Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 13

được tiếng nói khi hét sát tai. Nếu trẻ dưới 3 tuổi sẽ bị câm, 4 tuổi trở lên sẽ bị đần độn.

- Nếu mức suy giảm đó kém đi > 90dB thì gọi là điếc mức 4 (điếc nặng). Người điếc hầu như không nghe thấy gì, trẻ em dưới 3 tuổi chắc chắn bị câm.

5. Khả năng điều trị điếc ngày nay

5.1. Tây y:

- Điều trị điếc truyền âm dễ hơn và tiên lượng tốt

hơn nhiều so với điếc tiếp âm

- Điều trị điếc truyền âm theo nguyên nhân gây bệnh như điều trị viêm ống tai, lấy dị vậy trong tai, vá nhĩ, chỉnh hình chuỗi xương con, điều trị viêm tai giữa, mãn tính.

- Điều trị điếc tiếp âm còn gặp nhiều khó khăn ít đem lại kết quả (phẫu thuật tai trong, thần kinh số VIII).

5.2. Đông y:

Châm cứu để chữa điếc bẩm sinh đã được áp dụng từ lâu, có trường hợp mang lại kết quả tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Bài 12

VIÊM TAI NGOÀI

Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 13

1. Tụ máu vành tai

1.1. Định nghĩa:

Tụ máu vành tai là sự tích tụ máu hoặc thanh huyết giữa sụn và màng sụn vành tai.

Thường thì do chấn thương va chạm vào vành tai.

1.2. Triệu chứng:

- Đau ít, chỉ hơi ngứa hoặc có cảm giác vướng mắc

ở vành tai.

- Khám thấy ở vành tai có một khối: mềm, nhẵn, căng mọng, màu đỏ tím, ở vị trí thường gặp ở mặt nước 1/3 trên của vành tai.

- Chọc dò có máu loãng hoặc thanh huyết màu vàng chanh.

1.3. Tiến triển và biến chứng

- Nếu khối nhỏ có thể tự tiêu sau 1 2 tuần.

- Nếu khối lớn hoặc nhiễm khuẩn, làm mủ dẫn đến viêm màng sụn và sụn vành tai, gây xơ, sẹo co rúm, biến dạng vành tai.

1.4. Điều trị:

- Khi mới bị: chườm lạnh, lý liệu hồng ngoại.

- Nếu không có kết quả hoặc bị đã lâu, phẫu thuật rạch rộng, nạo sạch rồi băng ép.

2. Nhọt ống tai.

2.1. Định nghĩa:

Nhọt ống tai là sự nhiễm khuẩn ở nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi ở vành tai.

2.2. Nguyên nhân:

Do da ống tai bị sây sát do ngoáy tai bằng dụng cụ sắc, bẩn hoặc từ những tổn thương mãn tính ở da ống tai cũng dễ gây nhọt.

2.3. Triệu chứng:

2.3.1. Triệu chứng cơ năng và toàn thân

- Đau tai: là triệu chứng đầu tiên và nổi bật, đau ngày càng tăng, dữ dội, đau nhiều vào ban đêm, đau tăng khi nhai, ngáp, cử động đầu.

- Nếu nhọt to gây ù tai, nghe kém, cảm giác nặng

đầy trong tai.

- Có thể sốt, ăn ngủ kém.

2.3.2. Triệu chứng thực thể:

- Khi nhọt còn non: thấy một nốt sưng bằng đầu tăm, màu đỏ, hồng, chạm vào ất đau.

- Khi đã hóa mủ: ranh giới xung quanh không rõ rệt, ống tai phù nề, trên đầu nhọt có một chấm trắng.

- Khi nhọt đã vỡ: có thể nhìn thấy lỗ vỡ tự nhiên

ống tai có mủ

- Khi khám kéo vành tai hoặc ấn nắp tai bệnh nhân

đau.

2.3. Điều trị:

2.3.1. Khi nhọt còn non (chưa hóa mủ):

- Chấm cồn iod 1%

- Lý liệu hồng ngoại

- Giảm đau hạ sốt

- Kháng sinh tiêm và uống

2.3.2. Khi nhọt đã chín:

- Nếu chưa vỡ: chích tháo mủ, đặt bấc thấm cồn Boric 3% hoặc dung dịch kháng sinh

- Dùng kháng sinh toàn thân.

3. Dị vật ống tai

3.1. Nguyên nhân

- Trẻ em: có thể gặp khi chơi đùa nhét vào tai như

hòn sỏi, viên bi, hạt đậu …

- Người lớn: mảnh kim chỉ, hạt thóc bắn vào tai hoặc một số côn trùng như vắt, ve, đỉa, gián chui vào tai.

3.2. Triệu chứng

- Dị vật không cử động:

+ Nếu dị vật nhỏ thường không gây biểu hiện gì

+ Nếu dị vật to gây bít tắc ống tai, cảm giác nặng

đầy trong tai, ù tai, nghe kém.

+ Khám tai xác định được vị trí, kích thước, hình dạng và bản chất của dị vật.

- Dị vật cử động:

+ Dị vật dãy dụa tạo nên những tiếng bùng nhùng trong tai, dị vật chạm vào màng tai gây đau nhói dữ dội.

+ Ù tai, nghe kém.

+ Khám: thấy vị trí, kích thước, bản chất dị vật

3.3. Xử trí

3.3.1. Dị vật không cử động

- Bơm nước ấm vào thành trên ống tai, tia nước sẽ đẩy dị vật ra.

- Nếu dị vật là mảnh kim loại nhỏ có thể dùng nam châm hút ra.

- Lấy dị vật bằng dụng cụ là phương pháp tốt nhất: soi tai và dùng nỉa khuỷu, móc tù lấy dị vật ra. Nếu ống tai phù nền hay bấc thấm adrenalin đặt để 5 phút sau lây dị vật ra.

3.3.2. Đối với dị vật cử động

- Để nằm nghiêng, hướng tai có dị vật lên trên, rót đầy nước ấm vào tai để dị vật tự ra hoặc bị chết rồi lấy ra.

- Có thể nhỏ một số dung dịch như ete, clorofic, cồn 70 độ để 5 phút sau dị vật chết lấy ra.


1. Đại cương

Bài 13

VIÊM XOANG HÀM

1.1. Sơ lược giải phẫu

- Xoang là các hốc rỗng nằm trong xương sọ - mặt. Xoang nằm ở xương nào thì gọi tên xoang theo xương đó.

- Gồm 5 đôi xoang được chia làm 2 nhóm:

- Nhóm xoang trước: Xoang trán

Xoang sàng trước Xoang hàm

- Nhóm xoang sau: Xoang bướm

Xoang sàng sau

Các xoang trước đổ vào hốc mũi qua khe mũi giữa, các xoang sau đổ qua khe mũi trên.

- Các xoang đề có lớp niêm mạc bao phủ liên tục từ niêm mạc mũi và có lỗ thông với nhau.

- Xoang hàm là xoang lớn nhất nằm trong xương

hàm từ niêm mạc mũi và có lỗ thông với nhau.

- Xoang hàm là xoang lớn nhất nằm trong xương hàm trên, thông với khe mũi giữa qua lỗ Ostium và thông với xoang hàm.

1.2. Định nghĩa

Viêm xoang hàm cấp tính là viêm niêm mạc cấp tính trong xoang. Viêm mãn tính thường kèm theo viêm các xoang lân cận như xoang sàng, xoang trán.

1.3. Nguyên nhân

- Nhiễm khuẩn: thường thứ phát sau viêm

Aminđan, viêm V.A, sâu răng, viêm mũi, sau cúm, sởi

- Dị ứng: phấn hoa, nấm mốc

- Các yếu tố lý hóa học: bụi, hơi hóa học …

- Chấn thương vào vùng mặt, đụng dập vào khoang

- Điều kiện thuận lợi: toàn thân hay gặp ở người suy nhược cơ thể, sức đề kháng kém.

- Tại chỗ: cấu tạo bất thường ở xoang mũi như xoang rộng quá, hẹp quá, lệch vách ngăn, gai mào vách ngăn.

2. Triệu chứng

2.1. Viêm xoang cấp tính:

2.1.1. Triệu chứng toàn thân:

Sốt nhẹ hoặc vừa 38 – 39oC, người mệt mỏi, ăn ngủ

kém.

2.1.2. Triệu chứng cơ năng

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 16/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí