nước.

- Thuốc mỡ: là dạng thuốc bôi ngoài da quan trọng và phổ biến nhất.

- Tá dược là các chất béo (vaselin), tỷ lệ bột hoạt chất < 30%

- Thuốc mỡ làm tăng khả năng hất thu qua da, ngấm sâu, làm trở ngại sự bài tiết qua da, mềm da nhưng gây bít da, hạn chế, hạn chế bốc mồ hôi, gây xung huyết.

- Không dùng trên các tổn thương đang ở giai đoạn cấp tính hoặc chảy nước


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

*Hồ:

- Thành phần gồm hoạt chất và mỡ nhưng có nhiều bột hơn (tỷ lệ bột trong công thức hồ là 30 50%)

Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 2

- Tác dụng làm thoáng da hơn thuốc mỡ, không ngấm sâu bằng thuốc mỡ, giảm viêm, giảm xung huyết,

làm khô da, không hạn chế sự bài tiết và bốc hơi ở da,

thường dùng cho tổn thương ở giai đoạn bán cấp

Ví dụ: hồ nước, hồ saloxit 3% dùng trong eczema bán cấp

*Thuốc kem:

- Có thể coi kem là một loại thuốc mỡ có thêm glyxerin và nước

- Thành phần gồm vaselin, glycerin

- Tác dụng mát da, bảo vệ da, độ ngấm vừa phải

- Dùng trong giai đoạn bán cấp, thẩm mĩ

- Thuốc dầu:

- Chất pha trong tá dược là dầu olivơ, dầu lạc trung tính, dầu vừng có thể thêm bột 30 40%

- Tác dụng nông, dịu da, dùng trong tổn thương cấp tính hoặc tổn thương nông.

Ví dụ: dầu kẽm, dầu benzyl benzoate điều trị ghẻ

4. Một số điểm chú ý khi dùng thuốc bôi

- Thuốc bôi có tác dụng tại chỗ và còn có tác dụng toàn thân, thuốc ngấm qua da, ngấm vào mạch máu, tác động vào thần kinh, tác động lên toàn cơ thể, ví dụ: bôi mỡ salicylic nếu bôi diện rộng bệnh nhân thì thấy chóng mặt, nhức đầu.

- Sử dụng thuốc bôi ngoài da phù hợp với tính chất bệnh lý, giai đoạn, mức độ bệnh, từng vùng da, tuổi, giới, thời tiết, nghề nghiệp

- Các tổn thương đang có nhiều dịch mủ, vẩy tiết nên cho ngâm, rửa, đắp gạc trong dung dịch sát khuẩn vài ngày cho giảm viêm, sạch mủ, sau đó dùng thuốc bôi phù hợp cho giai đoạn sau.

- Không nên bôi một thuốc thời gian quá dài hoặc thay đổi thuốc liên tục, thường bôi một đợt khoảng 10 - 15 ngày

- Theo dõi bệnh nhân trong thời gian dùng thuốc để điều chỉnh kịp thời và phát hiện tai biến phụ thuộc của thuốc.

- Theo dõi phản ứng da của từng bệnh nhân vì thuốc bôi có thể gây dị ứng

Bài 31

BỆNH NẤM DA (DERMATOMYCOSIS)

1. Đại cương

- Nấm là thực vật hạ đẳng, không chưa diệp lục tố nên không tự dưỡng được, nấm da sống ký sinh trên các vật chủ

- Nấm có bộ phận dinh dưỡng là sợi nấm, chia thành nhánh chằng chịt từng búi. Sợi nấm già, môi trường hết chất dinh dưỡng, hình thành nha bào để bảo toàn nồi giống của nấm

- Nấm phát triển tốt nhất ở 28-32oC, độ pH từ 5,8-

80oC

6,8 bị diệt ở sau 5-7 phút, phơi nắng 40-50oC từ 1-

3 giờ, một số thuốc màu, axit cũng diệt được nấm.

- Nấm da là một trong những bệnh ngoài da phổ biến trong nhân dân và quân đội. Theo Nguyễn Cảnh Cầu (1994): bệnh nấm da trong quân đội chiếm 37.31% so với tổng số bệnh ngoài da, trung bình 7 10% quân số (có khi tới 25 30%)

2. Nguyên nhân và đường lây

2.1. Nguyên nhân:

Thường gặp 3 loại chính là: Microsporum, Trichophyton, Epidermophyton.

2.2. Đường lây:

- Đường lây trực tiếp: do tiếp xúc trực tiếp với

người bệnh.

- Đường lây gián tiếp: do sử dụng chung quần áo, khăn quàng, lược chải tóc, chăn màn, chiếu, xô chậu, găng tay … của người bị bệnh nấm.

- Điều kiện thuận lợi: vệ sinh không tốt, mặc quần áo chật, nếp kẽ ẩm ướt, rối loạn nội tiết, sức đề kháng giảm.

3. Triệu chứng lâm sàng của một số bệnh nấm da

thường gặp

3.1. Bệnh nấm “hắc lào”:

- Vị trí: thường bắt đầu ở vùng da hở, nếp kẽ lớn như bẹn, mông, chi, sau lan ra thắt lưng, nách, nếp vú, thân mình.

- Tổn thương cơ bản là đám đỏ hình tròn bằng đồng xu, đường kính 1 2 cm, có khi tới 10 12 cn, rải rác hoặc liên kết với nhau thành đám hình đa cung, ranh giới rõ rệt có bờ viền, trên bờ viền có những mụn nước nhỏ, xu hướng lành ở giữa.

- Bệnh nhân ngứa gãi nhiều có thể gây nhiễm trùng thứ phát (trợt, rớm mủ, sưng tấy) hoặc viêm da thứ phát.

- Tiến triển lành tính, không điều trị thành mãn tính, dễ tái phát, cần chẩn đoán phân biệt với phong củ, eczema.

3.2. Nấm lang ben:

- Bệnh hay gặp ở lứa tuổi 15 -17 (thời kỳ dậy thì) cho nên còn gọi là bệnh lang lớn.

- Tổn thương hay gặp ở 1/2 phía trên thân người (mặt, cổ, ngực, lưng) hiếm gặp ở đùi và cẳng chân.

- Nơi da bị nhiễm nấm thường có những dát màu loang lổ, trắng nhạt hoặc hơi hồng 1 - 2mm như bèo tấm về sau thường liên kết thành đám vằn vèo. Khi lao động, khi ra nắng hơi gồ nổi lên mặt da, ngứa, cạo đám tổn thương bong một lớp vảy vụn (vảy cám).

- Chẩn đoán phân biệt với phong bất định, sẹo mất sắc tố sau một số bệnh da liễu: zona, vẩy nến…

4. Điều trị

4.1. Nguyên tắc chung

- Cần phát hiện sớm, điều trị sớm khi chưa có biến chứng

- Dùng thuốc thích hợp với từng vùng da, đúng phác đồ.

- Dùng thuốc điều trị liên tục, đủ thời gian, tối thiểu 3 4 tuần.

4.2. Điều trị cụ thể.

* Phác đồ điều trị nấm hắc lào của Cục Quân y

- Tuần 1: cồn BSI 2% bôi sáng 1 lần, chiều 1 lần

- Tuần 2: bôi BSI 2% buổi sáng, bôi mỡ benzosali buổi chiều

- Tuần 3, 4: bôi mỡ mỡ benzosali ngày một lần

- Với hắc lào diện rộng, mãn tính hay tái phát thì dùng thuốc uống: Griseofulvin 0,25 g x 4 viên/ngày x 30 ngày.

Hoặc nizoral (ketoconazol) 200 mg x 1 viên /ngày x 20 25 ngày

- Khi có nhiễm trùng thứ phát dùng dung dịch:

- Dung dịch thuốc tím 1/4000 hoặc nước muối 9‰, dung dịch rivanol 1‰, dung dịch becberin 1‰, ngâm 3

5 ngày khi nào hết mủ, hết viêm cấp mới dùng thuốc nấm.

- Dùng dung dịch nitrat bạc 0,25%, tím metyl, jarich, castellani bôi 2 lần/ngày

Gần đây mỡ benzosali được thay thế bằng một số loại thuốc bôi nấm mới như mỡ clotrimazon, kem fazol, nizoral, bôi ngày 2 lần x 20 ngày

* Điều trị bệnh nấm lang ben

- Điều trị tại chỗ:

- Bôi dung dịch ASA, BSI và mỡ benzosali

- Bôi mỡ lưu huỳnh 10%, mỡ salicyle 3 5%, dung dịch rễ mận rừng 10 20% x 3 4 tuần

- Tắm bằng xà phòng sastid 1 lần/ngày x 3 tuần Kết hợp bôi kem nizoral 1 lần/ngày cho đến khi

khỏi.

- Bôi kem lamisil, canesten, fazol… ngày 2 lần x 2

-3 tuần.

- Điều trị toàn thân: uống nizoral 200 mg x 1 viên/ngày x 10 15 ngày.

Hoặc sporal 100mg x 2 viên/ngày x 7 ngày

- Kết hợp dùng thuốc an thần, chống ngứa bằng kháng histamine tổng hợp:

Peritol 4 mg x 2 viên/ngày x 10 ngày

Hoặc histalong, astemizol 10mg x 1 viên/ngày x 10

ngày

Xem tất cả 274 trang.

Ngày đăng: 16/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí