Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 14

- Đau nhức vùng xoang, đau hai bên gò má lan dọc lên mắt, trán, đau nhiều về đêm nhất là buổi sáng ngủ dậy, đau âm ỉ không thành cơn, bên viêm nặng hơn đau nhiều hơn.

- Chảy mũi ra cửa mũi trước, lúc đầu chảy nước trong, sau chảy thành mủ vàng hoặc xanh, mùi tanh.

- Ngạt mũi lúc đầu nhẹ về sau tăng dần. Ngạt tăng

lên khi nằm và thay đổi thời tiết.

- Giảm khứu giác.

2.1.3. Triệu chứng thực thể:

- Ấn điểm xoang hàm: (điểm hố nanh) từ chân cánh

mũi ra 1cm bệnh nhân đau.

- Soi mũi:

+ Niêm mạc mũi sung huyết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

+ Cuốn mũi dưới cương tụ

+ Khe dưới có mủ dịch từ xoang chảy ra

Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 14

2.1.4. Triệu chứng cận lâm sàng: Chụp Blondeau thấy xoang hàm mờ hơn hố mắt.


2.2. Viêm xoang mãn tính:

2.2.1. Triệu chứng cơ năng và toàn thân:

- Đau nhức vùng xoang (đau âm ỉ trong các đợt tái

phát), thường kèm theo nhức nửa đầu

- Chảy mũi, nhầy, đặc, mùi tanh, có thể lẫn vài tia

máu

- Ngạt mũi kéo dài cùng bên chảy mủ, nếu có

polype sẽ ngạt mũi thường xuyên liên tục.

- Giảm hoặc mất khứu giác

- Toàn thân không có biểu hiện rõ rệt, thường mệt mỏi, sốt nhẹ

2.2.2. Thực thể:

- Soi mũi:

+ Niêm mạc mũi nề, ướt

+ Cuốn giữa quá phát hoặc thoái hóa

+ Khe giữa có dịch mủ

+ Có thể thấy polype ở khe giữa mũi

2.2.3. Triệu chứng cận lâm sàng:

Chụp Blondeau thấy xoang hàm mờ

3. Điều trị

3.1. Cấp tính

- Kháng sinh

Lincomycin 600mg x 2 ống/ngày

Gentamycin 80mg x 2 ống/ngày

- Giảm đau hạ sốt:

Paracetamol 0,5g / 2 viên/ngày; uống

- Nhỏ mũi: ephedrin 3%

- Xông mũi: kháng sinh, tinh dầu, hydrocortisone.

3.2. Mãn tính:

Thuốc:

- Kháng sinh toàn thân

- Giảm đau

- Xông mũi họng

- Nhỏ mũi: ephedrin 3%

- Chọc rửa xoang bằng dung dịch NaCl 9‰. Sau đó bơm kháng sinh và hydrocortisone Phẫu thuật xoang: khi điều trị bảo tồn không có kết quả.

Bài 14

GIẢI PHẪU - SINH LÝ MŨI

VÀ VIÊM MŨI DỊ ỨNG

1. Đại cương giải phẫu sinh lý mũi

Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp, có chức năng sinh lý rất quan trọng là làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí để thở. Ngoài ra mũi còn đảm nhận chức năng khứu giác và đóng vai trò như một hòm cộng minh, cộng hưởng trong phát âm. Như vậy, khi mũi bị viêm, tất cả các chức năng sinh lý này ít nhiều bị ảnh hưởng không có lợi cho sức khoẻ con người.

Viêm xoang thường đi kèm với viêm mũi, là bệnh hết sức phổ biến. Bệnh không những gặp ở người lớn mà còn gặp ở cả trẻ em với nhiều thể lâm sàng khác nhau và có thể gây nhiều biến chứng tới những bộ phận xung quanh.

Viêm mũi xoang hay gặp mùa lạnh khi thời tiết thay đổi.

1.1. Giải phẫu:

Tháp mũi có khung là xương chính mũi, hai xương chính mũi hình chữ nhật nằm ở hai bên rễ mũi và hình thành vòm hố mũi. Sụn tam giác tiếp nối xương chính mũi và sụn cánh mũi cuốn quanh cửa mũi. Tháp mũi được bao phủ bên ngoài bởi lớp da và cơ cánh mũi.

Hố mũi là hai ống dẹt nằm song song với nhau ở giữa mặt. Hai ống cách nhau bởi vách ngăn. Lỗ trước hình tam giác gọi là cửa mũi trước, lỗ sau có hình trái soan gọi là cửa mũi sau. Trong hố mũi có các cuốn mũi: cuốn trên, cuốn giữa và cuốn dưới.

Các cuốn tạo với thành ngoài hố mũi các khe: khe trên có lỗ thông với xoang sau, khe giữa có lỗ thông với nhóm xoang trước, khe dưới có ống lệ tỵ. Toàn bộ hố mũi được lót bởi một lớp niêm mạc đặc biệt, liên tiếp với niêm mạc xoang, trong đó có tế bào lông chuyển.

Phần trước của hố mũi sát cạnh cửa mũi trước gọi là tiền đình mũi, ở đây không có niêm mạc mà chỉ có da và lông mũi.

1.2. Sinh lý mũi

- Thở: mũi được coi là cửa ngõ của đường thở. Nhờ cuốn dưới, hệ thống mạch máu, các tuyến và tế bào lông chuyển nên không khí qua mũi được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch trước khi vào phổi. Cuốn dưới có tính chất cương nên điều chỉnh được luồng không khí cần thiết.

- Ngửi: do các tế bào thần kinh ở phần trên của hố mũi, các dây thần kinh sẽ qua mảnh thủng xương sàng để tới não.

Phát âm: mũi còn đóng vai trò phát âm ( giọng mũi) tạo ra âm sắc và độ vang của tiếng nói.

2. Viêm mũi dị ứng

2.1. Đại cương

- Viêm mũi dị ứng có 2 thể:

- Thể có chu kỳ: lên cơn theo thứ tự thời gian, diễn biến nặng có tính chất kịch phát.

- Thể không có chu kỳ: lên cơn không theo thứ tự thời gian, cơn diễn biến không có tính chất kịch phát.

Nguyên nhân:

- Do cơ thể dễ mẫn cảm với một loại kháng nguyên

nào đó: phấn hoa, nấm mốc, thời tiết …

- Do cấu tạo bất thường của vách ngăn mũi như

lệch, gai, mào vách ngăn.

2.2. Triệu chứng

2.2.1. Triệu chứng cơ năng

- Ngứa mũi: ngữa hai bên hốc mũi lan lên mắt và xuống họng, cơn kéo dài 10 15 phút

- Hắt hơi: cùng với ngứa mũi, hắt hơi xuất hiện từng cơn liên tục tới 20 30 lần sau đó người mệt lả.

- Chảy nước mắt giàn giụa

- Chảy nước mũi nhiều ra cửa mũi trước, tính chất trong, không mùi, khi khô không làm hoen ố khăn tay.

- Ngạt mũi: lúc đầu nhẹ về sau tăng dần liên tục nhất là khi thay đổi thời tiết.

2.2.2. Triệu chứng thực thể:

- Niêm mạc và các cuốn mũi phù nề thẫm màu, xuất tiết gặp trong thể có chu kỳ.

- Niêm mạc và cuốn mũi nhợt nhạt mất sắc hồng gặp trong thể không có chu kỳ.

2.2.3. Xét nghiệm:

- Máu: bạch cầu E tăng (bình thường 2 4%)

- Xét nghiệm nước mũi lúc đang lên cơn xuất hiện bạch cầu E.

2.3. Điều trị

2.3.1. Điều trị nguyên nhân:

Là phương thức điều trị cơ bản.

- Tránh tiếp xúc với kháng nguyên nếu biết và có thể được

- Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn

- Rèn luyện cơ thể chịu lạnh dần

2.3.2. Điều trị triệu chứng

- Kháng histamin:

+ Histalong x 2 4 viên/ngày

+ Hoặc pypolphen 0,05g x 1- 2 ống/ngày

- Hydrocortisol 2,5%: nhỏ mũi nhiều lần trong

ngày

- Prednissolon 5mg x 6 viên/ngày

- Chống ngạt: ephedrine 3% nhỏ mũi

- Chống chảy nước mũi: atropine 1/4mg z 2

ống/ngày; tiêm dưới da

- Khí dung hoặc ngậm adrenalin 1 lúc lên cơn

2.3.3. Giải mẫn cảm

- Đặc hiệu: tiêm dị nguyên liều từ thấp đến cao 1 20 năm. Tỷ lệ khỏi cao nhưng khó áp dụng

- Không đặc hiệu:

+ BCG (vacxin phòng lao): là chất khởi động miễn dịch chung

+ Natrihyposulfit 10% x 10ml; tiêm tĩnh mạch

chậm

+ Vitamin C liều cao


- Nâng cao thể trạng, tăng cường sức chống đỡ của niêm mạc mũi xoang.

Ngày đăng: 16/03/2024