1. Đại cương
Bài 34
VIÊM DA MỦ
- Trên da có nhiều tạp khuẩn, nhiều nhất là tụ cầu và liên cầu tập trung ở những vùng mồ hôi ra nhiều, lỗ chân lông nhiều. Khi gặp điều kiện thuận lợi, sức đề kháng cơ thể, sức đề kháng ngoài da giảm thì các vi khuẩn tăng sinh, tăng độc tố nên những bệnh ngoài da gọi là bệnh viêm da mủ.
- Bệnh viêm da mủ thường gặp hai loại:
+ Viêm da mủ do tụ cầu
+ Viêm da mủ do liên cầu
Thực tế hai loại vi khuẩn này phối hợp với nhau gây bệnh
2. Các bệnh viêm da mủ do tụ cầu.
Có thể bạn quan tâm!
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 2
- Chẩn Đoán Quyết Định Dựa Vào Các Triệu Chứng Sau:
- Giai Đoạn Mụn Nước (Còn Gọi Là Giai Đoạn Chảy
- Viêm Da Do Côn Trùng (Kiến Khoang, Bướm Hai Chấm Đục Thân, Sứa Lửa):
- Nguồn Bệnh: Nguồn Bệnh Là Bệnh Nhân Mắc Bệnh Phong
- Tiêu Chuẩn Khỏi Bệnh Và Uống Thuốc Củng Cố
Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.
2.1. Viêm nang lông nông: Là viêm nang lông ở nông quang các lỗ chân lông. Đầu tiên quanh chân lông hơi sưng đỏ và đau, sau xuất hiện những sẩn viêm kích thước 1 – 2mm, sau vài ngày khôi đi để lại vẩy nến tiết màu nâu sẫm, sau đó bong vẩy, không để lại sẹo.
- Điều trị: chấm cồn iod 1 – 3% hoặc bôi dung dịch xanh metylen
2.2. Viêm nang lông sâu:
- Do thu cầu vàng có độc tố cao
- Bắt đầu chỉ là những mụn mủ nhỏ, sẩn viêm, sẩn mủ quanh nang lông, nhiễm khuẩn ăn sâu và lan rộng xung quanh làm tổ chức quanh lông nhiễm cộm.
- Viêm lan rộng làm mủ rải rác hay cụm lại thành
đám đỏ, cứng, cộm gồ ghề sau mềm nặn ra mủ trắng.
- Vị trí: thường gặp ở trán, gáy, cằm, lưng, mi mắt (gọi là chắp) có khi ở cằm, ria mép, rìa tóc gọi là sycosis
- Điều trị:
+ Tại chỗ:
Chấm cồn iod 1 – 3%, xanh metylen 1%
Bôi mỡ kháng sinh: cloroxit, gentamycin
+ Toàn thân: dùng kháng sinh uống hoặc tiêm Ampixilin hoặc tetraxyclin
+ Trường hợp nặng thì tiêm gentamycin hoặc lincocin
+ An thần: seduxem 5mg x 1 – 2 viên, uống buổi
tối
+ Kháng histamine tổng hợp: histalong
+ Dặn bệnh nhân tránh gãi, cọ mạnh
2.3. Nhọt
Nhọt là trạng thái viêm toàn bộ nang lông, toàn bộ các tổ chức xung quanh, gây hoại tử cả một vùng. Tổ chức hoại tử gọi là ngòi chứa các tế bào và các bạch cầu lympho.
- Vị trí: gáy, lưng, mông
- Tiến triển: ban đầu chân lông sưng, đỏ, đau, 3 – 4 ngày có phản ứng tế bào đỏ, đầu rắn, mưng mủ. Ngày 8
– 9 vỡ mủ nặn ra ngoài, đau dịu đi rồi lành sẹo.
- Nhọt lớn có thể kèm theo triệu chứng toàn thân: sốt nhẹ, nổi hạch vùng tương ứng, xét nghiệm máu BC.
- Nhọt ở quanh miệng gọi là đinh râu rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm khuẩn huyết, tắc tĩnh mạch, không nên nặn.
2.4. Nhọt ổ gà:
- Do viêm nang lông kèm theo viêm tuyến bã, tuyến mồ hôi ở vùng nách thành túi mủ sâu ở bì, hạ bì, đau, đỏ, cứng, dần dần mềm và vỡ mủ, lành sẹo, nhọt khác lại mọc, dễ tái phát nhất là mùa hè.
- Điều trị nhọt:
+ Không chích nặng sớm, chấm cồn iod 3%.
+ Khi vỡ nặn lấy ngòi, rửa sạch bôi mỡ kháng sinh
+ Dùng kháng sinh toàn thân liều cao
+ Chú ý nâng cao sức đề kháng cơ thể
3. Các bệnh viêm da mủ do liên cầu
Tổn thương nông, khỉ khu trú ở lớp gai, thường gây
viêm đường bạch huyết, viêm hạch tương ứng.
3.1. Chốc (bỏng dạ)
- Bắt đầu bằng một phỏng nước nhỏ hình tròn, xung quanh có quầng viêm đỏ, chứa dịch trong, chỉ sau 1 đến vài giờ thành mủ đục, bọng vỡ mủ đóng vẩy tiết vàng kiểu mật ong.
- Toàn thân: sốt, nổi hạch, chán ăn, dễ biến chứng viêm cầu thận cấp.
- Vị trí thường gặp: đầu, cổ, mặt, các chi từ đó lan
ra chỗ khác dễ lây (hay gặp ở trẻ em)
- Điều trị:
+ Chốc có nhiều vẩy: đắp gạc thuốc 1/4000, bôi mỡ salicylic 2 – 5% làm bong vẩy
+ Chốc có phỏng mủ chưa vỡ, dùng kim vô khuẩn chọc cho võ mủ thấm vào bong không để lây lan sang chỗ khác, chấm dung dịch xanh metylen 1%, dung dịch milian, bạc nitrat 0,25%, mỡ kháng sinh.
+ Dùng một đợt kháng sinh. Trẻ em dùng erythromycin, không nên dùng tetraxylin.
+ Có thể tắm cho bé bằng dung dịch sát trùng: dung dịch thuốc tím pha loãng 1/4000, dung dịch becberin 1% hoặc nước chè tươi.
3.2. Chốc loét (ecthyma)
- Tổn thương hoại tử sâu đến lớp trung bì, hạ bì
- Hay gặp những người suy dinh dưỡng, vệ sinh kém, hoặc bệnh đái tháo đường
- Tổn thương bắt đầu từ một phỏng mủ, sau đó hoại tử lan sâu xuống trung bì, bề mặt phủ vẩy nến tiết nâu đen, có khi vẩy đùn lên cao, bóc lớp vẩy đi là một đám loét sâu, thành đám loét đứng, nền vết loét tím tái.
- Tiến triển dai dẳng, rất lâu liền sẹo
- Điều trị:
+ Rửa vết loét bằng dung dịch thuốc tím 1/4000
+ Chấm dung dịch nitrat bạc 0,25%
+ Bôi mỡ kháng sinh
+ Dùng kháng sinh toàn thân từng đợt, phối hợp kháng sinh
+ Chiếu tia cực tím kích thích lên da non
+ Nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng vitamin các
loại.
3.3. Chốc mép
- Thường gặp ở trẻ, 2 mép bị nứt, rỉ nước, đóng vẩy dễ chảy máu, đau, xót kéo dài hàng tháng.
- Rất dễ lây do uống chung chén, dùng chung khăn
mặt.
- Điều trị:
+ Rửa tại chỗ bằng dung dịch thuốc tím 1/4000,
rivanol 1‰
+ Chấm dung dịch nitrat bạc 0,25%
+ Bôi mỡ kháng sinh
3.4. Loét kẽ (hăm)
- Hay gặp ở trẻ em mập, bị đỏ trợt ở các kẽ: nếp cổ, bẹn, mông, sau tai do cọ sát dần dần thành loét chảy nước, chảy mủ (gọi là hăm)
- Điều trị:
+ Chấm dung dịch nitrat bạc 0,25%, milian, xanh metylen, không nên dùng thuốc mỡ.
4. Thuốc Đông y điều trị viêm da mủ
- Dung dịch rượu mật cóc 10 – 20% ngày bôi 4 – 6 lần với đinh nhọt giai đoạn đầu, có tác dụng giảm đau, làm tẹt nhọt sau 3 – 7 ngày.
- Đơn tiêu độc: Sài đất: 15g Ké đầu ngựa: 10 gVòi voi: 15g Bồ công anh: 10gKim ngân: 10g
5. Dự phòng
}Đổ 3 bát nước, sắclấy 1 bát
Uống trong ngày,uống liền 10 – 15ngày
thể
- Giữ gìn vệ sinh da, thân thể tốt
- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao sức đề kháng cơ
Bài 35
SẨN NGỨA CỤC DO CÔN TRÙNG
1. Đại cương
- Sẩn ngứa cục là bệnh thường gặp trong quân đội, được xếp vào nhóm bệnh có liên quan đến cơ địa dị ứng
- Căn nguyên thường do các loại côn trùng
- Ở đồng bằng hay gặp: kiến khoang, bướm hai chấm đục thân lúa, bọ xít mướp, muỗi, dĩn…
- Ở vùng trung du và miền núi hay gặp: bọ chét và ruồi vàng
- Ở vùng biển do sứa lửa
- Cơ chế bệnh sinh:
+ Khi bướm đập cánh phấn của chúng bay ra bám vào da gây ngứa, viêm da, một số loại côn trùng khác bản thân nó chưa chất photpho (Pederin) gây bỏng trực tiếp khi ta vô tình miết, đập chết chúng trên da
+ Khi côn trùng đốt, độc tố của nó phản ứng viêm tại chỗ, phù nề, giãn mạch, ngứa, bệnh nhân gãi nhiều gây sẩn cục
2. Triệu chứng lâm sàng